(Becoming a Holy Vessel for God’s Use)
2 Timôthê 2:20-25
“Trong một nhà lớn, không những có bình vàng bình bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang, thứ thì dùng việc hèn. 21 Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành. 22 Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa. 23 Hãy cự những lời biện luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi. 24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, 25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật, 26 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó.”
[In a large house there are things made out of gold and silver. But there are also things made out of wood and clay. Some have honorable purposes. Others do not. 21 Suppose someone stays away from what is not honorable. Then the Master will be able to use him for honorable purposes. He will be made holy. He will be ready to do any good work. 22 Run away from the evil things that young people long for. Try hard to do what is right. Have faith, love and peace. Do these things together with those who call on the Lord from a pure heart. 23 Don’t have anything to do with arguing. It is dumb and foolish. You know it only leads to fights. 24 Anyone who serves the Lord must not fight. Instead, he must be kind to everyone. He must be able to teach. He must not hold anything against anyone. 25 He must gently teach those who oppose him. Maybe God will give a change of heart to those who are against you. That will lead them to know the truth.]
I. Đời Sống Vô Ý Nghĩa
1) Cách đây gần một năm, vào tháng Tư năm 2012, một sự kiện có đăng trên mạng lưới Internet về một người đàn ông khoãng 41 tuổi tên là Peter Keller. Ông đã bắn chết bà vợ, cùng đứa con gái 18 tuổi, sau đó đổ xăng đốt cháy căn nhà của mình và bỏ trốn vào rừng sống trong một cái hầm (bunker), mà ông đã sửa soạn 8 năm rồi. Khi cảnh sát truy nã đến hầm thì ông đã bắn súng tự sát. Người ta xem lại cuộn video ông Peter Keller để lại, thì biết lý do ông làm việc ác này là vì ông thấy đời sống vô ý nghĩa (Life had no meaning). Cuộc sống đối với ông đi làm mỗi ngày, rồi tối về với vợ con là điều thật là chán ngán; ông mơ ước được làm một việc gì đó sôi động hơn, như là cướp nhà Bank, nhưng rồi cuối cùng đi đến một hành động điên cuồng, giết vợ và con để trốn vào rừng sống. Cuộc đời đối với ông Peter Keller là vô ý nghĩa. Không phải ông thôi mà biết bao nhiêu những người nổi tiếng, giàu có khác, như cô ca sĩ Mindy McCready mới có 37 tuổi đã tự sát trong tuần vừa qua. Những người này đã đạt được tiếng tăm tột đỉnh, nhưng vẫn thấy chán đời và đi tìm thuốc phiện, rượu chè để mong đem đến cho mình một chút ý nghĩa cho cuộc sống; nhưng rồi bị máng vào sự nghiện ngập và cuối cùng chỉ là sự chết, kết thúc cuộc đời của mình mà thôi.
2) Ngày xưa cũng chính vua Salômôn là một vị vua rất khôn ngoan, giàu có nhất thế giới. Trong Truyền Đạo 1:14 - Vua Salômôn đã nếm được tất cả mọi lạc thú, không thiếu một thứ gì, ở trên đời này, nhưng rồi cũng nhận thức rằng: (I have seen all the things that are done under the sun; all of them are meaningless, a chasing after the wind.) “Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, hết thảy đều là hư không, theo luồng gió thổi.”
3) Nước Mỹ này là một quốc gia giàu có nhất trên thế giới, nhưng thử hỏi có biết bao nhiêu người đang sống chán đời, mà phải dùng thuốc an thần (anti-depression medicine) mỗi ngày. Họ sống có đầy đủ mọi thứ tiện nghi và tối tân xung quanh mình, nhưng chẳng bao giờ thỏa lòng, vì những người bên cạnh luôn có những thứ mới hơn, lạ hơn mà mình chưa có được.
4) Thử hỏi ngay chính Hội Thánh Chúa có bao nhiêu con cái Chúa đang sống thỏa lòng, vui mừng trong sự nhóm lại mỗi tuần, hay sự thờ phượng đã trở nên nhạt nhẽo, thành một gánh nặng lớn, vì đời sống tâm linh đang thiếu ý nghĩa rồi chăng?
II. Biết Chúa và Được Ngài Xử Dụng
Đời sống của quí vị có ý nghĩa thật chưa? Tâm hồn của quí vị có sự thỏa lòng không, hay còn đầy những khoãng trống nào đó? Một đời sống có ý nghĩa là thế nào và làm sao có được? Một đời sống chỉ có ý nghĩa khi người đó biết đến Cội Nguồn (his Maker) của mình, và được Đấng đó xử dụng mình trong ý muốn của Ngài.
1) Chỉ có Đấng đã tạo dựng nên loài người, mới biết rõ điều gì sẽ đem đến ý nghĩa cho đời sống của chúng ta mà thôi, và có thể lấp đầy những khoãng trống của tâm hồn mà không có thứ gì làm được. Thực vật sẽ đáp ứng nhu cầu thuộc thể của chúng ta; nhưng chỉ có chính Chúa mới có thể thỏa mãn nhu cầu thuộc linh cho chúng ta, là phần chúng ta đã được dựng nên giống như hình ảnh của Ngài. Một nhà triết gia nổi tiếng đã so sánh thế giới như là “một căn phòng to lớn nhưng tối đen”, trong đó mọi người đang quờ quạng, chen lấn nhau cố gắng đi tìm lối thoát, nhưng chẳng kiếm được. Con người sống trong bóng tối sẽ không thể tìm được mục đích cho cuộc sống và ý nghĩa cho cuộc đời này, cho đến khi ánh sáng của Đấng Tối Cao rọi chiếu vào căn phòng tối tăm đó. Hơn 2,000 năm trước đây, Ánh Sáng đó đã đến và rọi chiếu trên loài người, để ban cho chúng ta sự hy vọng của một đời sống lý tưởng trên nước thiên đàng của Đấng Tạo Hóa. Ánh Sáng ấy chính là Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa đã hóa thân làm người, đến ban cho những kẻ tin niềm trông cậy, chờ đợi một thế giới tuyệt mỹ trong nước Đức Chúa Trời đời đời. Chúng ta hầu hết ở đây là những người đã tin nhận Chúa Giê-xu thì mình có niềm trông cậy chờ đợi nước vinh hiển này. Còn hơn nữa, Chúa Giê-xu đến còn để ban cho chúng ta cuộc sống hiện tại này được đầy ý nghĩa, được dư dật, trong lúc chờ đợi sự vinh hiển đời đời, y như lời Ngài đã phán có chép trong Giăng 10:10 như sau: (I have come that they may have life, and have it to the full.) “còn Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.”
2) Đời sống hiện tại có ý nghĩa, được dư dật khi chúng ta được Chúa xử dụng trong chương trình của Ngài ở trên đất. Trong Êphêsô 2:8-10 có chép Chúa cứu chúng ta với mục đích gì? (For it is by grace you have been saved, through faith—and this is not from yourselves, it is the gift of God— 9 not by works, so that no one can boast. 10 For we are God’s handiwork, created in Christ Jesus to do good works, which God prepared in advance for us to do.) “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình; 10 vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo.” Chúa cứu chúng ta bởi ân điển Ngài để xử dụng chúng ta trong những việc lành trên đất này, hầu cho mọi người biết và tin Chúa mà được cứu rỗi khỏi sự phán xét của quyền lực tội lỗi. Khi nói đến việc Chúa xử dụng chúng ta, có vài điều chúng ta cần ghi nhớ: Thật ra Chúa không cần chúng ta để hoàn tất chương trình của riêng Ngài ở trên đất. Ngài có cả triệu triệu các thiên sứ đang sẵn sàng để hầu việc Chúa ngay lập tức, và những thiên sứ này có sức mạnh và sự khôn ngoan hơn loài người nhiều. Tự Chúa là Đấng có quyền năng vô hạn, và chỉ cần phán một lời, như ngày xưa Ngài đã dựng nên thế giới và vũ trụ, thì Chúa cũng chẳng cần xử dụng tài năng của chúng ta làm gì. Nhưng Chúa xử dụng chúng ta vì đó là ý muốn nhơn lành của Ngài ban ơn cho những kẻ tin cậy Chúa, nay thuộc của Ngài, và muốn được dự phần với Chúa. Việc Chúa xử dụng chúng ta không phải vì chúng ta xứng đáng hay cần thiết, nhưng là bởi ân điển Chúa ban cho cơ hội.
III. Chúa Xử Dụng Tất Cả Những Cái Bình
Trong đoạn Kinh Thánh 2 Timôthê 2:20, chúng ta thấy sứ đồ Phaolô so sánh những kẻ tin như những cái bình được người chủ nhà xử dụng tùy theo ý người muốn. “Trong một nhà lớn, không những có bình vàng bình bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang, thứ thì dùng việc hèn.” [In a large house there are things made out of gold and silver. But there are also things made out of wood and clay. Some have honorable purposes. Others do not.] Trong Kinh Thánh con cái Chúa được so sánh bằng nhiều vật dụng theo thể “nhân cách hóa,” (personification) chẳng hạn như Chúa Giê-xu gọi chúng ta là muối của đất, là ánh sáng của thế gian; chúng ta là chiên thuộc của Người Chăn Chiên hiền lành; chúng ta là những nhánh của Gốc nho; nhưng ở đây thì con cái Chúa được so sánh như nhiều loại bình/vật dụng khác nhau, để được người chủ nhà xử dụng trong nhiều cách khác nhau. Có những cái bình quí trọng làm bằng vàng và bạc thì được chủ dùng cho việc sang, nhưng cũng có những cái bình làm bằng gỗ, bằng đất thì dùng cho việc hèn hạ. Trong nhà chúng ta có những đồ quí, như China silverwares là những dĩa, tách làm và khắc bằng tay, rất công phu từ bên nước Tàu, mà chúng ta biệt riêng ra chỉ dùng để tiếp khách quí mà thôi; nhưng cũng có những vật dụng làm bằng plastic, gỗ hay cartông để cho những việc tầm thường. Trong nhà chúng ta cũng có những chậu làm bằng sành (ceramic) chạm trỗ, mạ với những hình thù màu sắc thật đẹp, chúng ta thường đem chưng trên các tủ kính sáng rực giữa nhà; nhưng cũng có những thùng plastic để đựng rác rến, gọi là thùng rác, dùng cho việc hèn hạ, mà chúng ta thường dấu trong vác tường, dưới gầm bàn, chứ không ai đem ra chưng hết, phải không?
Thiết nghĩ lời của Chúa ở đây dạy chúng ta thấy trong nhà của Ngài cũng có 2 loại người mà Chúa đang xử dụng: Có những đời sống của một số người cơ đốc sống làm gương sáng cho Chúa, mà chúng ta đáng khâm phục, rất cảm khích, và ao ước được bắt chước giống như họ vậy. Đời sống của Phaolô là một cái bình quí của Chúa Giê-xu đã dùng từ khi ông đến gặp gỡ Ngài trên đường đến thành Đamách. Trong Hêbêrơ 11 ghi chép lại biết bao nhiêu những “cái bình quí” của những người anh hùng đức tin được Chúa xử dụng. Biết bao nhiêu những vị giáo sĩ đã được Chúa dùng trong những việc sang trọng trong lịch sử của đạo như John Wesley, William Carey đến nước Ấn Độ, Lottie Moon đến Trung Hoa, Jim Elliot, David Livingston đến Phi Châu, ông bà Mục Sư Hayes đến Việt-nam, bà Fanny Starns đến Thái Lan. Nhưng đôi khi trong vòng con cái Chúa, cũng có những tấm gương xấu; mặc dầu vậy, Chúa cũng vẫn có thể dùng trong chương trình của Ngài. Một thí dụ có chép trong Công Vụ 5:1-11 về sự kiện xảy ra cho cặp vợ chồng trong Hội Thánh đầu tiên như sau: (Now a man named Ananias, together with his wife Sapphira, also sold a piece of property. 2 With his wife’s full knowledge he kept back part of the money for himself, but brought the rest and put it at the apostles’ feet. 3 Then Peter said, “Ananias, how is it that Satan has so filled your heart that you have lied to the Holy Spirit and have kept for yourself some of the money you received for the land? 4 Didn’t it belong to you before it was sold? And after it was sold, wasn’t the money at your disposal? What made you think of doing such a thing? You have not lied just to human beings but to God.” 5 When Ananias heard this, he fell down and died. And great fear seized all who heard what had happened. 6 Then some young men came forward, wrapped up his body, and carried him out and buried him. 7 About three hours later his wife came in, not knowing what had happened. 8 Peter asked her, “Tell me, is this the price you and Ananias got for the land?” “Yes,” she said, “that is the price.” 9 Peter said to her, “How could you conspire to test the Spirit of the Lord? Listen! The feet of those who buried your husband are at the door, and they will carry you out also.” 10 At that moment she fell down at his feet and died. Then the young men came in and, finding her dead, carried her out and buried her beside her husband. 11 Great fear seized the whole church and all who heard about these events.) “Nhưng có một người tên A-na-nia cùng vợ là Sa-phi-ra bán một tài sản, 2 giữ lại một phần tiền thu được, rồi đem số tiền còn lại đặt nơi chân các sứ đồ. (Người vợ cũng biết rõ việc này) 3 Phê-rơ hỏi: "Ông A-na-nia, sao Sa-tan đã đầy dẫy lòng ông đến nỗi ông nói dối với Đức Thánh Linh mà giữ lại một phần tiền bán đất như thế? 4 Trước khi bán, tài sản ấy không thuộc quyền sở hữu của ông sao? Sau khi bán rồi, tiền đó vẫn thuộc quyền sử dụng của ông kia mà? Tại sao ông chủ tâm hành động như thế? Không phải ông dối người đâu mà dối Đức Chúa Trời đó!" 5 Nghe các lời đó, A-na-nia ngã xuống, tắt thở. Tất cả những ai nghe tin đều khiếp sợ. 6 Nhưng các thanh niên đứng dậy liệm xác A-na-nia và khiêng đi chôn. 7 Độ ba giờ sau, vợ A-na-nia bước vào, nhưng vẫn chưa biết việc mới xảy ra. 8 Phê-rơ hỏi bà: "Bà bán đất được bao nhiêu đó, phải không? Xin bà cho biết!" Bà đáp: "Vâng, chỉ được chừng ấy thôi!" 9 Phê-rơ nói: "Tại sao ông bà đồng mưu thử Đức Thánh Linh của Chúa? Kìa chân của những kẻ chôn chồng bà đã về tới cửa, họ sẽ khiêng bà đi luôn!" 10 Lập tức, bà ngã xuống nơi chân Phê-rơ, tắt thở. Các thanh niên bước vào, thấy bà đã chết, nên họ khiêng đi chôn bên cạnh mộ chồng bà. 11 Toàn thể hội thánh và tất cả những ai nghe tin này đều rất khiếp sợ.” Hoàn cảnh Hội Thánh ban đầu đang phát triển mạnh mẽ thì có cặp vợ chồng cũng muốn dự phần dâng hiến của cải của mình, nhưng họ làm một cách gỉa hình cùng với lòng tham lam tiền bạc. Có thể diễn ý như là họ đã loan báo với mọi người là mình vừa bán miếng đất được 50,000$ và dâng hết cho Hội Thánh, để cho mọi người cũng thấy mình là người công bình và rộng lượng, nhưng thật ra bán miếng đất đến 70,000$ chẳng hạn, và giữ riêng lại 20,000$ cho mình. Ngờ đâu Đức Thánh Linh là Đấng dò xét lòng, Ngài biết và cáo trách, đến nỗi 2 người bị chết ngay lập tức trước mặt các tín hữu. Chúa Thánh Linh dùng sự kiện này qua đời sống của “2 cái bình hèn hạ” để cảnh cáo, làm gương cho con cái Chúa ở Hội Thánh ban đầu lúc đó, dạy mọi người một bài học về sự hầu việc Chúa phải thật lòng, và làm mọi người đều biết kính sợ Ngài. Chúa dùng mọi “cái bình” đó là đời sống của mỗi chúng ta, kể cả những cái bình, hay những vật dụng bằng đất, hay bằng gỗ trong chương trình của Ngài, tùy theo ý Chúa muốn.
IV. Điều Kiện Được Dùng cho sự Quí Trọng
Câu 21 thách thức chúng ta một điều cần chú ý: Chúa sẽ dùng tất cả mỗi người chúng ta, nhưng mình có được Chúa dùng trong việc sang trọng, có ích và đầy ý nghĩa cao đẹp hay không, sẽ tùy thuộc ở mỗi người chúng ta. (Suppose someone stays away from what is not honorable. Then the Master will be able to use him for honorable purposes. He will be made holy. He will be ready to do any good work.) “Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành.” Điều kiện đòi hỏi đó là cái bình của chúng ta phải được tinh sạch thì mới được dùng cho việc sang trọng của người chủ, vì cái bình sạch đó phản ảnh chính đặc tánh thánh sạch của người chủ. Quí vị vào một nhà hàng mà cái ly thủy tinh mình uống nước còn dính lipstick của người nào đó, hay cái nỉa còn dính đồ ăn của ai đó thì mình có sẽ trở lại nhà hàng đó không? Quí vị có sẽ giới thiệu với bạn bè đến chỗ đó ăn không? Quí vị đánh gía trị nhà hàng đó như thế nào? Cái bình Chúa xử dụng cho việc sang trọng sẽ phải phản ảnh đặc tánh của chính Ngài, đó là Chúa là Đấng thánh khiết. Như vậy người nào càng chịu để Chúa tinh sạch mình nhiều, thì người đó càng được Chúa xử dụng nhiều cho việc sang trọng trong ý muốn của Ngài.
Làm thế nào để cho cái bình của mình, đời sống của mình được thánh sạch để Chúa xử dụng đây? Chúng ta phải bằng lòng chịu sự thánh hóa qua những bước căn bản sau đây:
1) Chúng ta muốn cái bình của mình được sạch thì trước hết phải chịu nghe lời cáo trách của Chúa, để định tội như Chúa định. Quí vị đi khám bác sĩ, việc đầu tiên vị bác sĩ làm gì và tại sao? Ông chuẩn mạch tim, thử máu, cho chiếu x-ray, khám tổng quát để định bịnh của quí vị mà chữa cho khỏi. Sau khi khám xong, vị bác sĩ cho quí vị biết bịnh gì theo kết quả của những thí nghiệm, và loại thuốc nào phải uống; nhưng nếu bạn không chịu tin theo lời chuẩn bịnh của vị bác sĩ, lại cứ cứng đầu nghĩ căn bịnh của mình theo ý riêng mình, không chịu uống thuốc, thì có khỏi bịnh không, cái bình của mình có sạch được không? Vô số người cơ đốc ngày hôm nay có cái bình trông bên ngoài thì đẹp đẽ, nhưng bên trong vẫn còn chưa sạch chi hết, vì họ còn định tội theo ý riêng mình nghĩ và không thấy dơ chỗ nào. Có người đang khoe mình giữ được sự kiêng ăn thịt một ngày mỗi tuần trong mùa chay, nhưng chưa nhận thấy nếp sống của mình vẫn còn những thói hư tật xấu, nhưng việc làm và tư tưởng gian ác bên trong cần phải được tinh sạch. Muốn sạch trước tiên chúng ta phải nhận tội như Chúa đã định, mà làm sạch từ bên trong, chứ không theo con mắt bề ngoài, vì Chúa là Đấng dò xét lòng. Trong Mathiơ 23:25-28, Chúa Giê-xu cáo trách những người Pharisi một cách nặng nề về những việc làm đạo đức bên ngoài của họ, nhưng bên trong cái bình còn đầy dẫy những điều ô uế, rác rến - (“Woe to you, teachers of the law and Pharisees, you hypocrites! You clean the outside of the cup and dish, but inside they are full of greed and self-indulgence. 26 Blind Pharisee! First clean the inside of the cup and dish, and then the outside also will be clean. 27 “Woe to you, teachers of the law and Pharisees, you hypocrites! You are like whitewashed tombs, which look beautiful on the outside but on the inside are full of the bones of the dead and everything unclean. 28 In the same way, on the outside you appear to people as righteous but on the inside you are full of hypocrisy and wickedness.) “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi rửa bề ngoài chén và mâm, nhưng ở trong thì đầy dẫy sự ăn cướp cùng sự quá độ. 26 Hỡi người Pha-ri-si mù kia, trước hết phải lau bề trong chén và mâm, hầu cho bề ngoài cũng được sạch sẽ. 27 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy. 28 Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi.” Chúng ta có đang xem thường những lời cáo trách của Đức Thánh Linh về tội lỗi của mình không, cứ để y đó, cứ nghĩ “rác rến của tôi mặc kệ tôi, đừng ai nói đụng đến; Rác rến của tôi không đến nỗi tệ như người bên cạnh,” thì có được sạch không để Chúa xử dụng mình trong những việc sang trọng?
2) Sau khi nghe lời cáo trách, chúng ta phải chịu ăn năn, xưng tội và bằng lòng điều chỉnh, sửa đổi lại. Trong 1 Giăng 1:9 Chúa hứa gì? (If we confess our sins, he is faithful and just and will forgive us our sins and purify us from all unrighteousness.) “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” Xưng tội có nghĩa là “đồng ý” với Chúa mình đã vi phạm điều răn của Ngài, y như lời Chúa định. Sự thánh sạch đến bắt đầu bằng một lời cầu xin thật lòng nhờ cậy Chúa giúp làm sạch lòng mình. Tại sao chúng ta phải nhờ cậy Chúa? Vì quyền lực của tội lỗi có sức mạnh khủng khiếp mà sức con người không thể thắng được, nhưng phải nhờ cậy vào quyền năng của Chúa. Chẳng hạn như bạn sửa xe, tay dơ dính đầy dầu nhớt và bạn muốn được sạch để sắp sửa ăn cơm. Bạn vào nhà tắm mở nước và dùng xà bông để rửa sạch tay mình. Tự bạn không làm sạch tay dơ của mình được, nhưng nhờ vào nước và xà bông lấy đi chất dơ trong tay của bạn; cũng vậy chúng ta nhờ cậy quyền năng của Chúa Thánh Linh giúp đỡ làm chúng ta sạch cái bình của mình bên trong cho Chúa xử dụng. Nước và xà bông mà Chúa Thánh Linh thường dùng ấy chính là những lẽ thật trong lời Kinh Thánh để cáo trách dẫn đến sự ăn năn; nhưng khổ một điều đó là chúng ta có chịu dùng không mà thôi.
V. Bình Thật Được Sạch
Chưa hết, trong câu 22-25 giúp chúng ta thấy một hình ảnh thực tế của một cái bình sạch, một tấm lòng tinh sạch còn chứa đựng những gì nữa? (22 Run away from the evil things that young people long for. Try hard to do what is right. Have faith, love and peace. Do these things together with those who call on the Lord from a pure heart. 23 Don’t have anything to do with arguing. It is dumb and foolish. You know it only leads to fights. 24 Anyone who serves the Lord must not fight. Instead, he must be kind to everyone. He must be able to teach. He must not hold anything against anyone. 25 He must gently teach those who oppose him. Maybe God will give a change of heart to those who are against you. That will lead them to know the truth.) “Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa. 23 Hãy cự những lời biện luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi. 24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, 25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật, 26 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó.”
1) Phải tránh khỏi tình dục trai trẻ. Không bao giờ hết, mạng lệnh này cần thiết cho thế hệ của chúng ta vì xã hội văn minh chúng ta đang sống bao trùm và chìm đắm trong biết bao những cám dỗ về tình dục xấu xa ở ngoài tình nghĩa vợ chồng của 1 người nam và 1 người nữ. Xem trên TV, phim ảnh, nhạc lý, mạng lưới Internet, Twitter, Facebook, video games chứa đựng đầy dẫy những hình ảnh khiêu gợi thúc dục tự do thưởng thức tình dục. Chủ nghĩa khiêu gợi tình dục xấu xa là “It it feels good, just do it and do it carefully!” Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chính phủ không cổ động sự “kiêng nhịn” (abstinence) nhưng còn bắt buộc mọi người phải cung cấp những vật liệu, để trai trẻ tự do thưởng thức tình dục xấu xa một cách an toàn hơn. Vì vậy mà nước Mỹ này, bệnh AIDS, và các bịnh hoa liễu luôn là một nan đề phải đối diện.
a) Muốn không vi phạm tội này thì phải luôn có lời Chúa trong lòng, và biết lánh xa những nguồn lực cám dỗ của tình dục xấu xa, đừng đến gần. Thi Thiên 119:9-11 – (How can those who are young keep their way pure? By living according to your word. 10 I seek you with all my heart; do not let me stray from your commands. 11 I have hidden your word in my heart that I might not sin against you.) “Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa. 10 Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. 11 Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.” Câu chuyện một ông chủ muốn mướn một người tài xế cho mình. Trong cuộc phỏng vấn để chọn ai thì ông chủ dẫn những người đang được phỏng vấn đến một cái núi có vực thẳm ở đằng xa và hỏi: “Các bạn lái xe hay và gần sát với vực thăm đến mức nào? Ai nấy khoe là mình có thể chạy nhanh, thắng gấp và chắc chắn vẫn còn cách xa cái vực thẳm tối thiểu 2-3 feet. Nhưng có một người nói: “Thưa ông! Tôi là người lái xe cẩn thận thì không dại gì chạy đến gần vực thẳm đâu, nhưng tôi phải tránh xa nó, càng xa càng tốt.” Người chủ liền mướn ngay người đó làm tài xế cho mình. (Đừng tới gần, đừng xem thử, và đừng nếm.)
b) Chúng ta phải phải biết loại bỏ, lánh xa tất cả những nguồn lực lôi kéo mình đến sự cám dỗ tình dục, có thể là những người bạn bè xấu nết, những chương trình TV, phim ảnh, nhạc lý, mạng lưới Internet không thánh sạch. Câu chuyện anh thanh niên vào cầu nguyện mỗi buổi sáng Chúa Nhật là khóc sướt mướt xin Chúa tha lỗi cho anh vì anh cứ bị máng vào những “màng nhện” của những hình ảnh ô dâm hòai, không thể thắng được. Ông Chấp sự cũng cầu nguyện nghe anh cầu nguyện hoài mỗi tuần, đâm ra bực mình, khi đến phiên mình cầu nguyện, ông nói: “Ôi Chúa là Đấng Quyền Năng! Xin Ngài giết chết con nhện đi, để anh em con không còn bị máng vào những màng nhện của sự cám dỗ tình dục xấu xa này nữa.” Bạn đã nhờ Chúa giết “con nhện” chưa để “cái bình” của mình được sạch?
2) Tìm kiếm, nghĩa là đeo đuổi theo, đầu tư vào những điều công bình. Thế nào là công bình? Chỉ có Chúa là Đấng công bình trọn vẹn mà thôi, và lời của Ngài là sự công bình mà chúng ta phải tìm kiếm và đeo đuổi. Phải chịu lấy lời Ngài làm tiêu chuẩn cho một nếp sống công bình, không theo mắt loài người. Nếu vậy thì phải chịu đọc, học thuộc lòng, và suy gẫm lời Kinh Thánh mỗi ngày và cũng chớ bỏ đi sự nhóm lại mỗi tuần, như mấy kẻ quen làm, mà giờ đây chẳng còn phân biệt thế nào là công bình và bất chính nữa. Thì giờ trong cuộc sống của chúng ta trà trộn qúa nhiều với những tư tưởng, triết lý, đường lối của trần tục, mà còn chưa chịu để dành một ngày thánh biệt riêng ra để hấp thụ những điều công bình của lời Chúa thì làm sao đời sống, cách ăn nết ở, sự suy nghĩ của chúng ta phản ảnh sự công bình của Chúa được? Vì vậy mà có biết bao nhiêu nếp sống hiện tại của người cơ đốc chẳng khác chi với những người ngoại đạo?
3) Cái bình sạch để Chúa xử dụng thì chứa đựng sự yêu thương. Theo sứ đồ Giăng thì sự yêu thương bao gồm những yếu tố sau đây:
a) Phải yêu thương nhau vì đây là mạng lệnh của Chúa cho mỗi chúng ta là con cái của Ngài. 1 Giăng 3:23 – (And this is his command: to believe in the name of his Son, Jesus Christ, and to love one another as he commanded us.) “Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta.”
b) Yêu thương nhau không phải lúc nào cũng dễ, nhất là những người mình không ưa; vì vậy phải nhờ cậy sự yêu thương của Chúa là Đấng nghự ở trong chúng ta mới có thể làm được. Theo tiêu chuẩn của Chúa, có lẽ ai trong chúng ta cũng phạm một tội không nhiều thì ít đó là tội “thiên vị,” là vì chúng ta chỉ thương những người chúng ta thích mà thôi, cho nên nhiều khi chúng ta hay đoán xét hay lên án những người chúng ta ghét một cách không công bằng.
c) Tình yêu thương có tính chất hy sinh; Chúng ta không thể nào nói mình có sự yêu thương mà chưa sẵn sàng trả gía cho nó. Chúa yêu chúng ta và Ngài đã trả gía gì? Con Ngài chịu chết trên cây thập tự. Chúng ta có thể hy sinh mà không cần yêu; nhưng chúng ta không thể nào yêu mà không chịu hy sinh gì hết sao?
d) Tình yêu thương phải thực tế, thấy được, nếm được. 1 Giăng 3:18 – (Dear children, let us not love with words or tongue but with actions and in truth.) “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” Thiên hạ sẽ không cần biết chúng ta giảng gì về sự yêu thương, cho đến khi họ thấy chúng ta đã làm gì cho họ?
4) Tìm kiếm/đeo đuổi những điều giữ gìn và bảo tồn sự hòa thuận.
a) Muốn như vậy thì phải biết tránh sự cãi lẫy, bắt bẻ, tranh chấp nhau là những điều chỉ gây tổn hại cho những người nghe mà thôi, nhưng để dành sức lực đó mà giảng dạy, làm gương tốt có ích lợi hơn.
b) Tập tành sự nhịn nhục, nghĩa là đè bẹp “cái tôi” của mình xuống, và nhẫn nại với mọi người và trong mọi hoàn cảnh, như Chúa Giê-xu đã sống làm gương cho chúng ta.
c) Kể cả trong sự sửa phạt nhau, cùng phải lấy sự khiêm tốn, mềm mại mà đối xử với nhau với mục đích giúp người lầm lỗi biết tỉnh ngộ và ăn năn.
“Cái bình” được tinh sạch như vậy thường thì được Chúa xử dụng cho việc sang trọng. Chúa càng xử dụng chúng ta thì đời sống chúng ta càng có ý nghĩa. Quí vị có muốn tìm một đời sống có ý nghĩa không? Hãy vâng lời làm theo lời Chúa dạy sáng nay. Mỗi ngày thức dậy hãy cầu nguyện: (Oh Lord! Here I am. May you clean me from all my sins and use me today!) “Lạy Chúa! Con đây. Xin Ngài thánh sạch đời sống con và xử dụng con ngày hôm nay.”
-------------- Lời Mời Gọi
Quí vị đang đeo đuổi những gì? Sự giàu sang, danh tiếng, những hưởng thụ của những thú vui. Cuối cùng của những điều này là gì? Chỉ sẽ là “hư không của sự hư không” mà thôi. Ngay lúc mình tắt hơi, không biết lúc nào, mọi sự sẽ “dã tràng xe cát.” Chúng ta phải tìm những điều có gía trị trường tồn, có mục đích vĩnh cửu thì đời sống mới có ý nghĩa. Một người có sự nhận định rất đúng: “The problem of the church today is not the empty pews, but the empty people who sit on those pews.” Tạm dịch: “Vấn đề của Hội Thánh Chúa ngày nay không phải là những hàng ghế trống, nhưng là những tâm hồn còn đầy những trống rỗng/buồn chán đang ngồi trên những chiếc ghế đó!” vì chưa được Chúa xử dụng. Đời sống có ý nghĩa cho một con cái Chúa đó là khi chúng ta được Chúa xử dụng trong chương trình của Ngài. Việc Chúa xử dụng thật ra không phải cho ích lợi của Ngài, nhưng có ích lợi cho chúng ta, để kinh nghiệm một cuộc sống dư dật và thỏa lòng. Chúa xử dụng mọi người như người chủ nhà dùng mọi vật liệu trong nhà của mình. Nhưng điều kiện để Chúa xử dụng chúng ta cho việc sang trọng, có ích lợi cao đẹp cho Ngài đó là cái bình của chúng ta phải được thánh sạch. Sự thánh sạch bắt đầu bằng sự tự xét và định tội theo sự cáo trách của Thánh Linh. Sự tinh sạch thật dẫn đến lòng ăn năn, xưng tội và nhờ cậy quyền năng của Chúa Thánh Linh giúp chúng ta. Sự tinh sạch thực tế đó là:
1) Phải lánh xa tình dục trai trẻ xấu xa,
2) Phài tìm kiếm đeo đuổi sự công bình của Chúa, sống yêu thương, và gìn giữ sự hòa thuận với mọi người.
----------------------------------------------------------
Becoming a Holy Vessel for God’s Use
2 Timothy 2:20-25
Does your life have full meaning? Is your Christian life satisfied? What is a meaningful life? The answer is a life that knows his Maker and is useful by His Master. Only God Who created us to know and provide what can really satisfy our soul and a meaningful life. Jesus came to the dark world to give us the light of hope and the present life abundantly. Our Christian life can only find meaning when God can use it. Of course God does not need us to accomplish His will, but He wants to use us because of His marvelous grace.
Just like in a large house, the owner uses all vessels made out of gold and silver, just as things made out of wood and clay. In the church of God, not all Christians set good examples; but God can still use bad examples for His purposes. However, one thing is for sure, God only uses the gold and silver vessels for honorable purposes to reflect His characters. Do you want God to use you for honorable purposes? It’s all depended on whether we will allow the Holy Spirit to sanctify us. Sanctification begins with recognizing our sin as God defines it in His word. Sanctification follows with a heart of repentance to get rid sins by the power of the Holy Spirit. The transparent of a sanctified life is to run away from the evil and lustful things that young people long for and to pursue what is right, faith, love and peace. Only God and His Word are perfectly righteous. The cost of love is our personal sacrifices, and not just empty words. Peace does not get involved with foolish arguing. Instead, it is showing kindness to everyone and being gentle in correctly those who do wrong.
Do you want a meaningful life? Let’s the Holy Spirit sanctify your vessel and allow God to use it. Practice to pray each new day: “Oh Lord! Here I am. May you clean me from all my sin and use me today!