Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 27

LÒNG CHA

Luca 15:11-24

CG: Luca 15:31

Dàn Bài:

 

Mở: Thường trong các ngày lễ mẹ thì rầm rộ hơn các ngày lễ cha. Các cú điện thoại viễn liên ít hơn, các tiệm hoa cũng bán ít hơn. Các quà cáp cũng không nhiều bằng lễ mẹ. Tại sao?

Có thể người mẹ sống tình cảm, khi nhỏ gần với con cái, dễ gây ấn tượng và khó quên trong lòng con hơn là cha. Vả lại đa số người cha sống về lý trí, thường khiển trách con hơn là nuông chiều. Ca dao Việt nam có câu:

‘Cong cha như núi Thái Sơn

‘Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.’

Núi dù có lớn, có cao, nhưng nó cứng, cham mạnh đến nó có thể bị đau. Nhưng nước trong nguồn tươi mát, uyển chuyển, luôn đem đến sự dễ chịu. Có thể đó là lý do lễ cha thường đơn giản hơn.

KT có nói nhiều về sự liên hệ giữa cha con. Chúng ta sẽ suy nghĩ về đức tính người cha  cần có theo lời dạy của Lời Chúa.

 

I. Cha, người thương yêu cung cấp nhu cầu cho gia đình

Đây là đức tính tốt, Chúa đặt trong đa số người cha. Ít người cha nào không yêu thương con cái mình. Vì thế Chúa thường sánh tình yêu của Chúa đối với con người giống như tình yêu của Cha đối với con.

 

Người sẽ kêu cùng ta rằng: Chúa là Cha tôi,

Là Đức Chúa Trời tôi, và là hòn đá về sự cứu rỗi tôi. (Thi 89:26)

 

Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, (Thi 103:13)

Khác nào cha thương xót con cái mình vậy.

 

Có nhiều người Cha thương yêu con và nghĩ đến mạng sống của con hơn là mạng sống và chức vị của mình.

 

Đavít, vị vua của Do thái, có một người con trai là Ápsalôm, phạm tội giết anh, chạy trốn về quê ngoại, Sau được Vua Đavít tha thứ cho về Giêrusalem. Apsalôm phản nghich, muốn đoạt ngôi cha. Chiêu mộ binh sĩ, đem quân đánh cha mình là Đavít. Đavít phải bỏ thủ đô Giêrusalem chạy trốn. Sau đó, các tướng lãnh của Đavít phản công. Hoàn cảnh của Đavít thật là khó xử. Kẻ thù không phải ai khác, mà là con ruột mình. Trước khi các tướng ra trận, ông căn dặn các tướng nên dung tha Ápsalôm. Họ yên lặng ra đi. Họ dù hiểu được lòng cha của Vua Đavít, nhưng vì bổn phận đối với quốc qia, không thể để kẻ thù sống sót. Ket quả Ápsalôm chết ngoài chiến trận. Trong đời Đavít, có thể đây là lúc hai cảm giác vui buồn to lớn xảy ra cùng lúc. Vui vì kẻ thù muốn đoạt ngai vàng, đã bị tiêu diệt, vui vì đại binh của mình chiến thắng, vui vì Chúa còn cho mình tiếp tục cai trị con dân Chúa, và sẽ trở về thủ đô, những kẻ chê bai, nhạo báng mình phải câm miệng. Nhưng những niềm vui đó không bù, không đổi được cái đau lòng của một người cha, vừa mất một đứa con trai. Dù nó sai trật, dù nó đã là kẻ giết anh, dù là kẻ làm nhục cha, ăn nằm với các cung phi của cha, dù bất hiếu, dù vong ân bội nghĩa, dù phản nghịch. Dù thế nào đi nữa, nó vẫn là con của mình.

Đối vối các kẻ thù khác, Đavít nói:

“Mat tôi cũng vui thấy ke thù nghịch tôi bị phạt,

Và tai tôi vui nghe ke ác dấy nghịch tôi bị báo lại. Thi 92:11 :

Đức Giê-hô-va bênh vực tôi, thuoc trong bọn kẻ giúp đỡ tôi;

Nhân đó tôi sẽ vui thấy kẻ ghét tôi bị báo.” (Thi 118:7)

 

Nhưng đối với kẻ thù là con trai mình, ông nói:

“Vua Đavít rất cảm thương, bèn lên lầu cửa thành và khóc. Người vừa đi vừa nói rằng: Ôi, Ap-sa-lôm, con trai ta! Áp-sa-lôm, con trai ta! Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Áp-sa-lôm! Con trai ta! Con trai ta!” (IISa 18:33)

“Vua trum mặt, la lớn tiếng lên rằng: Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Con trai ta!” (IISa 19:4)

Tại đây, không còn kẻ thù, không còn kẻ phản nghịch, không còn kẻ tội phạm, không con kẻ vô đạo đức, không còn kẻ bất hiếu, mà chỉ còn “con ta”, “con trai ta”! Tai đây lòng cha được bày tỏ trọn vẹn trong sự tha thứ, thương yêu và muốn đem mạng sống mình đánh đổi thế cho con.

Thí dụ: Mot biến cố đáng nhớ trong đời khi tôi còn bé, tại Thanh Quít, Quang Nam. Khi CS giật mìn trước nhà lúc có toán quân người Pháp đi ngang qua, người Pháp đốt nhà và bắt cả nhà vào đồn. Tôi bị đau và bị quân Pháp đánh chảy máu đầu, đi không nổi. Cha tôi bồng tôi bên vai, đầu và áo đầy máu, ông nói ứơc gì cha chịu thế cho con. Lúc đó còn nhỏ, tôi không hiểu ý nghĩa trên. Nhưng ngày nay có con, khi con tôi giải phâu tại bệnh viện, lúc 3 tuổi, nhìn con thiêm thiếp tên giường với dây nhợ đầy mình, tôi nhủ thầm “ước gì cha chịu thế cho con”. Bay giờ tôi hiểu được tấm lòng của Đavít, lòng của cha tôi khi nói câu nầy.

BH: Đây là một hình ảnh gần gủi nhất để so sánh tình yêu của Chúa đối với chúng ta. Chúa là Cha chúng ta, Ngài không nhìn chúng ta là một tên tội lỗi với nhiều sai trật và gian ác. Nhưng Chúa nhìn chúng ta là một người con. Không phải Chúa chỉ muốn chết thế cho chúng ta. Trong tư tưởng, trong lời nói như Đavít. Nhưng Chúa đã hành động cụ thể trên thập tự giá tại đồi Gôgôtha. Để ngày nay chúng ta sống trong tình yêu và trong sự chúc phước, trong vương quốc của Ngài.

Đó là điều ngài muốn chúng ta làm cho con cái mình trong sự thương yêu và chăm sóc đời sống thể chất và tâm linh.

 

Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhứt là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa.( ITi 5:8 )

 

II. Cha, người thầy tế lễ của gia đình:

Thầy tế lễ là người gần gủi với Chúa, đại diện con dân chúa dâng sinh tế, thực hiện các mục vụ theo điều Chúa dạy và cầu thay.

Để biết lời của Chúa hầu có thể hướng dẫn gia đình, là các người cha, các anh em cần đọc, cần học hỏilàm gương cho vợ cho con.

 

- Dạy con biết Chúa:

Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, hầu khi trở về già cũng không đi lạc .( Ch 22:6)

kẻ làm cha sẽ cho con cái mình biết sự thành thật của Ngài.( Es 38:19)

Hỡi các con, hãy nghe lời khuyên dạy của một người cha. Khá chú ý vào, hầu cho biết sự thông sáng (Ch 4:1)

Là những người cha, quí anh em bận rộn làm việc ở sở, ở business riêng, lo trả bill, trả nợ, lo sửa sang nhà cửa, lo cat cỏ sân vườn, lo giúp đỡ bà con họ hàng ..  làm anh em bận rộn nhiều. Nếu anh em biết dùng ưu tiên cho Chúa, anh chị em có thể cắt giảm nhiều thì giờ vô bổ khác để gần gủi với Chúa và Lời của Ngài.

Có nhiều ông đã bỏ nhiều thì giờ vào các chương trình internet hay các website với hình ảnh vô bổ, dễ gây vấp phạm, dễ đưa đến đam mê sai trật và đổ vỡ gia đình. Có nhiều người đã có gia đình, vợ con, thử tham gia các chương trình kết bạn tri âm, noi chuyện qua internet,  qua webcam đã làm quen với những người khác phái ở xa. Tìm hẹn, đi nghỉ hè chung, và cuối cùng phạm tội, về li dị vợ, gây tan nát đổ vỡ gia đình.

Nếu để thì giờ đó, học hỏi lời Chúa, tham gia các nhóm nhỏ, tham gia ban thăm viếng, phục vụ trong các chương trình HT. Anh em vừa thỏa vui, vừa đem ích lợi cho người khác, lại vừa làm gương cho vợ con và hạnh phúc cho gia đình.

Thí dụ: Cach đây vài năm, tại Seattle, WA, trong buổi nhóm cầu nguyện, một chị trong vẻ mặt u buồn đã nói: Xin quí tôi tớ Chúa và anh chị em cầu nguyện cho gia đình tôi. Chồng tôi đang có viêc làm tốt, con cái ngoan ngoản, gia đình hạnh phúc. Sau đó, anh về nhà thức khuya, làm viêc trong computer nhiều giờ, thường đóng kín cửa phòng lại. Mẹ con tôi nghĩ rằng nên yên lặng để cha làm việc sở. Anh thường vắng nhóm tại nhà thờ. Sau đó chồng tôi vin cớ về thăm bên nội có việc cần, nen đi về Việt nam một mình. Sau khi về lại Hoa kỳ, anh rất gắt gỏng với vợ con. Con tôi phát giác ra ‘ba no’ đã “email” va “chat” với một người khác phái nhiều giờ mỗi ngày. Tôi vỡ lẽ anh đã ngoại tình, anh đã về VN để gặp người tình ấy. Chúng tôi bất hoà với nhau trầm trọng. Các con tôi buồn lòng đòi ở riêng. Anh đòi li dị, bán nhà, con cai ở với tôi. Tôi quá nản lòng và đã không muốn sống. Tôi đã cố ý tự tử mấy lần, nhưng không chết. Mới đây nhảy xuống khi xe đang chạy, bị thương . Tôi cần sự cầu nguyện của anh chị em .. Chúng tôi thật cảm động và đã cùng nhau đặt tay cầu nguyện cho chị, xin Chúa Thánh linh là Thần an ủi, yên ủi chị. Và Ngài có quyền thay đổi lòng người, thay đổi hoàn cảnh khi chúng ta quyết tâm nắm chặt và bám sát với Ngài.

Tôi muốn kể lại câu chuyện nầy  trong này lễ cha hôm nay, là xin anh em là những người cha coi chừng một bẫy sập mà nhiều gia đình đã mắc bẫy tạm gọi là “bay đồng” co 4 giai đoạn:

1. “Ngoi đồng” là những người đã vào internet, ngồi nhiều giờ để email, chat, voice mail, webcam .. với một người khác phái.

2. “Len đồng” là người đã trở thành đam mê, thu hút vào màn ảnh, lời nói của người đối thoại, quên đi lời Chúa, quên đi bổn phận đối với gia đình.

3. “Hợp Đồng” Quyết định liên hệ tình cảm với người mới, không nghĩ đến hậu quả của sự bất tuân lời Chúa và phản bội gia đình.

4. “Tieu đồng” Đổ vỡ gia đình, ra toà li dị, chia phần con cái ai nuôi, ai giữ con, trợ cấp con, bán nhà, phân chia tài sản .. bỏ nhà thờ, bỏ Hội thánh.

Tôi xin cảnh cáo và khuyên anh em là người cha cơ đốc, là thầy tế lễ của gia đình trước mặt Chúa, anh em không thể sa vào mưu chước của satan, không thể sa vào cái “bay đồng” nay. Không “len đồng”, “nhap đồng”, “hợp đồng” va “tieu đồng”.

Là người cha trong gia đình, người cầu thay cho con cái. ĐCT không thể nào nghe anh em khi anh em có tội lỗi và sai trật trước mặt ngài.Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” (Es 59:2 )

 

III. Cha, người không kết án hay đoán xét con:

Trong câu chuyện về người con trai hoang đàng, người con trai út, sau khi xin chia gia tài đi phương xa, tiêu sạch, túng quẩn, tàn tạ ăn năn trở về nhà cha.

 

Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: Hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chân. (Lu 15:21 -22)

 

Hai câu kinh thánh Luca 15;21và 22 đặt sát nhau. Cau trên người con nói lời thú tội và xin nhận chịu sửa phạt (không được làm con). Câu tiếp cha khen thưởng, mặc áo tốt nhất, đeo nhẫn, mang giày. Không thấy có kết án, không có sửa phạt, không có “day cho con bài học” tai đây.

Cha không xua đuổi, không cần nói lời trách móc, không có lời chê bai. Nhìn thân thể tàn tạ, rách nát, dơ bẩn, hôi hám của con, Cha hiểu được nó đã bị “đời” sửa phạt thế nào, đời dạy dỗ ra sao, đời đã đày đọa thế nào rồi. Nó đã ý thức được điều đó, nó đã so sánh, nó đã quyết định trở về. Ông không cần nhắc lại và trong tình yêu của cha, ong không muốn nhắc lại.

 

+Đó là cách Chúa đối xử với chúng ta. Cac người cha cũng phải đối xử với con mình như thế.

 

IV Cha, người yêu các con bằng nhau.

Người  anh đi làm về thấy cha dọn tiệc ăn mừng cho đứa em hư hỏng trở về, nên tức giận, cho rằng cha bất công, cha yeu thương không công bằng.

 

Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con.Lu 15:32 : Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được. (Lu 15:31-32)

 

Quan điểm của ngừời anh là quan điểm có tính cách kinh tế, phải có sản xuất thì mới được hưởng dụng lợi ích. Người em không sản xuất gì cả, ăn chơi, phá của, mà sao cha cho nó hưởng dụng lợi ích hơn mình? Cha bất công!

Quan điểm của Cha khác, không phải kinh tế mà là sống chết, không phải con bò lớn, con bê nhỏ mà là sự còn mất của linh hồn. Tại đây không có phân cách giữa tài sản riêng của Cha, tài sản riêng của con, của em con. Vì tất cả của cải vật chất của cha là của con. Khi con đã có tất cả tài sản của Cha rồi con cần gì so đo con bò lớn, con bê nhỏ thuộc về mình?

Cái quan trọng ở đây là cha có hai đứa con, ca hai đều sống hay chỉ một đứa? Thiên Chúa có được hai linh hồn hay một linh hồn?

Cha yêu sự sống của con, linh hồn của con, giong như sự sống & linh hồn của em con. Tình yêu của Cha bằng nhau. Đó là tình yêu mà Chúa đã đối xử với chúng ta. Ngài cứu chúng ta, Ngài vui mừng khi chúng ta ăn năn, không phải vì chúng ta đem lợi ích gì cho Chúa, không phải chúng ta làm giàu có cho nhà thờ hơn người khác, không phải chúng ta có đạo đức, có tài năng. Vì Chúa có  thể biến hòn đá trở thành một ca sĩ để ca ngợi Chúa (Luca 19:40), thì ngài có quyền dùng biết bao người khác hơn chúng ta để phục vụ cho vương quốc ngài.

 

BH: Hãy yêu thương con cái anh chị em bằng nhau. Du có những đứa kém cõi hơn, yếu đuối hơn, hãy yêu thương giúp đỡ, cham sóc nó như những đứa khác, đó là ý muốn Chúa.

 

Lễ cha hôm nay, tôi xin gởi đến anh chị em lời cầu nguyện của Phao lô: Cầu xin Thiên Chúa là Cha vinh quang, ban cho anh em tâm linh khôn ngoan, để hiểu biết Chúa Cứu thế qua những điều Ngài tiết lộ… Va được biết quyền năng vô cùng lớn lao của Chúa Thánh linh đang tác động trong anh em là người tin cậy ngài. Do năng quyền phi thường Chúa Thánh Linh ấy Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết và hiện nay đang ngồi bên hữu ĐCT.”

Chỉ Chúa Thánh linh là đấng làm cho Chúa Giê-xu sống lại, mới giúp anh em là các người Cha, vứt bỏ những đam mê sai trật, làm chết tội lỗi trong tâm trí, trong tư tưởng, làm sống lại con người mới, giữ được đức tin, chiến thắng cám dỗ, ngay thật với vợ con, thương yêu gia đình và phục vụ HT trong mục đích tốt lành của Ngài

 

KL:

-          Khi đọc bài cầu nguyện lạy cha chúng con trên trời. Xin thầm nguyện xin Chúa giúp mình làm trọn bổn phận người cha như Chúa đối với chúng ta.

-          Hay sống Thánh khiết, và làm gương cho gia đình

-          Đừng đoán xét kêt tội con khi nó ăn năn, hối lỗi.

-          Hay yêu thương các con cách công bằng trong quan điểm Thiên Chúa.