Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 40

Sống Đẹp Lòng Chúa Trong Năm Mới

 (Hêbêrơ 11:1-7)

 

 

“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. 2 Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt. 3 Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến. 4 Bởi đức tin, A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy; lại cũng nhờ đó dầu người chết rồi, hãy còn nói. 5 Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi. 6 Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. 7 Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.”

 

 

          Bạn đã đặt kế hoạch gì cho năm mới 2013 này chưa? Còn con cái Chúa, chúng ta có đặt những mục tiêu nào cho Chúa chưa trong năm nay? Có thể một trong những mục tiêu hay đó là làm sao chúng ta sống luôn làm đẹp lòng Chúa. Nếu bạn muốn biết làm sao sống đẹp lòng Chúa thì hãy vào Kinh Thánh và tìm tòi thì sẽ thấy nội trong phần Tân Ước có trên 20 điều chúng ta có thể sống làm đẹp lòng Chúa. Chẳng hạn như trong Kinh Thánh Hêbêrơ đoạn 11 ở trên, câu 6 nói rõ “Nếu không có đức tin, thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Chúa,” hay cũng có nghĩa là “một người sống bởi đức thì mới có thể đẹp ý Chúa.” Nếu như vậy thì mỗi con cái Chúa hãy cố gắng hết sức trau dồi đức tin của mình trong năm nay.

 

 

I. Định Nghĩa Đức Tin

 

          Điều căn bản đầu tiên để làm điều này đó là chúng ta phải hiểu đức tin thật là gì, bởi vì không phải niềm tin nào cũng đẹp ý Chúa. Trong Hêbêrơ 11, câu 1 giúp định nghĩa cho chúng ta đức tin là gì.

 

 

 

 

          Có lẽ bản dịch “đức tin” là thực chất (reality) thì rõ nhất. Thực chất nghĩa là một điều gì có thật, chứ không phải là một gỉa thuyết (hypothesis) mà cần chứng minh nữa. Theo khao học, khi người ta muốn chứng minh một điều gì thì họ thường bắt đầu bằng một gỉa thuyết, và rồi tìm cách chứng minh điều đó là thực chất qua những công trình thí nghiệm, nhưng kết cuộc gỉa thuyết đó có thể là đúng như vậy hay là sai, phải không? Nhưng đức tin đã là “thực chất” rồi, không phải là gỉa thuyết, thì không cần một thí nghiệm nào nữa. Điều thứ hai cho thấy đức tin là bằng cớ rõ ràng của những điều mắt trần không thể thấy được. Bằng cớ là những chứng cớ rõ ràng người ta thường bày ra trong các cuộc xử án để xác nhận lẽ thật. Đây có nghĩa là đức tin có “con mắt thuộc linh” để có thể thấy rõ được những bằng chứng, mà mắt thường không thể thấy được, trí óc chưa có thể hiểu được, nhưng nhận biết rõ được những điều chưa xảy ra. Thử hỏi mắt trần của chúng ta có đã thấy Chúa Giê-xu không? Bạn có bao giờ thấy Đức Chúa Trời là Thần Linh chưa? Nhưng tại sao chúng ta tin có Ngài, là vì bởi đức tin giúp chúng ta nhận biết rõ Ngài thật hiện hữu. Bởi đức tin, chúng ta mới chấp nhận được những điều mà trong Rôma 8:28 có chép – “Vả, chúng ta biết rằng (thấy được) mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.”

 

          Như vậy thức chất của đức tin là gì mà ở trên nó chúng ta xây tất cả những điều hy vọng và sự trông cậy của mình? Bởi đâu mà chúng ta đang trông đợi ngày Chúa Giê-xu sẽ tái lâm? Thực chất/bằng cớ của đức tin có một nền tảng chắc chắn, đó chính là “lời hằng sống của Đức Chúa Trời,” nghĩa là tất cả những gì Ngài đã phán và hứa ban cho, chắc chắn sẽ thành hình trọn vẹn y hệt như vậy. Trong sách 1 Phiêrơ 1:25-26 chép gì về đặc tánh của lời Chúa? “Vì, Mọi xác thịt ví như cỏ, Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho anh em.” Lời Chúa tuy không có quyền năng để cứu chúng ta, nhưng giúp dẫn chúng ta đến đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng đã đổ huyết trên cây thập tự cứu chuộc chúng ta. Rõ ràng trong Rôma 10:17 nói đến ích lợi của lời Chúa giúp hướng dẫn đến đức tin nơi Ngài – “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.” Thử hỏi là con cái Chúa, chúng ta có thấy cả Kinh Thánh từ sách Sáng Thế Ký đến sách Khải Huyền mà chúng ta có ngày hôm nay thật là quí báu không?

 

 

II. Đối Tượng

 

          Một yếu tố nữa đức tin phải có đó là Đối Tượng để chúng ta tin cậy. Đức tin của chúng ta có đối tượng rõ ràng như có chép trong câu 3, vì không phải là loại “mù quáng,” không chỉ tin vào sự hư không – “Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến.” Đối tượng của chúng ta tin cậy cũng không phải là một vị thần mà chẳng có thể giúp đỡ chúng ta, hay chẳng có hứa điều gì hết. Nhưng đối tượng của Cơ Đốc là Đấng Chí Cao, Quyền Năng, Đấng Tạo Hóa dựng nên muôn loài vật, dựng nên thế gian từ chỗ hư không. Nếu có thực vật, sự sáng tạo lạ lùng trước mắt thì phải có Đấng đã dựng nên nó, gọi là Đấng Tạo Hóa, hay người Việt có danh xưng nôm na là “Ông Trời.” Những người đi theo gỉa thuyết tiến hóa nói rằng thế giới từ một khối nổ lớn (the Big Bang) mà đến, và rồi theo thời gian tạo nên mọi vật. Nhưng câu hỏi luôn là “ai” đã dựng nên “big bang” từ lúc ban đầu? Câu 6 chép rõ ai có đức tin thì phải tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu với chứng cớ của những thực vật đã được tạo nên – “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” Tin có Đấng Sáng Tạo cũng là phải tin Ngài là Đấng Quyền Năng, nghĩa là phải tin rằng Đức Chúa Trời đã làm nên mọi loài vật bởi lời Ngài từ chỗ hư không. Con người chúng ta dù khôn ngoan đến đâu thì chỉ có thể chế tạo mọi thứ trên những gì đã có, chứ không từ chỗ hư không được. Xăng là thực vật cần cho xe chạy; nhưng xăng do con người khai thác từ các mỏ dầu hỏa mà Đấng Tạo Hóa đã dựng nên từ chỗ hư không, lúc ban đầu, chỉ bởi lời Ngài phán. Câu chuyện vui về một số các nhà bác học vô thần một hôm họ muốn thách thức Chúa nên nói rằng họ không cần đến Ngài thì cũng có thể tự “clone” thành con người được. Đức Chúa Trời mỉm cười, đồng ý và để cho họ làm trước. Các nhà bác học vào các phòng thí nghiệm, bắt đầu xúc “một đống đất” để làm thí nghiệm “clone” thành một thể xác. Nhưng Đức Chúa Trời cản ngay không cho, và Ngài nói: “Đất đó là thuộc của Ta; các ngươi hãy tự đi lấy đất của mình làm ra đi để dùng cho thí nghiệm.” Kể cả “bụi đất” là thứ tầm thường, cũng không thuộc của chúng ta, hay do mình tự tạo nên được, vì tất cả chúng ta và mọi thứ đều là những vật thọ tạo do Đấng Sáng Tạo dựng nên từ chỗ hư không.

 

 

III. Những “Minh Họa” của Đức Tin

 

          Bởi đức tin đến từ lời Chúa mà trong câu 2 có chép những đấng thưở xưa có lời chứng tốt – “Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt.” Đấng thưở xưa đây là ai? Là tổ tiên của đạo, là những nhân vật đời xưa đã chết mà được tác gỉa Hêbêrơ nhắc đến, chẳng hạn như từ Abên cho đến kỵ nữ Raháp. Tại sao những đấng thưở xưa này nhận được những lời chứng tốt? Vì cuộc đời của họ là những “minh họa” của đức tin làm đẹp lòng Chúa, vì họ tin cậy chắc chắn vào những lời Chúa hứa và sống vâng phục theo đó, cho dù mắt họ chưa thấy điều Chúa đã hứa. Hãy xem một vài những Đấng thưở xưa có đức tin làm đẹp lòng Chúa sau đây để hiểu rõ thêm những đặc tánh của đức tin.

 

          1) Trong câu 4, tại sao Đức Chúa Trời nhận của tế lễ của Abên mà không nhận của Ca-in? “Bởi đức tin, A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy; lại cũng nhờ đó dầu người chết rồi, hãy còn nói.” Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cần trở lại lịch sử Kinh Thánh có chép trong Sáng Thế Ký 4:1-5 như sau – “A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình; người thọ thai sanh Ca-in và nói rằng: Nhờ Đức Giê-hô-va giúp đỡ, tôi mới sanh được một người. 2 Ê-va lại sanh em Ca-in, là A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng. 3 Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. 4 A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5 nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt.” Đời xưa, tổ phụ của loài người sanh hai đứa con đầu tiên trên trái đất là Ca-in và Abên. Tuy rằng Kinh Thánh không nói rõ, nhưng chắc chắn chính Đức Chúa Trời đã có lần “khải thị” cho cả hai người này phải dâng của lễ với tấm lòng như thế nào cho đẹp ý Ngài. Abên đã tin vào lời Đức Chúa Trời và vâng lời làm theo y như vậy, còn Ca-in thì không, nên Chúa không nhận. Nếu chúng ta không có đức tin sẵn sàng làm theo y hệt như ý Chúa thì chẳng thể nào làm vui lòng Ngài. Nếu chúng ta làm theo ý Chúa mà cộng thêm ý riêng của mình thì cũng không làm đẹp lòng Chúa được. Nhớ rằng Ca-in cũng dâng của tế lễ, nhưng không dâng theo y như ý Chúa muốn. Thiết nghĩ ai trong chúng ta là con cái Chúa chắc cũng muốn hầu việc Chúa, nhưng có hầu việc theo ý Ngài không là một chuyện khác? Đôi khi Hội Thánh Chúa bị cản trở chưa tăng trưởng đúng mức là vì có những người đang hầu việc Chúa theo ý riêng của mình. Đây là điều mà mỗi người chúng ta phải thường xuyên kiểm chứng và tự xét đức tin hầu việc Chúa của mình như thế nào, có đẹp ý Ngài không, hay theo sự suy nghĩ và đường lối riêng của mình? Bài Thánh Ca số 282 có tựa đề rất hay để nhắc nhở mỗi người chúng ta điều này đó là “Ta theo (trọn) ý Chúa chưa?”

 

          2) Trong câu 5, tại sao Hênóc không “nếm” sự chết? “Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi.” Muốn hiểu rõ đời sống của Hênóc, chúng ta cần trở lại Sáng Thế Ký 5:21-24 có chép – “Hê-nóc được sáu mươi lăm tuổi, sanh Mê-tu-sê-la. 22 Sau khi Hê-nóc sanh Mê-tu-sê-la rồi, đồng đi cùng Đức Chúa Trời trong ba trăm năm, sanh con trai con gái. 23 Vậy Hê-nóc hưởng thọ được ba trăm sáu mươi lăm tuổi. 24 Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời, rồi mất biệt, bởi vì Đức Chúa Trời tiếp người đi.” Đời sống của Hênóc dạy chúng ta một đặc tánh quan trọng của đức tin làm vừa lòng Chúa nữa, đó là đức tin là một mối liên hệ thông công mật thiết, cùng bước đi với Chúa mỗi ngày, chứ không phải chỉ là một lần gặp gỡ. Biết bao nhiêu cơ đốc nhân ngày nay vẫn chưa hiểu lẽ thật này, cứ tự nghĩ tôi tin Chúa Giê-xu nhận lễ Báptêm một lần rồi là xong, chẳng còn cần chi nữa. Vì vậy mà đời sống vẫn còn bị “giam cầm” trong những “giây xích vô hình” của tội lỗi, mà chưa kinh nghiệm được một cuộc sống dự dật như Chúa Giê-xu đã một lần hứa trong Giăng 10:10 – “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.” Điều nguy hiểm nhất của loại “tin là hết” đó là sẽ không làm đẹp lòng Chúa được. Đức tin của Hênóc là loại đi cùng tốc độ với Chúa để hòan toàn trong sự thông công với Ngài. Hênóc luôn để ý xem khi nào Chúa bước thì sẵn sàng theo sau, không lấy lý do bào chữa hay trì hoãn. Ông không đi trước Ngài, nhưng “đồng bước đi” nói đến sự “đồng ý” vâng phục lời Chúa phán hòan toàn. Chúa yêu thích sự thông công với Hênóc bởi đức tin của ông, đến nỗi Ngài cất chính ông đi, mà không nếm sự chết.

 

          3) Trong câu 7, tại sao đức tin của Nôe là chứng tốt? “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.” Muốn biết rõ tại sao, chúng ta cần trở lại Sáng Thế Ký 6:5-22 có chép – “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; 6 thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. 7 Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó. 8 Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va. 9 Nầy là dòng dõi của Nô-ê. Nô-ê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời. 10 Nô-ê sanh ba con trai là Sem, Cham và Gia-phết. 11 Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. 12 Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy điều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại. 13 Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất. 14 Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài. 15 Vậy, hãy làm theo thế nầy: Bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước. 16 Trên tàu ngươi sẽ làm một cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; ngươi sẽ làm một từng dưới, một từng giữa và một từng trên. 17 Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết. 18 Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu. 19 Về các loài sanh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống; 20 chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho. 21 Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó. 22 Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn.”

 

          Vài điểm chúng ta cần chú ý đến đức tin của Nôe đó là trước hết Nôe tin vào lời Đức Chúa Trời và có một mối liên hệ thông công mật thiết với Chúa thường xuyên giống như Hênóc, chứ không phải chỉ là cuộc gặp gỡ một lần với Ngài mà thôi, vì trong câu 9 có chép “Nôe đồng đi cùng Đức Chúa Trời.” Đức tin của Nôe là loại vâng lời tuyệt đối bắt đầu bằng sự ông nghe lời phán xét và mạng lệnh của Chúa rõ ràng, và kiên nhẫn vâng lời làm theo, bằng cách xây một cái tàu theo đúng kích thước của Chúa muốn, cho dù theo đám đông thì việc đó thật là vô lý vì chưa hề có ai thấy mưa bao giờ. Ông và gia đình trung tín xây chiếc tàu trong suốt gần 120 năm cho dù không một ai chịu nghe lời cáo trách mà tin Chúa. Cứ tưởng tượng như nếu quí vị là Mục Sư quản nhiệm một Hội Thánh mà trong suốt cuộc đời hầu việc Chúa của mình sẽ không thấy một ai tin nhận Chúa, không làm một nghi lễ Báptêm nào cho ai hết, thì quí vị sẽ nản chí thể nào? Nhưng đó không phải là đức tin của Nôe vì ông nhất quyết tin Chúa, hiểu ý Ngài, và sống vâng lời làm theo y hệt như Chúa muốn, cho dù không “hợp” với ý của dư luận và những áp lực của đám đông xung quanh. Ông là người có đức tin tin rằng công thức của đám đông (majority) là “Tôi với Chúa” là đủ rồi.

 

 

IV. Trau Dồi Đức Tin

 

          Chúng ta mỗi người tự xét coi xem mình có muốn sống làm đẹp lòng Chúa trong năm mới này không? Nếu muốn thì phải thông biết những yếu tố/đặc tánh của đức tin và trau dồi nó. Đây tóm tắt những yếu tố cần biết về đức tin:

 

          1) Đức tin phải có Đối tượng là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa Quyền Năng, Cứu Chúa Giê-xu.

 

          2) Nền tảng của đức tin là lời hằng sống của Chúa trong Thánh Kinh, những gì Ngài đã phán và hứa.

 

          3) Đức tin không phải chỉ là một cuộc gặp gỡ một lần với Chúa, nhưng là mối liên hệ thông công mật thiết với Chúa mỗi ngày, để nghe và hiểu được lời hứa và ý Ngài muốn là gì.

 

          4) Đức tin sống làm đẹp lòng Chúa thì cẩn thận vâng lời làm theo y hệt như lời Chúa đã phán, mặc dầu đối diện với những áp lực xung quanh. Có lẽ bài thánh ca hay nhất để tóm tắt loại đức tin làm đẹp lòng Chúa đó là bài “Tin Cậy Vâng Lời.” Theo sau của một đức tin tốt phải là sự vâng lời tuyệt đối mà các đấng thưở xưa được lời chứng tốt là vậy.

 

          Biết như vậy rồi, nhưng trên thực tế thì chúng ta có thể thực hành điều gì để trau dồi đức tin của mình đây?

  

          1) Thường xuyên tìm kiếm và suy gẫm lời Chúa để tìm biết ý Chúa là gì và những lời Ngài đã hứa mà chờ đợi để nhận lãnh. Chúng ta không thể đọc Kinh Thánh với thái độ “lời này dành cho người ngồi bên cạnh” hay chỉ là những “lời hay ý đẹp” mà thôi.

 

          i) Nếu muốn biết ý Chúa, chúng ta phải chú ý đến những mạng lệnh của Chúa cho chính mình khi đọc Kinh Thánh với những câu bắt đầu bằng những chữ “hãy, phải, chớ…” Chẳng hạn như nếu bạn đọc Êphêsô 4:31-32 thì nhận thấy ý Chúa là gì cho mình? “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. 32 Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” Chúng ta phải đọc Kinh Thánh với thái độ và tinh thần muốn được biết rõ ý Chúa cho chính mình, chứ không để tìm kiếm chứng cớ “hổ trợ” cho ý riêng mình muốn làm.

 

          ii) Đọc Kinh Thánh là một chuyện, nhưng có hiểu thấu theo ý Chúa muốn không là một chuyện khác. Vì vậy khi đọc chúng ta cần cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp cho mình hiểu thấu được ý Chúa, mà không theo trí khôn ngoan của mình, nhưng theo đường lối của Chúa. Trong Êsai 55:9 chép rõ - “Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” Chúng ta không thể hiểu “đường lối cao” của Chúa nếu dùng trí khôn thấp kém của con người được. Vì vậy mà ngày nay có biết bao nhiêu người đang đi “trật đường rầy,” hầu việc Chúa theo ý riêng mình, để rồi cản trở sự gây dựng thân thể Đấng Christ chưa được trưởng thành.  Thử hỏi, sau khi hiểu biết những lẽ thật về đức tin này thì bạn có cần điều chỉnh lại thái độ chúng ta đang học Kinh Thánh như thế nào không?

 

          2) Phải lấy đức tin sau khi đọc và hiểu ý Chúa đó là cẩn thận cam kết, nhất định vâng lời làm theo y như lời Chúa phán dạy, không xoay bên tả hoặc phải, cũng không trì hoãn. Chúng ta không thể nào đọc Kinh Thánh với thái độ: “Để con coi có tiện không thì sẽ làm?” hay là “Xin Chúa sai người khác đi?”

 

          Câu hỏi thách thức cho mỗi con cái Chúa đó là cuộc sống của chúng ta có sẽ phản ảnh đức tin (là một minh họa) làm đẹp lòng Chúa và làm chứng tốt cho những người xung quanh không? Kể cả sau khi chúng ta nằm xuống nữa, như các đấng thuở xưa, họ đã chết rồi nhưng “vẫn còn nói.” Hãy tự xét điều này – “Người ta sẽ có lời làm chứng gì về đức tin của mình trong ngày đám tang của mình, có sẽ như là một “gia tài quí báu để lại cho con cháu” không?

 

          Chúc mừng năm mới và mong mỗi người chúng ta sẽ cố gắng trau dồi đức tin của mình, hầu sống trọn năm nay đẹp lòng Đức Chúa Trời và Cứu Chúa Giê-xu, Chúa chúng ta.

 

 


Living with a Faith that Pleases God in this New Year

(Hebrews 11:1-7)

 

“Now faith is confidence in what we hope for and assurance about what we do not see. 2 This is what the ancients were commended for. 3 By faith we understand that the universe was formed at God’s command, so that what is seen was not made out of what was visible. 4 By faith Abel brought God a better offering than Cain did. By faith he was commended as righteous, when God spoke well of his offerings. And by faith Abel still speaks, even though he is dead. 5 By faith Enoch was taken from this life, so that he did not experience death: “He could not be found, because God had taken him away.” For before he was taken, he was commended as one who pleased God. 6 And without faith it is impossible to please God, because anyone who comes to him must believe that he exists and that he rewards those who earnestly seek him. 7 By faith Noah, when warned about things not yet seen, in holy fear built an ark to save his family. By his faith he condemned the world and became heir of the righteousness that is in keeping with faith.”

 

          Have you made any New Year resolution yet? Do you have any spiritual plan to live this New Year pleasing God yet? For sure, faith pleases God according to the author of Hebrews (11:6). What is faith? Faith is defined as: “Now faith is the substance of things hoped for, the evidence of things not seen” (KJV). Faith provides the ground (or substance) on which hope is built; Faith claims future and waiting things as present reality; It enables us to perceive unseen things just as if they were seen. The substance/foundation of faith is the Word of God, on what God said and promised. The object of faith is God Persons as revealed in the Bible (the written Word) and by the illumination of the Holy Spirit to understand God’s will. It’s not a leap in the dark, not a good luck charm to hang around your neck, not a gamble of “hope-so.” Hebrews 11 lists several illustrators of faith that pleases God.

 

          a) Faith of Abel – Why did God accept Abel’s offering and not Cain? Although in Genesis 4:1-5 did not say, but God would already reveal to both Abel and Cain about how the offering should be both with the sacrificial animal and right attitude of heart. Abel believed God, listend to His commandment, and obeyed just as God said.

 

          b) Faith of Enoch – Why didn’t Enoch taste death? In Genesis 5:21-24 - Faith is not an one-time encounter, but a personal relationship with God. Enoch walked with God each day means he had constant fellowship and communication with God. God liked this fellowship so much that He took Enoch to heaven and he did not experience death.

 

          c) Faith of Noah – Why did Noah’s faith have good report? Again in Genesis 6:5-22 just as Enoch, Noah’s faith is a personal relationship (daily communion) with God and not an one-time encounter. As Noah walked with God (v. 9), he took heed of His commandments (v. 14-21), means really listened to understand clearly God’s will, then Noah acted upon God’s commandment (v. 22). He obeyed and built an ark just as God directed, even he had never seen rain on earth, and no convert for about 120 years, except his family.

 

 

          So faith that pleases God should have the following characteristics: The substance of faith is revelation of God through the written Word. Faith requires a personal relationship (experiencing) with God. Faith takes heed of God’s commandments by carefully listening and reading His Word. Faith acts upon the will of God even if it goes opposite to the common senses. Faith transfers to others.

 

          So how should we read the Bible to mature our faith? Pay attention on what God has promised and commanded. Ask the Holy Spirit for help to really understand God’s will. Commit to readily obey God. Do you have a desire that your life will be an illustrator of the faith that pleases God this New Year? Just do what you have already learned today.