Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 43

Từng Trãi Thuộc Linh Cuả Giăng

Paul Châu An Phước, Pastor

Kinh thánh: (I Giăng 1:1-10)

Câu ghi nhớ: "Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ." (I Giăng 1:3)

Đây là một đoạn cuả bức thư do môn đồ Giăng viết gởi cho Hội thánh Êphêsô, mà tin rằng cũng là thư gởi cho chúng ta hôm nay. Nói về Giăng hay là nhắc đến Giăng thì trong vòng chúng ta không có ai là nguời có một đặc ân được Chuá yêu hơn hết và ngược lại ông cũng yêu Chuá không kém. Chúng ta còn nhớ một dạo nọ, ông nghiên trên ngực Chúa mà hỏi Ngài về những điều cần như một đứa con triếu mến Cha mình. Và khi nghe Chúa Phục sinh thì ông vồn vả chạy rất mau đến mộ để mong gặp Chúa đó là một người từng trãi thuộc linh đã có. Cho nên không lạ gì ông viết thư nầy từng trãi thuộc linh cuả mình cho Hội thánh Êphêsô, để nhắc lại ơn cuả Chuá mà ông đã thọ hưởng ngõ hầu đánh tà giáo Trí huệ thuyết đang đè nặng trên Hội thánh Êphêsô.

Lúc bấy giờ tại Êphêsô có tà thuyết nguy hiểm nổi lên ấy là Trí huệ thuyết, lấy sự hiểu biết theo lý trí làm tiêu chuẩn cho nền đạo đức, chối phân vị và vi cách, cùng nhơn tánh thần tánh cuả Chuá. Khiến cho đa số tín đồ hoang mang nghi ngờ lẽ thật cuả Đức Chúa Trời, đứng trước tình trạng ấy, khó mà gây dựng lại Hội thánh nếu Giăng không lấy từng trãi cá nhân cuả mình mà chứng minh dạy dỗ thì e bức thư cuả ông mất giá trị, nên ông phải cậy ơn Chúa mà đem từng trãi thuộc linh cuả mình dạy lại cho Hội thánh Êphêsô. Hôm nay nương theo khúc thư cuả Giăng chúng ta cùng nhau học hỏi lại sự từng trãi thuộc linh cuả Giăng. Phàm một điều gì muốn thuyết phục người ta thì phải có chứng cớ, xác thực do chính mình đã được thấy, nên Giăng muốn tỏ lại trừng trãi thuộc linh cuả mình thì ông lấy chính sự kinh nghiệm bản thân cuả ông mà làm chứng lại, nên chúng ta có thể nói rằng điều thứ nhất Giăng nói đây là:

I. Lời Tự Chứng Về Sự Từng Trãi. (Câu 1-3)

"Giăng đã lấy điều đã nghe và đã thấy mà nói lại"

Điều đã thấy. (câu 3a) môn đồ Giăng thấy gì? Thấy ai? Không thấy ai ngoài ra đã thấy chính Đức Chúa Jêsus. Tôi dám nói trong đám môn đồ không ai thấy Chúa Jêsus rõ hơn Giăng. Không ai yêu Chuá và được Chuá yêu bằng Giăng. Chúng ta tự hỏi, tại sao Giăng phải làm chứng mạnh rằng chính ông đã thấy Chuá. Vì cớ trong Hội thánh Êphêsô lúc bấy giờ có một người tên là Cerinthus tự xưng là nhận sự khải thị mới cuả Chuá. Chủ tương Đấng Christ không có thần tánh, ông nói rằng Christ là một ảo tượng không được sanh ra và không nếm trãi sự chết. Nhưng ảo tượng ấy nhập trong Jêsus nên người Jêsus khi làm Báp-tem được đầy dẫy Thánh Linh, nên mới làm được nhiều dấu kỳ phép lạ. Khi Christ làm xong chức vụ thì lại rời khỏi Jêsus. Tà giáo ấy chối nhơn và thần tánh cuả Cứu Chúa Jêsus, nhưng bành trướng rấy mau. Vì thế, Giăng muốn chận đứng tà giáo ấy, đem đức tin của Hội thánh Êphêsô đặc lại nơi Chuá Jêsus thì điều cần làm ông phải tỏ mình là người đã thấy Chuá rõ.

Cũng như Môise khi Chúa sai ông ra mắt dân Ysơraên để đem họ ra khỏi Ai-cập, thì ông thưa rằng bởi đâu họ tin tôi; nếu không có quyền phép cuả Chuá cập theo tôi để tỏ cho họ biết tôi đã gặp Ngài. Quả thật Ngài có giao sứ mạng này cho tôi, thì tôi bị họ rủa sả không nghe theo. Nên Chuá ban cho Môise phép lạ để làm chứng ông đã thấy Chúa. Đó là bí quyết Môn đồ Giăng dùng để kéo Hội thánh Ngài trở lại chân lý. Giăng quả thật đã thấy Chuá, thấy Chuá trong lúc trò chuyện, thấy Chuá trong khi làm phép lạ, thấy Chúa khi cầu nguyện tại Ghếsêmanê, thấy Chuá khi Ngài vác thập tự nặng nề, thấy Chuá chịu đóng đinh trên thập tự giá và cũng thấy Chuá trong khi Ngài sống lại, thấy Chuá trong lúc thăng thiên v.v... thật là một bằng chứng rõ ràng về sự từng trãi thuộc linh sâu nhiệm.

Quý vị có dám mạnh dạn làm chứng về Chuá cho người ta như Giăng không? Nếu đời thuộc linh chúng ta chưa từng trãi như Giăng, tôi dám chắc rằng không ai đám mở miệng. Có ai dám nói như Giăng tôi đã thấy Chuá rõ ràng, tôi đã thấy Chuá cách sâu nhiệm qua lời Kinh thánh. Nếu chúng ta từng trãi như Giăng thì ma quỷ sẽ lui xa chúng ta, không có tà giáo nào thắng chúng ta được. Vậy chúng ta không thấy Chuá mà theo Ngài là một kẻ dối trá... Chẳng những Giăng thấy Chúa như cũng:

Nghe tiếng Chuá nữa. Câu 3 nói gì? "Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em" nếu Giăng thấy Chuá mà không nghe Ngài thì chưa đủ vì một sự nghe lời Ngài phán là một điều quan hệ. Khi Chúa Jêsus vào nhà Laxarơ thì Mathê rất bận việc lo sắm đồ ăn để đãi Chuá, nhưng Mari trái lại ngồi dưới chân Chuá mà nghe sự dạy dỗ. Mathê thấy vậy không bằng lòng nên đến thưa với Chuá tỏ vẻ phân bì nhưng Chuá đáp rằng: "Mari đã chọn phần tốt hơn". Do đó, chúng ta thấy Giăng rất cần đem sự từng trãi mình nghe mà làm chứng lại. Nếu có người hỏi Giăng đã nghe gì? Thì chắc chắn Giăng đáp rằng: Tôi đã nghe Ngài phán rằng: "Ta với Cha là một" Tôi đã nghe Ngài phán rằng: "Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" Lại nữa khi Ngài sắp bước vào những ngày thương khó Ngài dạy rằng: "Ta là gốc nho các ngươi là nhánh, ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sanh ra lắm trái, vì ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được. Nếu ai chẳng ở trong ta thì phải ném ra ngoài"; Vả trong vườn Ghếsêmanê Ngài cầu nguyện rằng: "Cha ơi nếu chén nầy không lià khỏi con được mà con phải uống thì nguyện ý Cha được nên" Lại trước sân Philát, Philát hỏi Ngài rằng: "Có phải ngươi là vua dân Giuđa không? Ngài đáp thật như lời" Giăng còn nghe gì nữa? Chính trên thập tự giá Ngài tuyên bố việc cứu rỗi đã trọn mà rằng: "Mọi việc đã được trọn" Chính lúc Ngài sống lại thì Giăng cũng nghe Ngài phán rằng: "Bình an cho các ngươi; hãy xem dấu đinh nơi tay và chơn ta, hãy xem dấu giáo nơi hông ta!" Quả thật những điều Giăng thấy và nghe quá đầy đủ để chứng minh sự từng trãi thuộc linh cuả ông và cũng là một bằng chứng mạnh mẽ để binh vực đạo Chuá và danh Chúa đối với tà giáo Trí huệ thuyết.

Càng đi sâu chúng ta càng thấy từng trãi thuộc linh cuả Giăng đáng cho chúng ta học hỏi. Chẳng những ông có đủ sự lý cớ bênh vực danh Chuá như ông cũng dạy một lẽ đạo nữa là:

II. Từng Trãi Về Sự Tương giao.

Sự tương giao cuả Giăng muốn nói đây liên quan thượng giới và hạ giới, về thượng giới thì ông dạy.

a. Tương giao với Chuá. Trong câu 6 "Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật". Cái bí quyết làm cho đời thuộc linh chúng ta càng cao hơn ấy là hằng ngày tuơng giao với Chuá. Tương giao nghĩ là gì? Theo sự giải nghĩa cuả tự điển tương giao nghĩa là giao thông mật thiết với nhau. Chúng ta có thể lấy tình cha con nghĩa vợ chồng làm điểm hình cho sự tương giao. Không có gì mà Cha con chồng vợ không tâm sự lẫn nhau, để chia xẻ vui buồn cùng nhau. Nhưng tại sao môn đồ Giăng dường như quở trách Hội thánh Êphêsô nói dối. Họ nói rằng mình tương giao với Chuá nhưng việc làm thì đi trong sự tối tăm. Sự bất tương giao với Chuá và hành động trong Hội thánh Êphêsô như thế nào. Ông gọi là đi trong sự tối tăm, chúng ta xem (Khải huyền) 2:4-6 thì rõ: "Nhưng điều ta trách ngươi là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu, Song ngươi có điều nầy khá là ngươi ghét việc làm mà đảng Nicôla mà ta cũng ghét nữa". Chẳng những Giăng viết thơ gởi cho hội thánh Êphêsô một lần mà thôi, nhưng khi bị đày đến đảo Bát-mô ông cũng được Chuá bảo viết thư trong hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng ý tứ lời thơ thì giống nhau. Cũng khuyên nên tương giao với Chuá. Lúc trước kia thì Hội thánh Êphêsô rất tốt lắm là chịu khó nhọc, nhịn nhục, không dung kẻ ác vân vân. Nhưng sau đổi lòng kính mến ban đầu nguội lần và họ đi trong sự tối tăm.

Ban đầu họ rất sốt sắng, thờ phượng, tôn vinh cầu nguyện, đọc Kinh thánh nghe lời Chuá. Nhưng bây giờ không còn điều đó nữa. Sợ dây liên lạc giữa Đức Chúa Trời và Hội thánh Êphêsô đứt rồi. Nên Giăng khuyên lơn anh em nói mình giao thông với Chuá mà làm những việc tối tăm là nói dối. Nếu cứ cầu nguyện tương giao với Chuá thì tin rằng giữa Hội thánh Tin Lành Việt Nam nữa cũng không có Trí huệ tuyết, không có sự phạm tội, không có một cớ gì ngăn trở phước hạnh Chuá đến với chúng ta.

Chính đời sống ông Giăng đã từng trãi khi nghe qua điều gì mà ông thắc mắc ông liền nghiên trên ngực Chuá mà nài nỉ hỏi cho kỷ. Như vậy đời sống ông rất phước hạnh, ông mới có thì giờ viết thư khuyên chúng ta hôm nay nữa. Trong Ha-ba-cúc 2:1 cho chúng ta một gương tương giao nữa là Ha-ba-cúc kể mình như một người lính gát thành, đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy để tương giao với Chuá và chờ đợi Ngài trả lời. Quý vị đã có tương giao với Chuá như vậy chưa? Hay là mất lòng kính mến ban đầu, đang đi và làm những việc tối tăm? Chẳng những Giăng khuyên cần phải tương giao với Chuá mà cũng:

Tương giao với nhau: câu 7 "Nhưng nếu chúng ta ở trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng thì chúng ta giao thông cùng nhau" Nếu đã tương giao với Chúa thì lẽ tự nhiên cũng giao thông cùng nhau. Nhưng Hội thành Êphêsô không tương giao với Chúa, mất lòng kính mến ban đầu nên đối với nhau họ cũng thiếu sự tương giao. Vì sao? Xem (Khải huyền 2:6) "Song ngươi có điều khá nầy là ngươi ghét việc làm cuả Đảng Nicôla" Câu nầy cho chúng ta thấy họ thiếu sự tương giao vì trong vòng họ có Đảng Nicôla. Đảng Nicôla là đảng gì? (Nicolaites) Là giai cấp đảng, dâm loạn giống như Balaam "Dạy Ba-lác ngăn trở trước mặt con cái Ysơraên, đặng dạy dỗ chúng ăn thịt cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn *1. Khải huyền 2:14... Là giao cấp đảng. Đảng nầy chỉ chủ tương chỉ có tín đồ thượng lưu, tín đồ trí thức mới được cứu, còn hạng nghèo hè ngu dốt không hy vọng gì được cứu, nếu có chăng thì chỉ dường như qua lửa. Bởi ý chia rẽ đó, mà đem sự bất hoà đến cho hội thánh. Thay vì yêu thương nhau, cầu nguyện cho nhau thì người ta nói hành nói vu cho nhau. Thay vì nhìn nhau bằng cặp mắt triếu mến thì họ ngó nhau bằng sự đối kỵ, ganh gỗ, chê bai, khiến cho thân thể Chuá bị chia rẽ.

Giăng biết điều đó cho nên khuyên, nêú chúng ta là con cuả sự sáng thì nên tương giao cùng nhau. Khi Chuá Jêsus dạy các môn đồ nghe rõ"Nếu các ngươi yêu nhau thì bởi điều đó mà thiên hạ nhận biết các ngươi là môn đồ ta" (Giăng 13:35) Lẽ thật về sự hiệp một cuả Phao-lô dạy trong (I Côrinhtô 12); rất hiệp cho sự dạy dỗ nầy. Thật Chuá là đầu, Hội thánh là thân thể Ngài. Đầu tương giao với thân thể thế nào thì các chi thể cũng phải tương giao với nhau thể ấy. Không ai tự tay mình chặt chơn mình hay dùng nó đánh vào đầu, nhưng săn sóc lẫn nhau như thế thường người ta nói: "Đau chơn há miệng" Vậy thì tín đồ trong Hội thánh cần phải tương giao với nhau, nghĩa là thăm viếng nâng đỡ an ủi và cầu thay cho nhau. Như vậy chúng ta tin rằng Chuá đổ phước xuống trên chúng không chỗ chứa, nhược bằng trái lại theo lời Chúa phán: Không phải là môn đồ cuả Ngài. Thế thì chúng ta suy nghĩ lại chính chúng ta đã tương giao chưa? Trong vòng chúng ta có người nào hiềm khích nhau không? Thù oán nhau không? Có gì bất bình nhau không? Hãy nhờ ơn Chuá bỏ hết dấu dưới giòng huyết vị tha cuả Chuá mà bắt đầu một sự tương giao thân mật nhau như lời Chuá dạy: "Hãy ở với nhau cách nhơn từ đầy lòng thương xót tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy." (Êphêsô 4:32)

Đời sống các môn đồ trong hội thánh đầu tiên rất hạnh phước. Kinh thánh chép rằng: "Hằng ngày họ tương giao, cầu nguyện cho nhau, bẻ bánh cho nhau và hết lòng hát ngợi khen Chuá" Chúng ta có điều nào giống như vậy chưa? Hãy cầu nguyện Chuá giúp chúng ta. Ai trong vòng chúng ta còn nghi ngờ ơn Chuá? Ai trong vòng chúng ta còn nói mình phạm tội không xứng đáng sống cuộc đời như đã kể tên. Hãy để ý sự từng trãi cuả Giăng dạy chúng ta về:

III. Sự Từng Trãi Ơn Tha Thứ: câu 7b "Huyết Đức Chúa Jêsus con Ngài làm sạch mọi tội lỗi cuả chúng ta" Bởi lẽ Trí huệ thuyết dạy về Chuá Jêsus không có thần tánh và nhơn tánh nên đa số tín đồ Êphêsô trong đường tối tăm mà coi thường huyết cuả Chuá Jêsus, tưởng huyết ấy cũng như huyết cuả các người khác thôi không linh nghiệm, nên Giăng phải nhấn mạnh "Huyết Chuá Jêsus Con Ngài có quyền làm sạch mọi tội lỗi chúng ta". Bởi đâu Giăng rõ lẽ đạo nầy và quả quyết như vậy? Rất dễ hiểu và khi Chuá Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá tại Gôgôtha thì Giăng ở đó. Giăng đã xem tường tận sự khổ hình cuả Chuá chịu. Giăng đã thấy rõ huyết trong tay và chân chảy ra, trên đầu cuả Chuá chảy ra. Thiết trưởng khi một tên lính La-mã đâm hông Chuá huyết chảy ra lai láng Giăng cũng rõ nữa. Ông đã nhận thấy những điều đó nên ông biết chắc, vì khi dự tiệc "Thánh" Chuá Jêsus cũng có dạy"Chén nầy là huyết ta, huyết cuả sự giao ước mới đã đổ ra cho nhiều người được tha tội".

Từng trãi cuả sứ đồ Phierơ cũng ấn tượng mạnh mẽ trong đời sống cuả Giăng ấy là khi Phierơ chối Chuá. Phierơ đã ba lần chối Chuá, nếu không bởi huyết Chuá Jêsus có quyền tha tội thì Phierơ đâu còn là Sứ đồ danh tiếng nữa. Chúng ta học về huyết cuả Chuá Jêsus, chúng ta nhớ lại huyết sinh tế trong đời Cựu ước. Huyết sinh tế đời Cựu ước làm hình bóng về huyết cuả Chuá Jêsus trong thời Tân ước. Nếu không có huyết bôi trên màng cửa cuả người dân Ysơraên thì con đầu lòng cuả họ cũng bị giết như cuả người Ai-cập, nhưng vì nhờ huyết ấy thiên sứ bèn vượt qua. Nếu không có huyết bôi trên nắp thi ân, thì dân sự của Đức Chúa Trời không hề được tha tội, mà trái lại Thầy tế lễ cũng bị giết chết trong nơi chí thánh. Vì thế, Giăng mới mạnh dạn mà dạy về linh nghiệm cuả huyết Đức Chúa Jêsus. Kinh thánh cũng dạy rằng: "Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi chí thánh một lần đủ cả, không dùng huyết cuả bò hay dê đực, nhưng dùng chính huyết mình, mà tẫy sạch tội lỗi cho thế gian" (Hêbơrơ 9:12). Ai trong chúng ta đã từng trãi điều ấy? Dầu huyết của Chuá linh nghiệm như vậy nhưng có một số con cái Ngài chưa được huyết ấy tẫy sạch tội lỗi vì sao? Vì chưa được:

Xưng tội mình. (Câu 9)

Phải xưng tội nữa mới hưởng được sự linh nghiệm, kià môn đồ Giăng nói gì nữa:"Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là Đấng thành tín công bình sẽ tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nếu chúng ta nói mình không có tội ấy là chúng ta nói dối" Đó là bí quyết thành công cuả một tội nhơn. Một số tín đồ Hội Thánh Êphêsô cũng như Hội thánh hiện nay họ không chịu xưng tội với Chuá. Họ tưởng rằng Chuá là Đấng yêu thương thì Ngài tha tội chớ cần gì phải xưng tội ra. Điều ấy sai lầm, vì thế nên đời sống họ mất phước, hoặc họ nói tội lỗi nhiều quá sợ không được Chuá thương xót, hay vì thể diện mà không xưng ra.

Từng trãi cuả Giăng đã rõ. Sở dĩ Giuđaíchcariốt bị Kinh thánh lên án là đứa con cuả kẻ hư mất, vì nhiều dịp Chuá cho ăn năn như ông chẳng chịu xưng tội. Anania và Saphira bị chết dưới chơn sứ đồ Phierơ vì cớ giấu tội lỗi hoặc đi ngược lại với Cựu ước thì chỉ mình A-can không xưng tội mà cả dân Ysơraên bị thảm bai rồi kết cuộc An-can và gia quyến ông bị giết chết. Nhưng nếu xưng tội thì dầu là dân ngoại bang như thành Ninive cũng được giải cứu. Chính Giăng đã thấy Phierơ sau khi chối Chuá khóc lóc thảm thiết, vì sự đau khổ ấy được Chuá tha và sau đó trở nên đầy ơn trong chức vụ giảng Tin lành. Vâng, có ai phạm tội một lần hai tội đáng chết như vua Đa-vít không? Đã phạm tội tà dâm mà lại phạm tội sát nhân nữa, thật là hai tội trọng nhưng ông đã ăn năn, khóc lóc xưng tội mình nên Chúa tha. Trong Thi thiên chúng ta thấy ông chép: "Mỗi đêm tôi làm trôi giường tôi, dầm nó với nước mắt" (Thi thiên 6:6) "Đức Chuá Trời ôi lòng đau thương thống hối Chuá không khinh dễ đâu" (Thi thiên 51:17)

Bây giờ chúng ta cũng thấy rõ huyết Chuá có quyền tha tội như với kẻ xưng tội mình cũng như nước trong chai đầy mà chúng ta không có nước uống vì cớ không chịu mỡ nút chai ra, cứ đậy kín nút chai rồi đứng đó rót cũng chẳng bao giờ có nước, điều cần là phải rút nút chai ra. Cũng một thể ấy, không chịu xưng tội thì sẽ không bao giờ được tha thứ. Vậy hãy xưng tội thì Chuá sẽ sẵn sàng tha thứ cho. Tôi cảm tạ ơn Chúa tôi đã học được sự từng trãi cuả sứ đồ Giăng. Nào là sự thuật về sự từng trãi cuả môn đồ Giăng. Chính ông đã thấy Chuá và nghe Ngài, ông đã từng trãi về sự tương giao. Tương giao với Chuá và với nhau, ông đã từng trãi về ơn tha tội nên ông dạy người được Chuá tha tội, phải xưng tội với Ngài.

Quý vị hôm nay đối với Chuá và lời cuả Ngài như thế nào? Chúng ta có làm theo lời cuả Ngài hay là chối bỏ? Chắc trong lòng chúng ta mỗi người đều ước ao được đồng thanh mà nói như thánh Giăng là: Tiếp nhận Chuá và lời dạy dỗ cuả Ngài, để đạt đến sự từng trãi thuộc linh như thánh Giăng đã có. Chúng ta xem khoảng đời cuả Thánh Phaolô trước khi gặp Đấng Christ ông thấy mình là trọn vẹn lắm, công bình lắm! không một vết nhơ nhưng khi ông gặp Đấng Christ ông thấy mình là ô uế xấu xa quá, khốn nạn... ông làm chứng lại: "Trong những kẻ có tội đó là tôi là đầu" nhưng ông chạy đến với Chuá và xưng ra các tội phạm nên được Chuá tha thứ, và trở nên người mới và thánh. Phaolô đã từng trãi các ơn phước cuả Chúa cách sâu nhiệm.

Vậy nhân dịp đón chào Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 27, quý vị và tôi hãy tự xét lấy lòng mình, xem có chỗ nào khuyết điểm có thể ma quỷ xen vào làm cho chúng ta mất phước hãy đến với Chuá và ăn năn. Vì huyết cuả Chuá Jêsus con Ngài có quyền làm sạch mọi tội cuả chúng ta, để chúng ta tái lập sự tương giao với Chuá và với nhau, để gây dựng thân thể Đấng Christ được lớn lên, được tầm thước gióc giạc trọn vẹn trong Đấng Christ. Muốn Thật hết lòng.

Paul Châu An Phước

*1 Xin tham khảo thêm Thánh Kinh tự điển trang 1033-1034 by Wm. C. Cadman.

(Acts Vi. 5) 2 Pet. 2.15; Nu.22 Jude (11) John Rev. 2.14 ;20-23 The New Bible Dictionary Douglas Eerdmans trang 886.