Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 44

Ý Nghĩa Lễ Tiệc Thánh

(The Purpose and Meaning of the Lord Supper) Mathiơ 26:26-29

Mục Sư Vinh Trọng Nguyễn -- Vietnamese Hope Baptist Church - Baton Rouge, LA

April 4, 2004

26:26 Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. 26:27 Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; 26:28 vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. 26:29 Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.

Introduction

* Chỉ còn khoảng 1 tuần lễ nữa thôi... thì ~người Cơ Đốc lại kỷ niệm 1 đại lễ - đó là lễ Chúa Giê-xu Phục Sinh

> Theo dòng lịch sử cho biết... cách đây gần 2,000 năm

... tuần lễ này đánh dấu là tuần lễ cuối cùng trong cuộc đời "làm người" của Chúa Giê-xu ở trên đất

> Vì trong tuần lễ này, vào tối thứ Năm - Chúa Giê-xu đã bị bắt, bị xử án 1 cách phi lý, bị đánh đập tàn nhẫn, Ngài bị sỉ vả, và cuối cùng đã bị đóng đinh trên cây thập tự giá 1 cách nhục nhã, đớn đau

> C/ta hãy tưởng tượng lại tâm trạng của Chúa Giê-xu trong tuần lễ cuối cùng của đời mình sẽ ra thế nào?

# Nếu ACE đang trông đợi 1 niềm vui hay hạnh phúc nào đó... như sắp sửa "lên xe hoa về nhà chồng", sắp sửa bước vào 1 căn nhà mình mới mua, 1 chiếc xe mới, 1 công việc mới...

thì chắc có lẽ tấm lòng c/ta cảm thấy vui sướng, hồi hộp biết bao, phải không?

> Nhưng nếu c/ta biết sự chết (tử thần) đang chờ đợi mình trong vài ngày nữa

... thì tâm trạng của c/ta lúc đó sẽ ra sao đây?

(How do you feel... when you know that death is waiting for you in couple days?)

> Sống trên đời này, c/ta đối diện với nhiều nỗi lo sợ: nào là sợ thiếu ăn - không đủ mặc, sợ bịnh, sợ mất job, sợ con cái hư hỏng, sợ xe hư, sợ ăn trộm... nhưng có lẽ trong mọi nỗi lo sợ

- không có điều gì đáng sợ nhất - đó chính là sợ chết, phải không?

> Từ lúc Chúa Giê-xu sanh ra đời, khôn lớn lên... Ngài biết rõ mục đích đời sống của mình ở trên đất này là gì

- đó là "không phải để sống"... nhưng để 1 ngày bị giết chết đi - làm "của lễ chuộc tội" cho cả nhân loại

- theo thánh ý của Đức Chúa Cha

> Chúa Giê-xu biết tuần lễ cuối cùng này... là thời điểm của sự chết của mình... và Chúa biết

"con đường thống khổ" mình phải đi qua... thì tâm trạng của Ngài lúc đó chắc đau buồn, sầu não lắm?

# Luca 22:44 - Lúc Ngài cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmanê

... bác sĩ Luca đã chép - đến nỗi ~giọt mồ hôi của Ngài trở nên ~giọt máu... rơi xuống đất ...

(Jesus knew that it was the time... that He had to face the worst enemy... that is death)

> Không phải vậy thôi... nhưng Chúa Giê-xu còn chịu chết... trong tâm trạng "một mình cô đơn"

> Sự cô đơn đây không có nghĩa là không có ai ở xung quanh mình

... nhưng là không có ai biết và thông cảm nỗi khó khăn của lòng mình

> Đến nỗi chính các môn đồ của Chúa lúc đó cũng chưa hiểu... 1 vài ngày nữa tại sao chính Thầy của mình

là Đấng đã từng làm ~phép lạ... sẽ bị bắt dễ dàng, bị đánh đập & bị treo trên cây thập tự giá...

(Jesus didn't just die a cruel death... but He also died lonely

... because no one understood Him at that time - even His own disciples)

> Trong tuần lễ đó vào tối thứ Năm, Kinh Thánh chép lại khi Chúa và các môn đồ đang dùng bữa tối... thì Chúa Giê-xu đã thiết lập 1 nghi lễ - gọi là lễ tiệc thánh... để sau này các môn đồ của Chúa mới hiểu được tại sao Ngài đã đến & đã phải bị chết 1 cách nhục nhã đớn đau trên cây thập tự như vậy...

> Nghi lễ tiệc thánh trong đêm đó chính là "cái bóng" (The shadow of His death) biểu tượng trước cho "cái hình" (The real death) về sự chết hy sinh của Chúa... để làm giá chuộc tội cho nhân loại

> H/T Chúa khắp nơi ngày nay thường hay dự lễ tiệc thánh này... để tưởng nhớ đến sự hy sinh này của Chúa

> H/T của c/ta tại đây - dự lễ tiệc thánh này thường xuyên mỗi Chúa Nhật đầu tháng...

> Có lẽ không có điều gì có ý nghĩa cho bằng... khi c/ta sửa soạn kỷ niệm ngày thương khó, sự chết & sự sống của Chúa Giê-xu bằng cách hãy suy gẫm & hiểu rộng, hiểu sâu về mục đích & ý nghĩa của lễ tiệc thánh này...

I. Mục Đích

> Thứ nhất, nghi lễ tiệc thánh này không phải do H/T báptít... hay giáo hội đặt ra, nhưng do chính Chúa Giê-xu

đã thiết lập trong đêm Ngài bị bắt và bắt đầu bị xử hình...

> Trong I Côr. 11:24-25 - sứ đồ Phaolô cho thấy rõ mục đích mà con dân Chúa, H/T Chúa ngày nay phải thường giữ nghi lễ này - là để "nhớ đến sự hy sinh" của Chúa - đã phải chịu chết vì tội lỗi của c/ta...

(The purpose of the Lord Supper is to help us... in remembering of Jesus' death, of His sacrifice for our sins)

> Trong đêm Ngài bị bắt Chúa Giê-xu đã thiết lập lễ tiệc thánh... để sau này các môn đồ của Ngài - mới "mở mắt" & hiểu được mục đích Chúa đến không phải để "giải phóng" dân họ ra khỏi ách nô lệ của người la-mã, cũng không phải để chữa bịnh hay làm ~phép lạ... nhưng để chuộc tội, giải phóng nhân loại ra khỏi sự tối tăm & quyền lực đoán xét của tội lỗi... & lập nên 1 con đường duy nhất đem loài người có thể trở về lại với ĐCT...

> Cá tánh tự nhiên của con người c/ta là hay ưa quên... mà có nhớ đi nữa thì cũng "nhớ trước quên sau..."

> C/ta hiện đang sống trong 1 thế giới tư bản, bận rộn, có qúa nhiều ~áp lực

mà dễ làm cho c/ta còn hay quên hơn nữa...

> Xã hội c/ta đang sống đây - có rất nhiều ~đòi hỏi, mời mọc, xe xua, đua đòi - rất dễ làm cho c/ta hay quên đi ~điều ưu tiên trong cuộc sống... là những điều đáng nhớ... vì ~điều này có giá trị trường tồn...

# Biến cố 30/4/75 hình như đã bị chôn vùi, bị quên đi trong dĩ vãng của nhiều người Việt rồi chăng?

> Biết bao nhiêu tín hữu từ biến cố đau thương đó đã tha thiết hứa nguyện với Chúa đủ điều... nhưng nay có lẽ vì sự sinh sống hằng ngày bên đất nước phì nhiêu này... theo thời gian mà đã làm cho họ lãng quên đi ~điều mình & gia đình mình đã hứa nguyện với Chúa, từ ngày đặt chân trên đất nước tự do này rồi chăng?

# Biết bao nhiêu con cái Chúa sau khi đã thành tâm ăn năn tin nhận Cứu Chúa Giê-xu & gia nhập vào trong đại gia đình của Chúa... đó là H/T... với ~lời cam kết hứa nguyện

... nhưng theo thời gian ~lời cam kết đó đã bị phôi pha, bị lãng quên, bay đi đâu mất rồi chăng?

# Biến cố 911 đã làm rúng động cả nước Mỹ, ngay sau đó thống kê cho biết sự nhóm lại trong các nhà thờ tăng lên 1 cách rõ rệt, c/ta thấy đến nỗi các thượng & hạ nghị sĩ hiệp lại & nắm tay nhau cầu nguyện "God Bless America" nhưng bây giờ thống kê cho biết

sự nhóm lại trong các nhà thờ cũng đã trở lại con số... bằng trước khi biến cố 911 xẩy ra...

(Hãy xem rõ H/T của chính c/ta thì biết - có chi thay đổi chăng?)

> Con người c/ta ưa quên... cho nên c/ta cần được sự nhắc nhở, thôi thúc, và mời gọi luôn...

> Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh và bảo con cái của Ngài phải thường luôn giữ nghi lễ này... là để c/ta không quên ~gì Chúa đã hy sinh, phó mạng sống của Ngài cho c/ta... mà luôn nhớ hình ảnh của thập tự giá

# Câu chuyện tại nước Ba tư về 1 người chăn chiên rất trung thành với quốc vương... nên được vua nâng đỡ cuối cùng được lên làm tể tướng... ~ng bạn hữu thấy vậy ghen tức & tìm cách lật đổ người

> Sau 1 thời gian họ dò xét, thì khám phá ra rằng trong dinh của người tể tướng này - có 1 phòng riêng luôn được đóng kín & cứ mỗi tuần 1 lần thì ông lẻn vào phòng đó, đóng cửa kín lại, ở trong khá lâu 1 hồi rồi đi ra... Họ nghĩ ông tể tướng này chắc đang làm 1 việc gì mờ ám, cất giấu của cải của vua chăng?

> Thế là họ bèn kiện đến vua và xin được vào phòng ấy lục soát cho kỹ xem người để ~gì trong đó?

> Được vua cho phép, họ liền đến dinh tể tướng và xông vào phòng kín đó để lục soát

> Nhưng ngạc nhiên thay là trong phòng đó chỉ là 1 căn phòng trống rỗng

- chỉ có 1 đôi giày cũ & 1 chiếc áo rách mà thôi... và họ đi thuật lại với vua...

> Vua lấy làm ngạc nhiên nên triệu tể tướng đến để hỏi xem tại sao trong phòng riêng đó

chỉ có 1 đôi giày cũ và 1 chiếc áo rách như vậy & mỗi tuần 1 lần tể tướng vào đó để làm gì?

> Tể tướng thưa cùng vua: "Thưa vua, đôi giày cũ và chiếc áo rách đó là ~món vật tôi có khi còn chăn chiên...

Tôi để ~vật ấy trong phòng riêng & mỗi tuần vào đó nhìn lại 1 lần - để tôi không quên rằng tôi vốn xuất thân từ chỗ nghèo nàn, chẳng tài đức chi hết - mà nay được vua ban ơn cao trọng

- hầu để tôi cố gắng sống xứng đáng với sự tín nhiệm & ân huệ vua đã ban cho tôi..."

> Có lẽ mỗi người c/ta cũng cần có ~món vật giống như vậy - biết giữ lại ~của vật nghèo nàn - từ khi c/ta mới từ Việt Nam đặt chân qua Mỹ (Có người chỉ có 1 mảnh áo) mà ngày nay đã được Chúa ban cho đầy đủ: nhà cửa, xe mới, bằng cấp, công ăn việc làm tốt... để mình chớ có bao giờ quên ơn Chúa đã đãi ngộ mình & gia đình mình thế nào... mà luôn trung tín giữ ~mạng lệnh Chúa, không đánh mất ~gía trị ưu tiên của cuộc sống?

> Chúa Giê-xu đã thiết lập & để lại nghi lễ Tiệc Thánh... để cho ngày nay H/T, con cái Chúa luôn nhớ đến

chính Chúa đã hy sinh mạng sống của Ngài thể nào cho mỗi người c/ta

II. Ý Nghĩa của nghi lễ Tiệc Thánh

> Chúa Giê-xu không phải chỉ là Cứu Chúa của cả nhân loại mà thôi

... nhưng Ngài còn là 1 Giáo Sư thật tài ba... đến từ trên cao

> Sự dạy dỗ của Ngài qua ~ẩn dụ rất thực tế & khôn ngoan... nhất là cách Chúa thường dùng lối "nhân cách hoá" hầu cho ~ng nghe dễ hiểu, dễ nhớ... mà có thể giữ được...

> Cũng vậy, trong ~giây phút cuối cùng của đời mình... khi chính các môn đệ cũng vẫn chưa hiểu được mục đích của Thầy mình... thì trong bữa ăn tối đó - Chúa Giê-xu đã dùng 2 món vật - đó là bánh & chén rượu nho

- để giúp cho các môn đồ sau này hiểu & nhớ lại việc Ngài sắp sửa phải bị hy sinh chịu chết cho nhân loại...

(Jesus used the bread and cup... to help His disciples in understanding of His sacrifice...)

> Thứ nhất, c/ta phải hiểu bánh và chén nước nho chỉ là ~món vật để biểu tượng, trượng trưng (only symbolic) cho thân thể... và huyết của Ngài phải bị tan nát & đổ ra để chuộc tội cho nhân loại...

> Bánh và chén nước nho không phải là thịt thật hay máu thật của Chúa

... mà có 1 số tôn giáo đã hiểu lầm và tin như vậy....

> C/ta thấy có rất nhiều điều Chúa tự xưng về chính mình, hay ~người khác nói về Chúa - chỉ là để diễn tả ý nghĩa thuộc linh/thiêng liêng của nó... chứ không có nghĩa rằng Ngài chính là ~thứ vật đó

# Chẳng hạn như Chúa Giê-xu phán "Ta là sự sáng của thế gian" - không có nghĩa Ngài là ánh sáng của mắt trần thấy được... nhưng có ý là Ngài là Đấng đem đến chân lý (truth) cho đời, lẽ sống đời đời cho linh hồn

# Chúa Giê-xu phán "Ta là cửa của chiên" - không có nghĩa là Chúa là cái cánh cửa bằng gỗ thô kệch, hoặc cái cổng của chuồn chiên làm bằng kim loại... nhưng "chuồn chiên" là biểu hiểu cho nước của ĐCT và Chúa chính là cái cửa duy nhất (Only way) mà qua đó - mọi người bất cứ ai có thể vào được nước của ĐCT....

# Một thí dụ ngaòi đời khác như "lá cờ của nước Việt Nam Cộng Hoà" có 1 nền vàng với 3 sọc đỏ xong xong... màu vàng biểu hiệu cho màu da của người Việt, còn 3 sọc đỏ biểu hiệu cho 3 miền: Bắc, Trung & Nam... nhưng lá cờ chỉ là vật tượng trưng (dấu hiệu) cho dân tộc Việt thôi

... chứ chính nó không phải là dân tộc Việt Nam (nhưng mỗi người c/ta mới là người Việt)

> Vả lại, nếu bánh và chén nước nho đó thật sự biến thành thịt và huyết Chúa... thì hóa ra c/ta đi theo đạo "ăn thịt và uống huyết người sao" (Cannibals)...

và mỗi lần c/ta dự lễ tiệc thánh là mỗi lần Chúa phải lại chịu chết đau đớn nữa sao?

> Chú ý là ngay trong đêm Chúa thiết lập lễ tiệc thánh - Ngài chưa bị treo trên thập tự giá & chưa đổ huyết

thì làm sao nói rằng bánh và chén đó chính là mình & huyết thật của Chúa Giê-xu được?

1) Bánh đây biểu hiệu gì?

> Khi Chúa Giê-xu phán "bánh đây chính là thân thể Ta" là biểu hiệu "bóng của hình" mà chính Con của ĐCT trong đêm nay sẽ bị bắt, thân thể Ngài sẽ bị đánh đòn & treo trên cây TTG để chuộc tội cho nhân laọi....

> Điều lạ lùng - lễ tiệc thánh được thiết lập vào đúng ngày lễ Vượt Qua của người Do Thái...

> Đây là nghi lễ cũ nhất của người Do thái, có trước cả luật pháp & đền tạm... mà người Do Thái nào cũng biết hết... (~giống như là đối với người Việt c/ta hiểu rõ biến cố 75 là thế nào...)

> XEDTK 12 - Lễ vượt qua họ kỷ niệm mỗi năm vào ngày 14 tháng Giêng (tháng Nisan)... để tưởng nhớ đến sự ĐCT đã giải cứu dân tộc họ một cách lạ lùng thế nào... ra khỏi vòng nô lệ của người Ai Cập...

> Trước đêm được giải phóng đó, ĐCT giao cho người Hêbêrơ 1 mạng lịnh - đó là mỗi gia đình phải bắt 1 con chiên hay dê đực, đúng 1 tuổi, không tì vít... mà giết chết đi, không được làm gẫy 1 cái xương nào, quay nó trên lửa mà ăn thịt với bánh không men và rau đắng...

> Còn máu của nó phải bôi trên cửa của nhà mình... vì tối hôm đó khi thần chết của ĐCT sẽ đến hành hại xứ Ai Cập giết chết đứa con trai đầu lòng của mỗi nhà... ngoại trừ nhà nào có bôi huyết của chiên trên cửa mình

> Đó là sự kiện của lễ vượt qua... và từ ngày đó - người do thái đã phải giết biết bao nhiêu con chiên mỗi năm

để kỷ niệm, nhớ lại sự ĐCT đã giải cứu họ thể nào....

> Những con chiên qua biết bao nhiêu ngàn năm bị giết trong ngày lễ Vượt Qua - chỉ là sự biểu hiệu, tương trưng (cái bóng - the shadow) cho đến lúc Chúa Giê-xu đến và nói: "Đây là thân thể Ta"

(The sheep that were sacrificed every year at the Feast of Passover are not the real thing, just symbolic

until the time Jesus came and said "This is my Body"... This is the "Real Thing!)

> Có tối thiểu 17 điều tiên tri trong các sách Cựu Ước đã nói trước cà ngàn năm về sự chết & chôn của Chúa Giê-xu... nhưng khi Chúa Giê-xu phán "Đây là thân thể Ta" - thì đây là lúc, là thời điểm, là buổi tối

- cho tất cả ~lời tiên tri đó sẽ bắt đầu được ứng nghiệm

> Khi Chúa Giê-xu noí "bánh đây chính là thân thể Ta" thì đây là lúc không còn cần ~con chiên tượng trưng nữa... nhưng bây giờ là lúc "Chiên Con độc nhất của ĐCT" - sẽ phải chịu chết đau đớn & đổ huyết 1 lần là đủ cả... và nhờ huyết đó c/ta ngày nay được sự giải phóng - không phải sự giải phóng tự do

... nhưng giải phóng khỏi quyền lực phán xét đời đời của tội lỗi!

# Thí dụ - tối thứ Sáu vừa qua, 1 số các bạn thanh & thiếu niên họp lại để tập hát cho lễ Phục Sinh... c/ta hiểu đây chỉ là lúc tập dợt mà thôi... nhưng cho đến tối thứ Sáu qua Chúa Nhật tuần này mới là lúc c/ta hát thật cho lễ Phục Sinh - lúc đó mới là "The Real thing!"

(When Jesus said: "This is my Body" This means that "This is the real Me" This means no more sheep sacrifice, no more shadow, no more prophecies about the death of the Savior... this is the time for God's only Son to come & die for the sins of the World - once & for all - to fulfill all the prophecies about the Savior)

2) Chén rượu nho biểu hiệu gì?

> Sau đó - Chúa Giê-xu phán: chén rượu nho chính là huyết của Chúa phải đổ ra để chuộc tội cho nhân loại

a) Từ lúc ban đầu - đời Abên, qua Nôe, Ápbraham, Môise... đều là ~lời giao ước bởi huyết....

chứ không bởi ~vật thổ sản - không có huyết được....

# Trong ngày lễ vượt qua, chiên & dê đực phải bị giết để có huyết bôi trên cửa...

chứ người Hêbêrơ không thể lấy bút Crayon color màu đỏ mà tô trên cửa mình được....

> Tại sao lại phải cần huyết?

i) Đơn giản là vì huyết là sự sống - chỉ có người chết rồi... thì mới không cần huyết nữa

ii) Hêbêrơ 9:22 - Vì lời giao ước có chép rõ - Phải có sự đổ huyết thì mới có sự tha tội...

# Tỉ dụ như tôi đã cố ý giết chết 1 đứa bé... bị bản án tử hình

> Tôi có thể nào lấy lý do thôi tôi trả mạng sống của đứa bé với chiếc xe Toyota Camry 2004 cũng được vậy?

> Không được là vì giao kèo của án xử là tử hình

.... vì sự sống của 1 người không thể đổi chác bằng ~món vật được!

> Chúa Giê-xu phải đổ huyết vô tội của Ngài để trả giá chuộc tội cho c/ta

... ngàoi ra không có vật chi thay thế được

# Khi cháu Liđa đi mổ răng xong cũng vậy - nhận ngay cái bill có chép dòng chữ rõ ràng

Đây là phần tiền bạn phải trả - gần 800$... vì đó là giao kèo đã định!

> Cái giao kèo của sự sống đời đời cho c/ta là phải được trả bằng huyết vô tội

... nên Chúa Giê-xu phải đổ huyết

(The new covenant is the covenant by the blood... that Jesus had to die)

b) Chúa Giê-xu không phải chỉ chết 1 cách êm xuôi, nhẹ nhàng

... nhưng Kinh Thánh chép rõ Ngài phải bị đổ huyết

# Nếu c/ta có 1 người thân trong gia đình đang đau nặng, hấp hối, sắp qua đời - có lẽ không có gì c/ta mong ước cho bằng - đó là nếu họ qua đời thì đi 1 cách êm xuôi, nhẹ nhàng phải không?

> Nhưng sự chết của Chúa Giê-xu không có thể êm xuôi, nhẹ nhàng

... mà Kinh Thánh chép rõ - Ngài phải bị đổ huyết 1 cách đau đớn....

# Cuộn phim "The Passion of the Christ" cho thấy 1 phần hình ảnh của sự đổ huyết của Chúa Giê-xu

... từ ~lằn roi, đến mình Ngài đẫm máu, đầu Ngài có máu rỉ ra bởi gai đâm, đến ~cái đinh đóng xuyên qua tay & chân Ngài, cho đến khi tên lính la mã lấy giáo đâm vào xườn Chúa - để máu và nước đổ ra...

(His death was not a simple death... but it must be a cruel death to be the sacrifice for our sins)

c) Huyết của Chúa đổ ra sẽ là "dấu ấn" của sự giao ước đời đời cho tất cả và bất cứ ai dám tin đến danh Ngài...

> Giao ước mới này sẽ bằng chính huyết của Chúa Giê-xu... chứ không còn huyết của ~con chiên và dê nữa

# Làm việc tại hãng C-K - tất cả ~reports gởi đến cho văn phòng của chính phủ

đều phải được đóng ấn của 1 người kỹ sư có bằng PE license... nếu không có thỉ sẽ không được chấp nhận

> Sự đóng ấn này là dấu chứng đã có 1 người kỹ sư chuyên môn xem xét kỹ càng ~dự kiện này

và chứng nhận đó là đúng!

> Ai bằng lòng tin nhận Cứu Chúa Giê-xu thì người đó có huyết của Ngài là dấu ấn chứng nhận sự người đó đã được tha tội, nay được xưng công bình và có quyền phép được hưởng cơ nghiệp đời đời của ĐCT

# Khi tôi "renew" lại bảo hiểm xe... sau khi thỏa thuận số tiền và ~điều kiện cover...

họ gởi về ngay tấm giấy nho nhỏ - chứng nhận rằng mình đã có bảo hiểm của hãng họ....

> Huyết Chúa mầu nhiệm biết bao là "dấu chứng" c/ta được "cover" tránh khỏi cơn thạnh nộ của ĐCT

mà còn được phép nhận lãnh phần cơ nghiệp của mình ở trên thiên đàng 1 ngày gần đây nữa

(The blood of Jesus is also the seal... for the new covenant between us and God)

3) Uống nước nho mới?

> Lễ tiệc thánh không chỉ giới hạn ở sự tha tội mà thôi

... nhưng còn dẫn đến niềm trông cậy của sự sống đời đời trong vương quốc của ĐCT....

> Chúa Giê-xu nói với các môn đồ trong đêm đó là Ngài sẽ không uống nước nho này với các môn đồ nữa

cho đến khi họ sẽ cùng Chúa uống chén nho mới trong bữa tiệc Chiên Con trên nước thiên đàng...

> Chúa Giê-xu chính Ngài là Chân lý

& Chân lý đó dẫn đến 1 định mệnh, đích đến rõ ràng - đó là sự sống đời đời

# Giăng 14:6 - "Ta là đường đi, lẽ thật, là sự sống"

- Ngài là con đường dẫn đến sự sống - chứ không vào sự hư vô!

> Có lắm ~con đường (triết lý) trên thế gian ngày này... nghe thật là hay và mát tai... nhưng nếu tìm hiểu cho rõ... thì thấy thật chỉ dẫn con người vào sự hư không, ảo ảnh (nothingness) mà thôi!!!

# Cũng thật giống như 1 người đi mua bảo hiểm - với ~quảng cáo thấy xôm lắm

... mà không biết rõ ~gì hãng đó sẽ cover cho mình - khi mình gặp tai họa?

# Nếu ACE lên 1 chiếc máy bay - đi từ Baton Rouge qua Cali để dự đại hội

> Hỏi người phi công... "Thưa ông! ông có biết là mình đủ xăng để bay từ đây đến Cali không?"

> Người phi công gãi đầu rồi trả lời: "Điều đó tôi không biết & không thể trả lời cho anh được?"

thì chắc chắn c/ta sẽ nói: "Let me get out of this plane & go to another one, phải không?"

> Chúa Giê-xu không phải hứa cho c/ta cơ nghiệp trên thiên đàng mà thôi... Kinh Thánh còn chép Ngài đã chết để chuộc tội cho c/ta & đã sống lại đi trước để làm gì? Để sửa soạn cho mỗi người 1 chỗ ở đó!

(The Lord Supper also reminds us about the hope we have in Him - that is the eternal life)

> C/ta là ~người sống có sự trông cậy chắc chắn

> C/ta biết rõ định mệnh của đời sống mình, c/ta biết rõ nơi ở đời đời của mình

... vậy thì sao c/ta còn sống trông thấy đau khổ, chán ngán, buồn đau sở vậy! Như ~ng không có hy vọng sao?

> Có thể là bởi vì c/ta giống như các môn đồ của Chúa ngày xưa... mà lúc đó họ chưa hiểu được ý nghĩa của lễ tiệc thánh lúc đó, chưa thông hiểu được chiều sâu, chiều rộng & chiều cao của sự chết & quyền năng sống lại của Chúa Giê-xu chăng?

> Thật mong rằng khi mỗi con cái của Chúa dự lễ tiệc thánh sáng nay... c/ta dự với 1 sự hiểu biết mới

1) C/ta nhớ lại thật rõ ~gì Chúa đã làm cho c/ta... từ con đường lên đồi Gôgôtha cho đến cây thập tự giá

2) Huyết Chúa đã đổ ra để làm trọn sự giao ước tha tội

3) Và huyết đó đóng ấn niềm trông cậy cuối cùng của ~ng dám tin vào danh của Chúa Giê-xu....

Lời Mời Gọi

> C/ta đang sửa saọn đón lễ Phục Sinh trong tinh thần và thái độ nào?

> C/ta có giống như các môn đồ ngày xưa không... đang lo ra trong ~việc giải phóng tự do, sự bận rộn bon chen của cuộc đời này... mà lại không hiểu việc Thầy mình sắp sửa làm và chịu chết chăng?

> C/ta có vô tình dự lễ tiệc thánh 1 cách nhàm chán, xem thường ý nghĩa của nó không?

hay lòng c/ta như đang thật sự đứng dưới chân thập tự và bị tan nát - thấy Chúa bị tử hình vì tội của c/ta

> C/ta có hiểu thân thể của Chúa đã ohải bị tan nát & huyết của Chúa đã đổ ra vì tội của mình không?

# Bài hát: "Sự thống khổ Chúa" có câu hỏi: "Ai gây nên tội - Ai gây nên tội?"

> C/ta có thấy chính tội mình đã đóng đinh Chúa Giê-xu trên cây TTG không...

> Khi c/ta cầm miếng bánh và ly nước nho buổi sáng hôm nay - lòng c/ta sẽ ra thể nào?

> Và rồi khi c/ta ra về sáng nay... thì sẽ có ~thay đổi gì không - trong nếp sống hằng ngày?

để sống xứng đáng với ơn huệ mà Chúa đã hy sinh cho c/ta không?

> C/ta có sẽ lột bỏ đi ~tội lỗi vấn vương, thói tục đang cứ đóng đinh Chúa mình trên thập tự giá không - hay c/ta sẽ ra về tuần này cũng lại dìm mình vào ~sự bận rộn, xe xua, đua đòi, ~điếu thuốc, ~lon beer, ~cuộc vui chơi, ~cuộn video, băng nhạc CD tình yêu, Internet, phim ảnh, game boys... như mọi tuần lễ khác...

> C/ta có đã quên lãng đi tiếng gọi của Chúa cho chính mình & cho gia đình của mình không

mà đánh mất đi ~giá trị trường tồn không? nhưng chỉ đeo đuổi, đua đòi với ~ng hàng xóm?

> C/ta có ~điều gì cần ăn năn ở dưới chân TTG không? Gia đình c/ta có ~điều gì cần ăn năn với Chúa không?

> H/T sẽ có ~điều hứa nguyện, sửa đổi gì không... hya c/ta cứ sẽ sống với thái độ hâm hẩm - ngày qua ngày

chẳng còn hết lòng với Chúa trong sự nhóm lại, hầu việc & thông công với ACE của mình không?

> Chúa Giê-xu đang nhìn thấy H/T sống trong thái độ hâm hẩm, thờ ơ...

đang ở trong tình trạng nghĩ rằng tôi cho Chúa vài tiếng đồng hồ mỗi Chúa Nhật là đủ rồi!

> 1 Đại lễ sắp đến... mà con cái Chúa vẫn hùng hục, say ngủ trong ~sự bận rộn làm ăn, tiệc tùng, mua sắm, bỏ nhóm, đổ lỗi cho hoàn cảnh... Cho đến khi nào Chúa ơi mà Ngài sẽ còn kiên nhẫn đến c/con?

> Xin Ngài đến thánh hóa c/con ngay hôm nay... vì chính Chúa là sự thánh khiết & c/con là con cái của Ngài