Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 41

Ý Nghĩa Lễ Tiệc Thánh"

Paul Châu An Phước, Pastor

Kinh thánh Mathiơ 26:17-29; I Côr. 11:23-32

Câu gốc: "Vả tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm ngày bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta; cũng một thế ấy sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta

(I Côrinhtô. 11:23-25)

Chúng ta đã kê cứu 3 sách tin lành Mathiơ, Mác, Lu-ca và I Côrinhtô 11: 23-32 phần đông chúng ta là con cái của Chúa không ai mà không biết rõ về lễ tiệc thánh.

Luận về lễ tiệc thánh nếu đọc cho kỷ xét cho tường tận đáo để, thì nó là một lẽ đạo vô cùng quan trọng, thấy nó bao gồm nhiều ý nghĩa thuộc linh chỉ rõ về Đấng Christ đã vì chúng ta mà thế mạng trên thập tự giá. Hôm nay trước khi tôi và quý vị cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa lễ tiệc thánh chúng ta cùng nhau kê cứu mấy câu Kinh thánh quan trọng nầy để cùng nhau thông cảm nỗi khổ Chúa đã chịu cùng yêu mến Chúa và thấy rõ Chúa hơn hầu biết ý chỉ thánh Ngài. Vậy, buổi sáng hôm nay xin quý vị cùng tôi kê cứu một đề tài: "Ý Nghĩa Lễ Tiệc Thánh" chúng ta cùng nhau xét qua về:

I. Căn Nguyên Của Tiệc Thánh.

a. Do Chúa lập trong đêm Ngài bị nộp. Đức Chúa Jêsus Ngài vào trần gian nầy 33 năm, Ngài sắp bước vào đóng đinh trên thập tự Ngài biết Ngài phải uống cạn chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngài phải vì tội lỗi của chúng ta và bị Đức Chúa Trời tạm lià bỏ Ngài biết rằng mấy giờ sau nầy Ngài phải bị bắt, bị sĩ nhục và bị đóng đinh.

Chúa có một trách nhiệm rất lớn đối với các môn đồ, nên Ngài gọi 12 sứ đồ yêu dấu, và chính Chúa đứng ra thiết lập lễ tiệc thánh để dạy dỗ các môn đồ biết, Ngài vì tội lỗi của cả nhơn loại mà chịu chết, và Ngài thiết lập lễ này tỏ ra Ngài lo lắng cho các môn đồ về họ mau quên điều Ngài dạy dỗ, họ dễ mà bị ma quỉ lôi kéo dẫn họ vào con đường hư mất của nó, và bao nhiêu năm tin theo Ngài chỉ là vô ích mà thôi. Vì thế Ngài thường tuyên bố với họ. "Ngài yêu kẻ thuộc về mình thì thương cho đến cuối cùng."

Thật trong cả thế gian nầy không có một giáo sư nào hay một giáo chủ nào có một lòng lo lắng cho các môn đệ của mình như Chúa Jêsus, không có ai dạy lạ lùng như Ngài.

Qúy vị và tôi hôm nay chúng ta đã được cứu hưởng ân tứ của Chúa thì chúng ta phải học nơi Chúa Jêsus phải biết lo lắng dạy dỗ kẻ khác vì còn biết bao nhiêu người còn thiếu thốn yếu đuối về thuộc linh họ rất cần chúng ta giúp đỡ họ, họ đang thiếu thốn cả thuôïc linh lẫn thuộc thể dễ lắm họ bị Satan cám dỗ.

Thánh Phao-lô đã học và thực hành theo lời Chúa ông biết lo lắng và dạy dỗ cho kẻ khác đến đỗi vì đồng bào mà bỏ mình. (II Côr. 5:9) ông dạy "cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể này, dầu ra khỏi cũng làm hết sức để đẹp lòng Chúa." Chúa Jêsus đã thiết lập lễ tiệc thánh để truyền dạy các môn đồ và cũng:

b. Truyền dạy chúng ta phải giữ:

Thánh Phao-lô cũng là sứ đồ của Chúa chọn để dạy dỗ cho dân ngoại bang Chúa có ban cho ông sự khải thị về tiệc thánh để dạy dỗ tín đồ ngoại bang hành chức vụ tại hội thánh Côrinhtô. Ông có dạy dỗ về tiệc thánh là kỷ niệm sự thương khó của Chúa. Nhưng tiếc thay khi Phao-lô đi vắng có một số đông tín hữu ở trong hội thánh Côrinhtô họ hiểu sai lễ nầy như các lễ thường khác ăn uống vui chơi, chớ không có ý nghĩa gì cả, sự tệ đoan ấy đã thấu đến ông Phao-lô nên sau đó ông có viết bức thư I Côrinhtô. 11:23 "Tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em ấy là Đức Chúa Jêsus trong đêm Ngài bị nộp. Phao-lô nhận nơi Chúa lúc gặp Ngài hiện ra cho ông chép ở Côrinhtô (như thai sanh non). Ông chỉ cho họ biết lễ tiệc thánh nầy Chúa đã ban cho ông nữa, để ông dạy dỗ cho hội thánh khắp nơi để kỷ niệm Chúa Jêsus vì mọi người chịu và tỏ ra cho họ biết lẽ nầy rất quan hệ vô cùng.

Xưa dân Ysơraên giữ lễ Vượt qua kỷ niệm sự giải phóng thế nào thì tín đồ giữ lễ tiệc thánh kỷ niệm sự giải cứu thuộc linh cũng thể ấy. (Nên nói qua lễ vượt qua. Sự làm nô lệ của tội lỗi so với Ai-cập) dân Ysơraên giữ lễ vượt qua họ hãy giữ mãi mãi và họ hết sức tôn kính Chúa không dám xem thường.

Một sắc lệnh của một vị quốc trưởng ban bố ra thì toàn thể thần dân đều vâng theo không dám xem thường vì là lịnh của vị tối cao của dân tộc. Lệnh của thế gian quốc dân còn tôn kính thay huống chi là vua vinh hiển ở trên trời là Jêsus Christ ban ra chúng ta càng cung kính vâng giữ là dường nào! Thánh Gia-cơ dạy dỗi chúng ta: "Hãy làm theo lời chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình" (Gia-cơ 1:22). Giăng 4:34 "Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng đã sai ta đến".

Chúng ta đã biết lễ tiệc thánh của Chúa lập ra để dạy dỗ chúng ta. Vậy chúng ta cũng cần phải hiểu biết về:

II. Ý Nghĩa Của Lễ Tiệc Thánh.

a. Kỷ niệm sự thương khó của Chúa (I Côr. 11:23)

Trong buổi lễ này Chúa lấy bánh và rượu nho để thiết lập tiệc thánh Lu-ca 22:19. Sau buổi tối Ngài lấy bánh và rượu nho để thiết lập tiệc thánh. Nếu bữa tiệc nầy không có bán thì không có ý nghĩa gì. Vì thế bánh là quan hệ cho những người dự tiệc.

Chúng ta biết rõ: Nếu muốn có bánh thì trước hết phải có hột giống gieo xuống đất, hột giống ấy đâm chồi mọc lên thành cây lúa, lớn lên đơm bông kết trái khi lúa chín phải gặt đem về phơi trãi qua nhiều sự khó nhọc khốn khổ của nguời thợ và hột phải làm nát.

Điều đó ám chỉ về Chúa Jêsus Ngài là vua vinh hiển ở trên trời phải giáng sanh ở nơi máng cỏ chuồng chiên phải trốn qua Ai cập. Ngài lớn lên ở trong nhà cha nuôi làm thợ mộc đúng 30 tuổi thi hành chức vụ giảng tin lành cho muôn dân, bị nghèo thiếu bị bắt bớ đủ điều từng trãi sự buồn bực rồi bị đóng đinh trên thập tự giá cách đau khổ, hai tay hai chơn bị đóng đinh, hông bị giáo đâm huyết ra lai láng cũng vì tội của nhơn loại.

Quý vị anh chị em ơi! Hôm nay chúng ta được cứu là nhờ công ơn lớn của Chúa. Hôm nay chúng ta nhắc đến tiệc thánh có bao giờ suy nghĩ về Đấng Christ vì chúng ta mà chịu thương khó không? Ngài chết cách đau khổ như vậy vì cớ ai? Tóm lại chỉ có 3 chữ : Vì cứu người

Nếu không phải vì chúng ta thì không có ai đụng đến Chúa được. Nên thân thể ta ấy là đầu đội mão gai tay chơn bị đóng đinh vì chúng ta mà Ngài bị bẽ ra (Ê-Sai 53:5) "Ngài đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an

(La mã 5: 7-8) "nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta nhưng khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết."

Vậy chúng ta khá nhớ luôn luôn vì sự đau khổ của Chúa đã chết vì chúng ta như một người đã có công ơn cứu mình ra khỏi chết chóc và người cứu mình phải bỏ mạng sống, thì ta phải nhớ luôn luôn vậy.

Khi ăn xong Ngài lấy chén mà phán rằng: chén nầy là giao ước mới trong huyết ta Chúa dùng rượu nho để thiết lập tiệc thánh, nếu có bánh mà không có rượu nho cũng không đủ, vậy phải có cả hai để đầy đủ ý nghĩa trong sự cứu chuộc của Chúa.

Muốn có rượu nho thì phải trồng nho, ra công bỏ phân, đến khi nho có trái chín xinh tốt ở trên cành phải trãi qua bao nhiêu công việc khó nhọc hái đem về ép thành rượu, trái nho phải bị tan nát đau đớn. Chúa phán: "Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta".

Tại sao gọi là giao ước mới? Trong tiếng Anh từ ngữ Giao Ước là (Covenant) this is the covenant of the fulness of the time, of the consummation of the ages (Galati 4:4). Đức Chúa Trời cũng đã phán: "I will be your God, and you shall be my people". Vì vậy, giao ước cũ tức là tế lễ chuộc tội trong Cựu ước cũ tức là tế lễ chuộc tội trong Cực ước Đức Chúa Trời lập ước mới Ysơraên bằng huyết sinh tế. Trong thời Tân ước Chúa Jêsus lập giao ước bằng chính huyết Ngài. Ngài là Đấng vô tội vì chúng ta mà bị giáo đâm, đinh đóng huyết ra lai láng để cứu chúng ta mà lập giao ước cùng chúng ta.

Huyết giao ước chỉ về huyết xưa dùng để ký tên và đóng dấu trong tờ giao ước bên đông phương. Khi hai nguời lập giao ước mới với nhau thường bắt con thú giết lấy máu rưới trên hai đàng lập uớc đó rồi rưới trên tờ ước kia nữa. Mãi buộc hai bên phải làm theo quy định trong tờ ước đã lập truớc sau đúng với tinh thần.

Giao ước của Chúa lập là giao ước mới, giao ước của Môise nó cũ rồi. Môise dùng máu thú để lập giao ước, còn Chúa Jêsus lấy huyết Ngài mà lập giao ước, giao ước cũ được ích lợi tạm thời, còn giao ước mới của Chuá Jêsus được sự sống đời đời. (Hêb. 7: 22; 8:6) "Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một cái giao ước rất tôn trọng hơn cái trước. " (Hêb. 7:22).

Đức Chúa Jêsus chịu chết Đức Chúa Trời nhờ huyết báo đỗ ra mà lập giao ước cùng ta Ngài tự buộc phải lập ân sủng phước hạnh cho kẻ nào công nhận giao ước mới. Chúng ta dự tiệc thánh là chúng ta tỏ rằng: Mình công nhận giao ước mới, giao ước mới đã thiết lập bởi huyết Jêsus. Nhờ sự ăn bánh uống chén mà nhận lấy cam đoan về các phước hạnh mà Đức Chúa Trời hứa ban cho chúng ta.

Qúy vị và tôi hôm nay phải nhớ luôn con sanh tế là Đấng Christ vì tội chúng ta. Ngài bị giết một lần đủ cả để làm phu phỉ sự công nghĩa của Đức Chúa Trời để chuôïc ta khỏi tội trầm luân ban cho chúng ta sự tha tội để chúng ta không làm nô lệ cho ma quỷ nữa. (Rô-ma 3:24-25) "Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội bởi đức tin lòng huyết Đấng ấy Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia"

Kỷ niệm sự thương khó của Chúa yêu quý của chúng ta và sau đó chúng ta cũng

b. Tương Giao với Chúa và với nhau.

Ngài bẻ bánh ra đoạn phân phát cho môn đồ (I Côr 11:24) Ngài cầm cái bánh bẽ ra trao cho 12 môn đồ ăn, đó chỉ về sự hiệp một trong thân thể Đấng Christ vậy và hết thảy bao nhiêu người trong một cái bánh. Chúa là đầu chúng ta là chi thể Ngài, chúng ta phải liên hiệp với nhau trong Đấng Christ nếu ai ghen ghét hờn giận thì chẳng xứng đáng trái lại phạm tội với thân thể và huyết của Chúa. Thánh Phao-lô có dạy dỗ tín đồ Côrinhtô rằng:

Cái bánh mà chúng ta bẻ ra há chẳng phải thông với thân thể của bởi chúng ta điều có phần trong một cái bánh (I Côr. 10:16-17). Ông dạy chúng ta nếu có ai chia rẽ là xé nát thân thể của Đấng Christ đó sẽ bị Đức Chúa Trời đoán xét nặng nề vậy.

Ví dụ: một quốc gia nếu chia rẽ thì nước phải tan hoang, loạn lạc nếu liên kết chặt chẻ thì vững mạnh.

Qúy vị giờ nầy hãy tự xét lấy lòng mình có khi nào vì cớ giận dữ ghen ghét mà chia rẻ với nhau mà xét nát thân thể của Ngài không? Nếu có bây giờ hãy cầu nguyện thầm xin Chúa tha tội bằng không thì bị Ngài lên án là kẻ đã xé nát thân thể của Đấng Christ vậy. Thánh Phao-lô có khuyên hội thánh Côrinh tô: "Hỡi anh em, tôi nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em hãy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra. Nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau." (I Côr. 1:10)

III. Điều Kiện Người Dự Tiệc Thánh

a. Phải phân biệt thân Chúa câu 29

"Vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó tức là ăn uống sự xét đoán cho mình"

Ngày xưa hội thánh Côrinhtô trước khi dự tiệc thánh họ có dự bữa thương yêu ai giàu thì đem đồ ăn ngon ngồi chung với nhau kẻ giàu, còn kẻ nghèo thì ăn kham khổ, lắm khi phải mang bụng trống mà về, kế sau đó họ dự tiệc thánh và họ xem lễ tiệc thánh không quan hệ gì như là bữa ăn thường mà thôi, không có cảm xúc gì đến sự đau khổ của Chúa, không suy nghĩ ý nghĩa của lễ này có liên quan gì đến hội thánh, họ chỉ nghỉ đến sự ăn mà thôi.

Sỡ dĩ Phao-lô dạy điều nầy là vì trong lúc bấy giờ họ chỉ biết dự tiệc mà không suy nghỉ đến thân Chúa. Và người dự tiệc thánh mà lại dự của cúng thần tượng hoặc hội hè đình đám, họ đều xem thường như nhau, không biết ý nghĩa thuộc linh là gì.

Phân biệt thân Chúa nghĩa là phân biệt tiệc thánh hay tiệc phàm (không phải biến thể thuyết như giáo hội La-mã giáo hoặc thánh thể công tại luận thuyết Lỗ-đắc.) (Nhưng theo ý của chúng ta nên là lấy đức tin hưởng sự linh nghiệm).

Tín đồ hội thánh Côrinhtô cũng không tự xét lấy lòng họ nữa. Sự tự xét lấy này là gì? Là phải đến cùng Chúa. Xin Thánh Linh soi sáng tâm khảm coi thữ mình có chỗ bất thuật ý Chúa, có thái độ không xứng đáng với tiệc thánh, hoặc có tội gì, vì Chúa và với anh em mình trong tuần qua ngày qua bằng có thì phải mau ăn năn chừa bõ, sau đó dự tiệc thánh mới xứng đáng.

Sự định tội nầy không phải nói bóng đâu, bèn là mới thực hiện. Ngày xưa có nhiều kẻ dự tiệc thánh không xứng đáng bị định tội có kẻ đau ốm lòng thân thể và có lắm kẻ ngủ. Điều đó thật là kinh khiếp thay!

Vậy, quý vị và tôi hôm nay phải phân biệt thân Chúa mà tự xét lấy mình, vì hiện nay có biết bao nhiêu người giống như tín đồ Côrinhtô thuở xưa dự tiệc thánh mà không được nhận gì hết vả lại thêm chai lì, và phạm tội nặng với thân và huyết của Chúa, cũng có kẻ đến dự tiệc thánh mà lòng vẫn đầy sự lo lắng của thế gian, suy nghĩ công việc làm mà mình phải làm, lòng hóa mình phải buôn bán tiền nông mình phải thâu giữ, bạn hữu mình phải thăm viếng trong lòng không mãy may nào suy nghĩ về sự yêu thương Chúa sự đỗ huyết của Ngài là đau đớn để cứu chúng ta cách đó là không phân biệt thân Chúa và không tự xét lấy lòng mình.

Qúy vị giờ này hãy tự xét lấy lòng mình nếu có một trong mấy tội đó hãy ăn năn cầu nguyện xin Chúa tha tội cho, để xứng đáng dự tiệc thánh. Hầu không mắc tội với thân và huyết của Chúa để trách cái tội của tín đồ Hội thánh Côrinhtô đã làm xưa kia để đẹp lòng Chúa. Rồi chúng ta cũng phải giữ luôn luôn.

b. Rao truyền sự chết của Chúa. Câu 26.

Người đời với người ở trần gian nầy ai làm ơn cho mình thì ta luôn luôn nhớ ơn. Một vị anh hùng có công lao vì dân, vì nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ đem dân đến chỗ tự do sung sướng hoặc giả người ấy bị án hại hay bỏ mình vì tổ quốc, thì mọi người công dân đều luôn luôn rao danh của bật anh hùng liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn.

Cũng một thể ấy công ơn cứu chuộc của Christ đối với nhân loại là cao hơn trời sâu hơn biển, không thể tả ra cho hết được.

Đây là trách nhiệm bắt buộc (Êxêchiên 3:18) "Nếu không ăn năn bảo kẻ dữ máu nó sẽ đỗ lại trên đầu vv

Thánh Phao-lô đã sâu nhiệm vì sự cứu rỗi đó ông từng nói về ơn thương xót và sự hy sinh của Ngài trong các thơ tín La-mã, Galati, Timôthê vân vân. Ông đã dạy bảo hội thánh Côrinhtô dự tiệc thánh phải luôn luôn rao truyền sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến. Chắc có lẽ tín đồ Côrinhtô xưa họ bơ thờ lo hưởng về sự rao truyền sự chết của Chúa, nên ông khuyên lơn họ.

Về phần chúng ta hôm nay dự tiệc thánh thì đừng như tín đồ Côrinhtô thuở xưa như ăn bữa tiệc hoặc đám cúng của làng. Nhưng mục đính đến dự là để làm chứng về phương pháp diệu kỳ mà Chúa đã chọn cho ta và giúp vào việc rao truyền tin lành để cho họ tin nhận, và tiệc thánh chẳng phải là rao truyền tạm thời bèn là phải giữ mãi cho đến ngày Chúa tái lâm.

Xưa dân Ysơraên dự lễ vượt qua trãi qua các đời, để kỷ niệm vì sự cứu rỗi khỏi xứ Ai cập và họ rao truyền ơn yêu thương của Đức Chúa Trời đã cứu họ.

Nay ý nghĩa tiệc thánh là kỷ niệm về sự cứu chuộc mà Chuá đã yêu thương chúng ta phó mình vì chúng ta thì chúng ta phải đền đáp một trong muôn ngàn ơn Ngài đã làm cho chúng ta rao truyền danh Ngài cho đồng bào vì biết bao nhiêu linh hồn chưa hề nghe tin lành Jêsus.

(I Giăng 3:16) "Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bõ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy" (Mác 16:16) Đây là sứ mạng cao quý của Chúa turyền "hãy đi khắp thế gian giảng tin lành cho mọi người." (Mác 16:15)

@ Bài giảng này đã giảng xong tại Hội thánh San Pablo Chúa nhật 24/3/2002.