Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 25

Những Nỗi Thống Khổ Trong Cơn Cám Dỗ

Ma-thi-ơ 6:9-13

"Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác. Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men" (Ma-thi-ơ 6:13)

Câu hỏi suy ngẫm: Cám dỗ có nghĩa là gì? Ai cám dỗ ai? Tại sao có sự cám dỗ trong thế gian này? Bạn thường gặp cám dỗ trong những trường hợp nào?

Trước khi khởi sự nghiên cứu lời cầu xin này một cách chi tiết chúng ta cần để ý đến hai nghĩa của từ ngữ cám dỗ:

1. Ngày nay chữ 'cám dỗ' thường có nghĩa xấu. Cám dỗ là tìm cách dụ dỗ người nào vào sự ác. Nhưng trong Kinh Thánh chữ Peirazein thường được dịch là 'thử thách' có phần chính xác hơn là cám dỗ. Trong Tân Ước, cám dỗ không phải là tìm cách quyến rũ người vào tội ác mà là thử nghiệm sức mạnh và lòng trung thành cùng khả năng làm việc của người. Trong một câu chuyện Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã thử lòng trung thành của Ap-ra-ham bằng cách đòi ông dân Y-sác – con trai độc nhất – làm sinh tế. Câu chuyện khởi sự: "Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Ap-ra-ham" (Sáng-thế Ký 22:1). Chữ 'thử' đây không có nghĩa là quyền rủ tìm cách dụ dỗ cho sa vào tội vì đó là điều Đức Chúa Trời không bao giờ làm. "Thử" có nghĩa là trắc nghiệm lòng trung thành và vâng phục. Câu chuyện Chúa Giê-xu chịu cám dỗ mở đầu bằng câu: "Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Giê-xu đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ" (Ma-thi-ơ 4:1). Nếu coi chữ cám dỗ đó có nghĩa là quyến rủ sa vào tội thì hoá ra Đức Thánh Linh là tác nhân buộc Chúa Giê-xu phạm tội sao?

Cám dỗ còn có một nghĩa quan trọng khác. Sự cám dỗ không phải trù định để khiến chúng ta sa ngã, nhưng để chúng ta trở nên những người mạnh hơn, tốt hơn; không để chúng ta thành tội nhân nhưng để thành người tốt. Chúng ta có thế thất bại trong cuộc thử nghiệm nhưng đó không phải là mục đích thử thách. Mục đích là để chúng ta mạnh mẽ hơn, tinh khiết hơn. Nói cách khác, sự cám dỗ không phải là sự trừng phạt mà là vinh hiển cho người. Kim khí dùng trong một dự án kỹ thuật lớn, phải chịu được sức nén và sức kéo nhiều lần hơn áp suất thực tế nó phải1 chúng con khỏi điều ác ", nhưng là "Xin cứu chúng con khỏi kẻ ác". Kinh Thánh không coi điều ác như một nguyên lý hay lực lượng trừu tượng mà là một quyền lực hữu ngã hoạt động chống nghịch Đức Chúa Trời.

Khái niệm Sa-tan trong Kinh Thánh rất đáng chú ý. Tiếng Hê-bơ-rơ chữ Sa-tan chỉ có nghĩa là kẻ đối địch. Nó có thể được dùng cho một người. Kẻ thù của người nào ấy là Sa-tan của người ấy. Tên khác của Sa-tan là ma quỉ, tiếng Y Lạp là diabolos, đó là chữ thường dùng để chỉ kẻ phỉ báng, vu khống. Vậy Sa-tan trở thành ma quỉ, kẻ phỉ báng có biệt tài, kẻ đối địch với loài người, lấy quyền lực đi ra để làm hư hỏng mục đích của Đức Chúa Trời và làm loài người phá sản. Sa-tan tiêu biểu cho mọi sự gì chống đối loài người và chống nghịch Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu dạy chúng ta hãy cầu xin được cứu khỏi quyền lực gây tai hoạ đó. Không cần bàn luận hay suy đoán gì về nguồn gốc của Sa-tan, có người nói: "Nếu một người thức giấc, thấy nhà mình bốc cháy, người đó không ngồi vào bàn để viết hoặc đọc một bài khái luận về căn nguyên của lửa mà phải lập tức đứng dậy, dập tắt ngọn lửa để cứu nhà mình".

Vậy Kinh Thánh không mất thì giờ để nói nhiều về căn nguyên của điều ác. Kinh Thánh trang bị cho con người chiến đấu chống điều ác và thế lực hiện hữu cách rõ ràng không chút nghi ngờ.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn nhớ con đang sống trong thời đại cuối cùng của Sa-tan nên sự hoạt động cua Sa-tan rất mạnh, nhưng vì vinh hiển của nước Chúa Ngài giúp con đắc thắng.

(c) 2024 svtk.net