Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1018

Sự Làm Hại Tinh Vi

Kẻ ngồi lê đôi mách hay tiết lộ bí mật, Vậy chớ giao du với kẻ hở môi. (Châm Ngôn 20:19)

Có nhiều cách chúng ta có thể dùng lời nói làm tổn thương người khác, ba trong số đó là: nói lén sau lưng, đưa tin đồn, và tâng bốc.

Chữ được dùng cho việc nói sau lưng trong tiếng Do Thái có nghĩa là "chơi trò gián điệp." Đó là hình ảnh của một người thu thập các manh mối cùng những mẩu tin rác của các tin tức liên quan đến tính hạnh của một người và sau đó kể lại các thông tin này cho bất cứ ai muốn nghe.

Sự đưa tin đồn tinh xảo hơn vì nó có thể bao che trong thứ ngôn ngữ "chấp nhận được". Mọi người sẽ nói, "Anh hay Chị đã có nghe?" Hoặc "Cá nhân tôi không tin đó là sự thật, nhưng tôi đã nghe điều đó... " Hoặc như câu sau đây là một trong những ưa thích của cá nhân tôi: "Tôi thường không muốn chia sẻ điều này, nhưng tôi biết nó sẽ không đi xa hơn nữa. Giữ điều này cho chính mình thôi nhé." Tất nhiên, chúng ta là Cơ đốc nhân nên thích bao bọc tin đồn trong ngôn ngữ tâm linh: "Tôi cần phải nói với anh chị điều này để anh chị có thể cầu nguyện cho họ." Nhưng thường chúng ta thực sự có tuân giữ trọn vẹn và làm nó thành một vấn đề để cầu nguyện được bao nhiêu?

Một lạm dụng tinh vi hơn nữa của lưỡi là sự tâng bốc. Tâng bốc chỉ là một lời nói dối đầy tưởng tượng. Đó là khi bạn nói điều gì mà nó thực ra không đúng với sự thật để giành được sự ủng hộ, chú ý, hay chấp thuận của một người nào, khi mà bạn không có ý gì cả trong những điều bạn nói về anh ấy hoặc cô ấy. Một định nghĩa tốt của sự phao tin đồn và tâng bốc là: Phao tin đồn là nói sau lưng một người những gì bạn sẽ không bao giờ nói trước mặt người ấy. Tâng bốc là nói ngay mặt của một người những gì bạn sẽ không bao giờ nói sau lưng họ.

Đó là lý do tại sao Gia-cơ nói với chúng ta: "Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, ấy là người toàn hảo, có khả năng kiềm chế cả thân thể." (Gia-cơ 3:2). Điều này là một dấu hiệu của tâm linh chân thật.

Mục sư Greg Laurie (dch)