Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1198

Những Nỗi Sợ Thông Thường

Một trong những nỗi sợ mãnh liệt nhất và dai dẳng nhất mà người ta kinh nghiệm là sợ rằng họ không có điều họ cần. Chúng ta muốn cảm thấy an toàn trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Chúng ta muốn được an ninh tin tưởng rằng chúng ta sẽ có điều chúng ta cần khi chúng ta cần đến. Chúng ta có lẽ sợ rằng chúng ta sẽ thiếu tiền bạc hay bạn bè, hoặc chúng ta không có đủ sức, đủ tài để thực hiện những việc chúng ta cần làm.

Chủ của bạn đòi hỏi bạn làm việc suốt nhiều giờ vì ích lợi của ông để ông kiếm được nhiều tiền mà không hề tăng lương cho bạn. Những đòi hỏi của chủ khiến gia đình bạn thiệt thòi và làm bạn mệt mỏi và kiệt quệ. Nếu chủ là một con người kiểm soát, ông ta có lẽ dùng nỗi sợ mất việc để bắt bạn tuân thủ những đòi hỏi của ông, nhưng bạn cần phải đưa ra giới hạn trong đời sống bạn nhằm bảo vệ bạn.

Chúng ta cũng có thể sợ rằng chúng ta sẽ thiếu câu trả lời chúng ta cần khi chúng ta phải đưa ra quyết định quan trọng.

Cho dù nỗi sợ là gì, Lời Chúa nói chúng ta không sợ vì Ngài ở với chúng ta. Điều này rất đơn giản : "Đừng sợ [không có gì để sợ] vì Ta ở với con” (Ê-sai 41:10 – AMP). Ngài có mọi sự chúng ta cần và Ngài yêu chúng ta, nên như bất kỳ người cha, người mẹ thương con nào, Ngài sẽ cung cấp cho chúng ta. Ngài đã hứa không bao giờ lìa hay bỏ chúng ta. Ngài không bao giờ ngủ, Ngài luôn hiện diện, và Ngài luôn canh chừng chúng ta bằng sự quan tân trìu mến.

Tôi đoan chắc nói thế sẽ tạo ra một thắc mắc: Nếu Chúa ở với tôi, sao những điều xấu xảy ra cho tôi ? Chúa không hề hứa với chúng ta một cuộc đời không có rắc rối, nhưng Ngài có hứa sự hiện diện của Ngài và sức mạnh (thể lý, tinh thần và cảm xúc) của Ngài mà chúng ta cần đến sẽ giúp chúng ta vượt qua hoạn nạn. Điều này khích lệ tôi nhớ rằng dù Đa-ni-ên phải vào hang sư tử, ông ra khỏi hang mà không bị hề hấn gì. Các bạn của ông Sha-rác, Mê-sác và A-bết-nê-gô cũng phải vào lò lửa. Họ phải chịu lửa nóng hơn bình thường, và cuối cùng họ cũng ra khỏi lò lửa không hề hấn gì. Kinh Thánh nói họ bị trói khi vào lò lửa và bước ra được tự do. Chính trong lò lửa mà họ được tự do khỏi sự trói buộc ! Thật tuyệt vời ! Kinh Thánh nói khi họ bước ra, họ thậm chí không hôi mùi khói (xem Đa 3:6). Có lẽ chúng ta nên coi trọng những bài học từ lò lửa. Tôi nhận ra rằng chúng ta không chỉ tăng trưởng về thuộc linh trong những thử thách mà chúng ta còn tăng trưởng nhiều điều hơn khi chúng ta sống trong thoải mái. Cho dù nan đề là gì đi nữa, chúng ta có thể an tâm rằng "chuyện này cũng qua thôi,” và chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và biết Chúa nhiều hơn khi chuyện đã qua hơn là trước khi có chuyện.

Ta cho các con uy quyền để thắng mọi quyền lực thù nghịch, chà đạp rắn rết, bò cạp. Chẳng có gì làm hại các con được. (Luca 10:19)

Hãy Có Một Thái Độ Mới

Tôi nghĩ một số tín đồ hiện đại quá sợ thử thách và hoạn nạn. Mới có dấu hiệu gặp thử thách là chúng ta bắt đầu chùn bước trong sợ hãi. Còn các tín hữu sống nhiều thế kỷ trước dường như có sức mạnh phi thường hơn các tín hữu thời nay. Chúng ta bây giờ quá quen với sự tiện nghi và thường không quen với sự chịu khổ; nghe nói khổ là chúng ta sợ. Chúng ta hãy nhớ Đa-vít đối diện với tên khổng lồ Gô-li-át thể nào và vui vẻ đánh bại nỗi sợ thay vì sợ hãi cai trị chúng ta. Bạn không chỉ có cảm xúc mà thôi. Bạn là con cái đầy quyền năng, khôn ngoan và yêu dấu của Chúa, và bạn có thể làm bất cứ việc gì cần thiết trong đời nhờ Chúa Giê-su, là sức mạnh của bạn (xem Phi-líp 4:13).

Có những lúc trong đời khi Chúa cho phép chúng ta trải qua những khó khăn để khiến chúng ta đủ khả năng giúp đỡ và an ủi người khác đang chịu khổ. Nếu đây là điều Chúa cho phép trong đời sống chúng ta, thì chúng ta nên an tâm rằng chúng ta có thể vì Ngài hứa không bao giờ cho phép chúng ta chịu quá sức chịu đựng.

Hãy xem xét câu Kinh Thánh sau :Trước hết tôi xin ca ngợi Thượng Đế, Cha của Chúa Giê-su chúng ta; Ngài là Cha Từ ái và Thần An ủi. Ngài đã an ủi chúng tôi trong mọi cảnh gian nan, khốn khổ. Nhờ niềm an ủi của Chúa, chúng tôi có thể an ủi anh em đang gặp gian khổ. (2 Cô-rinh-tô 1:3-4)

Những câu này nói về sự khích lệ. Chúa đặt sự khích lệ trong chúng ta để chúng ta có thể lèo lái cuộc đời mà không bị nỗi sợ giày vò. Chúa không giải cứu tôi khỏi sự lạm dụng tôi chịu từ nhỏ khi tôi xin Ngài làm, nhưng Ngài ban sức mạnh để tôi chịu đựng và kinh nghiệm của tôi trở thành niềm an ủi cho nhiều người. Ngài không giải cứu tôi khỏi nỗi khổ này nhưng Ngài giải cứu tôi khỏi hậu quả của nó. Tôi có thể đồng thanh với Sha-rác, Mê-sác và A-bết-nê-gô rằng quả thật có người thứ tư trong lò lửa hoạn nạn của tôi và tôi thoát ra khỏi lò lửa mà không ngửi thấy mùi khói lửa.

Chúa hứa một sự sống phục sinh nhấc chúng ta khỏi giữa vòng kẻ chết ngay cả đang khi chúng ta còn sống trong thân xác (xem Phi 3:10-11). Sứ đồ Phaolô nói ông quyết tâm biết Chúa và quyền năng của sự sống phục sinh này. Cho dù bạn đang trải qua điều gì ngay bây giờ, tôi khích lệ bạn hãy quyết định rằng Chúa sẽ đem bạn qua khỏi, và bạn không phải sợ thiếu thốn trong bất kỳ lĩnh vực nào trong đời vì Chúa là Đấng thành tín.

Mỗi khi bạn bắt đầu nghi ngờ rằng Chúa không đến với bạn, hãy đọc câu Kinh Thánh sau:

Đừng tham tiền, có được bao nhiêu cũng nên thoả lòng vì Chúa đã dạy : "Ta không bao giờ bỏ con, chẳng khi nào quên con.” Vì thế, ta vững lòng xác nhận : "Chúa luôn luôn cứu giúp tôi; Khi loài người làm hại tôi chẳng lo sợ gì.” (Hê-bơ-rơ 13:5-6)

Chúa bảo Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vào xứ hứa sau khi Môi-se qua đời. Giô-suê trước đây rất gần gũi Môi-se và chắc chắn là ông đã chứng kiến những khó khăn mà Môi-se trải qua. Liệu ông có thể làm được điều Môi-se đã làm không ? Ông có chịu nỗi sự vô tín, than phiền và lằm bằm của dân sự không ? Ông có đủ can trường không ? Dân chúng có tôn trọng quyền lãnh đạo của ông không ? Chúa nhắc Giô-suê rằng như Ngài đã ở với Môi-se thì Ngài cũng ở với ông. Sau đó Chúa bảo Giô-suê vài lần rằng điều duy nhất ông cần làm là cứ tiến bước. Chúa không bao giờ hứa với ông rằng ông không cảm thấy sợ hãi, nhưng Ngài bảo ông hãy đương đầu với sợ hãi và vượt qua nó. Từ sợ hãi nghĩa là "bỏ trốn hay chạy trốn.” Nhưng chúng ta có thường chạy trốn trong sợ hãi về những việc mà Chúa rõ ràng là muốn chúng ta đứng vững và cứ làm dù vẫn còn sợ không ? Mỗi tối tôi dâng lo lắng mình cho Chúa, Ngài sẽ thức canh suốt đêm. Mary C. Crowley.

Giô-suê không để cảm giác sợ hãi cai trị ông, và chúng ta cũng vậy. Chúa có một kế hoạch tốt lành cho cuộc đời bạn, nhưng Satan sẽ dùng sợ hãi để nỗ lực cướp đi kế hoạch đó. Việc chúng ta để nó làm chuyện này hay không là tùy chúng ta. Hãy chấm dứt chờ đợi mọi cảm giác sợ hãi qua đi mà hãy can đảm đối diện với nó bằng sức của Chúa.

JOYCE MEYER (Theo Sống Vượt Trên Cảm Xúc)