Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 56

Vững Vàng

Từ bài giảng luận “Vững Bước Theo Chúa ”

CN Feb 09, 2020 - Hội Thánh North Hollywood

Nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, (Hê-bơ-rơ 12:2a)

(đọc Hê-bơ-rơ 12:1-3)

Trước nay, mỗi khi đọc đến phân đoạn Kinh Thánh khá nỗi tiếng này của thư tín Hê-bơ-rơ, các bài giảng luận luôn nhắm đến những điểm nổi bật sau đây:

1/ Cuộc chạy đua tâm linh với vô số tiền bối theo dõi để khích lệ. (câu 1a)

2/ Vận động viên phải loại bỏ hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương bám theo mình. (câu 1b)

3/ Hoàn toàn để tâm vào duy nhất Đức Chúa Jesus trong suốt cả cuộc chạy. (câu 2,3)

Không cần phải nhắc lại toàn bộ nội dung phản ảnh nhiều bài học quí báu cho cuộc đời Cơ Đốc Nhân, hãy chú mục vào phần thứ ba, hình tượng đem lại khích lệ tối cần thiết cho những ai quyết tâm bước vào cửa hẹp để đi theo Chúa Cứu Thế.

Là Cội Rễ Và Cuối Cùng của ĐứC TIN. Tham gia vào đường chạy đầy gian nan và khó nhọc này bởi đức tin và chỉ bởi đức tin. Điểm phát xuất là đức tin và nhẵm đến mục tiểu cuối cùng là đức tin. Khởi điểm là Đức Chúa Jesus và đích đến cũng là tìm đến với Ngài, để được Ngài là mão triều vinh hiển sống đến muôn đời. Cuộc đời Cơ Đốc Nhân là như thế, đặt mình hoàn toàn trong Chúa, sống chết với Chúa, cứ ở trong Chúa để trau chuốt đời sống mình cho đẹp lòng Chúa và để danh Chúa được vinh hiển, để thế gian này thấy hình ảnh của Chúa trong mọi hành vi cử chỉ của một con người đá thuộc về Chúa. Kinh Thánh chép rằng: Vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin.(Ro 1:17).

Là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục. Sẵn sàng chịu mọi điều gièm chê, sỉ nhục, kể cả bị lên án thế này thế kia, vì nhìn biết một phần thưởng, một kết thúc đầy hanh phúc dành cho mình ở cuối con đường gian khổ trên đất khách này. Đó là hy vọng tối thượng, là niềm trông cậy cao trọng của bất cứ một Cơ Đốc Nhân nào khi còn sống trên đất. Những điều mình chịu ngày nay có đáng gì so với điều mà Đấng Christ đã phải gánh chiu xưa kia. Như lời Chúa đã từng phán bảo: Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi. (Giăng 15:18,19).

Anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng. Ai cũng thích nói đến cái hay, cái đẹp của người mà mình yêu mến. Người ta thường khoái nói về phép lạ, sự chữa lành các tật bệnh bẫm sinh hay nan y, những việc làm siêu nhiên của Chúa. Ngược lại, Thánh Kinh hay đề nghị con cái Chúa hướng về những sự yếu duối, bị xâm hại, nhục nhã, những điều không ai coi trọng để có một ý thức đáng quan tâm hơn là biết mình yếu đuối để cần đến Chúa, để chính Chúa ra tay giải quyết và thay đổi mọi ngịch cảnh chứ không phải nhờ vào năng lực, khả năng của bất cứ một con người nào kể cả chính mình tôi. Chính vì vậy mà Phao-Lô đã luôn quả quyết: Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. (2Côr 12:9).

Tóm lại, cuộc đời theo Chúa của tôi là con đường do chính tôi chọn để bước vào một cuộc đua tâm linh lắm gian nan, đầy trở ngại. Điều đó chẳng có gì là đáng lo, đáng sợ; cũng chẳng có gì làm tôi mỏi mệt sờn lòng, nếu tôi quyết tâm nắm chặt lấy Tay Chúa, luôn đi bên Ngài với tấm lòng tin cậy, giao phó mọi sự cho Ngài, dù sóng gió cuộc đời có ra sức giập giồi tôi đến mức độ nào đi nữa. Mục tiêu của đời sống tôi là cứ quyết tâm ở trong Chúa, sống đẹp lòng Ngài, nhắm mục đích duy nhất là sẽ được ở cùng Chúa trong cõi vĩnh hằng mai hậu. Tôi và anh em tôi sẽ trông đợi niềm hạnh phúc đó từ nơi Chúa. A men!