Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 40

Đánh Hạ Chủ Tính Hoàn Hảo Trước Khi Nó Đánh Hạ Bạn!

[ English | Vietnamese ]

Viết bởi Tiến sĩ Bill Gaultiere
Giám đốc điều hành của New Hope

Sau gần hai thập niên hạ dần cái khuynh hướng chủ tính toàn hảo của tôi và học hỏi để trở nên vui vẻ và hài lòng với tư cách của một con người bất toàn trong một thế giới bất toàn, tôi cuối cùng đầu hàng. Đủ là đủ, tôi quyết định! Tôi đã nhường bước cho sự ham muốn vô lý, thiệt hại của tôi đối với sự toàn hảo và vừa mới chịu thua. Tôi đã tìm sự toàn hảo trong một phần của đời sống tôi -- cái tủ quần áo của tôi!

Tôi có một cái tủ quần áo nhỏ có thể đi vào được trong phòng ngủ lớn của chúng tôi và tôi đã quyết định ra hết sức mình và làm cho nó hoàn hảo. Tôi lấy một hệ thống tổ chức closet, những cái móc quần áo mới, và sắp xếp tất cả quần áo của tôi. Bây giờ tủ quần áo của tôi sạch sẻ và trắng trẻo và ngăn nắp. Tất cả quần áo của tôi ở trong đó, nơi mà chúng tùy thuộc, và treo trên những cái móc bằng gỗ đẹp đẻ. Điều này làm cho việc chọn lựa quần áo của tôi vào buổi sáng dễ dàng hơn nhiều. Và khi tôi gặp một ngày xấu hay những việc xảy ra trong đời sống tôi dường như xáo trộn tôi có thể bước vào trong cái tủ quần áo hoàn hảo của mình và ở trong đó cho đến khi tôi cảm thấy tốt hơn!

Nan đề của chủ tính hoàn hảo

Để tất cả những chuyện đùa qua một bên (tôi không ở chơi trong tủ quần áo của tôi), chủ tính hoàn hảo là một nan đề nghiêm trọng và đau thương cho nhiều người và những người thương của họ. Bạn có thể thấy rằng nếu tôi dành hàng giờ mỗi ngày đắm mình trong sự toàn hảo của cái tủ quần áo của mình và bỏ bê Chúa, gia đình tôi, hay công việc của tôi, tôi có một nan đề! Hay nếu tôi khăng khăng đòi hỏi sự ngăn nắp và thứ tự trong tủ quần áo của vợ tôi hay phòng ngủ của các con tôi hay cố gắng khiển chế sự lựa chọn của gia đình và bạn bè hoặc là hay chỉ trích những người mà không đủ toàn hảo, lúc đó đó là một nan đề không những cho tôi mà còn cho những người khác nữa. May mắn thay, tôi đã học hỏi không làm những điều đó!

Tôi đã nói chuyện với nhiều loại người có chủ tính toàn hảo khác nhau -- những người muốn một cách mê muội làm toàn hảo về cái mạo diện bên ngoài của họ, về những gì họ thành đạt, về những gì người khác nghĩ về họ, về những gì họ cảm tính, về một mối quan hệ, về người yêu của họ, về những mong mỏi của họ đối với người khác, hay về việc giử gìn nhà cửa hay văn phòng của họ không chút vết tích dơ bẩn. Đối với những người có chủ tính toàn hảo này, khi sự thôi thúc trong lòng họ không là lý tưởng (hầu hết mọi lúc), họ cảm thấy xấu xa, đặt để trong lòng họ những cảm giác như thua kém, không đủ tiêu chuẩn, tội lỗi, lo lắng, ganh tị, hoặc trống vắng. Họ nghĩ, "Nếu nó không toàn hảo thì nó xấu" hay "Nếu tôi không thể làm việc này đúng tôi sẽ không làm được việc chút nào." Cách suy nghĩ trắng-đen, tất cả-hay-không gì hết này làm cho những người có chủ tính toàn hảo gặp rắc rối. Họ thường trì hoản, bỏ bê trách nhiệm và sự trung tín, hoặc tự cô lập mình. Và thậm chí khi họ đã thành công họ không hưởng thích sự thành công của mình. "Việc đó có thể tốt hơn," họ nghĩ, hay họ chưa gì đã tiến tới cố gắng làm hoàn hảo kế hoạch kế tiếp của mình.

Đối với một vài người, chủ tính toàn hảo có một kết cuộc thảm hại: tự tử. Một ví dụ rõ ràng và nổi tiếng là sự tự tử của cựu phụ tá cố vấn Tòa Bạch Ốc Vincent Foster. Trước thời kỳ ông làm việc ở Washington, D.C., cuộc sống của ông có vẻ tuyệt đối thành công và không tì vết: hạng nhất lớp trong trường luật, điểm cao nhất trong kỳ thi lấy bằng luật ở Arkansas, cộng tác viên trong một văn phòng luật sư nổi tiếng, một hôn nhân và gia đình bền vững, nổi tiếng và có danh vọng thực thời. Tất cả bắt đầu tháo gở, đặt biệt cái danh vọng thực thời, khi công việc đi sai lạc ở Tòa Bạch Ốc trong những tháng đầu của nhiệm kỳ của Clinton. Ông không thể sửa chửa tình huống và cảm thấy có trách nhiệm. Làm cho vấn đề trầm trọng hơn, báo chí đổ dồn vào ông, tra vấn tư cách và khả năng của ông. Danh tiếng của ông bị phá hủy. Ông tự giết mình vào tháng Bảy năm 1993

.

Hầu hết những người có chủ tính toàn hảo không bao giờ đi tới sự kết cuộc thảm hại như vầy, nhưng câu chuyện của Vincent Foster chỉ minh họa cách mà nan đề của chủ tính hoàn hảo có thể ngày càng trở nên có tính chất tiêu hủy gia tăng nếu không được đem ra giải quyết. Nếu bạn hay một người bạn biết đang vật lộn với chủ tính toàn hảo, hãy biết rằng có hy vọng. Có sự giúp đở cho những người có chủ tính hoàn hảo! Nó bắt đầu với việc nhận thức rằng chủ tính toàn hảo là một nan đề và đã vượt ra khỏi tầm tay.

Bạn có là một người có chủ tính toàn hảo không?

Hãy lấy bài kiểm tra ngắn say đây để giúp cho bạn thấy khuynh hướng toàn hảo mà bạn có thể có đi đến mức độ nào. Cho mỗi câu hỏi dưới đây, hãy trả lời "Có" nếu nó nói đúng về bạn và "Không" nếu nó nói chung không đúng về bạn.

  1. Tôi thường nghĩ rằng tôi đã nên làm tốt hơn là tôi đã làm.
  2. Tôi có khuynh hướng trì hoản nếu tôi không có thì giờ để làm công việc một cách hoàn hảo.
  3. Tôi sợ phải thất bại khi thực hiện một kế hoạch quan trọng.
  4. Tôi cố gắng hết sức để gây ấn tượng trên người khác về những phẩm cách hay thành tựu tốt nhất của tôi.
  5. Tôi nghĩ kém hơn về chính mình nếu tôi lập lại một lỗi lầm.
  6. Tôi cố gắng hết sức để duy trì kiềm chế những cảm xúc của tôi ở mọi lúc.
  7. Tôi bực mình khi công việc không theo đúng dự định.
  8. Tôi thường thất vọng về chất lượng của công việc của người khác.
  9. Tôi cảm thấy tiêu chuẩn của tôi không thể quá cao.
  10. Tôi sợ rằng người ta sẽ nghĩ kém về tôi nếu tôi thất bại.
  11. Tôi luôn luôn cố gắng cải tiến chính mình.
  12. Tôi không vui nếu bất cứ điều gì tôi làm bị coi là trung bình.
  13. Nhà cửa và văn phòng của tôi cần phải sạch sẻ và thứ tự luôn luôn.
  14. Tôi cảm thấy thua kém những người khác mà thông minh hơn, hấp dẫn hơn, hay thành công hơn tôi.
  15. Tôi phải có mạo dạng bên ngoài đẹp nhất khi tôi đi ra ngoài giữa công chúng.

Bước ra khỏi cạm bẩy của sự trình diễn

Những người có chủ tính toàn hảo cần học biết để bước ra khỏi cạm bẩy của sự trình diễn. Một cách trái ngược, nhiều người có chủ tính toàn hảo cố gắng hết sức để nhận lảnh tình thương và sự chấp nhập từ những người khác bằng cách nổi bật và rồi cuối cùng cảm thấy bị chối bỏ và không đủ tiêu chuẩn. Ví dụ, hãy xem câu chuyện của Kristen. Bà là mẹ của ba con và vợ của một giám đốc điều hành rất thành công. Bà vào tuổi trung tuần 40, nhưng nhìn vào bà, bạn sẽ nghĩ rằng bà 29 tuổi, dành hầu hết thời giờ mình ở các câu lạc bộ sức khỏe và bải biển. Bà trông hấp dẩn, ốm, da ngâm nâu cách thể thao (tan), mang một nụ cười sáng. Bà và con cái của bà có vẻ luôn luôn như là mới bước ra từ một catalogue. Và thường thường khi bạn thấy họ, họ đang trên đường đi tới một sinh hoạt nào đó. Kristen giữ vai trò lãnh đạo trong tất cả các sinh hoạt: trưởng các bà mẹ trong lớp học của ba đứa con bà, dạy trường Chúa Nhật, Hướng Đạo Trưởng cho các đội Hướng Đạo Trai và Gái, và phụ tá huấn luyện viên đội bóng tròn. Và bà rất thích tụ tập bạn bè mình và bạn bè con cái mình ở nhà không một vết tích dơ bẩn của bà. Những bà mẹ khác trở nên chán cứ phải nghe hoài về những công việc bà đang làm, nhưng Kristen cứ tiếp tục.

Không ai tranh cải rằng Kristen rất là dễ gây ấn tượng và thành công. Tuy nhiên, trong lòng bà cảm thấy trống vắng. Ngồi trên ghế sofa trong văn phòng của tôi bà khóc, "Nếu không đủ, không ai thực sự yêu mến tôi." Tôi trả lời, "tôi nghĩ gia đình và bạn bè của bà sẽ yêu thương bà nếu họ biết bà. Đã đến lúc bà chia xẻ con người thật sự của mình với họ. Đừng cố gắng gây ấn tượng đối với họ quá nhiều. Hãy là chính mình, và chia xẻ những vật lộn của bà và những cảm xúc trong lòng bà."

Điều mà Kristen đã học được là bà sẽ không cảm thấy được yêu và chấp nhận bởi gia đình và bạn bè thân thuộc cho đến khi họ biết lòng bà cảm thấy như thế nào. Bà không phải là người mà dường như toàn hảo mà người ta thấy bên ngoài. Thực sự, bà là một người thực hiện cao và một con người tốt, nhưng bà cũng là một phụ nữ Cơ-đốc không toàn hảo, một người vợ có nhu cầu tình cảm, một người mẹ phải đôi khi giằng vặt với con cái mình như bất cứ người mẹ nào. Thêm vào sự thật thà hơn, bà đã bắt đầu đặt ra giới hạn trên những sinh hoạt của mình và không lo lắng quá nhiều về những thành đạt của mình và mạo diện của mình. Thay vì vậy bà đã bắt đầu để ý đến con người bề trong của mình và xếp đặt ưu tiên nhiều hơn vào việc phát triển các mối liên hệ cá nhân của bà.

Hãy cố gắng tìm sự ưu tú, đừng tìm sự toàn hảo.

Đừng hiểu lầm tôi mà nghĩ rằng tôi khuyến khích Kristen an phận với sự lười biếng và sự tầm thường. Trái ngược hẳn, tôi đã khuyến khích bà cố gắng tìm kiếm sự ưu tú. Nhưng trước hết bà cần phải được tự do để là chính mình và đạt được một sự cân bằng trong đời sống mình giữa công việc làm và sự vui chơi, những thành đạt và các mối liên hệ cá nhân. Điều này đã có thể không những làm cho bà cảm thấy tốt hơn về chính mình, mà còn tập trung vào điều quan trọng hơn đối với bà và gia đình của bà. Bà đã quyết định đặt hầu hết năng lượng của mình vào đời sống gia đình của mình và vào việc trở nên một cô giáo trường Chúa nhật ưu tú và trưởng các bà mẹ và làm như vậy bà có nhiều điều để tự hào lấy hơn bất cứ lúc nào trước kia. Chìa khóa cho sự thành công của bà là bà đã tập trung vào làm một việc ưu tú trong những gì quan trọng nhất đối với bà.

Tập trung. Những người có chủ tính toàn hảo thường có vấn đề lớn với việc tập trung vào các thứ tự ưu tiên. Họ cần học hỏi để không bị quá phân trí về những chi tiết nhỏ nhặt, để không trở nên bốc đồng về những việc không liên hệ hay thuộc hàng quan trọng thứ cấp, nhưng thay vì vậy tập trung đặt lòng họ vào những việc quan trọng nhất. Bằng cách bước lùi một bước khỏi đời sống mình để suy nghĩ về lề lối sinh hoạt của bà và lối sống của bà và để rồi sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, Kristen đã có thể sửa đổi. Bà đã học hỏi để dành ít thời gian hơn vào việc ăn diện cho bà và các con bà và nhiều thời gian hơn nghỉ ngơi và nói chuyện với chúng nó ở bàn ăn. Bà đã quyết định rằng là Hướng Đạo Trưởng và Phụ tá huấn luyện viên bóng tròn không quan trọng bằng dự phần mình trong hội thánh và trường học của con mình.

Nếu bạn là một người có chủ tính toàn hảo, bạn cũng có thể đánh bại chủ tính toàn hảo trước khi nó đánh hạ bạn. Bằng cách thành thật về con người bạn và tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với bạn, bạn sẽ tìm thấy rằng bạn thưởng thích chính mình hơn và thành đạt nhiều hơn bao giờ hết! Đây là mười bước để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Những bước để đánh bại Chủ Tính Toàn Hảo bằng Sự Ưu Tú.

  1. Hãy nhìn thực tế vào cách bạn đang sống và cách bạn liên hệ với những người khác và chính mình. Suy nghĩ và cầu nguyện về kết quả của bài kiểm tra về Chủ Tính Toàn Hảo trên đây. (Bạn có thể cần hỏi một người bạn cho bạn một nhận xét khách quan về điều này.) Đặt ra một mục tiêu để thăng bằng hay sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong đời sống bạn một cách thích đáng và tìm một người để buộc bạn vào trong trách nhiệm trong việc thay đổi.
  2. Thú nhận rằng bạn bất toàn và hãy thật thà với những ai bạn có thể thố lộ và trông cậy đến về những vật lộn nội tâm và những nhu cầu của bạn.
  3. Hãy giữ thăng bằng. Bạn là một con người, không phải một "hành" nhân. Còn có nhiều điều quan trọng hơn cho cuộc sống hơn là những gì mà bạn có thể thành đạt. Gia đình, bạn bè, và thú vui cũng quan trọng.
  4. Hãy bước ra khỏi cạm bẩy bằng cách tách rời chức phận làm người khỏi sự trình diễn. Bạn (và những người khác) là đáng yêu và có giá trị vì con người của chính bạn, với tư tánh, những ân tứ, những ước mơ, những cảm xúc, những kinh nghiệm riêng biệt. Hãy ngẩng cao đầu và phát triển sự tự trọng!
  5. Đừng "nên" trên chính bạn hay người khác. Thay vì đòi hỏi hay trông mong cách không phải chăng đối với người khác và chính bạn, hãy mặc lấy một thái độ "Tôi muốn làm----", "Tôi sẽ thực hiện hướng về---", "Tôi rất cảm kích nếu anh có thể ---"
  6. Bắt đầu là làm xong một nửa, vì vậy hãy bắt đầu nhận thức ra những mục tiêu của bạn. Đừng để chính bạn trì hoản trên những mục tiêu ưu tiên của bạn kẻo bạn sẽ hướng về thất bại.
  7. Cố gắng làm việc cách ưu tú đối với những gì quan trọng nhất đối với bạn, nhớ rằng ưu tú có nghĩa là "rất tốt", không phải toàn hảo.
  8. Khi bạn đang thực hiện một kế hoạch, nhớ thưởng thức cái quá trình.
  9. Khi bạn làm một việc tốt, hãy tự hào về chính mình. Khi ai đó khen bạn, hãy nói cám ơn.
  10. Hãy nhận thức rằng cho dù tội lỗi hay thất bại trong quá khứ nào của bạn là gì đi nữa, Chúa yêu bạn và ban cho bạn sự tha thứ qua Chúa Giê-xu Christ. (Xin đọc Giăng 3:16, Rô-ma 8:1, và I Giăng 1:9)


Chuyển ngữ: T.D.N

© 2003 NewHopeNow.org. Used by permission.