Trang Đầu | Mục Lục | << Chương 43 | Chương 45 >> | Hướng Dẫn

THÁNH KINH

Giữa Cựu Ước Và Tân Ước

Khoảng 400 năm
Thời kỳ lệ thuộc đế quốc Ba-tư
(430-332 T.C.)

 

 

Lúc kết thúc Kinh Thánh Cựu Ước, khoảng 430 T.C., thì xứ Giu-đê (Do-thái) là một tỉnh của đế quốc Ba-tư. Ba-tư là một đế quốc làm bá chủ thế giới chừng 200 năm.

Trong thời gian nầy, ta ít được biết về lịch sử dân Do-thái. Phần nhiều nền cai trị của đế quốc Ba-tư ôn hòa và khoan hồng, và người Do-thái được hưởng quyền tự do rất rộng rãi.

Các vua Ba-tư trong thời kỳ nầy là:

[1]t-ta-xét-xe I (465-425 T.C.). Dưới đời trị vì của vua nầy, Nê-hê-mi xây lại thành Giê-ru-sa-lem. Xẹt-xe II (424). Ða-ri-út II, hoặc Nothius (423-405). [1]t-ta-xét-xe II, hoặc Mnemon (405-358). [1]t-ta-xét-xe III, hoặc Ochus (358-338). Arses (338-335). Ða-ri-út III, hoặc Codomanus (335-331). Ðế quốc Ba-tư suy sụp dưới đời trị vì của vua nầy.

 

Thời kỳ lệ thuộc đế quốc Hy-lạp (331-167 T.C.).

Cho tới lúc nầy, các đế quốc bá chủ thế giới đều ở Á-châu và Phi-châu. Nhưng ở chơn trời Tây phương, quyền lực của nước Hy-lạp đang chập chờn vươn lên một cách đáng lo ngại. Khởi đầu của lịch sử Hy-lạp bị phủ kín trong thần thoại. Người ta cho rằng lịch sử Hy-lạp bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 12 T.C., tức là thời lỳ Các Quan xét trong Kinh Thánh. Rồi tới cuộc chiến tranh ở Troie và thi hào Homère, khoảng 1000 năm T.C., tức là đương thời Ða-vít và Sa-lô-môn. Người ta thường nhìn nhận rằng lịch sử Hy-lạp chân chánh bắt đầu từ hội nghị Olympiade thứ nhứt (năm 776 T.C.). Rồi tới cuộc tạo thành các quốc gia Helléniques (Hy-lạp) (776-500 T.C.). Rồi tới các cuộc chiến tranh với đế quốc Ba-tư (500-331 T.C.), và các trận danh tiếng: Marathon (490), ThermopylesSalamine (480). Rồi tới kỷ nguyên huy hoàng của Périclès (465-429) và Socrate (469-399), đồng thời với E-xơ-ra và Nê-hê-mi.

Năm 336 T.C., A-lịch-sơn đại đế, mới 20 tuổi, cầm quyền chỉ huy quân đội Hy-lạp, và như một sao băng, ông lẹ làng tiến về phía Ðông, xâm lăng các xứ vốn ở dưới quyền các đế quốc A-si-ri, Ba-by-lôn và Ba-tư. Khoảng năm 331 T.C., cả thế giới (mà người ta biết thời đó) nằm dưới chơn ông. Khi xâm lăng xứ Pa-lét-tin (năm 332 T.C.), ông tỏ ra rất vị nể người Do-thái, tha không hủy phá thành Giê-ru-sa-lem, và cho phép người Do-thái đến cư ngụ tại thành phố Alexandrie. Ông thiết lập nhiều thành phố Hy-lạp trên khắp các lãnh thổ mình đã chinh phục, đồng thời cũng truyền bá tại đó văn hóa và ngôn ngữ Hy-lạp. Ông băng hà sau một cuộc trị vì ngắn ngủi (323 T.C.).

Lúc A-lịch-sơn đại đế băng hà, đế quốc ông bèn rơi vào tay 4 tướng lãnh của ông. Hai phần ở phía Ðông là Sy-ri (về tay Séleucos) và Ai-cập (về tay Ptolémée). Xứ Pa-lét-tin nằm giữa Sy-ri và Ai-cập, trước hết thuộc về Sy-ri, nhưng sau đó ít lâu, thì qua tay Ai-cập (năm 301 T.C.), và cứ ở dưới quyền kiểm soát của Ai-cập chừng 100 năm, cho tới năm 198 T.C..

Ở dưới quyền cai trị của các vua Ai-cập, gọi là Ptolémée, tình cảnh của người Do-thái thật là thái bình và sung sướng. Những người ở Ai-cập đã xây cất nhà hội ở khắp các khu họ định cư. Alexandrie trở thành một trung tâm hệ trọng của Do-thái giáo.

Antiochus đại đế tái chiếm xứ Pa-lét-tin năm 198 T.C., và xứ nầy lại về tay các vua Sy-ri, gọi là Séleucos.

Antiochus Epiphane (175-164 T.C.) hung hăng hờn ghét người Do-thái; ông giận hoảng và cương quyết cố gắng tiêu trừ họ và tôn giáo của họ. Ông tàn phá Giê-ru- sa-lem năm 168 T.C., làm ô uế Ðền thờ, dâng một con heo cái trên bàn thờ, lập một bàn thờ cho thần Jupiter, cấm thờ lạy ở Ðền thờ, cấm làm phép cắt bì (ai trái lịnh thì bị tử hình) hủy hết các bản sao Kinh Thánh mà ông tìm thấy, giết bất cứ người nào thấy có những bản sao ấy, bán hàng ngàn gia đình Do-thái làm tôi mọi, và dùng đủ thứ khổ hình không có thể tưởng tượng được để bắt người Do-thái bỏ đạo. Do đó, có cuộc khởi nghĩa của phái Macchabées, là một trong những sự nghiệp anh hùng nhứt trong lịch sử thế giới.

Các Ptolémée (vua Hi-lạp trị vì ở Ai-cập) là:

Ptolémée           I                                            (323-285 T.C.).
Ptolémée          II             (Philadelphe)             (285-247 T.C.).
Ptolémée        III             (Evergète)                 (247-222 T.C.).
Ptolémée         IV             (Philopator)               (222-205 T.C.).
Ptolémée           V             (Epiphane)                 (205-182 T.C.).
Ptolémée         VI             (Philométor)               (182-146 T.C.).
Ptolémée        VII             (Evergète II)              (146-117 T.C.).

 

Các Séleucos (vua Hy-lạp trị vì ở Sy-ri) là:
Séleucos Nicator                                              (323-285 T.C.).
Antiochus          I             (Sôter)                      (280-261 T.C.).
Antiochus         II             (Théos)                     (261-246 T.C.).
Séleucos          II             (Callinicos)                (246-226 T.C.).
Séleucos         III             (Céraunos)                 (226-223 T.C.).
Antiochus        III             (đại đế)                     (222-187 T.C.).
Séleucos          IV             (Philopator)               (187-175 T.C.).
Antiochus         IV             (Epiphane)                 (175-164 T.C.).
Antiochus          V             (Eupator)                   (163-161 T.C.).
Alexandre Balas                                                (161-146 T.C.).
Antiochus         VI             (Théos)                     (146-143 T.C.).
Tryphon                                                           (143-139 T.C.).
Antiochus       VII             (Siclète)                    (139-130 T.C.).

 

Thời kỳ độc lập (167-163 T.C.)

Cũng gọi là thời kỳ Macchabées, hoặc Asmonéens, hoặc Hasmonéens, Mattathias, thầy tế lễ có lòng yêu nước nồng nhiệt và can đảm vô biên, tức giận phừng phừng vì Antiochus Epiphane toan tiêu diệt dân Do-thái cùng tôn giáo của họ, bèn triệu tập một đoàn người Do-thái trung kiên, phất cờ khởi nghĩa. Ông có 5 con trai anh hùng và thiện chiến, là Giu-đa, Giô-na-than, Si-môn, Giăng và Ê-lê-a-sa. Mattathias qua đời năm 166 T.C.). Con trai ông, là Giu-đa, nối chức ông; chàng là một chiến sĩ có tài thao lược lạ lùng. Chàng thắng hết trận nầy đến trận khác trước quân thù đông đúc không tưởng tượng được và tưởng chừng không sao thắng được. Chàng chiếm lại được thành Giê-ru-sa-lem (năm 165 T.C.), tẩy sạch Ðền thờ và lại dâng nó cho Ðức Chúa Trời. Ðó là căn nguyên ngày lễ dâng Ðền thờ. Giu-đa vừa làm thầy tế lễ, vừa cầm quyền hành chánh. Vậy, ông lập nên dòng Asmonéens, vừa làm thầy tế lễ, vừa làm vua. Dòng nầy cai trị một nước Do-thái độc lập suốt 100 năm sau, và gồm có: Mattathias (167-166 T.C.); Giu-đa (166-161 T.C.); Giô-na-than (161-144 T.C.); Si-môn (144-135 T.C.); Giăng Hycranos (135-106 T.C.), con trai Giô-na-than; Aristobule và các con trai ông (106-63 T.C.), là những người không xứng đáng mang danh Macchabée.

 

Thời kỳ lệ thuộc đế quốc La-mã
 (từ 63 T.C., đến thời Ðấng Christ)

Năm 63 T.C., xứ Pa-lét-tin bị chinh phục bởi quân La-mã do Pompée chỉ huy. Antipater, người xứ Y-đu-mê (Ê-đôm, dòng dõi của Ê-sau), được cử làm tổng trấn xứ Do-thái. Con trai hắn, là Hê-rốt đại vương, kế vị hắn làm vua xứ Do-thái (37-3 T.C.). Ðể được lòng dân Do-thái. Hê-rốt bèn xây lại Ðền thờ nguy nga, rực rỡ. Nhưng hắn là một người tàn bạo và hung ác. Chính Hê-rốt nầy cai trị xứ Do-thái khi Ðức Chúa Jêsus giáng sanh. Chính là hắn đã tàn sát con trẻ tại Bết-lê-hem.