(1 Giăng 3:1-3)
“Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời; và chúng ta thật là con cái Ngài. Ấy là vì đó mà thế gian chẳng biết chúng ta, vì họ chẳng từng biết Ngài. / 2 Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. / 3 Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.”
(See what great love the Father has lavished on us, that we should be called children of God! And that is what we are! The reason the world does not know us is that it did not know him. 2 Dear friends, now we are children of God, and what we will be has not yet been made known. But we know that when Christ appears, we shall be like him, for we shall see him as he is. 3 All who have this hope in him purify themselves, just as he is pure.)
I. Danh Xưng
Sống ở đời này người ta rất quan trọng hoá về danh xưng, chỗ đứng và địa vị của một người. Lý do là vì bởi danh xưng mà thiên hạ có thể đánh gía trị về sự hiểu biết rộng lớn của một người đến mức nào; Bởi danh xưng mà người ta có thể biết thẩm quyền của một người có rộng đến chỗ nào. Chẳng hạn như nếu một người được danh xưng là “Mr. President” thì ai cũng kính phục, vì đó là chỗ đứng cao nhất của nhà lãnh đạo của một cường quốc trên thế giới USA. Danh xưng quan trọng của một người thường được gán trước tên của họ, để giúp những người xung quanh nhận biết; Chẳng hạn như chữ viết tắt “Dr.” nghĩa là “doctor of philosophy,” là bằng cấp cao nhất trong một ngành học chuyên môn nào đó; “M.D.” nghĩa là “medical doctor,” giáo sư về y khoa, “prof.” nghĩa là professor, giáo sư chuyên môn về một ngành cao học nào đó; Trong quân đội cũng vậy cũng có những bậc cấp danh xưng từ sergeant (trung sĩ), captain (đại úy) cho đến general (cấp tướng) để phân biệt những chỗ đứng, địa vị và thẩm quyền khác nhau. Không phải danh hiệu quan trọng mà thôi, nhưng từ thẩm quyền nào mà một người nhận được danh hiệu đó cũng rất là quan trọng. Chẳng hạn như một vị luật sư ra trường từ một đại học nhỏ, khác với một vị luật sư khác được cấp bằng từ một đại học nổi tiếng như là Havard hay Yale.
Trên mọi danh xưng con người nhận được ở trên đời này thì lời của sứ đồ Giăng nói không có danh xưng nào quí cho bằng đó là “được gọi làm con cái Đức Chúa Trời.” – () “” Ngày xưa hết thảy chúng ta là những kẻ thù của Đức Chúa Trời, sống chỉ để một ngày lãnh cơn thạnh nộ của Ngài, thì tự nhiên bởi lòng thương xót, Chúa bày tỏ và gọi chúng ta làm chính con cái của Ngài, qua Con một là Cứu Chúa Giê-xu. Rôma 5:10 – (For if, while we were God’s enemies, we were reconciled to him through the death of his Son, how much more, having been reconciled, shall we be saved through his life!) “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” Chúng ta được danh xưng này trước hết là vì tất cả những gì Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, đã làm sẵn cho chúng ta, chứ không phải vì chúng ta đã bỏ công sức nhiều năm mà có được. Chỗ đứng này ai muốn có không đòi hỏi một công đức cá nhân nào hết, chúng ta không phải đi học 10 năm, rồi phải thi đủ điểm thì mới được danh dự này; Chúng ta cũng không lấy tiền ra mua được danh hiệu này; Nhưng chỉ bởi tin nhận Cứu Chúa Giê-xu mà thôi. Giăng 1:12 – (Yet to all who did receive him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God.) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (Cứu Chúa Giê-xu), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” Ân điển được làm con cái Đức Chúa Trời bắt đầu từ Chúa tự ban cho không, mỗi người chúng ta có được chỉ bởi lấy đức tin mà nhận lấy thôi.
II. Vì Chúa Yêu
Trong câu 2, danh dự được làm con cái Đức Chúa Trời không phải là bởi vì chúng ta xứng đáng có được, nhưng bởi sự yêu thương lớn lao của Đức Chúa Trời ban cho – () “” Không phải bởi vì chúng ta là những kẻ đáng yêu; Không phải vì chúng ta học thuộc lòng được nhiều câu Kinh Thánh; Không phải vì chúng ta đã làm được nhiều những việc lành; nhưng vì lòng nhơn từ, thương xót của Chúa ban cho không mà thôi. Tuy chúng ta đã vừa xong đại lễ Chúa Phục sinh, tôi vẫn suy gẫm đến sự Chúa Giê-xu sống lại và hiện ra, và một trong những điều tôi suy nghĩ về tâm trạng của sứ đồ Phiêrơ khi Chúa Giê-xu hiện ra với chình ông, thì Phiêrơ đã phản ứng như thế nào? Chắc Phiêrơ thấy mình xấu xa lắm và đã nói: “Xin Chúa lìa khỏi con, con chẳng xứng đáng được Ngài đoái đến nữa vì đã chối Ngài 3 lần trong đêm Chúa bị bắt, mà trước đó đã thề không bỏ Ngài.” Nhưng ngược lại trong Giăng 21:15-17, đến 3 lần chính Chúa Giê-xu đã sai Phiêrơ điều gì? (When they had finished eating, Jesus said to Simon Peter, “Simon son of John, do you love me more than these?” “Yes, Lord,” he said, “you know that I love you.” Jesus said, “Feed my lambs.” 16 Again Jesus said, “Simon son of John, do you love me?” He answered, “Yes, Lord, you know that I love you.” Jesus said, “Take care of my sheep.” 17 The third time he said to him, “Simon son of John, do you love me?” Peter was hurt because Jesus asked him the third time, “Do you love me?” He said, “Lord, you know all things; you know that I love you.” Jesus said, “Feed my sheep.) “Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. 16 Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. 17 Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng: Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta.” Khi Phiêrơ không đáng yêu vì đã chối Thầy mình thì Chúa Giê-xu lại tin cậy và trao cho ông trách nhiệm “hãy chăn chiên của Ngài,” vì tình yêu thương vĩ đại của Chúa.
Trong hết thảy chúng ta từ khi tội lỗi xen vào, chẳng có chi dễ thương trước mặt Đức Chúa Trời hết, nhưng bản chất của Chúa là đầy sự nhân từ và thương xót ban cho chúng ta lại quyền được làm con nuôi của Chúa, qua chính Cứu Chúa Giê-xu. Thử hỏi nếu quí vị không sanh con được mà muốn tìm một đứa trẻ làm con nuôi thì quí vị sẽ chọn một đứa như thế nào để gọi nó làm con, và để nó gọi mình là cha là mẹ? Rất hiếm có ai lại đi tìm một đứa bé bị tàn tật, xấu xí, bị mắc bịnh tâm thần, nhưng đi kiếm một đứa bé xinh xắn, dễ thương phải không? Đức Chúa Trời nhận chúng ta làm con không phải vì chúng ta dễ thương, nhưng ngược lại chúng ta hết thảy là những người máng phải căn bệnh tội lỗi xấu xa, mà Chúa ghét nhất thì thật là một điều không thể hiểu thấu được về tình yêu thương bao la của Ngài.
Làm sao biết rõ Chúa yêu mình? Rôma 5:8 – (But God demonstrates his own love for us in this: While we were still sinners, Christ died for us.) “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” Nhìn lên thập tự gía là nơi Con Đức Chúa Trời đã phải bị đổ huyết chuộc tội thay thế cho chúng ta, để hàn gắn lại được mối liên hệ giữa Trời và người. Tại sao tôi không tin cậy vào phật tử, thần tài, quan công, Môhamét, Joseph Smith, Đức Mẹ Maria… bởi vì không có một ai yêu tôi như Cứu Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đã không chiến thắng tâm hồn tôi bằng những triết lý cao sâu, nhưng đã “giang tay ra trên cây thập tự” để bày tỏ cho tôi biết rằng Ngài yêu tôi đến như vậy.
Danh xưng được làm con cái Chúa đối với thế gian chẳng ra chi, vì họ không biết Chúa là ai. Như đã nói danh xưng quan trọng của một người có được không phải chỉ ở chỗ đứng của danh đó mà thôi, nhưng từ thẩm quyền nào đã ban cho đến từ dâu. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu rõ danh xưng quí gía được làm con cái của Đức Chúa Trời cho đến khi nào chúng ta hiểu được Ngài là ai? How big is God? Can you describe Him? Đức Chúa Trời là Đấng vĩ đại như thế nào và bạn có thể lấy gì để diễn tả được không? Hubble telescope của cơ quan NASA đã không định được; khoa học không thể giải thích hết được; triết lý không thể cắt nghĩa được những sự mầu nhiệm của sự sống con người và mọi tạo vật do Đấng Chí Cao đã sáng tạo nên; Tất cả sách vở sự khôn ngoan của loài người cũng không thể giải thích được những sự huyền bí cao sâu của Đức Chúa Trời. Càng hiểu được Đức Chúa Trời vĩ đại thể nào, chúng ta càng nhận biết được ơn được gọi làm con cái của Ngài lớn lao thể nào. Được làm con cái của Đấng Chí Cao, Sáng Tạo, và được gọi Ngài là “Abba” là một sự mầu nhiệm (amazing) không thể tưởng tượng được, mà không có một tôn giáo ở trên đời này dạy như vậy, vì Đấng ban cho chúng ta danh này là Đấng Vĩ Đại. Rôma 8:15 – (The Spirit you received does not make you slaves, so that you live in fear again; rather, the Spirit you received brought about your adoption to sonship. And by him we cry, “Abba, Father.”) “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!”
III. Sẽ Được Giống như Chúa
1) Gía trị của danh xưng được gọi làm con cái Chúa này quí đến mức nào? Không phải chỉ ở đời này mà thôi, nhưng cả đến đời đời, một mối liên hệ không hề dứt. Thử hỏi những danh xưng ở trên đời này tồn tại đến bao lâu? Đến khi người đó nằm xuống thì mọi sự chỉ còn là tưởng niệm mà thôi, đi vào dĩ vãng. Như có lần đã nói khi suy niệm về loài người, chúng ta có thể kết luận 3 điều chính:
a) Mỗi người chúng ta được tạo dựng nên, chứ không ai tự nhiên mà có (We are all created);
b) Số phận của loài người là chết vì “mọi người đều đã phạm tội” (We are all sinners & will surely die);
c) Định mệnh cuối cùng của sự chết đời đời trong lửa địa ngục (Our destiny is the eternal lake of fire).
Vị bác học hay người homeless cũng đều phải chết, và khi chết rồi thì mọi danh xưng nổi tiếng của một người trên đời này cũng sẽ bị kết thúc, chỉ còn là quá khứ mà thôi; nhưng ai được gọi làm con cái Đức Chúa Trời sẽ tồn tại mãi.
2) Cũng trong câu 2, sứ đồ Giăng giải thích thêm cho mọi người được gọi làm con cái của Đức Chúa Trời đó là một ngày khi Chúa Giê-xu trở lại thì họ cũng sẽ được biến hóa, mặc được sự vinh hiển giống y như chính Chúa vậy. Ý muốn của Đức Chúa Trời là chúng ta một ngày trở nên vinh hiển giống như hình bóng Con Ngài. Ai có được phước làm cha thì quí vị hãnh diện và mong gì ở con mình khi nó sanh ra đời? Mong nó thật giống mình vì “con giống cha là nhà có phước!” Từ lúc ban đầu, con người được dựng nên giống hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nhưng tội lỗi đã làm hư hỏng hình bóng đó. Qua Thánh Linh, bởi công việc cứu chuộc của Cứu Chúa Giê-xu, cho mọi người dám tin, Ngài biến hóa (transform) chúng ta trở lại có hình bóng giống như Chúa vậy. Rôma 8:29a – (For those God foreknew he also predestined to be conformed to the image of his Son...) “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài.” Giống hình bóng của Chúa nghĩa là lúc chúng ta được mặc lấy thân thể vinh hiển giống như Chúa Giê-xu vậy, khi Ngài hiện ra lần thứ hai. Thân thể vinh hiển này được sứ đồ Phaolô diễn tả trong 1 Côrinhtô 15:51-53 là một thân thể không còn bị hư nát nữa, khi Chúa Giê-xu trở lại và ban cho mọi kẻ tin – (Listen, I tell you a mystery: We will not all sleep, but we will all be changed— 52 in a flash, in the twinkling of an eye, at the last trumpet. For the trumpet will sound, the dead will be raised imperishable, and we will be changed. 53 For the perishable must clothe itself with the imperishable, and the mortal with immortality.) “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, 52 trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. 53 Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết.” Không còn bị mắc bịnh nữa, bị gìa nua, không còn bị đau ốm nữa, nhưng có khả năng để tồn tại đời đời và tương giao trực tiếp với Chúa. Tôi thường không nghĩ đến những điều này, cho đến khi bị “dị ứng” nghẹt mũi, không thở được, khổ sở vô cùng vì không thở được, thì nghĩ đến nước thiên đàng, ước mong một ngày mình có một thân thể mới không còn những đau đớn này nữa.
3) Nếu là con cái Đức Chúa Trời thì ngày Chúa Giê-xu hiện ra chúng ta cũng sẽ được hưởng cơ nghiệp của Cha mình, đó là nước thiên đàng. Hai cha con đi dạo trong ban đêm, nhìn lên bầu trời trong sáng với những ánh chớp của các vị ngôi sao lóng lánh. Đứa bé gái lên tiếng: “Ba ơi! Nếu bề trái của thiên đàng mà mắt thầy được thật là lớn lao, lạ lùng và đẹp đẽ như vậy, thì huống gì “bề phải” của thiên đàng sẽ vĩ đại như thế nào phải không ba?” Đức Chúa Trời sắm sẵn những sự lạ lùng, vinh hiển cho con cái của Ngài, khi Chúa Giê-xu trở lại ban cho, mà mắt của chúng ta chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, và lòng chưa bao giờ nghĩ đến. Tại sao Phaolô nói trong Philíp 1:21: (For to me, to live is Christ and to die is gain.) “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy.” Vì ông đã được đưa lên đến tầng thứ ba của thiên đàng thấy được sự vinh hiển và tuyên bố ràng sự đẹp đẽ nhất của thế gian này cũng không xo xánh chi cho bằng một góc của sự vinh hiển nước thiên đàng, khi Cứu Chúa Giê-xu trở lại ban cho mọi kẻ tin.
IV. Sống Thanh Sạch
Nếu có sự trông cậy, chờ đợi cho sự vinh hiển đó, thì trong câu 3, sứ đồ Giăng khuyên mỗi người chúng ta cần sống một nếp sống như sao ngay hôm nay? () “” Quí vị sửa soạn đi dự một đám cưới như thế nào? Quí vị sửa soạn đến viếng tổng thống nước Mỹ ở Toà Bạch Ốc như thế nào?
1) Từ nghữ của chữ “thanh sạch” (purify) có mang ý nghĩa của sự làm cho tinh chất lại. Khi suy nghĩ đến vấn đề tinh sạch, tôi so sánh đến nước sông ở bên Cambuchia chỗ mà Mục Sư Hoàng đang hầu việc Chúa là nước mà những người sống ở đó dùng cho mọi thứ để uống, giặt dũ, vệ sinh và đánh cá, với nước uống trong bình Kentwood ở bên đây?
2) Nguyên nghĩa của chữ “thanh sạch” nói đến một tiến trình được thánh sạch liên tục mỗi ngày, chứ không phải chỉ làm một lần là đủ. Tâm trí, lời nói và hành động, sự suy luận của chúng ta càng ngày càng được biến đổi, giống như Chúa Giê-xu, giống như Chúa đã thường nói, và đã thường làm. Sự kiện Chúa Giê-xu rửa chân cho các môn đồ mình trước khi Ngài bị bắt và giết thì khi đến phiên Phiêrơ, ông muốn Chúa “tắm” luôn cho mình, thì Chúa trả lời như thế nào trong Giăng 13:9-10 – (Then, Lord,” Simon Peter replied, “not just my feet but my hands and my head as well!” 10 Jesus answered, “Those who have had a bath need only to wash their feet; their whole body is clean. And you are clean, though not every one of you.”) “S i-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa! 10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả. Vả, các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều.” Ai đã được cứu rồi thì không cần phải tinh sạch chi nữa, nhưng đời sống mỗi ngày phải cứ tiếp tục được thanh sạch đều khỏi “bụi trần,” bằng cách biến đổi cách ăn nết ở của mình theo y như lời Chúa dạy, xứng đáng với danh xưng được gọi làm con cái Đức Chúa Trời. 1 Phiêrơ 1:15 – (But just as he who called you is holy, so be holy in all you do.) “Như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình.”
a) Nếu thiên hạ quan xát và dòm ngó chúng ta thì họ có thể nào nhận biết chúng ta giống như Chúa của mình không? Hay là cũng ăn gian, mánh khóe y hệt như những người khác thì đạo Chúa có gì là đặc biệt không? Chuyện Mục Sư Joel Hilbun bị hư xe vì đổ nhầm xăng xấu ở một trạm xăng. Phải sửa xe và hãng Exxon đã bằng lòng hoàn lại số tiền sửa. Khi nói chuyện trên điện thoại thì được biết là vô số người lợi dụng những vụ này để “claim” tiền của hãng Exxon mà thật sự họ không có bị gì hết. Trong vòng 100 hồ sơ khai thì chỉ có khoãng 10% số đơn là thành thật, nghĩa là 90% số đơn đã bịa đặt ra, không có thật để lấy tiền của người khác. Thử hỏi người ngoai có thấy con cái của Đức Chúa Trời sống một đời sống lương thiện không, hay là nếp sống cũng giống y như họ “có mà nói không có, không có mà dệt chuyện nói thành có” thì đạo Chúa có gì đặc biệt không và danh xưng được gọi làm con cái Ngài có gì là quí chăng? Câu chuyện người cha sáng ra thấy có con chó bị xe đụng nằm trên vỉa hè của mình, thì bảo đứa con trai đem xác nó vất đi; nhưng tối về vẫn thấy xác con chó nằm đó. Ông cha hỏi đứa con tại sao chưa làm? Thằng bé trả lời: “Con đã làm rồi. Sáng nay con vất thây con chó chết qua vườn hàng rào của người lân cận phía bên trái, đến trước trưa con về thấy xác nó bị quăng qua vỉa hè của người hàng xóm đối diện nhà mình, khi chiều đi học về con lại thấy xác của nó lại để ở vỉa hè người hàng xóm bên phía phải nhà mình, và rồi bây giờ xác nó lại trở về y chỗ lúc đó bị đụng xe lúc ban đầu.” Là cơ đốc nhân mà chúng ta sống giống y hệt như nếp sống của những người hàng xóm thì danh xưng được làm con cái của Đức Chúa Trời có gì là quí không quí vị? Người Việt chúng ta có một nan đề đó là hay dùng phương pháp hôn nhân gỉa để bảo trợ người thân qua Mỹ; Họ bằng lòng trả tiền một người đâu đâu với một số tiền rất lớn có thể từ 20-40 ngàn đôla để về cưới gỉa người thân của mình bên Việt-nam, hầu để được bảo trợ qua Mỹ sống. Khi qua đây thì ai nấy đi đường riêng của mình và rồi sau 3-4 năm làm giấy li dị mà thôi. Họ đã gỉa dối dùng hôn nhân để làm chuyện bất hợp pháp. Nếu là con cái Chúa mà chúng ta cũng dự phần làm giống y hệt như họ để có tiền, thì danh xưng được gọi làm con cái Đức Chúa Trời có nghĩa là gì nữa? Đời sống của con cái Chúa thật phải được thanh sạch dần mỗi ngày khỏi những buị trần này, nhưng theo đường lối mới của Chúa.
b) Là con cái Chúa, khi người xung quanh nghe chúng ta nói thì lời noí của mình có sự trông cậy về sự sống lại và sự sống đời đời không, hay cũng giống y như họ, chỉ biết “sống hì hục hái tiền, để rồi chết là hết” sao? Qua đời sống của chúng ta, những người xung quanh có biết được Cha của chúng ta như thế nào không? Có thấy sự vui mừng, bình an, thỏa lòng không, hay luôn phát xuất ra sự cay đắng, lo lắng, sợ hãi, ích kỷ cũng giống như họ mà thôi? Có gì khác biệt giữa những người được gọi làm con cái của Đức Chúa Trời với những người thế gian không? Vì chúng ta sẽ được gặp Chúa Giê-xu ở trên mây một ngày, như trong 1 Têsalônica 4:17, chúng ta phải sống có đời sống thanh sạch khỏi thế gian thường luôn – (After that, we who are still alive and are left will be caught up together with them in the clouds to meet the Lord in the air. And so we will be with the Lord forever.) “Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.”
3) Bí quyết căn bản để đời sống của chúng ta được luôn thanh sạch dần ấy là luôn gần với lời Chúa, và có mối liên hệ mật thiết với Ngài mỗi ngày. Ông bà chúng ta có câu nói dạy đời rất hay: “Gần mực thì đen mà gần đèn thì sáng.” Đời sống chúng ta không thể nào được thánh sạch nếu chúng ta cứ bám chặt vào những loại nhạc khiêu gợi sự dâm dục, xem những cuộn phim ma quái, ngó những hình ảnh ô dâm ở trên mạng, cà kê với những người bạn đời trong sự say sưa mỗi tuần thích nói lời tục tĩu? Lời Chúa giúp chúng ta hiểu lối sống mới của những người được gọi làm con cái Đức Chúa Trời, giúp chúng ta phân biệt thế nào là thanh sạch, dẫn chúng ta đến sự ăn năn, xưng tội, biết điều chỉnh để được thanh sạch dần mỗi ngày. Một căn bịnh nguy hiểm nếu chúng ta không được thanh sạch đều, mỗi tuần đó là nó sẽ dẫn mình đến tình trạng tâm linh bị chai lì. Đây là tình trạng mà tai chúng ta nghe lời Chúa mỗi tuần, nhưng lòng và nếp sống của chúng ta vẫn không thay đổi; khi bước ra khỏi cửa nhà thờ, chúng ta lại cứ tiếp tục sống trong những điều gian dối, bất lương, mà lương tâm không còn có một sự nhạy cảm, cáo trách nào nữa, vì đã bị chai rồi.
Câu chuyện về tướng Alịchsơn đại đế, là vị tướng nổi tiếng thời Hy lạp khoãng 330 B.C., đã một lần chiếm gần cả phía Âu Châu. Người ta nói ông đã một lần khóc là vì hầu như không còn chỗ nào để ông chiếm đánh nữa. Một ngày kia, người ta đem đến cho vua một chàng trai trẻ mắc phải tội đào ngũ. Vua Alịchsơn đại đế nhìn người trai trẻ thấy tội nghiệp, bèn hỏi: "Ngươi tên chi?" Ngưòi trai trẻ trả lời: “Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn nghe vậy chồm ra khỏi ghế ngay và hỏi lại: "Ngươi tên chi?" Ngưòi trai trẻ trả lời: “Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn la lên một lần nữa: "Ngươi nói ngươi tên chi?" Người tra trẻ run sợ: "Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn bèn ra lệnh: "Ta cho ngươi 2 điều kiện: một là ngươi đổi tên của mình đi, hay ngươi phải đổi tính đi; không thì ta xử chết ngươi ngay bây giờ, vì danh Alịchsơn là tên của ta." Chúng ta là những người đã được Chúa Giê-xu cứu và được gọi làm con cái Đức Chúa Trời; chúng ta không thể đổi tên mình được, vì sự cứu rỗi Chúa ban cho là trọn vẹn đời đời. Bây giờ chỉ còn một cách nữa thôi, đó là mỗi người chúng ta phải đổi tánh, nhờ cậy Chúa Thánh Linh thanh sạch cách ăn nết ở của mình, để xứng với danh xưng được gọi làm con cái Đức Chúa Trời.
Chúng ta có hiểu rõ mình được gọi là con cái Đức Chúa Trời nghĩa là sao không? Nếu nhìn vào tấm gương của Kinh Thánh, chúng ta có thật giống Cha của mình không? Nếu được quyền phép làm con cái của Đấng Thánh thì mỗi người hãy tự hỏi, có điều gì trong nếp sống hiện tại của mình cần được chỉnh đốn, được thanh sạch không, để đón Chúa Giê-xu trở lại rất gần và mặc lấy thân thể vinh hiển? Có bao nhiêu người thường xuyên cầu nguyện: “Lạy Chúa Giê-xu! Xin Ngài thường xuyên thanh sạch đời sống con, tâm trí con, lời nói con mỗi ngày qua lời của Chúa, qua những hoàn cảnh đôi khi có thể qua những sự đau thương, vì con thật muốn được giống hệt như Chúa vậy, con thật muốn được gọi làm con cái Đức Chúa Trời.”
------------ Lời Mời Gọi
Hãy nhận biết ơn lạ lùng, chúng ta được gọi làm con cái Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Giê-xu. Vì là con cái của Chúa, thế gian này không phải là quê hương đời đời của chúng ta. Chúng ta chỉ sống tạm ở đây, chờ đợi để hưởng cơ nhiệp của nước thiên đàng của Cha chúng ta sẽ được ban cho, khi Chúa Giê-xu trở lại lần nữa. Với sự trông cậy đó, chúng ta hãy sống sửa soạn cho ngày vinh hiển, bằng một đời sống luôn được thanh sạch đều mỗi ngày.
Chúng ta có đang sống mà quên mình là ai rồi chăng? Chúng ta có đang sống mà chẳng khác chi với những người thế gian sao? Trong đời sống hiện tại có những “bụi trần” nào chúng ta cần phải được rửa sạch không? Có những việc làm bất lương nào chúng ta cần từ bỏ không? Nhớ rằng danh xưng được gọi làm con cái Chúa của chúng ta không thể thay đổi được, vì đó là ơn đời đời; chỉ còn một cách duy nhất mà thôi, đó là nhờ cậy Chúa Thánh Linh thay đổi tánh nết của mình, để xứng với danh xưng mình đã có, đó là được gọi là con cái Đức Chúa Trời.
Be Called the Children of God
(1 John 3:1-3)
We are living in a society that titles are very important because they define the knowledge, skill, and authority of a person may have. For examples, the title “PhD” means “doctor of philosophy,” representing the highest achievement for a given professional field. It is also important where a person receives his title. The apostle John declared that one of the greatest titles we can have is to be called the children of God. The greatness about this title is not itself, but because it is given by the great Creator of all things. It is purely by God’s love, and not our merits, that we can have this title. In fact, we were His enemies because all have sinned; but by His kindness and mercy that God bestowed and granted us the favor to be His own children in Christ Jesus. It is amazing that we can call the Creator “Abba!” because of all the things Jesus did on the cross for us. This title is not just limited here on earth, but it destines us to be transformed into Jesus’ glorious image forever when He comes again. We know for sure that when Jesus appears, we shall be like Him. With this hope, we should purify ourselves from the ways of this world. This purification is a continuous and daily process with surrendering our live to the Lordship of Jesus and His word. If looking into the mirror of Bible, are we looking godly or worldly? Can the world tell us differently from them? Are we forgetting our new name as the children of God? We must make adjustments in our life so that our life is worthy with the title God has given us and paid a great price for us in His Son Jesus.