Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 44

Tăng Trưởng Đức Tin

Growing Faith

(Giăng 15:1-12)

www.vietnamesehope.org

 

 

“Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy. Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó. Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy. Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài. Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn. Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi.”

("I am the true vine, and my Father is the gardener. He cuts off every branch in me that bears no fruit, while every branch that does bear fruit he prunes so that it will be even more fruitful. You are already clean because of the word I have spoken to you. Remain in me, and I will remain in you. No branch can bear fruit by itself; it must remain in the vine. Neither can you bear fruit unless you remain in me. "I am the vine; you are the branches. If a man remains in me and I in him, he will bear much fruit; apart from me you can do nothing. If anyone does not remain in me, he is like a branch that is thrown away and withers; such branches are picked up, thrown into the fire and burned. If you remain in me and my words remain in you, ask whatever you wish, and it will be given you. This is to my Father's glory, that you bear much fruit, showing yourselves to be my disciples. "As the Father has loved me, so have I loved you. Now remain in my love. If you obey my commands, you will remain in my love, just as I have obeyed my Father's commands and remain in his love. I have told you this so that my joy may be in you and that your joy may be complete. My command is this: Love each other as I have loved you.)

 

 

* Nếu hỏi điều kiện để 1 H/T của Chúa được tăng trưởng là gì?

> Thì câu trả lời đơn giản… đó là mỗi hội viên ở trong H/T đó phải được trưởng thành trong đức tin…

> Nhưng làm thế nào để đời sống của mỗi người cơ đốc được tăng trưởng đức tin đây?

> Khi còn ở trần thế này… Chúa Giê-xu có dùng một ẩn dụ về "Gốc và Nhánh nho"

            để dạy dỗ về bí quyết căn bản… làm thế nào để đức tin của 1 người cơ đốc được trưởng thành…

 

 

I. Những Ẩn Dụ

> Trong Kinh Thánh có ghi chép lại… tối thiểu 48 ẩn dụ Chúa Giê-xu đã dùng...

> ~Ẩn dụ nổi tiếng… thường được nhiều vị MS dùng để giảng dạy như là:

1) Ẩn dụ "Người con trai hoang đàng" (Trong Luca 15:11-24)

> Ẩn dụ này nói lên tình yêu vô hạn, không điều kiện của ĐCT… như 1 người Cha luôn sẵn sàng tha thứ cho con mình… cũng như Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho bất cứ ai biết ăn năn và quay trở lại cùng Ngài...

 

2) Ẩn dụ về "Người Samari nhơn lành" (Luca 10:25-37)

> Ẩn dụ này nhắc nhở đời sống của con cái Chúa phải có lòng thương xót ~người xung quanh mình qua ~việc làm lành cụ thể… hơn là chỉ "có tiếng" là cơ đốc nhân, nhưng lại “không có miếng” nào hết

 

3) Ẩn dụ về “10 người nữ đồng trinh” (Math. 25:1-13)

> Ẩn dụ này nhắc nhở c/ta về tinh thần sửa soạn sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa Giê-xu trở lại

Y như lời Ngài đã hứa, sau khi sống lại và thăng thiêng về trời....

 

> ~Ẩn dụ hay gọi là thí dụ… là những sự kiện hay bối cảnh bình thường xẩy ra mỗi ngày…

mà Chúa dùng để dậy dỗ 1 ý nghĩa thiêng liêng, hay 1 chân lý nào đó…

 

 

II. Gốc và Nhánh

> Trong ẩn dụ “gốc và nhánh nho”… c/ta thấy đây là 1 hình ảnh rất thông thường

mà mọi người sống bên nước Do Thái thời đó đều thấy và biết...

# Nhiều căn nhà bên đó… họ trồng ~cây nho ngay ngoài hiên hoặc nơi hàng rào nhà của mình...

> Trong c. 1 c/ta thấy rõ… “Gốc nho” đây ám chỉ Chúa Giê-xu

... và từ gốc đó mà sanh ra nhiều nhánh...

> Mỗi “nhánh nho” ám chỉ là mỗi người c/ta... mỗi con cái Chúa… là ~người đã được “tái sanh” bởi huyết của Chúa Giê-xu… khi c/ta đã 1 lần ăn năn tội và bằng lòng tiếp Ngài vào lòng mình

 

> Nếu phải tóm tắt chân lý của ẩn dụ này… c/ta thấy Chúa Giê-xu muốn dậy: như nhánh nho phải lệ thuộc vào gốc nho để có sự sống và tăng trưởng sanh trái… thì c/ta cũng phải nhờ cậy vào chính Chúa Giê-xu mỗi ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài luôn… thì đời sống c/ta mới kết quả... cho nước của ĐCT…

 

# Có 1 số người nói mình tin Chúa… nhưng chỉ tin với 1 khái niệm nông cạn mà thôi…

> Họ tự nghĩ: "Tin Chúa dễ quá! Chỉ tin thôi... sau đó không cần phải làm gì nữa!”… hay có người còn nghĩ “Cứ tin đi - nhỡ ông Giê-xu này có linh thiên… thì mình lời thêm thôi, chứ đâu có lỗ gì!"

> Với sự suy nghĩ nông cạn như vậy… vô số người tự xưng mình là tín đồ… nhưng rồi cứ còn sống ăn ở trong nếp sống của con người cũ… mà chẳng thay đổi gì hết, chưa kết quả gì hết… cho nước Thiên Đàng

> Họ chỉ sống với thái độ “ngồi chơi sơi nước”… rồi đợi 1 ngày Chúa sẽ gởi thiên sứ xuống: lăn tay, cấp giấy Visa, đưa vé máy bay, và lên máy bay Boeing 747... đem mình về nước thiên đàng...

 

> Đôi khi c/ta không hiểu rằng… tiếp nhận Chúa Giê-xu làm “Cứu Chúa” của đời mình… có đến 2 phần rõ rệt:

1) Thứ nhất là phần của chữ “Cứu

> Đây có nghĩa là Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế… chết chuộc tội thay thế cho c/ta trên cây TTG

> Ngài đã đi con đường thập tự… để trả giá tội lỗi cho c/ta… và làm trọn sự công bình của ĐCT… mà nhờ đó c/ta thaót được sự phán xét của lửa địa ngục, và còn nhận được cơ nghiệp nước thiên đàng nữa

 

2) Nhưng c/ta đừng quên… khi tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa

… thì còn phần thứ hai nữa… là phần có chữ “Chúa

> Đây có nghĩa là Chúa Giê-xu không phải chỉ là Đấng Cứu Thế chuộc tội lỗi c/ta mà thôi

Nhưng Ngài còn là Chúa và là Chủ của c/ta nữa

 

> Chữ “Chủ” đây mang ý nghĩa của sự chủ quyền… và cùng 1 lúc làm c/ta trở nên ~đầy tớ của Ngài

> Như vậy khi c/ta tiếp nhận Chúa Giê-xu là Đấng cứu linh hồn mình… thì cùng 1 lúc c/ta cũng phải chấp nhận Ngài là Chúa của đời sống mình… thì điều tự nhiên c/ta phải tìm kiếm ý muốn của Chúa mình mà vâng theo

 

> 1 Trong ~ý muốn của Chúa cho đời sống của c/ta… đó là c/ta sống phải kết quả, sanh trái cho Ngài

 

 

III. Đinh Luật Tự Nhiên về Sự Sanh Trái

> Muốn kết qủa… trước hết ~nhánh nho cần có gốc

            Vì từ gốc… nhánh mới có nhựa sống để sống và tăng trưởng…

 

> Ở trên đời này có nhiều định luật tự nhiên… và 1 trong ~định luật về sự trồng tỉa  

đó là luật “gieo và gặt”… có nghĩa đơn giản là c/ta gieo chi thì sẽ gặt nấy

1) 1 Người cố gắng học hành… thì điều tự nhiên người đó sẽ đạt được thành qủa tốt đẹp 1 ngày… tương lai sẽ có công ăn việc làm chắc chắn, đời sống được đầy đủ, sung túc... vì theo lẽ tự nhiên

... ai "có công mài sắt thì có ngày nên kim..." mà thôi

 

2) Định luật tự nhiên... nếu 1 thân thể được nuôi nấng, được giáo dục/chăm sóc cẩn thận

... thì thân thể đó sẽ tự động phải có sự phát triển đều đặn về phần thể dục cũng như ~đức hạnh

 

3) ACE thấy, mùa Xuân đã đến... và cũng là lúc bắt đầu của 1 mùa trồng trọt mới, sau ~tháng dài đông lạnh...

> ~Người nhà nông... khi gieo giống mỗi năm (mía, đậu, bắp hay lúa)... họ đâu có gieo để chơi thôi... nhưng hy vọng được trúng mùa; hy vọng trời thương ban cho ~hạt giống đã gieo xuống sẽ nẩy mầm

... và 1 ngày họ mong sẽ gặt hái được nhiều lợi… khi mùa Thu đến...

 

> Như vậy, nếu c/ta là ~nhánh của “gốc nho”… thì cũng phải hiểu

… Chúa mong ước ~nhánh của Ngài phải tự nhiên sanh ra ~trái nho ngọt ngào, phải không?      

> ~Trái đó là 1 nếp sống đạo tốt lành… làm chứng và ảnh hưởng tình yêu thương và sự thánh khiết của Chúa đến với ~người xung quanh… hầu cho thiên hạ nhận biết và tin Chúa Giê-xu… để được rỗi linh hồn và có sự sống đời đời.... 

 

# Tuy rằng có ~nhánh nho ra trái ít, có ~nhánh ra trái nhiều... nhưng nếu là nhánh thì tự nhiên đang có sự sống ở bên trong từ gốc… và phải 1 ngày ra lá, nở nụ, mọc trái... và mỗi ngày phải sanh nhiều trái hơn nữa

... vì đây là định luật tự nhiên của “gieo và gặt” mà thôi…

# Y như trong sách Thi Thiên 1:3 – Tác gỉa so sánh đời sống của con cái Chúa như cây mọc gần dòng nước, thì sẽ ra sao? (He is like a tree planted by streams of water, which yields its fruit in season and whose leaf does not wither. Whatever he does prospers.) “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.”

 

> Định luật tự nhiên… đó là nếu có sự sống của Gốc… thì nhánh nho phải tự nhiên có sự tăng trưởng, lớn lên... sanh trái; vậy thì nếu 1 người có đức tin... bởi sự tái sanh thuộc linh... và nay Chúa ở trong lòng mình... thì cũng phải có sự thay đổi, biến hoá và tăng trưởng đức tin đó dần dần… vì nếu đức tin mà không tăng trưởng, không sanh “trái” chi hết... thì theo sứ đồ Giacơ có nói (Giacơ 2:26) là loại "đức tin chết ư?"

 

 

IV. Nhánh Nho Sanh Trái

> Nhánh nho sanh trái đây có nghĩa là sao?

> Tóm tắt là ~sự thay đổi/biến hoá trong đời sống của ~người đã tin Chúa Giê-xu

… từ khi được "dính" vào Gốc

 

> Có thể tóm tắt qua 2 giai đoạn chính:

1) Giai đoạn thứ nhất… đó là khi đời sống cũ bắt đầu được tinh sạch dần… như có chép trong c. 3

> Đây có nghĩa là nhánh phải chịu bỏ đi ~tật hư nết xấu, thói quen hay tư tưởng xấu của con người cũ

… để nhường chỗ cho sự tăng trưởng... của con người mới... nay được dựng trong Chúa Giê-xu

> ~Thói hư tật xấu cũ không thể nào cứ còn ở mãi trong cách ăn nết ở của c/ta mỗi ngày được

… nếu vẫn còn trô trơ… thì c/ta phải xem lại coi có phải mình đang dính vào “gốc nho thật” không?

 

a) Mổi người c/ta hãy tự xét xem từ khi tin Chúa đến nay

… lời nói của mình bây giờ có chỉnh tề, thánh sạch, khiêm nhã hơn không?

# Sứ đồ Giacơ khi luận về "tội của cái lưỡi"… ông có chép trong Giacơ 3:9-12 -  (With the tongue we praise our Lord and Father, and with it we curse men, who have been made in God's likeness. Out of the same mouth come praise and cursing. My brothers, this should not be. Can both fresh water and salt water flow from the same spring? My brothers, can a fig tree bear olives, or a grapevine bear figs? Neither can a salt spring produce fresh water.) “Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Đồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.”

> Nguồn nước suối ngọt thì làm sao ra nước đắng được? … vậy thì nếu nhánh thật sự mọc ra từ gốc nho thật… thì thể nào còn sanh ra ~trái nho dại được chăng?

 

b) Điều thứ hai sau lời nói... đó là phải bỏ đi ~thói hư tật xấu, ~vịêc làm gian ác ngày trước

> Làm sao c/ta biết được việc nào là ác, và việc nào là thiện?

> Không có gì khó… đó là c/ta phải dò theo luật pháp của Chúa… có dạy rõ trong Kinh Thánh

# Chẳng hạn như dựa trên 10 điều răn của ĐCT có chép trong XEDTK 20:1-17

… c/ta thấy rõ có tối thiểu 2 điều thiện phải nên làm… và 8 điều ác phải nên tránh

> Người nào gần với lời Chúa… thì chắc chắn sẽ không có trở ngại gì hết

            để phân biệt được điều nào là thiện… và việc nào là ác - nghịch với ý Chúa

# Trong sách Êphêsô và Côlôse... sứ đồ Phaolô đề cập vài thí dụ rõ ràng của ~việc ác... như là: ngoại tình, tà dâm, ô uế, say sưa, tham lam, thờ hình tượng, buồn giận sanh cạnh tranh/cãi lẫy, nói hành, nói dối, bất hiếu với cha mẹ, kiêu ngạo...

 

> Lời nói và hành động xấu xa ngày trước phải được tinh sạch... đó là giai đoạn thứ nhất phải có

trước khi nhánh bắt đầu có thể sanh trái tốt được…

 

2) Giai đoạn thứ hai… đó là nhánh phải bắt đầu sanh trái tốt... và ~trái này là gì?

a) Thứ nhất… phải tự kiểm soát xem “lời nói” của mình bây giờ có ân huệ đi theo sau không?

# Côl. 4:6 – sứ đồ Phaolô nhắc gì? (Let your conversation be always full of grace, seasoned with salt…) “Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối…”

> Từ khi tiếp nhận Chúa Giê-xu vào lòng… mỗi ngày bây giờ cách nói năng của mình có càng nêm thêm muối không, có mặn mà, có xây dựng, chúc phước hay khích lệ ai không?

> Trước kia mình hay nói tục, nói xấu, nói xấc xược, nói lời khoe khoang/kiêu ngạo, nói lời hung dữ/hỗn láo/thiếu tế nhị… nhưng bây giờ được “dính vào Gốc” rồi… thì có nói lời dịu dàng, thương xót, cảm thông, có năng sức chữa bịnh hay làm dịu vết thương lòng không?

# Châm Ngôn 12:18 –  Tác gỉa luận về sự ảnh hưởng của lời nói như sau: (Reckless words pierce like a sword, but the tongue of the wise brings healing.) “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.”

 

b) Sanh trái tốt đây không phải chỉ qua lời nói thôi

... nhưng còn qua ~việc làm lành trong tình yêu thương của Chúa nữa!

 

> Đời sống mới có bớt ích kỷ… có nghĩa là không còn chỉ nghĩ đến "cái tôi, nhu cầu của tôi, tham vọng của tôi " mà thôi... nhưng bắt đầu nghĩ đến công việc Chúa, ~điều thuộc của Chúa, ~lợi ích gì cho nhà của Chúa không?

# Đời sống “dính vào gốc” có còn ~sự lo lắng, buồn phiền quá sức… cho sự giàu sang và sung sướng thôi không… mà chẳng chăm về ~nhu cầu của người khác, chia xẻ gánh nặng với ACE mình... như là cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, thăm kẻ tù tội, tiếp đãi kẻ khốn cùng… như Chúa Giê-xu có dạy trong ẩn dụ về sự phán xét cuối cùng (Mathiơ 25) không?

# Câu chuyện về 1 cậu thanh niên giàu có kia có chiếc xe BMW đẹp…

> Nhưng lạ 1 cái là ở đằng đầu xe anh có 1 vết trầy rất lớn

> Nhiều người thắc mắc tò mò hỏi lý do và tại sao anh không sửa lại cho chiếc xe đẹp hơn?

> Anh luôn chia xẻ câu chuyện về 1 ngày kia anh đang lái chiếc xe trên xa lộ

… bỗng nhiên có 1 cục đá lớn bị ném văng vào xe

> Anh nhìn kính chiếu hậu… thì thấy bên đường có 1 cậu bé đứng vẫy tay hối hả

> Anh giận quá… tìm đường quay đầu xe ngay lại, tính nhấy xuống đánh thằng bé cho hả giận

vì đã ném đá vào xe mình

> Nhưng khi anh vừa dừng xe bước ra… thì thấy 1 đứa bé đứng khóc xướt mướt… cầu giúp đỡ

> Nó nói rằng cách đầy nửa tiếng nó đang đẩy xe lăn cho anh nó đi chơi trên vỉa hè gần đó… nhưng xe lăn lỡ bị lật… và vì nó yếu nên không đỡ anh nó lên lại xe được; anh nó lại bị bịnh xuyễn, nằm thoi thóp ở gần đó

> Nó cố gắng vẫy tay nhiều người lái xe dừng lại để giúp đỡ… nhưng chẳng có ai chịu dừng lại

            cuối cùng nó phải liệng cục đá vào xe chàng thành niên

> Chàng thanh niên trẻ nghe thấy tội nghiệp… thay vì đánh đứa trẻ… bằng lòng đi theo nó

để đến giúp đỡ người anh của nó lên lại xe lăn

> Và anh nói từ ngày đó tôi mới ý thức 1 điều đó là “Tôi không muốn sống 1 đời sống quá bận rộn… đến nỗi người ta phải ném cục đá đến tôi… để cầu cứu! Vì vậy tôi quyết định không sửa vết trầy xe đó… làm dấu để nhắc nhở tôi!”

 

 

V. Nhánh Nho Sai Trái

> Không phải người Chủ chỉ đòi hỏi ~nhánh nho mình sanh trái thôi… nhưng Chúa Giê-xu còn muốn mỗi người c/ta "sai trái" nữa... từ chỗ mức sanh 30, đến 60, và tới mức toàn hảo 100 trái

> Mà muốn sai trái đến mức toàn hảo… đôi khi phải chấp nhận sự hoạn nạn, thử thách và chịu rèn luyện

            vì điều tự nhiên ở trên đời này… đó là “No pain, No gain!”

> Đây có nghĩa là ~nhánh nho có khi phải bị tỉa sửa… thì mới sai trái thêm được...

# Ngày xưa khi tôi còn thích trồng vườn hoa hồng… tôi còn nhớ cứ mỗi khi mùa Thu đến là tôi phải ra vườn cắt trụi ~buị bông hồng… thì năm tới ~cây bông hồng này mới ra nhiều hoa hồng đẹp hơn và không mọc thành như ~bụi gai

# Chẳng hạn như c/ta nuôi con lớn lên và tập nó lái xe đạp lần đầu tiên

> Nhưng chẳng may thằng bé nó bị té trầy đầu gối mới có 1 lần… rồi c/ta không cho nó tập nữa

... thì đứa bé con mình có sẽ bao giờ biết lái xe đạp không?

# Giêrêmi 17:7-8 - dù trong hoạn nạn cũng còn sanh trái tốt nữa... ("But blessed is the man who trusts in the LORD, whose confidence is in him. He will be like a tree planted by the water that sends out its roots by the stream. It does not fear when heat comes; its leaves are always green. It has no worries in a year of drought        and never fails to bear fruit.") “Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.”

# Nghe câu chuyện trong 1 trại huấn luyện lính... vị sĩ quan bắt họ phải đeo giây đu qua 1 cái hồ nước

> Các anh lính này lười biếng không muốn chịu đựng sự đau đớn lâu dài… để đu qua được hồ

Nhưng cứ buông tay để bị thả xuống hồ nước

> Cho đến khi vị sĩ quan đem về 1 con cá xấu lớn… bỏ vào hồ nước đó

 

> Mong hết tất cả tín đồ ai cũng sẽ ý thức được... c/ta là ~nhánh của Gốc Nho

... có nhựa sống từ Gốc Nho… thì lẽ tự nhiên là c/ta phải sanh trái và sai trái cho Chúa...

 

 

V. “Dính” và Gốc

> Câu hỏi cuối cùng - đó là bí quyết ở đâu để đời sống cá nhân nói riêng và H/T Chúa nói chung

được phát triển và kết quả đều đặn cho Chúa đây?

> Trả lời 1 cách thật đơn giản… bí quyết để nhánh nho sanh trái và sai trái đều cho Chúa

đó là nhánh phải luôn “dính vào gốc

> Chúa Giê-xu dùng động từ “dính” của nhánh vào gốc… tương tự với động từ “cứ ở trong Ta” (có chép đến 7 lần trong đọan) để nhấn mạnh sự quan trọng c/ta phải thường xuyên tương giao với Chúa để đức tin tăng trưởng và sanh nhiều trái cho Chúa

 

> C/ta tương giao… “dính” với Chúa bằng cách nào?

> Có 2 điều căn bản: thứ nhất là qua sự cầu nguyện thường xuyên, và thứ hai là chăm chỉ học lời Chúa

 

1) Cầu nguyện là khi c/ta nói chuyện và lắng nghe tiếng Chúa phán cùng mình

> Đôi khi vì ~tiếng động và sự lo ra xung quanh làm c/ta bị chi phối mà không nghe được tiếng Chúa phán

> Như vậy chỗ cầu nguyện hay nhất phải là chỗ c/ta có ít ~sự lo ra nhất…

# Đối với 1 số người có thể là thì giờ buổi sớm mai

… khi mọi người trong nhà mình còn ngủ, c/ta ở riêng 1 mình cầu nguyện với Chúa

> Cho ~người khác có thể là buổi tối… sau khi con cái đi ngủ và công việc nhà đã tạm xong…

 

> Trong bài cầu nguyện chung của Chúa Giê-xu dạy (Mathiơ 6:9-13)… c/ta thấy có 5 điểm chính nên ghi nhớ khi cầu nguyện: ("This, then, is how you should pray: " 'Our Father in heaven, hallowed be your name, your kingdom come, your will be done on earth as it is in heaven. Give us today our daily bread. Forgive us our debts, as we also have forgiven our debtors. And lead us not into temptation, but deliver us from the evil one.') “Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! [Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.]”

> Đây là 1 bài cầu nguyện mẫu… để c/ta dựa vào đó mà biết cầu nguyện với Chúa

> Đây không phải là 1 bài “thần chú”… để c/ta cứ lập đi lập lại hoài, nhưng lại không hiểu hay để tâm chi hết

 

a) Thứ nhất, trong sự cầu nguyện c/ta trước hết để thì giờ ngợi khen Chúa và cảm tạ Ngài… vì ~ơn lành Chúa đã ban cho chính mình, cho gia đình mình, và H/T mình đang nhóm lại

# Đôi khi c/ta có thể bắt đầu bằng ~bài đoản ca

… vì lời của ~bài hát thường có ~câu ca ngợi… bày tỏ cho c/ta thấy ĐCT là ai…

 

b) Thứ hai, khi cầu nguyện… mục đích chính không phải là để xin xỏ Chúa ngay

            nhưng là cam kết và tận hiến cuộc sống của mình… để Chúa dùng cho ý Ngài được thành toại

 

c) Thứ ba, c/ta dâng lên Chúa ~nhu cầu vật chất trong đời sống

            và cũng không quên cầu thay cho ~sự thiếu thốn của ACE mình…

 

d) Thứ tư, c/ta xưng tội cùng Chúa… để cho mối tương giao với Ngài được lưu thông tốt đẹp  

            và cùng 1 lúc cũng không quên sẵn sàng tha thứ ~người đã và đang làm nghịch cùng mình

 

e) Thứ năm, c/ta xin Chúa ban cho mình quyền phép để chiến thắng sự cám dỗ

            hầu sống làm đẹp lòng Ngài… và 1 chứng nhân hữu hiệu cho Chúa 

 

> Không phải chỉ cầu nguyện trong 1 thì giờ nhất định mỗi ngày mà thôi

… nhưng sứ đồ Phaolô còn dạy c/ta phải cầu nguyện “không thôi

> Trong I Thêsalônia 5:17 - nhắc c/ta cầu nguyện không phải chỉ vào ngày Chúa nhật, hay khi rảnh rỗi mà thôi… nhưng là “không thôi” có nghĩa là trong 1 trạng thái liên tục không ngừng - “Cầu nguyện không thôi…”

(Pray continually…) ở trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc, mọi sự quyết định, mỗi ngày… cầu nguyện để Chúa dự phần

# Câu chuyện 1 em thiếu niên ngồi với 1 vị MS bên bờ hồ câu cá

và em xin MS dạy mình cách cầu nguyện và phải bắt đầu như thế nào?

> Vị MS đó bèn nhấn dìm em đó xuống nước 1 hồi lâu… gần như bị ngộp thở

> Khi trồi lên khỏi mặt nước, vị MS hỏi em muốn gì bây giờ?

> Em trả lời – “Con muốn thở, phải thở ngay… không thì con chết!”

> Vị MS trả lời: “Cầu nguyện cũng vậy… cho đến khi nào con ý thức con muốn cầu nguyện, phải cầu nguyện ngay không thì con chết… lúc đó con mới bắt đầu cầu nguyện được!”

> Có đôi khi ĐCT cho phép ~hoàn cảnh “khó thở” xẩy đến trong đời sống… để c/ta ý thức cần cầu nguyện

hầu cho c/ta có 1 mối liên hệ mật thiết với Ngài…

 

2) Điều thứ hai là ân cần học lời Kinh Thánh…  

> C/ta phải ân cần ham thích học lời Chúa thường xuyên… để thông biết Ngài luôn

> Qua Kinh Thánh… c/ta biết được ý muốn của Chúa cho đời sống mình

# That’s what the word “BIBLE” means – “Basic Intructions Before Leaving Earth”

> Biết bao nhiêu người cứ hỏi: “Làm sao tôi biết ý muốn của Chúa cho đời sống tôi?”

mà lại không chịu đọc và học lời Chúa

 

> Không phải chỉ học biết lời Chúa mà thôi… nhưng c/ta phải thực hành lời Chúa nũa

# Giacơ 1:22-25 – (Do not merely listen to the word, and so deceive yourselves. Do what it says. Anyone who listens to the word but does not do what it says is like a man who looks at his face in a mirror and, after looking at himself, goes away and immediately forgets what he looks like. But the man who looks intently into the perfect law that gives freedom, and continues to do this, not forgetting what he has heard, but doing it—he will be blessed in what he does.) “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.”

 

> Có khi Chúa chưa khải thị ý muốn của Ngài cho c/ta… là bởi vì mình chưa chịu vâng lời đọc lời của Ngài!

> Ngày xưa ĐCT phán cùng dân sự Chúa qua lãnh đạo Giôsuê… trước khi họ vào đất hứa như thế nào?

# Giôsuê 1:8 – (Do not let this Book of the Law depart from your mouth; meditate on it day and night, so that you may be careful to do everything written in it. Then you will be prosperous and successful.) “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.”

> Sau khi vào và họ sống y theo lời Chúa… thì đời sống của họ đã kinh nghiệm gì? Sự chiến thắng vẻ vang

 

> 1 Phương pháp hay để c/ta tự xét sau khi học Kinh Thánh… hầu nhắc nhở c/ta làm theo

với 5 điều sau đây… mà tiếng Anh có chữ vắn tắt là chữ “SPECS

# S – có nghĩa là “Sins to confess” – có tội lỗi nào ĐTL đang cáo trách mà mình cần xưng ra ngay không?

# P – có nghĩa là “Promise to claim” – có lời hứa nào của Chúa mà mình sẽ nhận lấy hôm nay không?

# E – có nghĩa là “Example to follow” – có 1 tấm gương nào phản ảnh Chúa Giê-xu

mà mình có thể bắt chước làm theo được không?

# C – có nghĩa là “Command to obey” – có mạng lệnh nào mình cần phải vâng theo không?

# S – có nghĩa là “Stumble block to avoid” – có 1 bẫy cám dỗ nào mình cần tránh xa không?

 

-----------------------------------

> Cho nên… c/ta là ~nhánh nho của Gốc...

Và Chúa mong đợi ở nơi c/ta là phải sanh trái cho Ngài...

> Chúa dạy bí quyết để sanh và sai trái… đó là c/ta phải “dính” vào gốc

... qua sự học lời Kinh Thánh và cầu nguyện thuờng xuyên…

 

> Cầu mong ACE, mỗi người c/ta siêng năng trau dồi lời Chúa, sốt sắng trong sự cầu nguyện… hầu để đức tin của c/ta được tăng trưởng đều đặn… rồi H/T của Chúa được tăng trưởng đều đặn

và “Nước Cha được mau đến!” Amen!

 

 

 

------------------

The Growing Faith (John 12:1-15)

How can the church of God continue to grow? It depends on the condition of each member’s faith in the church. How can our faith grow to maturity? Jesus once taught a parable of the vine and branch to answer this question. In this parable, the vine symbolizes Jesus in whom all branches are formed. Jesus is the vine means He is our Master and Lord and not just the Savior. The Master’s will for us is to produce fruits for Him. Our fruits are the spiritual transformation in our life. There are basically two phases one must go through to produce good fruits: 1) Get rid the filthy words from our mouth and evil acts, and 2) Practice conversation full of grace following with good works. Jesus doesn’t just want us to bear fruits but more fruits. Sometimes, the only way for us to produce more fruits is to face trials and testing. The key thing to continuously produce good fruits for Jesus is to abide in Him. What does this mean? This means we spend time to pray and study the Bible every day. There are five main points to remember in prayer: 1) Give God praises with a thanksgiving  heart, 2) Surrender our life to do His will, 3) Make our needs known and intercede for others’ needs, 4) Confess our sins as we commit to forgive others, and 5) Ask for strength to overcome temptations so we can pursue a life of holiness. Praying “continually” means to submit all “whispering thoughts” in any situations, any decisions, at any places to God. During the Bible devotion, we need to discover truths about God, Jesus and His will for our life. Bible studying is only worthwhile if we can practice the truths. The following acronym helps us to remember at least five things we can practice “SPECS”: S – Sins that we need to confess, P – Promises that we can claim, E – Examples we can imitate, C – Commands that we should obey, and S – Stumble blocks that we should avoid. Let’s live a healthy and fruitful branch for the glory of God.