Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 27

Dạy Dỗ Lẽ Đạo

(Teach the Word)

Côlôse 1:28

 

“Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người,

dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn

trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời.”

(We proclaim him, admonishing and teaching everyone with all wisdom,

so that we may present everyone perfect in Christ.)

 

 

Sống ở nước Mỹ này, có lẽ ai nấy đều phải công nhận rằng đây là một quốc gia thật là văn minh và đầy đủ tiện nghi nhất trên thế giới về mọi mặt, từ chỗ xây cất cầu cống đường xá, cho đến những kỹ thuật y học mổ xẻ về tim hay óc. Còn một thứ nữa mà chúng ta ai cũng thấy nước Hoakỳ rất văn minh đó là y học dinh dưỡng chất bổ (Nutrition Science) cho cuộc sống của con người. Mọi thức ăn, nước uống ở bên đây đều được chế tạo đầy đủ những chất lượng và được kiểm soát kỹ càng. Những loại nước uống như sữa hay thức ăn, người ta có thể bỏ thêm vào đủ những loại chất bổ vitamins tùy ý để giúp cho sự phát triển của thân thể được đến mức toàn vẹn.

 

I. Chúa Giê-xu Dùng Đạo Thánh Sạch Hội Thánh

 

Nhưng nếu hỏi về sự dinh dưỡng chất bổ nào để cho một hội thánh của Chúa được lớn lên khỏe mạnh, phát triển đến mức trọn vẹn thì chúng ta phải làm sao đây? Chúng ta đã học và hiểu trong bài giảng đầu tiên Chúa Giê-xu đã yêu hội thánh của Ngài đến nỗi bằng lòng phó chính mạng sống của mình, hy sinh cứu chuộc hội. Ôn lại trong Êphêsô 5:25 cho thấy rõ điều này – (Husbands, love your wives, just as Christ loved the church and gave himself up for her.) “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh.” Không phải vậy thôi, Chúa không muốn chúng ta là những chi thể của chính Ngài cứ còn y nguyên như cũ hoài, nhưng Ngài dùng đạo để tinh sạch hội thánh ngày càng được trở nên trọn vẹn hơn. Trong Êphêsô 5:26-27 Chúa Giê-xu làm gì nữa? (to make her holy, cleansing her by the washing with water through the word, and to present her to himself as a radiant church, without stain or wrinkle or any other blemish, but holy and blameless) “… để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, 27 đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.” Nếu Chúa Giê-xu đã yêu hội thánh như vậy, bằng cách dùng đạo là lời của lẽ thật để tinh sạch Hội đến mức trọn vẹn thì chúng ta cũng phải làm giống y hệt, nghĩa là phải hết sức chú tâm trong công việc dạy dỗ hội lời của Chúa vì qua đó hội thánh mới được biến đổi càng hơn mỗi ngày, trở nên trọn vẹn.

 

II. Đại Mạng Lệnh cho Các Sứ Đồ Dạy Đạo

 

1) Chúng ta ai cũng biết mục đích chính của Chúa Giê-xu đến thế gian là để chịu chết chuộc tội thay thế cho chúng ta, nhưng khi Ngài còn ở trên đất này, Chúa luôn đi khắp nơi giảng dạy đạo về nước Đức Chúa Trời. Trong sách Mathiơ 4:23 có ghi chép như sau: (Jesus went throughout Galilee, teaching in their synagogues, preaching the good news of the kingdom, and healing every disease and sickness among the people.) “Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân.”

 

2) Chúa Giê-xu không phải đi khắp nơi dạy dỗ đạo mà thôi, nhưng sau khi sống lại và trước khi thăng thiên về trời, Ngài còn để lại cho các môn đồ của mình một đại mạng lệnh gì nữa? Trong sách Mathiơ 28:19-20(Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.") “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Trong đại mạng lệnh này, Chúa Giê-xu không có phán với hội thánh là hãy đi ra làm phép lạ chữa bịnh, đuổi quỉ, nói tiếng lạ, lập một vương quốc trên trần thế này, nhưng trung tâm điểm của sứ mạng cho hội thánh là dạy dỗ mọi người lời của Ngài. Chúa Giê-xu không có dạy chúng ta hãy đi ra làm chứng Tin Lành, và sau khi một người tin nhận rồi thì đem vào hội thánh để ngồi yên một chỗ; nhưng mục đích tối hậu là phải dạy dỗ người đó tất cả những lời và mạng lệnh của Chúa và khích lệ họ sống làm theo. Ai mà chỉ có sự suy nghĩ nông cạn “tôi tin Chúa Giê-xu rồi là hết,” chẳng còn cần làm chi nữa, chẳng cần đi đến nhà thờ để được dạy dỗ lời Chúa thì người đó sẽ không thể trưởng thành, lớn lên thuộc linh trọn vẹn được, nhưng sẽ cứ ở trong trạng thái thuộc linh trẻ con hoài.

 

3) Không phải trao cho đại mạng lệnh, nhưng sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên về trời rồi Ngài còn hứa ban cho ai nữa và để làm gì? Trong sách Giăng 14:26(But the Counselor, the Holy Spirit, whom the Father will send in my name, will teach you all things and will remind you of everything I have said to you.) “Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” Đức Thánh Linh là giáo sư được gởi đến để dạy dỗ và giúp chúng ta hiểu được những sự mầu nhiệm trong lời của Chúa, vì kiến thức khôn ngoan của con người xác thịt thì không thể hiểu được và có khi xem những sự mầu nhiệm này như là “điên dại” vậy.

 

4) Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, hiện ra và thăng thiên về trời thì hội thánh ban đầu đã vâng lời làm gì? Trong CVCSĐ 2:43-47 – (They devoted themselves to the apostles' teaching and to the fellowship, to the breaking of bread and to prayer. 43Everyone was filled with awe, and many wonders and miraculous signs were done by the apostles. 44All the believers were together and had everything in common. 45Selling their possessions and goods, they gave to anyone as he had need. 46Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, 47praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.) “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Hội thánh ban đầu thường xuyên nhóm lại (đến đền thờ) để làm gì? Không phải để xem phim, hát Karaôkê, thông công ăn uống, tán dốc, chơi thể thao mà thôi… nhưng mục tiêu chính là để được các sứ đồ dạy dỗ lời của Chúa. Mỗi ngày của hội thánh ban đầu đều là Trường Chúa Nhật (Everyday is Sunday School) chứ không phải chỉ trong ngày Chúa Nhật mà thôi. Trong Kinh Thánh cũng cho thấy các sứ đồ của Hội Thánh ban đầu đi khắp nơi để làm gì? Trong sách CVCSĐ 5:21/42(21At daybreak they entered the temple courts, as they had been told, and began to teach the people… 42Day after day, in the temple courts and from house to house, they never stopped teaching and proclaiming the good news that Jesus is the Christ.) “21 sứ đồ nghe bấy nhiêu lời, vừa lúc rạng ngày, vào đền thờ, khởi sự dạy dỗ… 42 Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.”

 

Nếu chúng ta thật sự yêu thương hội thánh của Chúa Giê-xu thì phải hổ trợ, dự phần tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc dạy dỗ lời của Chúa cho hội vì chỉ bởi đó mà hội thánh mới có thể trưởng thành, lớn lên đến “bậc thành nhơn” được. Những cuộc vui hát Karaoke, những chương trình thể thao thể dục, những buổi sinh hoạt, ca nhạc, cắm trại ngoài trời có thể thu hút người ta đến nhà thờ, nhưng sẽ không thể làm hội thánh trở nên trọn vẹn trong sự hiểu biết Chúa Giê-xu và ý muốn của Ngài được, nhưng chỉ có lời Chúa thôi vì đó mà chúng ta phải đặt ưu tiên trong sự giảng dạy lời của Chúa như Chúa Giê-xu và các sứ đồ của Hội Thánh ban đầu đã làm.

 

Làm sao mình nhận biết một Hội Thánh đang mạnh khỏe và có tầm thước phát triển vững vàng, hãy kiểm tra hai điều căn bản sau đây, nếu chỉ có một lần đến thăm họ:

 

a) Nhà vệ sinh của Hội Thánh có sạch không? Vì nếu họ có thể giữ gìn được một chỗ hèn kém nhất thật sạch sẽ như vậy thì những công việc lớn khác, như là việc lo quản lý tài chánh thì đương nhiên họ cũng sẽ làm tốt như vậy!

 

b) Thăm viếng giờ trường Chúa Nhật và để ý xem vị mục sư quản nhiệm có chú trọng đến vấn đề học Kinh Thánh không? Những người đến các lớp học Kinh Thánh này có đi học trễ không, có đem theo Kinh Thánh của mình, có học bài trước chưa, người hướng dẫn chuẩn bị như thế nào, còn khi vào học thì có hay nói chuyện, tập hát hay hội họp nhiều hơn là chú tâm đến sự học lời Chúa không? Tất cả những người lãnh đạo của Hội Thánh có đang dự phần trong các lớp trường Chúa Nhật không?

 

Con cái Chúa của Hội Thánh ngày nay thường có thói quen xem thường sự học lời Chúa gián tiếp có vô số người cơ đốc xem thường giờ học trường Chúa Nhật hay những buổi học Kinh Thánh giữa tuần, nhưng họ chỉ quan trọng hóa giờ thờ phượng mà thôi, và chỉ nghĩ nhóm thờ phượng như vậy là đủ “đạo” rồi; có lẽ vì vậy mà trong hội thánh của Chúa, con số của những “trẻ con” thường nhiều hơn là người lớn. Vì thiếu chú tâm, đặt ưu tiên đến việc học lời Chúa cho nên có nhiều Hội Thánh trông thấy đông người bên ngoài, nhưng nếu thật xét bên trong thì chỉ là một “nhà giữ trẻ” đầy những trẻ em thuộc linh, chưa ăn đồ cứng được, còn uống sữa hoài chăng? Nan đề ngày nay của hội thánh thiếu tăng trưởng không phải là bởi vì thiếu tài chánh, không phải bởi vì thiếu những người có tài, nhưng là nan đề “spiritual maltrution” thiếu sự dinh dưỡng chất bổ thuộc linh của lời Chúa.

 

III. Lẽ Đạo Buông Tha Chúng Ta   

 

          Tại sao sự dạy dỗ lời Chúa có thể giúp cho hội thánh trở nên trọn vẹn được? Chúa Giê-xu có lần phán trong Giăng 8:32(Then you will know the truth, and the truth will set you free.")  “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.”

 

1) Lời Chúa là “lẽ thật” mà chúng ta cần phải có để thứ nhất chúng ta được buông tha khỏi những thói hư tật cũ thì mới bắt đầu tăng trưởng biến hoá đến mức trọn vẹn được. Có một căn bịnh mà nhiều người Việt chúng ta bị, đó là bịnh “Gum disease” (periodontal/gingivitis) – bịnh hư lợi răng. Làm sao mình tự biết có bịnh này? Khi bạn đánh răng mà bị rỉ máu hay hôi miệng thì thường là dấu hiệu của căn bịnh này. Làm sao được khỏi bịnh này? Phải đi gặp nha sĩ. Vị nha sĩ phải lấy đồ nạo ra những chất vôi dơ khó thấy (sticky, colorless bacteria in the form of plaque) đã bị đóng lại lâu ngày đang bám chặt giữa cái lợi răng và chân răng, mà việc đánh răng mỗi ngày không thể tẩy ra hết. Nếu không lấy những chất vôi dơ này ra, một ngày chân răng sẽ yếu và đưa đến nan đề bị rụng răng. Nạo ra những chất vôi dơ này rất đau đớn và phải làm nhiều lần thì mới hết được. Thì cũng vậy, nếu muốn được tăng trưởng thuộc linh đến mức trọn vẹn, chúng ta cần có lời của Chúa là lẽ thật để nạo ra những thứ không trọn vẹn qua nhiều năm sống không biết Chúa thì mới bắt đầu tăng trưởng được.

 

Chúng ta cần lời Chúa là lẽ thật lý do là vì trước khi chúng ta đến biết Chúa Giê-xu, mỗi chúng ta ở trong bóng tối và chỉ biết những việc làm của sự tối tăm và đi trong những con đường lầm lạc mà thôi. Trong sách Galati 5:19-21 liệt kê một số những việc làm của sự tối tăm như sau: (The acts of the sinful nature are obvious: sexual immorality, impurity and debauchery; 20idolatry and witchcraft; hatred, discord, jealousy, fits of rage, selfish ambition, dissensions, factions 21and envy; drunkenness, orgies, and the like. I warn you, as I did before, that those who live like this will not inherit the kingdom of God.) “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, 20 thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, 21 ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy.” Trong sách  Rôma 13:12-13 cũng có chép (The night is nearly over; the day is almost here. So let us put aside the deeds of darkness and put on the armor of light. 13Let us behave decently, as in the daytime, not in orgies and drunkenness, not in sexual immorality and debauchery, not in dissension and jealousy.) “Đêm đã khuya, ngày gần đến; vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng. 13 Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét.” Chúng ta ngày xưa sống dìm mình trong những lời dối trá của ma quỉ mà không ý thức rằng nó đang dẫn chúng ta dần đến sự hư mất đời đời… trong hồ lửa địa ngục. Chúng ta bị giam cầm, xiềng xích trong sự tối tăm, những nghiện ngập, luông tuồng này mà không có năng sức để thoát ra được, nhưng chỉ chờ chết mà thôi. Cho đến khi Chúa Giê-xu đã đến cứu chúng ta ra khỏi những vũng bùn lầy của tội lỗi này, buông tha chúng ta khỏi những xiềng xích của những nghiện ngập, và dẫn chúng ta vào một cuộc hành trình mới bằng lẽ thật của Ngài, qua chính lời của Chúa. Chúng ta được buông tha bởi lẽ thật của lời Chúa nghĩa là được thoát ra và từ bỏ được cái vỏ cũ, và bước đi trong một đời sống mới. Chúng ta có thể tưởng được sự buông tha này qua hình ảnh của một con tằm xấu xí chui ra khỏi cái vỏ kén thô kệch, để trở nên một con bướm rực rỡ màu sắc và bay tung tăng trong gió. Ngày xưa chúng ta bị trói buộc, bị thôi miên trong những việc làm ô uế, nhưng bây giờ nhờ lẽ thật trong lời của Chúa, sự cứu rỗi của Ngài chúng ta bắt đầu một đời mới, trưởng thành, lớn lên trong sự hiểu biết Cứu Chúa Giê-xu càng hơn và ý muốn của Ngài cho mình.

 

2) Lời Chúa quá quan trọng ở chỗ là giúp sửa đổi lại sự suy nghĩ sai lầm ngày xưa của chúng ta mà làm cho ngay thẳng lại trong đường lối và ý của Chúa. Trong sách 2 Timôthê 3:16-17 có chép về mục đích của lời Chúa như sau - (All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, 17so that the man of God may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Rõ ràng trong câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết được bí quyết làm sao để một em bé thuộc linh trở nên trường thành trọn vẹn qua bốn bước căn bản?

 

a) Bước thứ nhất, lời Kinh Thánh dạy dỗ cho chúng ta biết được ý muốn của Chúa là chúng ta phải được trưởng thành, lớn lên trong sự hiểu biết đạo và có tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ hơn mỗi ngày. Người thế gian thì họ không thể hiểu điều này được vì không có lời của Chúa; mục tiêu của họ chỉ là sống để hưởng thụ, sống làm sao cho được nổi tiếng, giàu có, chức tước, quyền hạn, đầy khôn ngoan và học thức mà thôi; nhưng chúng ta là con cái Chúa, chúng ta phải hiểu mục đích của cuộc sống chúng ta là mỗi ngày càng phải được biến dạng giống Chúa Giê-xu hơn.

 

b) Bươc thứ hai, lời Kinh Thánh bẻ trách, nghĩa là giúp cho chúng ta thấy được những điều sai lầm, sự suy nghĩ, suy luận không đúng theo ý Chúa, cản trở chúng ta trở nên trọn vẹn trong Chúa. Khi đọc Kinh Thánh, chú ý những mạng lệnh có chữ “chớ” hay là “đừng” thì đó là những điều mà lời Chúa “bẻ trách” mình, không được phép làm. Lấy thí dụ về điều răn của Đức Chúa Trời trong XEDTK 20:1-7(1 And God spoke all these words: 2 "I am the LORD your God, who brought you out of Egypt, out of the land of slavery. 3 "You shall have no other gods before me. 4 "You shall not make for yourself an idol in the form of anything in heaven above or on the earth beneath or in the waters below. 5 You shall not bow down to them or worship them; for I, the LORD your God, am a jealous God, punishing the children for the sin of the fathers to the third and fourth generation of those who hate me, 6 but showing love to a thousand {generations} of those who love me and keep my commandments. 7 "You shall not misuse the name of the LORD your God, for the LORD will not hold anyone guiltless who misuses his name.) “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. 4 Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. 5 Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, 6 và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta. 7 Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.” Ngày trước, chúng ta có sự suy nghĩ “đạo nào cũng tốt; con đường nào cũng về Lamã; chúa nào cũng cứu,” nhưng bây giờ nhờ lời của Chúa bẻ trách, chúng ta biết rõ mình chỉ thờ lạy đôc tôn có một Chúa thôi, đó là Đức Chúa Trời và “chớ” có quì lạy trước một thần tượng nào nữa.

 

c) Bước thứ ba, lời Kinh Thánh không phải chỉ “bẻ trách” chúng ta mà thôi, nhưng còn sửa trị, nghĩa là giúp cho chúng ta làm ngay ngắn lại, đi thẳng lại, theo ý muốn của Chúa. Một thí dụ sau đây qua lời của Chúa Giê-xu trong sách Mathiơ 5:43-48 như sau: ("You have heard that it was said, 'Love your neighbor and hate your enemy.' 44But I tell you: Love your enemies and pray for those who persecute you, 45that you may be sons of your Father in heaven. He causes his sun to rise on the evil and the good, and sends rain on the righteous and the unrighteous. 46If you love those who love you, what reward will you get? Are not even the tax collectors doing that? 47And if you greet only your brothers, what are you doing more than others? Do not even pagans do that? 48Be perfect, therefore, as your heavenly Father is perfect.) “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. 44 Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác. 46 Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? 47 Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao? 48 Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.” Ngày trước, sự suy luận công bằng của con người cũ của chúng ta là “lấy ác trả ác; mắt đền mắt, tay đền tay,” nhưng bây giờ có lời Chúa, sự suy nghĩ của chúng ta được “sửa trị” cách chúng ta đối xử với mọi người phải như thế nào, kể cả đối với kẻ thù của mình nữa để được trọn vẹn làm con cái của Chúa. Trọn vẹn đây không phải chỉ thương yêu những người thương mình mà thôi, nhưng kể cả kẻ thù của mình nữa. Trong sách Mathiơ 5:27-28 là một thí dụ nữa về lời Chúa sửa trị chúng ta điều gì? ("You have heard that it was said, 'Do not commit adultery.' 28But I tell you that anyone who looks at a woman lustfully has already committed adultery with her in his heart.) “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. 28 Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi.” Ngày xưa có thể tự nghĩ ngó xem những địa chỉ Internet có hình ô dâm là điều chẳng có gì sai, có làm hại ai đâu; nhưng bây giờ có lời Kinh Thánh, chúng ta được sửa trị và không còn làm nữa vì biết rõ đó là tội. Biết bao nhiêu người kể cả cơ đốc nhân ngày nay đang sống lầm lẫn trong những mối tình dục ô uế xấu xa, mà cứ tưởng mình thật sự yêu vì không có lẽ thật. Giống như có hai người yêu nhau, chàng thanh niên nói: “Nếu em thương anh thì còn tiếc gì nữa, sao không ăn ngủ với nhau?” Đó là một loại suy nghĩ sai lầm mà cần lời Chúa “sửa trị” vì thật ra chàng thanh niên này không yêu cô gái đó đâu, nhưng chỉ ham muốn thân thể trong tình dục ô uế với cô gái đó mà thôi. Đây là một vài thí dụ về những điều chúng ta phải nhờ lẽ thật của lời Chúa, để biết ăn năn và dứt khoát với những mối liên hệ tình dục bất chính này.

 

d) Bước thứ tư, lời Kinh Thánh còn “dạy người trong sự công bình” nữa, để được trọn vẹn. Công bình là sao, làm sao biết những điều nào là công bình? Công bình là những điều thuộc về Chúa, làm sáng danh vinh hiển của Chúa. Khi đọc Kinh Thánh, chú ý những mạng lệnh có chữ “hãy” hay là “phải” là những điều lời Chúa “dạy chúng ta bước đi trong sự công bình”. Thí dụ như trong sách Rôma 12:6-16(6We have different gifts, according to the grace given us. If a man's gift is prophesying, let him use it in proportion to his faith. 7If it is serving, let him serve; if it is teaching, let him teach; 8if it is encouraging, let him encourage; if it is contributing to the needs of others, let him give generously; if it is leadership, let him govern diligently; if it is showing mercy, let him do it cheerfully. 9Love must be sincere. Hate what is evil; cling to what is good. 10Be devoted to one another in brotherly love. Honor one another above yourselves. 11Never be lacking in zeal, but keep your spiritual fervor, serving the Lord. 12Be joyful in hope, patient in affliction, faithful in prayer. 13Share with God's people who are in need. Practice hospitality. 14Bless those who persecute you; bless and do not curse. 15Rejoice with those who rejoice; mourn with those who mourn. 16Live in harmony with one another. Do not be proud, but be willing to associate with people of low position. Do not be conceited.) “6 Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; 7 ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; 8 ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm. 9 Lòng yêu thương phải cho thành thật. Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành. 10 Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau. 11 Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa. 12 Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện. 13 Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách. 14 Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa. 15 Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. 16 Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan.” Trong đoạn Kinh Thánh ngắn này có đến 17 chữ “hãy” và 5 chữ “phải” là những điều giúp chúng ta hãy làm, để trở nên trọn vẹn trong Chúa.

 

Lời Chúa rất quan trọng và đã được so sánh là gì trong 1 Phiêrơ 2:2? (Like newborn babies, crave pure spiritual milk, so that by it you may grow up in your salvation,) “thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn,” Lời Chúa là sữa thiêng liêng cần thiết cho sự tăng trưởng, lớn lên mạnh mẽ của một em bé thuộc linh mới sanh. Mỗi người chúng ta tuy khác tuổi tác, khác trình độ văn hóa, nhưng khi chúng ta đến ăn năn tội và tiếp nhận Cứu Chúa Giê-xu, hết thẩy chúng ta đều được “tái sanh” và đều bắt đầu là những em bé thuộc linh mới sanh ra, và cần sữa của đạo là lời Chúa để tăng trưởng từ đó. Thử hỏi nếu đứa bé sanh ra mà không được chăm sóc, cho uống sữa đều đặn thì đứa bé đó sẽ ra sao? Có lớn lên đến mức trưởng thành được không? Thì cũng vậy, nếu một con cái Chúa mà không được nuôi nấng, dạy dỗ lời của Chúa thì có lớn lên trưởng thành trọn vẹn được không?

 

IV. Dự Phần Dạy Đạo

 

Chúng ta đã hiểu nếu mình yêu hội thánh của Chúa thì phải đặt ưu tiên trong việc dạy dỗ lẽ đạo cho hội thanh, như Chúa Giê-xu, các sứ đồ đã làm; bởi vì chỉ có cách đó mà hội được trở nên trọn vẹn hơn mỗi ngày. Mỗi người chúng ta có thể dự phần trong đại sứ mệnh này như thế nào? Chia xẻ một vài nguyên tắc sau đây trong sự dạy dỗ lẽ đạo.

 

1) Mỗi người chúng ta cần tự dạy dỗ lời của Chúa cho chính mình trước rồi hẵn dạy dỗ những người khác, nếu không chúng ta trở thành những người “gỉa hình” sao? Trong sách Mathiơ 23:3-4 – Chúa Giê-xu trách người Pharasi điều gì? (So you must obey them and do everything they tell you. But do not do what they do, for they do not practice what they preach. 4They tie up heavy loads and put them on men's shoulders, but they themselves are not willing to lift a finger to move them.) “Vậy, hãy làm và giữ theo mọi điều họ đã bảo các ngươi; nhưng đừng bắt chước việc làm của họ, vì họ nói mà không làm. 4 Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào.”  Mâu thuẫn chăng khi chúng ta đứng lên giảng dậy lời của Chúa, khuyên anh chị em hãy yêu mến Chúa hết lòng, nhưng lại bỏ lơ chưa chịu dự phần trong các lớp trường Chúa Nhật, hay cố gằng đi học Kinh Thánh giữa tuần. Lời dạy dỗ của chúng ta chỉ có hiệu nghiệm qua chính đời sống làm gương của mình.

 

2) Chúng ta phải khôn ngoan biết để ý những cơ hội tốt xung quanh mỗi ngày để dạy dỗ lẽ đạo. Đừng sống với thái độ thu nhỏ sự giảng dậy này chỉ qua giờ trường Chúa Nhật mỗi tuần một lần mà thôi. Mỗi khi đi đâu, làm gì thì hãy tự nghĩ tôi có những cơ hội dạy đạo nào cho ai không?

 

 

Dạy đạo trong chính gia đình của mình, cho những người thân của chúng ta. Có vô số cha mẹ cứ hay lấy lý do bào chữa là tôi không có năng khiếu dậy dỗ lời của Chúa trong các lớp trường Chúa Nhật. Thứ hỏi ai là Hội Thánh của Chúa? Có phải con em của quí vị mà đã tin nhận Chúa Giê-xu là Hội Thánh của Ngài không? Anh chị em chính là giáo sư dậy Kinh Thánh cho chúng nó ở nhà mình mà mình có đang làm chưa? Đâu là lần cuối anh chị em cầu nguyện chung với con em của mình? Đâu là lần cuối anh chị em đã mở Kinh Thánh để dạy chúng nó lời của lẽ thật? Buồn chăng khi thấy một người dậy Kinh Thánh thật có ơn ở nhà thờ, nhưng lại không biết dạy dỗ chính con em nhỏ ở trong nhà mình yêu mến và vâng theo Chúa? Có một bà mẹ đông con đến với vị mục sư và nuối tiếc vì không có nhiều thì giờ để giúp đỡ trong những công việc của Hội Thánh Chúa. Vị mục sư cầm hai bàn tay của người phụ nữ và nói: “Tại sao bà lại nuối tiếc? Bà có biết chính hai bàn tay này sẽ nuôi nấng và đào tạo những người anh hùng như Môise, Giôsuê, Phaolô cho Hội Thánh Chúa ở đây trong tương lai không?” Đâu là lần cuối gia đình anh chị em có cơ hội nhóm lại để học Kinh Thánh tại gia?  Chúng ta hay giới hạn quyền năng của Chúa theo sự suy nghĩ riêng của mình, đó là chỉ có thể dạy đạo vào mỗi Chúa Nhật từ 9:30 đến 10:30 mà thôi, nhưng chưa hiểu công tác dạy dỗ lẽ đạo phải là lối sống tự nhiên và điều ưu tiên trong cuộc sống của mình mỗi ngày, tại mỗi nơi.

 

3) Trong sự dạy dỗ, chúng ta cần nhờ cậy Đức Thánh Linh gúp sức cho mình. Chúng ta có thể hết sức giảng dạy lời của lẽ đạo, nhưng có một điều mình sẽ không thể làm được đó là “đâm thủng” tấm lòng của những người nghe, để họ thu nhận lời của lẽ thật; vì nếu chỉ nghe mà không thấm vào lòng thì những lời họ nghe cũng vô ích mà thôi. Trong ẩn dụ của người gieo giống trong Mathiơ 13:4 – Chúa Giê-xu cho thấy ví dụ gì?  (As he was scattering the seed, some fell along the path, and the birds came and ate it up.) “Khi đang gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn.” Tiếp trong c. 19 – Chúa Giê-xu giải thích như thế nào? (When anyone hears the message about the kingdom and does not understand it, the evil one comes and snatches away what was sown in his heart. This is the seed sown along the path.) “Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đường.” Nhiều người nghe đạo giống như hạt giống rơi dọc đường nằm trơ trên mặt đất, chẳng thấm vào lòng đất, nên ma quỉ đến lấy đi mất, ngay sau khi người đó bước ra khỏi cửa nhà thờ. Có những người thường đến nhà thờ nghe giảng dạy, nhưng đời sống tâm linh vẫn trơ trơ, chẳng có dấu hiệu biến hóa thay đổi gì hết, lý do là vì lời của lẽ đạo chưa đâm thủng, chưa “chạm” vào lòng của người đó. Mà muốn lời Chúa đâm thủng vào lòng họ, chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh giúp đỡ mình qua lời cầu nguyện đi đôi với sự dạy dỗ.

 

4) Đừng quên mục đích của sự dạy dỗ lời của lẽ đạo là để “gây dựng” anh chị em mình trưởng thành trọn vẹn trong Chúa, chứ không phải lời Chúa là cớ để chúng ta đoán xét người khác. Có lắm người vì không ưa những việc của người khác làm, có thể vì đi ngược theo ý riêng mình, nên hay vào Kinh Thánh tìm cho ra những câu Kinh Thánh để lên án người đó, thay vì gây dựng đức tin nhau. Họ có thể dùng không sai Kinh Thánh, nhưng sai mục đích vì sai thái độ. Trong sách 1 Côr. 14:12 sứ đồ Phaolô nhắc đến điều này – (Since you are eager to have spiritual gifts, try to excel in gifts that build up the church.) “Ấy vậy, vì anh em nôn nả ước ao các sự ban cho thiêng liêng, hãy tìm cho được dư dật đặng gây dựng Hội thánh.” Và một trong những ơn thiêng liêng là sự giảng dạy đạo. Đừng bao giờ quên chúng ta có ơn dạy dỗ và đem ra xử dụng là để “gây dựng” chứ không phải để “hủy diệt.” Hãy luôn tự xét lấy chính mình khi dạy dỗ đạo, mà tự hỏi xem mục tiêu cuối cùng của tôi trong sự dạy đạo là gì? Để gây dựng hay hủy phá, vì Chúa hay là theo ý riêng mình?

 

Mức độ tăng trưởng thuộc linh của hội thánh sẽ tùy thuộc vào mỗi người chúng ta có đã hiểu và sẽ dự phần trong công tác ưu tiên dạy dỗ đạo của Chúa cho mọi người không? Chúng ta không thể chậm trễ, trì hoãn, hay đổ thừa cho những người khác được. Có câu chuyện về một làng nọ có một đám cưới; Đôi tân hôn không có tiền nhưng lại muốn cả làng đến dự. Vì thế họ viết một lời yêu cầu: “Mỗi người đến dự tiệc xin giúp mang theo một lít rượu. Họ đặt tại giữa sân một cái thùng lớn để quan khách đổ rượu vào, hoà chung để mọi người đều có rượu uống trong ngày đám cưới vui vẻ. Khi tiệc cưới bắt đầu, rượu được rót ra và đôi tân hôn mời mọi người đều nâng ly; nhưng rượu đâu không thấy, nếm chỉ là nước lã. Hóa ra là những người khách đến dự chỉ đem theo nước lã đổ vào thùng vì tự nghĩ  cũng sẽ chẳng ảnh hưởng gì cho thùng rượu chung; nào ngờ ai cũng nghĩ và làm y như vậy! Thế hệ tới sẽ như thế nào trước mặt Chúa sẽ tùy thuộc ở mỗi người chúng ta có sẽ tiếp tục đổ thừa trách nhiệm cho những người khác, hay sẽ dự phần trong công tác dạy dỗ lẽ đạo cho mọi người?

 

Chúng ta có yêu Hội Thánh của Chúa không? Nếu chúng ta thật sự yêu thương Hội Thánh của Chúa thì hãy siêng năng trong sự dạy dỗ đạo qua lời nói, thư từ, thăm viếng… và chính cuộc sống mỗi ngày của mình “… hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời.”

 

--------------- Lời Mời Gọi

 

Nhìn hình ảnh của một đứa bé mới sanh, và vài năm sau lấy làm ngạc nhiên đứa trẻ đó được tăng trưởng, khôn lớn, ngoài sức tưởng tượng. Nhưng đó là một điều tự nhiên mà thôi, mà ai có con cháu cũng muốn chúng nó tăng trưởng, đầy dẫy sự khôn ngoan và thân hình nẩy nở… chứ không có mặc tã, uống sữa, chỉ biết bò, nói ú a ú ớ thôi sao? Chúa Giê-xu yêu Hội Thánh của Ngài mà đã phó chính mạng sống mình cho Hội và Chúa cũng không muốn Hội Thánh cứ y như cũ hoài, nhưng Chúa dùng lời của lẽ đạo, tinh sạch hội được lớn lên đến chỗ trọn vẹn. Nếu chúng ta nói rằng mình yêu Hội Thánh của Chúa thì cũng phải làm giống vậy. Hãy dự phần trực tiếp hay gián tiếp dạy dỗ lẽ đạo qua chính đời sống của mình, bắt đầu ở trong gia đình của mình, trong Hội Thánh của Chúa luôn luôn.

 

Mỗi con cái Chúa hãy tự xét - Tôi yêu hội thánh của Chúa đến mức nào? Tình yêu thương của tôi cho Hội Thánh có thực tế không? Tôi chú trọng đến những thì giờ học Kinh Thánh như thế nào? Tôi có đang tìm mọi cơ hội để dạy dỗ lời của Chúa không? Tình yêu thương của tôi có chất lượng không?

 

------------------

TEACH THE WORD (Colossians 1:28)

 

USA is probably the best nation to advance in the nutrition science. What would be the best nutrition for Jesus church’s spiritual growth? From the last sermon, we learned that Jesus loved the church and used the word to perfect her. If we love His church then we must do the same, teaching the word of truth. When Christ was still on this earth, He went everywhere to teach and preach the good news of the kingdom. Before ascending to heaven, Jesus commanded His disciples to go and teach His word to all nations. After ascending into heaven, Jesus promised to send the Holy Spirit Who will come to teach the church all things. The early church met everyday in the temple courts to be taught by the apostles the teachings of Christ. Other apostles, including Paul, obeyed Jesus’ great commission to go everywhere and teach the word. If you want to check out the health of a church, check out its Sunday School hour. If we want to perfect the church, we must teach her the word; other activities won’t do the job. Why are the teachings of Jesus so important? The truth of Jesus’ word will set us free. Jesus’ word will free us from the deeds of darkness. The truth of Jesus’ word will perfect us in four different steps:

 

1) It teaches us about God and His will for our life,

2) It rebukes of our wrong doings,

3) It corrects our behavior and thoughts according to His standards,

4) It equips us to do the things matter to God.

 

We all begin as spiritual babies who need the spiritual milk (His word) to grow up. There are also four basic principles in teaching the word:

 

1) Teach first yourself,

2) Do not limit your teaching on Sunday, but pursue every opportunities each day,

3) Ask the Holy Spirit for help to penetrate Jesus’ word in the heart of the listeners,

4) Never forget the main purpose of teaching the word is to build up the church.

 

Take your own responsibility to teach the word. The perfection of the future generations depend on today’s teachings. Do you love Jesus’ church? Then teach her the word as Jesus and early apostles did “so that we may present everyone perfect in Christ.”