Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 59

Người Cha Nhơn Từ

(The Kindness of a Father)

Luca 15:11-32

 

"Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. 12 Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. 13 Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. 14 Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, 15 bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. 16 Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. 17 Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! 18 Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, 19 không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy. 20 Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. 21 Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. 22 nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: Hãy mau mau lấy áo tốt nhất mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chân. 23 Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, 24 vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng. 25 Vả, con trai cả đang ở ngoài đồng. Khi trở về gần đến nhà, nghe tiếng đàn ca nhảy múa, 26 bèn gọi một đầy tớ mà hỏi cớ gì. 27 Đầy tớ thưa rằng: Em cậu bây giờ trở về, nên cha cậu đã làm thịt bò con mập, vì thấy em về được mạnh khỏe. 28 Con cả liền nổi giận, không muốn vào nhà. Vậy cha nó ra khuyên nó vào. 29 Nhưng nó thưa cha rằng: Nầy, tôi giúp việc cha đã bấy nhiêu năm, chưa từng trái phép, mà cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn hữu tôi. 30 Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn hết gia tài cha với phường điếm đĩ rồi trở về, thì cha vì nó làm thịt bò con mập! 31 Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con. 32 Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được.

 

 

Một trong những phong tục hay của người Hoakỳ đó là mỗi năm họ thường để dành riêng ra hai ngày lễ để nhớ đến công ơn cha mẹ. Vào Chúa Nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng Năm, lúc nào chúng ta cũng có ngày lễ Từ Mẫu (tiếng Anh gọi là Mother’s Day), còn vào Chúa Nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng Sáu thì có ngày lễ Từ Phụ (hay gọi là Father’s day). Nếu so sánh thì ai cũng nhận biết ngày lễ Mẹ thì lúc nào cũng là một ngày tưng bừng, nhộn nhịp, con cái ở khắp nơi thường trở về xum họp với gia đình, đem theo quà cáp tặng mẹ. Thống kê cho biết một trong những ngày lễ mà những đường giây điện thoại bận nhất là ngày lễ Mẹ vì có biết bao nhiêu con cái chăm gọi về nhà thăm mẹ mình. Nhưng khi đến ngày lễ Cha thì thường rất là đơn sơ, có thể chỉ có một bữa cơm ngon miệng trong gia đình và là lúc duy nhất mà người cha thường được thêm vài cái quần lót, hay là những đôi tất mới mỗi năm mà thôi. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng nên có ngày lễ Father’s day, thứ nhất để dành sự vinh dự cho những người cha, đã cùng với những người mẹ bỏ công, nuôi nấng chúng ta được nên người cho đến ngày hôm nay. Cho những ai có cha đã qua đời, ngày lễ này cũng là cơ hội tốt, để chúng ta tưởng nhớ đến cha mình, những tấm gương đẹp, những kỷ niệm hay của người để chúng ta sống bắt chước làm theo.

 

 

 

Trong ngày lễ Father’s day, chúng ta dành sự vinh dự cho những người cha, đã cùng với những người mẹ bỏ công, nuôi nấng chúng ta được nên người cho đến ngày hôm nay.

 

 

I. Đặc Tánh Nhơn Từ

 

Khi nói đến “cha” thì anh chị em thường có một cảm nghĩ gì trong đầu mình? Khi suy nghĩ đến những đặc tánh của một người cha lý tưởng thì đặc tánh nào hiện ra ngay trong trí óc của anh chị em? Chắc nhiều lắm không đếm hết được, nhưng đối với tôi, có lẽ những đặc tánh lý tưởng tôi muốn có nhất, khi tuổi càng ngày càng cao, đó chính là đức nhơn từ, và kiên nhẫn của người cha đối với con cái mình. Nếu Chúa cho tôi trở lại quá khứ và sửa lại những lỗi lầm của mình thì chắc chắn phải là những lúc mà tôi đã vì quá nóng nảy, mà đã không đối xử một cách nhơn từ, kiên nhẫn với con cái của mình. Có những quá khứ đau thương mà mình đã lỡ in sâu trong lòng của con em chúng ta, làm chúng nó không bao giờ quên, cũng bởi vì sự mau giận dữ của mình, thay vì chịu khó kiên nhẫn lắng nghe chúng nó. Điều tôi thật mong ước Chúa ban cho tôi trong những ngày còn sống trên đất này trong vai trò của người làm cha đó là đức tánh nhơn từ và sự kiên nhẫn đối với con cái.

 

 

Những đặc tánh của một người cha lý tưởng phải là đức nhơn từ, và kiên nhẫn đối với con cái mình.

 

 

II. Ẩn Dụ Của Chúa Giê-xu

 

Trước hết chúng ta cùng nhau suy gẫm đức hạnh nhơn từ nghĩa là sao? Muốn khám phá ra nó là gì, chúng ta hãy suy gẫm một ẩn dụ nổi tiếng của Chúa Giê-xu có chép trong Tin Lành Luca 15:11-32 về câu chuyện của “Người con trai hoang đàng.” Thật ra trung tâm điểm hay nhân vật chính ở trong ẩn dụ này không phải là về người con trai hoang đàng, nhưng là người cha nhân từ đối với cả hai đứa con mình. Như vậy nhân dịp lễ Cha, chúng ta sẽ suy gẫm ẩn dụ này với một chủ đề khác, đó là để tài “Người Cha Nhơn từ.”

 

 

Trung tâm điểm hay nhân vật chính ở trong ẩn dụ có chép trong sách Luca 15:11-32 không phải là về người con trai hoang đàng, nhưng là người cha nhân từ đối với cả hai đứa con mình.

 

 

Tóm tắt bối cảnh trong ẩn dụ này của Chúa Giê-xu nói về một người cha có hai đứa con.  Một ngày kia, đứa em đến với cha xin chia gia tài và rồi bỏ nhà ra đi phóng túng chơi bời. Ðây là một hành động thật là bất hiếu của đứa con trai này vì thường gia tài chỉ bắt đầu chia, sau khi người cha đã qua đời; nhưng cha nó chưa chết thì nó đã đòi gia tài, phần của mình. Có lẽ nó mong cha nó chết sớm để có được phần mình và bỏ nhà đi chơi xa, nhưng đợi hoài không thấy, lời di chúc vẫn nằm ỳ đó, nên hắn phải đòi cho được. Nó đòi vì những dục vọng xấu xa đang sai khiến nó; nó muốn bỏ nhà ra đi, được tự do, không còn bị ràng buộc bởi ai hết, và tha hồ thưởng thức mọi điều lạ, thỏa mãn mọi dục vọng của mình muốn. Cha nó cũng đành lòng phân chia gia tài cho nó, rồi nó bỏ nhà đi phương xa. Khi bị “sòng bài casino” nuốt hết tiền và bạn bè bỏ bê, cùng một lúc có “cơn sóng thần Tsunami” đánh vào gây ra nạn đói kém, đứa con đành phải đi chăn heo. Lúc chăn heo thì nó khổ sở quá, vừa đói mà lại không được ăn cám của heo để sống thì hắn mới tỉnh ngộ, ăn năn, nhớ đến một mái nhà êm ấm, một mối liên hệ đẹp trong gia đình yêu quí với cha của mình, nó nhớ đến cha mình, nhận thức lỗi lầm của mình và quyết định đứng dậy quay trở về nhà cha. Khi gần về đến nhà, trên con đường vào biệt thự/nông trại của người cha thì cha nó đã thấy bóng dáng của con, và khi còn ở đằng xa thì chạy ra ôm nó, nhưng lại không có hộc hằng nói: “Thấy chưa, ai bảo không chịu nghe lời cha? Mày đã đi những sòng bài nào? Ði chơi ở những night club nào? Tiền đâu hết rồi?”... nhưng người cha sẵn sàng tha thứ và nhận lại chính con của mình. Khi đứa con hoang đàng chưa kịp nói hết lời ăn năn thì người cha đã ra lệnh cho các đầy tớ sửa soạn mở tiệc lớn ăn mừng và tiếp đón nó lại trong gia đình. Người anh cả làm việc ở ngaòi đồng khi về đến nhà nghe thấy có tiếng đàn ca tiệc vui mừng đón em mình về thì tức giận không chịu vào nhà. Cha nó đành phải đi ra giải thích và mời gọi nó vào nhà ăn tiệc, vui mừng vì em mình đã trở về.

 

Trong ẩn dụ này, đương nhiên người cha ở đây biểu hiệu cho chính Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng nhơn từ hay thương xót tha thứ cho tất cả tội nhân, cho chính mỗi người chúng ta, biểu hiệu qua hai đứa con trong ẩn dụ này.

 

 

Người cha trong ẩn dụ này biểu hiệu cho chính Đức Chúa Trời, là Đấng nhơn từ hay thương xót và tha thứ cho chính mỗi người chúng ta, biểu hiệu qua hai đứa con trai.

 

 

1) Thứ nhất, sự nhơn từ ở đây không phải là đức tánh nhu nhược nghĩa là sao cũng được, ai sai bảo làm cái gì thì cũng làm theo ngay. Trong ẩn dụ này người cha không có liền chia gia tài cho con mình ngay sau khi nó đòi là bởi vì ông là một người cha nhu nhược, luôn nuông chìu con.  Nhưng thiết nghĩ người cha biết đây là “cơ hội” cho con mình sẽ kinh nghiệm được một bài học quí gía của trường đời để nó được trưởng thành và cảm nhận được rõ tình yêu của cha đối với con. Có thể đứa con trước kia sống trong sự bướng bỉnh, lười biếng, lúc nào cũng chỉ đòi theo tư dục, ích kỷ của mình, có thể nó đang sống trong thái độ bất ơn, chỉ hay phàn nàn, than thở, lằm bằm, chẳng vui lòng ở dưới sự chăm sóc đầy đủ của cha mình. Làm cha mẹ chúng ta ai cũng biết, có những đứa con ngoan ngoãn, chỉ cần rầy nó một tiếng là nghe ngay, nhưng cũng có những đứa con ngỗ nghịch, bướng bỉnh mà phải dùng “roi đòn, hay sự sửa phạt” thì mới chịu vâng lời. Cha mẹ khôn ngoan thì biết tánh mỗi đứa con mình và tùy theo đó mà uốn nắn và dạy dỗ. Có lẽ lòng người cha rất đau đớn, có thể rơi nước mắt khi phải chia gia tài cho con; nhưng ông biết mình phải “cứng rắn,” phải đành chịu để con ra đi, lìa gia đình, để nó học những bài học đau thương thì mới trưởng thành và ý thức được tình yêu của người cha dành cho nó. Người cha biết rõ thế gian ở ngoài đó sẽ đối xử tệ bạc với nó, sẽ lột trần nó, làm cho nó bị nhục nhã, buồn đau để rồi chính nó mới ý thức được tình cha thương con là thể nào. Đây là điều mà những người mẹ sẽ không dám làm, vì có biết bao nhiêu người mẹ chỉ muốn “bảo vệ” nuông chiều và cưng con mình mà thôi, chứ nào dám cho nó “nếm mùi” trường đời đâu? Người con ra đi để thỏa mãn tư dục của mình thì cùng một lúc làm đau lòng người cha.

 

 

Lòng người cha rất đau đớn khi phải chia gia tài cho con; nhưng ông phải đành chịu để con ra đi, lìa gia đình, để nó học những bài học đau thương thì mới trưởng thành và ý thức được tình yêu của người cha dành cho nó.

 

 

Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng rất nhơn từ, nhưng Ngài không có nhu nhược khi đối xử với chính dân sự là dân chọn riêng của mình. Đã nhiều lần trong lịch sử Cựu Ước, vì sự bướng bỉnh, chẳng vâng lời của dân Ysơraên cứ đi thờ lạy các tà thần khác, lằm bằm không muốn ở dưới sự chăm sóc của Chúa, mà Chúa đã cáo trách qua các lời tiên tri, nhưng họ chẳng chịu nghe theo, cho đến lúc Ngài đành phải cho phép sự đoán phạt xảy đến cho dân sự của mình để họ biết ăn năn và trở lại đầu phục Chúa. Trong chính đời sống của mỗi chúng ta cũng vậy, tôi tin rằng cũng có lúc Đức Chúa Trời cho phép chúng ta bị lọt vào những hoàn cảnh đau thương/những tai họa, đi vào trong những thung lũng đầy bóng tối của quỉ ma, đối diện với những con đường cùng tuyệt vọng, để chúng ta mới tỉnh thức mà nhận ra tình yêu bao la của Chúa đã ban cho mình bấy lâu nay, để biết quay trở về kêu cầu Chúa giải cứu mình. Trong Hêb. 12:6-7 có chép lẽ thật này – (because the Lord disciplines those he loves, and he chastens everyone he accepts as his child.” Endure hardship as discipline; God is treating you as his children. For what children are not disciplined by their father?) “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt. Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt?”

 

 

Trong chính đời sống của chúng ta cũng vậy, có lúc Đức Chúa Trời cho phép chúng ta bị lọt vào những hoàn cảnh đau thương, hay đối diện với những con đường tuyệt vọng, để chúng ta tỉnh thức, nhận ra tình yêu bao la của Chúa đã ban cho bấy lâu nay, mà biết ăn năn quay trở về.

 

 

2) Thứ hai, sự nhơn từ là một trong những đặc tánh chính diễn tả tình yêu thương “agape” là loại tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy mọi mối liên hệ yêu thương ở trên đời này thường có điều kiện, tiếng Anh gọi là có “strings attached,” như là “nếu em đẹp thì anh yêu,” hay là “vì anh giàu mà em thương.” Mọi mối liên hệ ở trên đời này không phải đều có điều kiện mà thôi nhưng đều có giới hạn, như tình cha mẹ thương con, dù cho so sánh lớn như biển thái bình hay núi cao sơn, nhưng cha mẹ chỉ có thể yêu được chính những đứa con của mình, chứ không thể yêu con cái của người khác được. Nhưng tình yêu “agape” của Đức Chúa Trời là loại tình yêu vĩ đại, không giới hạn bởi một điều kiện nào hết, cho bất cứ ai, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

 

Sự nhơn từ là một trong những đặc tánh chính diễn tả tình yêu thương “agape” là loại tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời.

 

 

Trong 1 Côr. 13:4 - sứ đồ Phaolô diễn tả đặc tánh của sự nhơn từ liên hệ đến tình yêu thương “agape” như sau: (Love is patient, love is kind.) “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ…” Chữ "nhơn từ" luôn đi đôi (hay gọi là dính lẹo) với chữ "yêu thương,” giống như hai anh em ruột sinh đôi vậy! Đây có nghĩa là ai có lòng yêu thương, thì cũng phải tự nhiên có lòng nhơn từ vì hai điều này không thể ngăn cách ra được. Sự nhơn từ của người cha ở trong ẩn dụ này biểu lộ thực tế qua sự tha thứ vô điều kiện khi con mình ăn năn quay trở về. Rõ ràng trong 1 Côr. 13:7a sứ đồ Phaolô diễn tả một trong những việc làm thực tế và rõ rệt nhất của tình yêu thương chính là gì? – (bears all things,) “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự…” Chú ý trạng từ “hay” và chữ “mọi sự” nói lên sự tha thứ của tình yêu “agape” này không có giới hạn, không biên giới, nhưng là phải thường tha thứ luôn và trong mọi hoàn cảnh. Có lần môn đồ Phiêrơ hỏi Chúa gì trong Mathiơ 18:21-22? (Then Peter came and said to Him, “Lord, how often shall my brother sin against me and I forgive him? Up to seven times?” Jesus said to him, “I do not say to you, up to seven times, but up to seventy times seven.) “Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy,” nghĩa là luôn luôn.

 

 

Sự nhơn từ của người cha ở trong ẩn dụ này biểu lộ thực tế qua sự tha thứ vô điều kiện khi con mình ăn năn quay trở về.

 

 

Sự nhơn từ tha thứ của người cha biểu lộ như thế nào cho chúng ta thấy trong ẩn dụ này? Khi đứa con ăn năn trở về thì người cha đã không trừng phạt con mình nhưng tiếp đónhồi phục lại địa vị làm con của nó.

 

a) Kinh Thánh chép khi nó còn ở đằng xa thì người cha đã thấy bóng con mình, và chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. Nghĩa là từ lúc đứa con bỏ nhà ra đi thì người cha đã bắt đầu chờ đợi con mỗi ngày, thì mới thấy ngay được bóng con mình trở về. Người cha nhớ đến con mình từng ngày từng giờ, ngóng chờ con trở lại như Chúa đang ngóng chờ từng kẻ tội nhân biết ăn năn quay trở về. Khi người con trở về, nó đáng được roi đòn, rủa sả thì lại nhận được cái hôn của cha mình, đó là dấu hiệu của tình yêu “agape,” một tình yêu “hay dung thứ mọi sự” của Đức Chúa Trời. Câu chuyện của một đứa con gái bỏ nhà đi hoang đàng, một ngày tỉnh ngộ thì quay trở về nhà. Nó không dám đi vô ngõ truớc, lẻn lẻn vào cửa sau, điều lạ là cửa sau không khóa nhưng chỉ khép mà thôi. Nó vào thì thấy người mẹ hân hoan chào đón và sẵn sàng tha thứ cho nó. Thắc mắc hỏi sao má không khoá cửa đằng sau, không sợ ăn trộm sao? Má nó trả lời: "Từ ngày con bỏ nhà ra đi, cửa đằng sau mẹ không hề khoá, để chờ đón con trở về bất cứ lúc nào!"  Lòng nhơn từ yêu thương của cha của mẹ là luôn “mở cửa,” chực sẵn để tiếp đón con quay trở về khi con mình biết ăn năn.

 

 

Người cha nhớ đến con mình từng ngày từng giờ, ngóng chờ con trở lại như Chúa đang ngóng chờ từng kẻ tội nhân biết ăn năn quay trở về.

 

 

b) Người cha yêu con mình mà đã làm gì thực tế để hồi phục lại địa vị làm con của nó?

 

i) Người cha sai đầy tớ mặc áo tốt nhất cho con mình. Ngay sau khi đứa con bỏ nhà ra đi, người cha không có tức giận lấy hết những quần áo của nó dục vào thùng rác, để biểu lộ thái độ “từ bỏ” hẳn nó ra khỏi gia đình, nhưng ông để dành những cái áo của con là những vật đánh dấu nó thuộc của gia đình này, để mong khi đứa con trở lại nó còn những cái áo để mặc.

 

ii) Người cha sai đeo nhẫn trên ngón tay nó; đây biểu hiệu cho “uy quyền” được làm con của cha, con của ông chủ.

 

iii) Người cha sai đầy tớ mang giầy vào cho nó để chứng tỏ nó không phải là kẻ làm mướn, vì chỉ có con ông chủ, những người thân trong gia đình mới mang giầy, còn tất cả những kẻ nô lệ, người hầu thì đều đi chân đất. Những hành động này nói lên sự tha thứ tiếp nhận hoàn toàn của người cha đối với con mình khi nó đã ăn năn quay trở về. Làm sao chúng ta có thể tha thứ cho một người thật mà chưa muốn hồi phục lại mối liên hệ như ngày xưa? Đó là điều mà một số người chúng ta còn đang mắc phải chăng? Chúng ta không thể nói rằng, mình tha thứ người làm nghịch cùng mình, nhưng lại không muốn hàn gắn lại mối liên hệ như xưa được?

 

iv) Không phải vậy thôi, người cha còn sai đầy tớ giết một con bò mập mở tiệc ăn mừng nữa vì con ông nay đã trở về. Không có điều gì làm Đức Chúa Trời vui lòng cho bằng khi chúng ta là những kẻ tội nhân ăn năn từ bỏ các tà thần, tượng chạm mà quay trở về cùng Chúa và nhận lại được mối liên hệ thông công đời đời với Ngài thì trên thiên đàng các thiên sứ vui mừng nhảy múa.

 

 

Người cha yêu con mình và đã hồi phục lại địa vị làm con của nó, bằng cách cho nó mặc lại áo tốt nhất, đeo nhẫn vào ngón tay, sai đầy tớ mang giầy vào chân, để chứng tỏ nó là con của ông chủ, và còn sai đầy tớ giết một con bò mập mở tiệc ăn mừng nữa.

 

 

Sự nhơn từ của người cha đối với con của mình trong ẩn dụ này rõ ràng bày tỏ lòng yêu thương vô điều kiện của Đức Chúa Trời đối với mỗi người chúng ta, hết thảy là những kẻ tội nhân. Trong Philíp 2:6-8 - Con Đức Chúa Trời đã chủ động trong công cuộc cứu chuộc chúng ta khi Ngài từ trời, giáng xuống, sanh ra trong lòng của một người nữ đồng trinh, bằng lòng mang hình tôi tớ đến tìm kiếm và cứu chúng ta là những kẻ hư mất, lạc lầm - (Who, being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; rather, he made himself nothing by taking the very nature of a servant, being made in human likeness. And being found in appearance as a human being, he humbled himself by becoming obedient to death even death on a cross!) “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”  Trong Giăng 1:12 có chép Ngài đã đến để phục hồi lại địa địa vị “làm con Vua thánh” cho chúng ta bằng cách đã hy sinh, chịu chết đổ huyết trên cây thập tự gía để làm sạch mọi tội của chúng ta và làm chúng ta trở nên công bình trước mặt Đức Chúa Trời để được làm con cái của Ngài - (Yet to all who did receive him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Trong Giăng 14:1-3 – Sau khi chịu chết chuộc tội cho chúng ta và sống lại thăng thiên về trời để sắm sẵn cho mỗi người chúng ta một chỗ ở trên nước thiên đàng thì Chúa Giê-xu hứa sẽ trở lại một ngày để tiếp đón chúng ta được ở trong nước thiên đàng, có mối liên hệ đời đời với Ngài - (“Do not let your hearts be troubled. Trust in God[a]; trust also in me. My Father’s house has plenty of room; if that were not so, would I have told you that I am going there to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am.) “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”

 

 

Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời đối với mỗi người chúng ta cũng vậy, khi chính Chúa chủ động sai Con Ngài đến thế gian chịu chết để phục hồi lại địa vị “làm con Vua thánh” cho chúng ta, mà còn hứa sẽ trở lại một ngày để tiếp đón chúng ta về thiên đàng, có mối liên hệ đời đời với Ngài.

 

 

3) Thứ ba, sự nhơn từ của người cha không phải là nhu nhược, nhưng là nhơn từ mà còn có đặc tánh của sự kiên nhẫn nữa. Trong 1 Côr. 13:5 sứ đồ Phaolô lại diễn tả thêm một khía cạnh nữa của tình yêu thương đó là tình yêu thương (is not provoked,)chẳng nóng giận…” Người nhơn từ là người không mau nóng giận nhưng hay kiên nhẫn. Trong những cá tánh tự nhiên của con người, ai cũng có "không ít thì nhiều" đó là máu hay nóng giận, nhất là cho đàn ông thì mau giận dữ,  còn đàn bà thì hay giận dai những chuyện đâu đâu. Câu chuyện một người bị đem ra toà vì tội vả má một người đàn bà đi trên xe lửa. Ông toà hỏi tại sao anh làm vậy? Anh nói: “Tôi lên xe lửa, ngồi đối diện với một bà cụ gìa, người bán vé còn ở tuốt đằng sau xe, chưa đến lấy tiền. thế mà bà ta cứ cuối xuống giỏ để ớ dưới chân mình, lấy ra một cái sách tay, lôi từ trong cái xách tay ra một cái ví, mở ví ra lấy giấy 10 đồng, bà bỏ cái ví lại trong xách tay, rồi bỏ xách tay vào trong giỏ. Bà nhìn 10 đồng, bà lại cúi xuống lấy giỏ, lại moi cái sách tay ra, lấy ví ra trong xách tay, bỏ vào tờ 10 đồng, rồi lấy 2 tờ 5 đồng. Rồi bà bỏ cái ví lại trong xách tay, rồi bỏ xách tay vào giỏ. Chưa đầy một phút, bà lại cúi xuống lấy giỏ, lấy sách tay ra, moi cái ví ra trong xách tay, bỏ vào 2 tờ 5 đồng, rồi lấy ra 10 tờ một đồng, bà bỏ cái ví lại trong xách tay, rồi bỏ xách tay vào giỏ. Ông toà ngắt lời "Anh nói chi dài dòng dậy, anh có biết là làm những người nghe bực mình không?" Người bị cáo tội trả lời: "Dạ tôi biết chứ,

 quí vị chỉ nghe tôi nói thôi mà quí vị đã thấy tức mình rồi, huống cho tôi phải thấy như vậy trước mắt thì không bực sao được, nên tôi cho bà này một vả tai" Câu chuyện khôi hài nhưng nói lên một điểm, người cha có lòng thương xót không dễ bị tức mình, mau nổi nóng với con cái những chuyện đâu đâu. Người cha có sự kiên nhẫn đó là người cha hay “mau nghe và chậm nói…” như có chép trong Giacơ 1:9 - (My dear brothers and sisters, take note of this: Everyone should be quick to listen, slow to speak and slow to become angry) “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận.”

 

 

Sự nhơn từ của người cha còn có đặc tánh của sự kiên nhẫn nữa, nghĩa là người cha chẳng hay nóng giận, nhưng mau nghe và chậm nói.

 

 

Chúng ta thấy điều này qua cách người cha đối xử với đứa con cả trong ẩn dụ trên. Khi người anh thấy cha mở tiệc ăn mừng cho em mình trở về thì tức giận không chịu vào nhà. Nếu thiếu kiên nhẫn trong tình yêu thương và tự nghĩ đến uy quyền làm cha của mình, người cha có thể sai đầy tớ đi ra ngoài và mắng rủa người anh cả vì thiếu tình yêu thương cho em mình. Nhưng ông đã không làm như vậy, lại bỏ chỗ ngồi ở bàn tiệc mà đi ra ngoài, lấy lòng kiên nhẫn mà mời gọi con vào nhà chung tiệc vui. Có ba điều mà người nào kiên nhẫn sẽ thường làm qua cách đối xử của người cha ở đây: Tập thông cảm, lắng nghe, và từ từ giải thích dạy dỗ con cái mình để nó biết điều hay lẽ phải, chứ không chỉ in trong lòng của nó hình ảnh của một người cha hung dữ, nóng nảy.

 

1) Thông cảm nghĩa là “đặt mình vào hoàn cảnh của con” để hiểu tại sao con cái chúng ta có sự suy nghĩ, phản ứng như vậy.

 

2) Lắng nghe là để thì giờ ra cho con nói ra tâm sự của nó trong lòng là gì.

 

3) Từ từ giải thích điều hay lẽ phải cho nó hiểu, hầu cho nó tránh làm những điều ác.

 

Người cha trong ẩn dụ thông cảm “cái nhìn” của con cả mình, nên mới bước ra nói chuyện với nó. Ông biết quan điểm của người con cả là quan điểm có tính cách công bình, có làm thì mới ăn, có tội thì phải bị phạt. Em nó đã không làm gì cả, chỉ đi ăn chơi, phá của, mà sao cha cho nó hưởng lợi ích hơn mình? Như vậy thì cha là một người bất công! Nhưng quan điểm của người cha muốn bắt lầy cơ hội này dạy con thì khác, không phải theo tiêu chuẩn công bằng, nhưng theo tiêu chuẩn ân điển, sự ban cho không điều kiện. Người cha bước ra không vồn vã la rầy con mình ngay, nhưng ông lắng nghe con mình bày tỏ tâm sự trong lòng của nó nghĩ như thế nào. Trong Câu 29-30 - người cha nghe con mình nói: (But he answered his father, ‘Look! All these years I’ve been slaving for you and never disobeyed your orders. Yet you never gave me even a young goat so I could celebrate with my friends. But when this son of yours who has squandered your property with prostitutes comes home, you kill the fattened calf for him!’) “Nhưng nó thưa cha rằng: Nầy, tôi giúp việc cha đã bấy nhiêu năm, chưa từng trái phép, mà cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn hữu tôi. Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn hết gia tài cha với phường điếm đĩ rồi trở về, thì cha vì nó làm thịt bò con mập!” Sau khi nghe con nói xong thì trong câu 31-32 người cha đã làm gì? (“My son,’ the father said, ‘you are always with me, and everything I have is yours. But we had to celebrate and be glad, because this brother of yours was dead and is alive again; he was lost and is found.”) “Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con. Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được.” Ông đã lợi dụng cơ hội để dạy cho cậu cả hiểu hai điều mà nó chưa bao giờ biết:

 

 

Có ba điều mà người cha nào kiên nhẫn sẽ thường đối xử với con cái mình đó là: Tập thông cảm, lắng nghe, và từ từ giải thích dạy dỗ con cái mình để nó biết điều hay lẽ phải.

 

 

i) Người cha dạy con mình về tình yêu bao la của cha không chỉ giới hạn ở nơi một con bò, một con dê mà thôi, nhưng cả gia tài của cha là thuộc của chính nó, và

 

ii) Điều quan trọng nhất trong cuộc sống này không phải là mình được cái gì, con bò, con dê, người hàng xóm đang có chiếc xe đời mấy, nhà ở khu nào, bằng cấp gì để treo trên tường, nhưng là xây dựng những mối liên hệ tốt đẹp hạnh phúc với nhau qua sự tha thứ - “Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con. Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được.” Không phải là con bò mập, hay con dê nhỏ, nhưng là quyền hưởng cả gia tài mà cha đã để dành cho mỗi đứa con mình. Không phải là vì em con được cha mở tiệc ăn mừng, nhưng mối liên hệ đã được hàn gắn lại. Sau đó, người cha mời gọi người con cả hãy vào nhà ăn tiệc vì em con là đứa hoàng đàng nay đã ăn năn về nhà; ngày xưa đã mất nay đã trở lại. Biết bao nhiêu người ngày nay cũng đang sống như người anh cả, trong những con đường lầm lạc, chỉ biết của cải vật chất bên ngoài quan trọng hơn tình người, sự giàu sang hơn hạnh phúc gia đình, danh vọng ở đời này hơn là những của báu, cơ nghiệp, một mối liên hệ đời đời với Chúa ở trên thiên đàng.

 

 

Điều quan trọng nhất trong cuộc sống này không phải là mình thâu lượm được cái gì, một con bò, một con dê, chiếc xe đời mấy, nhà ở khu nào, bằng cấp gì treo trên tường, nhưng là xây dựng những mối liên hệ tốt đẹp qua sự luôn tha thứ nhau.

 

 

III. Bắt Chước Cha Thiên Thượng

 

Qua ẩn dụ này, chúng ta thấy rõ được tình yêu cao đẹp của Đức Chúa Trời, của Cha Thiên Thượng, Ngài yêu chúng ta bằng một tình yêu "không điều kiện" đầy sự nhơn từ và kiên nhẫn. Nếu ai trong chúng ta làm cha ở đây, chúng ta cũng nên bắt chước Chúa mà sống giống như vậy đối với chính con cái của mình. Những người cha cơ đốc phải bắt chước Chúa mà yêu con cái mình bằng cách hay dung thứ mọi sự, chẳng mau nóng giận, nhưng đối xử nhơn từ, thông cảm con, kiên nhẫn nghe con tâm sự trong mọi hoàn cảnh và bắt lấy những cơ hội tốt để giải thích dạy dỗ con những điều hay lẽ phải. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã đánh mất cơ hội dạy dỗ con cái khôn lớn trong con đường của Chúa vì quá nóng nảy, thiếu kiên nhẫn với chúng nó. Là những người cha trong gia đình, chúng ta phải hiểu mình không phải chỉ là một người lãnh đạo giỏi mà thôi, nhưng còn phải là những “người mẫu” phản ảnh một tấm gương của tình yêu Thiên Chúa ở trong gia đình mình.  Có người đã nói một câu đáng cho những người cha suy nghĩ: “Children are not likely to find a father in God unless they find something of God in their father!” Tạm dịch: “Con cái khó thấy được đặc tánh của Đức Chúa Trời như là một người Cha yêu thương, nếu chưa nhìn thấy tình yêu thương của Chúa đang ở trong đời sống của cha chúng nó.”

 

 

Nếu ai làm cha, chúng ta cũng nên bắt chước Chúa mà sống giống như vậy, biết đối xử nhơn từ và kiên nhẫn với con cái của mình.

 

 

Người cha muốn làm người mẫu của sự nhơn từ và kiên nhẫn thì phải trước hết đã kinh nghiệm được sự yêu thương của Chúa, vì chúng ta không thể yêu con cái mình với tình yêu “không điều kiện” mà chúng ta chưa có ở nơi Chúa Giê-xu. Thiết nghĩ lý do chính mà chúng ta chưa làm trọn vai trò của những người cha cơ đốc vì chính chúng ta đang sống chưa làm trọn vai trò của những “người con” ngoan đối với chính Chúa là Cha Thiên Thượng của mình. Đây có nghĩa là đời sống của chúng ta chưa để Chúa làm Chủ hoàn toàn, chưa vâng giữ những điều răn của Ngài. Tuần vừa qua tôi có cơ hội hầu việc Chúa ở dưới Hội Thánh New Orleans và chia xẻ xứ điệp “Dạy dỗ con cái biết kính sợ Chúa,” tôi đã tóm tắt bài giảng này với một lẽ thật căn bản để mỗi người chúng ta làm trọn vai trò cha mẹ, hay bất cứ mọi vai trò nào đó là “mọi mối liên hệ tốt đẹp ở trên đời này tùy thuộc vào mối liên hệ “bề dọc” của mỗi người chúng ta đối với Chúa,” đó là bí quyết! Chúng ta có thể yêu thương con cái của mình, đối xử nhơn từ và kiên nhẫn với chúng nó, nếu mỗi người cha ở đây luôn có một mối liên hệ tốt đẹp với Chúa mỗi ngày để Ngài làm Cha hướng dẫn đời sống của chúng ta.

 

 

Thiết nghĩ lý do chính mà chúng ta chưa làm trọn vai trò của những người cha cơ đốc vì chính chúng ta đang sống chưa làm trọn vai trò của những “người con” ngoan đối với chính Chúa là Cha Thiên Thượng của mình.

 

 

Muốn có mối liên hệ tốt đẹp với Chúa thì chúng ta phải biết Chúa, yêu Chúa và kính sợ Ngài. Chúng ta không thể nào có mối liên hệ tốt đẹp “làm con của Chúa,” nếu chúng ta chưa có thì giờ tĩnh tâm, học Kinh Thánh, cầu nguyện, tương giao và thực hành những điều răn của Chúa mỗi ngày thì làm sao chúng ta có thể làm trọn vai trò làm người cha cơ đốc trong gia đình của mình đây? Chúng ta phải luôn mở lòng để Chúa “đổ” vào trong chúng ta tình yêu của Ngài thì họa may chúng ta mới sang sẻ “lưu thông” tình yêu của sự nhơn từ và kiên nhẫn đến với con cái của mình. Lịch sử của hai biển hồ Galilê và biển chết. Cả hai biển hồ này đều được sông Giôđanh chảy nước vào, nhưng biển Galilê thì tràn đầy sức sống với biết bao nhiêu là cá; còn biển chết thì đúng như theo tên gọi của nó là “chết,” vì ở đó không có một con sinh vật nào có thể tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã từng đem những loài cá có khả năng sống trong những môi trường cực kỳ khó khăn, thả xuống đó, nhưng sau một thời gian ngắn, những con cá đó đều đã chết, vì lượng muối của biển Chết quá cao. Lý do là vì tuy cả hai biển hồ được sông Giôđanh chảy vào, nhưng biển Galilê luôn có sự lưu thông dòng nước với các nhánh sông khác, còn biển Chết thì không có con đường nào cho nước lưu thông chảy ra ngoài. Nó giống như một cái ao tù rộng lớn mà thôi. Đời sống mới giống Chúa Giê-xu cũng vậy, không thể nào chỉ là một biển hồ chỉ đọng nước lại ở một chỗ, chỉ sống ích kỷ cho riêng mình mà thôi, nhưng là một đời sống giống như những “ống dẫn” lưu thông những phước lành và tình yêu vô điều kiện của Chúa đến cho những người khác nữa, nhất là cho chính mỗi đứa con của mình.

 

Hãy phục Chúa Giê-xu hết lòng, hết sức, hết trí thì tự nhiên chúng ta sẽ làm trọn được vai trò làm cha, để biết đối xử nhơn từ và kiên nhẫn với con cái mình, hầu in sâu “đạo” của Chúa ở trong lòng và đời sống của mỗi đứa con mình.

 

 

Chúng ta phải luôn mở lòng để Chúa “lưu thông” chính tình yêu của Ngài qua chúng ta và sang sẻ tình yêu đó đến với con cái của mình.

 


------------------------ Lời Mời Gọi

 

Mỗi người cha phải ý thức một điều đó là chúng ta đang có một gia sản rất là qúi gía. Gia sản này không thể đổi chác bằng bất cứ một thứ gì ở trên đời này được. Gia sản này không chỉ có giá trị tạm thời, ngắn ngủi, nhưng lâu dài và trải qua nhiều thế hệ. Gia sản này mà nếu đánh mất đi thì sẽ không có thứ gì có thể thay thế vào hay mua chuộc lại được; gia sản đó chính là mỗi đứa con của mình! Thi Thiên 127:3(Sons are a heritage from the LORD, children a reward from him.) “Con cái là gia sản, cơ nghiệp quí báu của Đức Chúa Trời ban cho cha mẹ.” Chúng ta được Chúa trao cho trách nhiệm quản lý gia sản quí báu này của Ngài và cũng chịu trách nhiệm với Chúa trong ngày sau rốt. Chúng ta đang quản lý gia sản này như thế nào? Chúng ta có đang ghi sâu trong lòng của con cái mình tấm gương nhơn từ và kiên nhẫn của Đức Chúa Trời không? để chúng nó thấy được Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Giê-xu? Là những người cha, hãy tự hỏi: Nếu ngày mai tôi "nằm xuống" thì tôi sẽ để lại những tấm gương gì cho con cái của mình? Một gương mẫu của một người đầy lòng yêu thương, nhơn từ và kiên nhẫn như Cha trên trời vậy. Chúng ta là những người cha sẽ hứa nguyện điều gì cần từ bỏ, cần điều chỉnh, cần cải tiến và điều gì cần đầu tư thêm để xây dựng một mối liên hệ tốt đẹp với mỗi đứa con của mình.

 

---------------

 

Ngày lễ Cha cũng nhắc chúng ta về Đức Chúa Trời là Cha Thiên Thượng của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vô điều kiện, cho dù sau khi tổ phụ chúng ta đã phạm tội, Chúa đã có chương trình cứu mỗi chúng ta để phục hồi lại địa vị làm con của Ngài và được ở trong nhà của Ngài là nước thiên đàng đời đời một ngày. Đấng hay thương, khi chúng ta đáng chết thì chính Ngài sai Con một chết thay thế cho mỗi chúng ta trên thập tự gía. Một món quà vĩ đại không điều kiện, không đòi gía. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là đấng Nhơn từ yêu thương chúng ta với tình yêu không đời đổi. Hãy mở lòng tiếp nhận sự nhơn từ yêu thương của Chúa để nhận được sống đời đời. Trong Giăng 1:12(Yet to all who did receive him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Đừng trì hõan, cho dù bạn bè cười chê mình! Nhưng trong ngày sau rốt họ không có đón tiếp bạn đâu, chỉ có Chúa Giê-xu mà thôi thì sợ gì!

 


The Kindness of a Father

(Luke 15:11-32)

 

Although the Father’s Day is less special than the Mother’s Day, the father role is vitally important in building a happy home. What are some of characteristics of an ideal father? As I get older, I would say kindness and patience. The parable of “the prodigal son” helps us to see these two characteristics. The background of the parable:

 

 

Of course, the father in this parable represents the loving and kind God. Kindness does not mean timid or weak. Even though it caused great pain, the father must let his son to leave home and hope that he will learn a lesson in life that can mature him. God has done the same thing to His chosen people in the Old Testament and to each of us today. A father in the parable expresses the unconditional love and great kindness of God. God’s unconditional love is demonstrated through His unlimited forgiveness. The father completely forgives the son through two practical acts: the kiss and restoration of his son position following with a big celebration. God does the same thing to us:

 

 

Another characteristic of a father is patience that means quick to listen, slow to speak and slow to become angry. The father is willing to leave the party, to come out and listen to the older son, and patiently explain the great truths. The great truths are about the grace of full inheritance and relationship that is above all else. As fathers, we should “copy” God’s kindness and patience to nurture our kids. Fathers should always model God’s love for his children to see God. This depends on whether each of us will be submissive to our heavenly Father. We must allow God’s love to flow through us to our children.