Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 7

Lời Khôn Ngoan

Kinh thánh:  Châm ngôn 15:1-8

 

Dr. Haim Ginott là một nhà giáo, một nhà tâm lý, viết một tác phẩm còn được ưa chuộng tới ngày nay «Giữa cha mẹ và con cái » (Between Parent and Child.”

Trong đoạn viết về thầy và trò, ông viết : «Tôi đi tới một kết luận dễ sợ : Là thầy giáo, lời nói của tôi là một yếu tố quyết định trong lớp học. lời nói của tôi có một năng lực khiến cho học trò khốn khổ hay vui sướng. Lời nói của tôi ảnh hưởng đến không khí trong lớp vui hay buồn.. Lời nói của tôi có thể chọc quê hay chọc cười. Lời nói  của tôi trong mọi hoàn cảnh có thể làm cho cơn khủng hoảng khá hơn hay tệ hơn, Lời nói  của tôi làm cho  học trò thấy phấn khởi hay chán nãn! Lời của tôi ảnh hưởng đế niềm vui nổi buồn của một gia đình. Lời nói của tôi sẽ đào tạo nên những công dân ưu tú cho đất nước hoặc ngược lại!” Lời nói rất quan trọng!

-Mở đầu đoạn KT nầy bằng c.1 Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” Cho chúng ta thấy tầm quan trọng của lời nói. Làm cho nguôi cơn giận dữ và có thể đưa đến những hành động tai hại. Lời nói cũng có thể làm nóng lên, làm cho vấn đề thêm rắc rối.

Một hôm, ông Haroun Al Raschild, thị trưởng thành Bagdad nằm chiêm bao thấy tất cả các răng của mình rụng hết. Ông rất lo lắng, liền mời một nhà thông thái đến để giải mộng. Vị thông thái nầy giải nghĩa rằng: “Thưa thị trưởng, chiêm bao như thế, có ý là một ngày không xa, tất cả mọi người trong họ hàng thân thuộc của quan sẽ chết trước quan.” Nghe thế, Raschild tức giận truyền đánh một trăm roi và mắng: “Nhà ngươi dám nói trù ẻo như vậy sao? Nếu tất cả bà con ta chết trước ta, thì ta còn gì vui thú ở đời nầy mà sống nữa.”                                     -Rồi quan cho tìm một nhà thông thái khác để giải nghĩa. Vị thứ hai tâu rằng: “Thưa quan, chiêm bao đó có nghĩa là quan sẽ sống lâu hơn tất cả bà con của quan. Thật là một phước hạnh.” Nghe xong, ông thị trưởng thích thú quá, truyền ban thưởng cho một trăm đồng vàng. *

Giống nhau về cách giải nghĩa, song chỉ cần thay đổi cách trình bày lời nói, câu văn, kết quả sẽ hoàn toàn khác. Côlôse 4:6   Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.” Không nên có cùng một cách nói đối với mọi người, hãy nói với từng người theo cách nào thích hợp nhất. Nếu ta nêm 2 muỗng muối cho một tô canh, và cũng 2 muỗng ấy cho 1 chén canh, hoặc 1 nồi canh, thì kết quả sẽ hoàn toàn khác nhau!                                                             

 

Một định nghĩa về lời khôn ngoan: (TALK)

T: Think (Trước khi nói phải suy nghỉ kỹ)

A: Affectively (Lời nói phải có hiệu quả, ảnh hưởng

     tốt, tích cực, người ta chấp nhận và lắng nghe.)

L: Love: (Có tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm)

K: Knowledge  (Mang lại sự hiểu biết, có ích cho

     người nghe.)

Chủ đề của sách Châm ngôn là sự khôn ngoan. Nhưng sự khôn ngoan có được là do kính sợ Chúa! Trở lại, phân đoạn KT nầy dạy chúng ta thế nào là lời khôn ngoan!

 

I-TRUYỀN TRI THỨC (C. 2;7)

1-Giúp người khác mở mang tâm trí. Có nghĩa giúp người khác nhận biết những điều mà họ chưa biết. Năm 1987, lúc tôi mới đến Hamiton, có bác Đua, gốc dân đánh cá, bác đi học ESL về nhà bác kể cho chúng tôi nghe rằng khi Bác băng qua ngã tư 4 bên đường xe đều ngừng lại! Chúng tôi hỏi, bác băng qua đường thế nào? Bác nói: “Bác băng chéo ngang qua ngã tư!” Chúng tôi giải thích, Bác phải băng ngang theo dấu hiệu báo đèn dành cho người đi bộ!  Bác nói “Ồ thì ra vậy, tôi cứ tưởng là như ở VN! Từ nay tôi băng qua đường phải đi đúng luật!” Truyền lời tri thức là nói lời có lý lẽ, có luật lệ, phải trái, trên dưới, giúp người khác nhận biết lẽ thật, lẽ phải điều nầy đối nghịch với phần b của câu 2 “Nhưng miệng kẻ ngu muội chỉ buông điều điên cuồng.”

 

Truyền lời tri thức là truyền luật pháp của  ĐCT! Đối với người Do Thái ngày xưa, luật pháp là lời Chúa. IISử ký 35:26  “Các công việc khác của Giô-si-a, những việc thiện người làm cứ theo điều đã chép trong sách luật pháp của Đức Giê-hô-va và các sự người, từ đầu đến cuối, kìa, đã ghi chép trong sách các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa.” Chúng ta cần trau dồi, học hỏi lời Thánh kinh và giúp người khác hiều biết lời Chúa để họ được phước!

1 Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân,
Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng;

2 Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va,
Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm.” (Thi thiên 1: 1-2)

 

Khi hiểu biết lời Thánh kinh thì họ sẽ không làm những điều gian ác nữa! Và như vậy, đời sống sẽ được người quý mến, làm vui lòng những người thân và được ĐCT ban phước. Lời Chúa hứa: Thi thiên 119:1  “Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va.”

 

2-Giúp người khác nhận biết giá trị của đời sống họ. Thánh kinh cho chúng ta biết ĐCT dựng nên con người chúng ta. Con người là loài thọ tạo của ĐCT! Là con của ĐCT! Lời Thánh kinh chép: Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người. (STK 1:27-28a). Và trong sách TT 8: 5-6 Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, Khiến muôn vật phục dưới chân người.”

Mỗi người chúng ta có giá trị và quan trọng vô cùng trước ĐCT! Ngài dựng nên chúng ta với mục đích là thờ phượng Ngài, sự thờ phượng đó được bày tỏ qua lời nói và nếp sống mỗi ngày với những người chung quanh.

 

II-TRUYỀN SỰ SỐNG (c. 4)

Để hiểu ý nghĩa của sự sống, chúng ta cần trở lại đọc trong STK, sách đầu tiên của KT 2:7 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” Lời có ĐCT hà hơi trong đó hay lời có sinh khí của ĐCT! Lời phát xuất từ một đời sống có ĐCT hiện diện. Chúa Giê-xu phán: Lu-ca 6:45   Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.” Kinh thánh cho chúng ta biết trong thời đại hôm nay người ta nói và sống thề nào1 Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành,” (IITimôthê 3:1-3) Muốn nói lời sự sống, chúng ta phải có sự sống của ĐCT. Lời Chúa khuyên chúng ta ITimôthê 6:11   Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi, mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.” Khi chúng ta để Chúa làm chủ, trong đời sống, trong lời nói, chúng ta để Ngài đầy dẫy trong cuộc đời chúng ta thì “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” (Galati 5:22).  Chúng ta có lời yêu thương, lời vui mừng, lời bình an, lời  nhịn nhục, lời  nhân từ ,lời hiền lành,lời trung tín, lời mềm mại, lời  tiết độ.”

Trong sách IGiăng 1:1 giải thích lời sự sống “Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về Lời sự sống.  Có nghĩa là những lời dạy của Chúa Giê-xu! Lời Chúa Giê-xu là những lời thương yêu, lời tôn trọng, lời thông cảm, lời tích cực, lời tha thứ.                                                                                                                        Ê-sai 50:4 Chúa đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. ”                                                                                  

KẾT LUẬN

Chuyện xảy ra trong Nhà Bếp: Các vật dụng họp hội nghị và diễn giả hôm nay là Anh Dao, nổi tiếng với biệt danh Dao Inox. Anh ta dõng dạc nói:                                                                    -Kính thưa Quý vị, trong tập thể Nhà Bếp chúng ta đây, có thể nói Nhà Dao chúng tôi là hữu dụng nhất. Có thể tự hào là: Chúng tôi làm được nhiều chuyện nhất để giúp đỡ gia 

chủ húng ta.

-Nào là cắt thịt cá, gọt trái cây, bào khoai củ nè! (Vỗ tay); nặng nhọc hơn thì đốn cây, chẻ cũi nữa nè! Ôi thôi nhiều biết bao nhiêu mà kể! (lại vỗ tay). Còn về phục vụ thì tôi phục vụ mọi người, từ người lớn đến  thiếu nhi, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, ai cũng cần dùng đến tôi cả!                                   Sau những tràng pháo tay bất tận, Anh Dao Inox nhà ta trầm giọng xuống thật tình cảm, anh than thân, trách phận: có một điều làm tôi đau đớn lắm!  (Cả hội nghị im lặng một cách đáng sợ).Tôi đa năng, đa dụng như vậy mà không hiểu tại sao ai ai cũng sợ tôi, lánh xa tôi chứ? Tại sao?Tại sao? (Câu hỏi của AnhDao được chuyển từ giọng buồn sang giọng thật mạnh  mẽ). Cả hội trường im phăng phắt.

Bỗng có một tiếng nói nho nhỏ, từ xó bếp vang lên:

-“Tại vì cái lưỡi của anh bén quá! Cái gì anh cũng châm, chích, chọt, chặt, chém hết!!! 

 

Mục sư Phan Thanh Bình viết về “Năng lực của cái lưỡi” -The Power of Words trong 300 trang sách, Ông kể 7 tội của lưỡi bằng chữ T.O.N.G.U.E.S.

T: Trouble (Rắc rối) [Gia-cơ 3:5]

O: Obscenity (Tục tĩu) [Gia-cơ 3:9]

N: Nagging (Rầy rà) [Châm Ngôn 27:15]

G: Gossip (Nhiều chuyện) [Châm Ngôn 11:13]

U: Untruth (Không thật) [Thi-Thiên 58:3-4]

E: Envy (Đố kỵ) [1Phi-ê-rơ 2:1]

S: Slander ((Vu khống) [Gia-cơ 4:11]

 

Làm sao để chúng ta thay đổi những điều trên?                     II Côrinhtô 5:17  “Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới những sự củ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”Khi chúng ta ở trong Đấng Chirst, để Ngải làm chủ cuộc đời thì lời nói chúng ta thay đổi.” Khi chúng ta ở trong Đấng Christ thì lời nói của chún ta sẽ được xử dụng để:

W: Worship (Lời nói để thờ phượng ĐCT)

O: Optimistic (Lời nói đem lại sự lạc quan, tin yêu

R: Renewal (Lời nói đem lại sự phục hồi, tươi mới)

D: Declare Good News (Rao truyền tình yêu

     thương, sự cứu chuộc của ĐCT)

Thi thiên 35:28  Vậy, lưỡi tôi sẽ thuật công bình Chúa,
Và trọn ngày ngợi khen Chúa.”

 

Xin Chúa giúp mỗi chúng ta cam kết dùng lời nói để thờ phượng ĐCT, Dùng lời nói đem lại sự lạc quan, tin yêu. Dùng lời nói đề đem lại sự phục hồi, tươi mới và dùng lời nói để rao ra sự vinh hiển, tình yêu thương của ĐCT!

 

 

*Trích từ ”Chắp cánh cho tâm hồn bay cao” của Dương Quang

  Thọai.