Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 9

Đầu Năm Kiểm Kê Đời Sống Tâm Linh Với Chúa Giê-xu

(Conduct a Spiritual New Year Performance Review with Jesus)

Rôma 12:3-10

www.vietnamesehope.org

 

 

“Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người. Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau. Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm. Lòng yêu thương phải cho thành thật. Hãy gớm sự dữ mà mến sự lành. Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau.”

(For by the grace given me I say to every one of you: Do not think of yourself more highly than you ought, but rather think of yourself with sober judgment, in accordance with the faith God has distributed to each of you. For just as each of us has one body with many members, and these members do not all have the same function, so in Christ we, though many, form one body, and each member belongs to all the others. We have different gifts, according to the grace given to each of us. If your gift is prophesying, then prophesy in accordance with your faith; if it is serving, then serve; if it is teaching, then teach; if it is to encourage, then give encouragement; if it is giving, then give generously; if it is to lead, do it diligently; if it is to show mercy, do it cheerfully.)

 

 

I. Performance Review

 

Thời gian trôi qua thật nhanh chóng. Năm 2011 đã đi qua và bây giờ chúng ta ai nấy đang hớn hở chào đón một năm mới Dương Lịch 2012. Trong những ngày này ở khắp nơi, có nhiều người thức khuya đốt pháo bông, cùng cầu chúc nhau những gì may mắn nhất có thể đem đến cho mọi người trong một năm mới. Đầu năm cũng là lúc mà ở khắp mọi nơi người ta bận rộn lo việc đóng sổ sách, để bắt đầu cho việc khai thuế.  Những kỹ nghệ cơ xưởng lớn đang bận rộn trong việc kiểm kê các kho hàng của mình, cố gắng dọn hết ra những đồ cũ, đem bán đại hạ gía, để có chỗ đem vào kho những hàng hóa mới, sửa soạn cho một năm mới đầy hy vọng với những cơ hội làm giàu tốt hơn nữa. Năm mới lúc nào cũng là một “cái đà” tốt, để chúng ta sửa soạn và bắt đầu những chương trình hay những kế hoặch mới mẻ.

 

 

Năm mới lúc nào cũng là một “cái đà” tốt, để chúng ta sửa soạn và bắt đầu những chương trình hay kế hoặch mới mẻ.

 

 

Cho những người làm nghề nghiệp chuyên môn (professional) thì họ cũng lo sửa soạn để tường trình, kiểm kê những công tác làm việc của mình đã hoàn tất trong năm vừa qua với ông chủ của mình, hay tiếng Anh gọi là sửa soạn cho cuộc “Performance Review.” Ở hãng tôi làm việc thì cứ đến khoảng tháng Hai mỗi năm thì mỗi người kỹ sư phải ngồi xuống riêng với ông bà chủ của mình để tường trình coi những công tác mình đã làm việc trong suốt năm trước đó như thế nào.  Những cuộc “Performance Review” này luôn có hai mục đích chính:

 

 

Cho những người làm nghề nghiệp chuyên môn thì họ cũng lo sửa soạn để tường trình, kiểm kê những công tác làm việc của mình đã hoàn tất trong năm vừa qua với ông bà chủ của mình, hay tiếng Anh gọi là sửa soạn cho cuộc “Performance Review.”

 

 

1) Thứ nhất, những công tác hay dự án họ đã giao cho mình trong năm vừa qua, mình đã tiến hành như thế nào? Có thành công, hoàn tất tốt đẹp ở trong số ngân quỹ của mỗi dự án đã định ra không, hay là công việc còn cứ dở dang và xài quá ngân quỹ đã định cho các dự án? Mục đích của việc kiểm kê những công tác này mỗi năm là để cho công ti họ quyết định coi xem có sẽ tăng lương mình hay không? Nếu mọi dự án đã giao, mà ai hoàn tất trọn vẹn trong khoãng tài chánh và thời gian đã định thì đương nhiên người đó sẽ được tăng lương. Còn nếu đã thất bại, không hoàn tất, không làm vừa lòng những khách hàng, thì điều tự nhiên người đó sẽ bị trách và không được tăng lương trong năm đó.

 

2) Mục đích thứ hai trong những cuộc “Performance Review” này không phải chỉ là để tăng lương mà thôi, nhưng còn là để họ định đoán xem trong vòng 3-5 năm tới mình có thể nắm giữ những chức vụ gì cao hơn, hay gọi là có được “tiến chức” không? Chẳng hạn như một người kỹ sư làm việc giỏi thì có thể trong vài năm sẽ trở nên vị giám sát (supervisor) trên một số những kỹ sư trẻ khác. Hay nếu một người kỹ sư làm việc giỏi thì trong tương lai họ sẽ giao cho những dự án lớn hơn, quan trọng hơn, với tài khoảng của dự án cao hơn.  Có những người lo sợ khi nghĩ đến những cuộc “kiểm kê” công tác này, vì tự biết mình chưa làm trọn trách nhiệm trong năm vừa qua, và không biết có còn “job” trong năm tới này nữa không? Ngược lại, cũng có những người vui vẻ trông đợi ngày được kiểm kê công việc vì biết chắc mình sẽ được “tăng lương, và tiến chức.”

 

 

Mục đích của việc kiểm kê công tác mỗi năm là để cho công ti quyết định có sẽ tăng lương nhân công của mình hay không và định đoán xem trong tương lai người đó có thể “tiến chức” nắm giữ những chức vụ gì cao hơn.

 

 

II. Tinh Thần Tự Xét

 

Nhân dịp năm mới đã đến, tôi cũng muốn đặt một câu hỏi cho mỗi người chúng ta đó là còn về phương diện cho đời sống tâm linh của mỗi người chúng ta thì sao? Có phải đây cũng là lúc mỗi con cái Chúa nên dừng bước lại, kiểm kê lại xem coi sự hầu việc Chúa của mình như thế nào trong suốt năm 2011 vừa qua, để sửa soạn thưa trình cùng Chúa Giê-xu? Sự hầu việc Chúa của mình có tiến bộ, có thành công, có hoàn tất trọn vẹn trong những chức vụ Chúa đã gọi và Hội Thánh của Ngài đã giao cho mình trong năm vừa qua không? Nếu có, thì mình có những bằng cớ cụ thể nào để có thể chứng minh sự hầu việc Chúa của mình thật là thành công, trọn vẹn, và trung tín với Ngài không? Nếu so sánh với năm ngoái thì đời sống tâm linh của mình trong sự hầu việc Chúa có tăng trưởng đều không, có thêm lên không, hay đang bị sa sút dần? Một em bé sanh ra đời mà không được lớn lên/tăng trưởng đều đặn thì là một điều đáng e ngại lắm, phải không? Thì huống gì đời sống tâm linh của mỗi người chúng ta không tăng trưởng thì sẽ ra sao?

 

 

Năm mới cũng là cơ hội tốt cho mỗi con cái Chúa dừng bước lại, kiểm kê lại coi sự hầu việc Chúa của mình như thế nào trong suốt năm 2011 vừa qua, để sửa soạn thưa trình cùng Chúa Giê-xu?

 

 

Thật ra tinh thần thường xuyên kiểm kê, tự xét đời sống của mình là một điều cần thiết và rất là quan trọng cho mỗi con cái Chúa. Nếu không chịu làm việc này thường xuyên mỗi ngày, e rằng khi nhìn lại chúng ta bất ngờ nhận thấy tâm linh bị sa sút đến tình trạng trầm trọng, hết chỗ chữa được sao? Mỗi lần chúng ta đi nhóm là mỗi lần chúng ta không thể thiếu sự tự xét đời sống tâm linh của mình, để biết điều chỉnh, nếu không thì con người thuộc linh chúng ta khó có thể tăng trưởng được? Tại sao chúng ta đi nhóm mỗi tuần? Có tối thiểu 3 mục đích bắt đầu bằng chữ “T” cho dễ nhớ.

 

1) Chúng ta đi nhóm thứ nhất là để “T”hờ phượng Đức Chúa Trời. Chúng ta thờ phượng Ngài qua sự ca ngợi tôn vinh Ngài trong những bài thánh ca để nói lên Chúa của chúng ta là ai; Chúng ta thờ phượng Chúa qua sự cầu nguyện dâng lời cảm tạ tất cả những gì Chúa đã, đang và sẽ làm cho mình; Chúng ta thờ phượng Chúa trong sự dâng hiến những gì tốt nhất và trước tiên, để bày tỏ rằng Ngài là Đấng ban mọi phước lành và là Đấng duy nhất đang tể trị đời sống của mình.

 

2) Mục đích thứ hai, chúng ta đi nhóm là để “T”ìm hiểu lời Kinh Thánh, hầu cho chúng ta thông biết rõ ý Chúa cho mình hơn mỗi tuần, để chúng ta ra về sống vâng lời làm theo những mạng lệnh của Ngài.

 

3) Mục đích thứ ba, chúng ta đi nhóm là để “T”ự xét đời sống tâm linh của mình, mà dẫn đến sự ăn năn, xưng tội, và cam kết điều chỉnh lại đời sống của mình, để sống làm đẹp lòng Chúa. Tinh thần tự xét mỗi khi chúng ta bước vào nhóm thờ phượng Chúa là điều không thể thiếu được. Biết bao nhiêu người đi nhóm thờ phượng Chúa ngày hôm nay nhưng vẫn chưa thấy có phước chi hết, cũng vì khi vào nhóm họ thiếu những mục đích này, nhất là tinh thần tự xét. Mỗi ngày họ sống không có thì giờ để tự xét qua việc tĩnh tâm/cầu nguyện, mỗi tuần họ vào nhóm cũng không có lúc tự xét chính đời sống tâm linh của mình để biết điều chỉnh, cho đến mỗi năm họ cũng chẳng có thì giờ để kiểm kê lại “con người thật” của mình, vì vậy cứ năm này đến tháng nọ, họ vẫn y như cũ, vẫn cứ còn có sự suy nghĩ, lời nói và hành động như “trẻ con,” và chưa có thể ăn đồ cứng được.

 

 

Mục đích chúng ta đi nhóm là để “T”hờ phượng Đức Chúa Trời, “T”ìm hiểu lời Kinh Thánh, và “T”ự xét đời sống tâm linh của mình, dẫn đến sự ăn năn tội, và cam kết điều chỉnh lại đời sống của mình, để sống đẹp lòng Chúa.

 

 

III. Kiểm Kê Đời Sống Thuộc Linh

 

Chúng ta đã ý thức sự kiểm kê con người thuộc linh là một việc rất cần thiết cho đời sống; Chúng ta cũng đã ý thức “đầu năm” là một cơ hội tốt để làm điều này, như vậy câu hỏi bây giờ là làm sao tôi biết bắt đầu làm cuộc kiểm kê tâm linh cho mình đây? Đề nghị có vài tiêu chuẩn căn bản sau đây mỗi người chúng ta có thể dùng trong sự tự xét kiểm kê cho mình:

 

1) Tiêu chuẩn thứ nhất, hãy tự xét xem thời gian mình đã tin Chúa bao lâu rồi. Đương nhiên mỗi người chúng ta tăng trưởng khác tốc độ nhau, vì lượng đức tin và tuổi tác thuộc linh của chúng ta khác nhau. Người thì sanh trái nhanh, người khác sanh trái chậm; nhưng một định luật tự nhiên đó là chúng ta phải có sự tăng trưởng theo thời gian, chứ không thể nào cứ đứng yên “dặm chân” một chỗ, hay bị thụt lùi, sa sút được, phải không? Và nếu mình càng yêu mến Chúa thì chúng ta lại phải càng muốn được tăng trưởng nhanh chóng hơn mỗi năm, chứ không thể nào cứ tự mãn thỏa lòng đứng yên một chỗ được. Thử hỏi có ai đi làm mà muốn lương bổng của mình đứng yên một chỗ suốt đời không? Thử hỏi có ai đi làm mà mỗi năm mình muốn bị thụt lương không? Có ai mở tiệm mà mỗi năm muốn bị bớt khách hàng không? Nếu như vậy, tại sao chúng ta không hiểu con người thuộc linh còn quan trọng hơn, mà lại cứ sống tự mãn và thỏa mãn với sự hầu việc Chúa từ năm này qua năm nọ y như vậy là được rồi sao? Theo định luật tự nhiên, một người càng làm việc lâu năm trong một công ti nào thì công ti đó càng đòi hỏi người đó phải mỗi năm lãnh trách nhiệm cao hơn, nhiều hơn, và quản lý được những dự án lớn hơn. Cũng vậy, theo thời gian tin Chúa càng lâu, chúng ta phải được trưởng thành và hầu việc Chúa tốt hơn về phẩm cũng như về lượng, phải không?

 

 

1) Hãy tự xét xem thời gian mình đã tin Chúa bao lâu rồi?

 

 

Theo riêng tôi thì đây là thời gian tăng trưởng căn bản của một người sau khi tin nhận Chúa:

 

a) Trong 3 năm đầu tiên sau khi tin Chúa, một tín hữu đương nhiên còn ở trong trạng thái của một “đứa bé thuộc linh còn uống sữa” thì cần được chăm sóc, học hỏi, được nuôi nấng bằng lời của Chúa. Trong 1 Phiêrơ 2:2 - sứ đồ Phiêrơ diễn tả giai đoạn này như sau: (Like newborn babies, crave pure spiritual milk, so that by it you may grow up in your salvation) “ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn.”  Trong 3 năm này, chỉ phải chịu khó đi nhóm thường xuyên và dự các lớp trường Chúa Nhật mỗi tuần, để thu nhập những giáo lý căn bản của đạo, lớn lên trong sự hiểu biết về Chúa.

 

b) Trong 3 năm tới, nghĩa là từ 4 đến 6 tuổi thuộc linh là tuổi thiếu niên trong Chúa, không còn là trẻ con nữa. Đây là tuổi mà không còn để cho người ta chăm sóc, đút cho mình ăn nữa, vì bây giờ mình có thể bắt đầu tự túc và tự lo cho chính mình được rồi. Bây giờ không còn cần ai thúc, đẩy hay năn nỉ mình nữa, hay gọi là không còn “nhõng nhẽo” nữa. Tuổi này phải biết tự đọc, tự học và sưu tầm Kinh Thánh căn bản và trung tín trong việc tĩnh tâm với Chúa Giê-xu mỗi ngày, chứ không còn mỗi tuần mà thôi. Tin Chúa đã 3 năm rồi mà vẫn chưa biết xử dụng Kinh Thánh thì thật là một điều đáng e ngại! Trong giai đoạn này, một con cái Chúa cũng cần chịu sự tập luyện cách chăm sóc những người khác, để sửa soạn hầu việc Chúa trong tương lai. Nên cố gắng tham dự các buổi huấn luyện và để ý học hỏi ở những người trưởng thành khác.

 

c) Đến năm thứ 7 trong Chúa, thì một người con cái Chúa phải bước đến tuổi trưởng thành, nghĩa là tuổi không cần được ai chăm sóc cho mình nữa, cũng không phải chỉ lo cho riêng mình thôi, nhưng còn bắt đầu biết chăm sóc những người yếu đuối hơn, để giúp họ trưởng thành trong Chúa. Bắt đầu hầu việc Chúa bằng cách lãnh những trách nhiệm nhỏ và lớn để xây dựng Hội Thánh của Chúa.

 

 

Đến tuổi thứ 7 trong Chúa, một con cái Chúa phải được trưởng thành, nghĩa là tuổi không cần được ai chăm sóc cho mình nữa, cũng không phải chỉ lo cho riêng mình thôi, nhưng còn bắt đầu biết chăm sóc những người yếu đuối hơn, lãnh những trách nhiệm nhỏ và lớn để xây dựng Hội Thánh.

 

 

Mỗi người chúng ta có thể tự xét xem mình đã tin Chúa bao lâu rồi, và tiến trình tăng trưởng theo thời gian đó như thế nào rồi? Có những người hay khoe rằng “tôi tin Chúa từ bên Việt-nam” lựng, nhưng “con người thật” bên trong vẫn cứ còn là một đứa bé mà thôi; ngược lại, có những người mới tin Chúa có vài năm thôi, chẳng khoe ai hết, nhưng cứ âm thầm dấn thân hầu việc Chúa, chăm sóc công việc của nhà Chúa. Trong Hêbêrơ 5:12-14 chúng ta thấy tác gỉa trách một số con cái Chúa quá chậm chạp trong sự trưởng thành thuộc linh, hiểu biết đạo như sau: (In fact, though by this time you ought to be teachers, you need someone to teach you the elementary truths of God’s word all over again. You need milk, not solid food! Anyone who lives on milk, being still an infant, is not acquainted with the teaching about righteousness. But solid food is for the mature, who by constant use have trained themselves to distinguish good from evil.) “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.”

 

        2) Điều thứ hai chúng ta tự xét và kiểm kê xem coi mình có những ân tứ thuộc linh nào Chúa Thánh Linh đã ban cho và mình đã đem ra xử dụng chưa. Trong đoạn Kinh Thánh Rôma 12 mà chúng ta đã đọc, chúng ta thấy sứ đồ Phaolô liệt kê một số những ân tứ thuộc linh, mà Đức Thánh Linh ban cho con cái Chúa để hầu việc, nào là ơn nói lời tiên tri, những chức vụ, ơn dạy dỗ, khuyên bảo, bố thí, cai trị, và làm sự thương xót. Đức Thánh Linh được Chúa Giê-xu ban cho sau khi Ngài thăng thiên về trời là để giúp tăng trưởng đời sống thuộc linh của mỗi người chúng ta và cung cấp mọi ơn để chúng ta hầu việc Chúa. Mỗi người có số lượng ơn khác nhau, người thì ít, kẻ khác thì nhiều, nhưng mỗi người đều có tối thiểu một ơn tứ để hầu việc; có cái là chính mình đã chịu khó khám phá ra ơn đó là gì chưa và đem ra xử dụng không mà thôi? Mục đích của các ơn ban cho không phải là để đem đến ích lợi cho cá nhân, nhưng luôn là để xây dựng một thân thể trong Đấng Christ là Hội Thánh Chúa, mỗi ngày được lớn lên, khoẻ mạnh để làm chứng cho Chúa ở trên thế gian này. Để cho dễ kiểm kê, chúng ta có thể liệt kê tất cả những ân tứ này thuộc trong 4 phương diện sau đây:

 

 

2) Hãy tự xét và kiểm kê xem coi mình có những ân tứ thuộc linh nào Chúa Thánh Linh đã ban cho và đang đem ra xử dụng chưa?

 

 

a) Một số ơn thuộc về “lưỡi” là những người được ơn giảng dạy, nói lời tiên tri, giải bày lời Chúa;

 

b) Một số ơn thuộc trong những chức vụ lãnh đạo/cai trị. Những người này có thể chưa có ơn giảng dạy, nhưng rất khéo làm việc với mọi người để tiến hành công việc của nhà Chúa trong các ban ngành được thông suốt;

 

c) Một số ơn liên hệ đến của cải vật chất, tiền bạc cho việc bố thí, dâng hiến, giúp đỡ tài chánh;

 

d) Một số ơn liên hệ đến những ân tứ chăm sóc, rất khéo khuyên bảo, làm việc thương xót, giúp đỡ tận tình, và bày tỏ tình yêu thương cụ thể của Chúa. Trên tất cả những ơn đây, mỗi người chúng ta còn có ơn thì giờ để biết hy sinh làm những công việc này.

 

Mỗi người phải tự xét xem coi trong 4 khu vực này, Chúa ban cho tôi ơn gì mà biết đem ra xử dụng, hầu việc Ngài. Trong ẩn dụ “Talâng” của Chúa Giê-xu có chép trong sách Tin Lành Mathiơ 25:24-30 dạy chúng ta rõ một điều, nếu chúng ta không chịu kiểm kê/nhận biết những ơn Chúa Thánh Linh đã giao cho mình mà đem ra xử dụng thì hậu quả là gì cho người đầy tớ đã đem một ân tứ của mình dấu đi: (“Then the man who had received one bag of gold came. ‘Master,’ he said, ‘I knew that you are a hard man, harvesting where you have not sown and gathering where you have not scattered seed. So I was afraid and went out and hid your gold in the ground. See, here is what belongs to you.’ “His master replied, ‘You wicked, lazy servant! So you knew that I harvest where I have not sown and gather where I have not scattered seed? Well then, you should have put my money on deposit with the bankers, so that when I returned I would have received it back with interest. “‘So take the bag of gold from him and give it to the one who has ten bags. For whoever has will be given more, and they will have an abundance. Whoever does not have, even what they have will be taken from them. And throw that worthless servant outside, into the darkness, where there will be weeping and gnashing of teeth.’) “Người chỉ nhận một ta-lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, tôi biết chúa là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không rải ra, nên tôi sợ mà đi giấu ta-lâng của chúa ở dưới đất; đây nầy, vật của chúa xin trả cho chúa. Song chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia, ngươi biết ta gặt trong chỗ ta không gieo, và lượm lặt trong chỗ ta không rải ra; vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời. Vậy, các ngươi hãy lấy ta-lâng của người nầy mà cho kẻ có mười ta-lâng. Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.” Có nhiều hậu quả người đầy tớ này phải bị lãnh:

 

a) Người đó không được Chủ khen là “đầy tớ trung tín và ngay lành, như 2 người đầy tớ kia;”

 

b) Người đó không được hưởng cơ nghiệp của chủ mình;

 

c) Người đó bị trách nặng nề là đầy tớ biếng nhác và dữ vì muốn đổ thừa lỗi cho chủ nữa;

 

d) Chưa hết, ân tứ của người đó chắc chắn sẽ bị lấy lại và Chủ sẽ ban ơn đó cho người khác.

 

 

Có nhiều hậu quả phải lãnh nếu mình không chịu xử dụng những ân tứ Thánh Linh: a) Người đó không được Chủ khen là “đầy tớ trung tín và ngay lành; b) Người đó không được hưởng cơ nghiệp của chủ mình; c) Người đó bị trách nặng nề là đầy tớ biếng nhác và dữ; và d) Những ân tứ của người đó chắc chắn sẽ bị lấy lại và Chủ sẽ ban ơn đó cho người khác.

 

 

          Đây là một ẩn dụ rất hay để tự cảnh cáo mỗi người chúng ta phải biết khám phá ra những ơn tứ gì mình có mà đem ra xử dụng hầu việc Chúa, chứ không còn lấy đủ những lý do bào chữa, hay đổ thừa cho hoàn cảnh được nữa. Tôi suy nghĩ nhiều về một câu hỏi đó là “Một Hội Thánh Chúa hoàn toàn là sao?” Là một Hội Thánh mà mỗi con cái Chúa biết rõ những ơn tứ gì Chúa đang ban cho riêng mình, và đem ra xử dụng tối đa. Một bằng cớ nhỏ chúng ta đã vừa thấy mà tôi hết lòng cảm tạ Chúa, đó là chương trình “đại lễ Giáng Sinh” vừa qua; tôi tin rằng chúng ta đã làm đẹp lòng Chúa. Tại sao? Mỗi người đã lấy ơn mình có, hết sức bỏ công, bỏ sức, bỏ thì giờ ra làm trọn công việc Chúa gọi mình: ai hát ca ngợi thì hết sức mà tập hát, ai lo quản trị trong phần thông công thì đã bỏ công lo chu đáo, ai lo việc trang trí cũng bỏ công ra làm sớm, ai thăm viếng/tiếp khách đã làm trọn công việc Hội Thánh giao cho, ai giảng dạy thì cũng lấy hết lòng mà giảng dạy và kêu gọi, ai cầu nguyện cũng đã bỏ nhiều thì giờ cầu nguyện cho ý Chúa được nên.  Đây là một bài học kinh nghiệm rất qúi gía, để khích lệ mỗi con cái Chúa biết xử dựng ân tứ mình có và hiệp tác với nhau trung tín hầu việc Đức Chúa Trời trong những kỳ đại lễ, làm sáng danh Ngài.

 

3) Điều thứ ba tự xét xem coi thái độ của mình đang hầu việc Chúa trong năm qua như thế nào? Trong đoạn Rôma 12, chú ý những trạng từ sứ đồ Phaolô kêu gọi con cái Chúa xử dụng những ân tứ của mình cho đúng cách:

 

 

3) Hãy tự xét xem coi thái độ của mình đang hầu việc Chúa trong năm qua như thế nào?

 

 

a) Thứ nhất, chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng với tâm tình tầm thường. Đừng hầu việc Chúa với tư tưởng cao quá mức, vượt ra ngoài lượng đức tin của mình, để tránh dẵm chân lên hay chất thêm gánh nặng cho những người khác, nhưng phải hầu việc với tâm tình khiêm nhường, ai riêng phần nấy. Nếu cái tay mà cứ muốn đi, cái chân muốn cầm, cái mũi muốn ăn thì một thân thể sẽ ra sao? Một vấn đề ai trong chúng ta cũng phải canh chừng trong sự hầu việc Chúa nữa đó là đừng so sánh với nhau và lên mình kiêu ngạo để rồi phạm tội cùng Chúa sao; nhưng phải càng khiêm nhường, tùy theo lượng đức tin của mình, người thì được 5 kẻ khác thì 2 talâng tùy theo ý của Chủ mình ban cho mà thôi.

 

b) Không phải chúng ta chỉ kiểm kê những công việc mình hầu việc Chúa thôi, nhưng thái độ tâm tình chúng ta đang làm như thế nào? Có chăm chỉ dạy dỗ không, hay là thờ ơ trong chức vụ Chúa giao cho mình. Nếu quí vị là người được bổ nhiệm dạy lớp trường Chúa Nhật mà chưa chịu đến đúng giờ thì làm sao làm gương cho học viên mình sự chăm chỉ học lời của Chúa được? rộng rãi trong sự bố thí không? Nếu mình nói rằng Chúa của chúng ta là Đấng giàu có vĩ đại lắm, mà sao khi dâng hiến, giúp đỡ những người khác thì mình lại đối xử với mọi người như mình là một đứa trẻ mồ côi vậy? siêng năng cai trị không? Dấu hiệu siêng năng đến từ việc chúng ta có thường xuyên gần gũi với Chúa Giê-xu trong sự cầu nguyện và học hỏi ở nơi Ngài mà biết lãnh đạo/cai trị đúng cách không? Khi 4 người được cử vào trong ban tân chấp hành của Trung Niên, tôi có gởi e-mail với lời chúc mừng và cũng khuyên 4 người này một điều, đó là quí vị phải để dành thì giờ với Chúa Giê-xu tối thiểu bằng thì giờ quí vị lãnh đạo nhóm này, nếu không sẽ khó thành công. Mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa Giê-xu mỗi ngày định rõ sự thành công của chúng ta trong việc lãnh đạo trong Hội Thánh của Chúa. vui vẻ khi làm sự thương xót không, hay là mình lại ưa phàn nàn, trách móc, than thở hoài?

 

 

Có đang hầu việc Chúa với tâm tình tầm thường không? Có chăm chỉ dạy dỗ không? Có rộng rãi trong sự bố thí không? Có siêng năng cai trị không? Có vui vẻ khi làm sự thương xót không?

 

 

Cho nên nếu kiểm kê trong 3 tiêu chuẩn căn bản này: 1) Thời gian tôi tin Chúa bao lâu rồi, 2) Tôi có những ân tứ thuộc linh nào mà đã đem ra xử dụng chưa, và 3) Thái độ hầu việc Chúa của tôi như thế nào trong năm qua, thì chính mình tự biết “con người thuộc linh” của mình như thế nào để sửa soạn tường trình với Chúa Giê-xu. Có điều gì mình cần điều chỉnh không để hầu việc Chúa tốt hơn không?

 

 

IV. Tiến Chức

 

Không phải chỉ kiểm kê những công việc mình đang làm cho Chúa thôi, nhưng phải nên suy nghĩ xem những chức vụ mới nào nữa mình có thể hầu việc Chúa thêm hơn trong năm mới này. Tại sao làm việc ngoài đời thì chúng ta gắng hết sức để tiến chức, còn việc Chúa thì hỗng ham? Là bởi vì chúng ta chưa hiểu rõ Chúa của mình là ai thôi, và những gì Ngài đang làm và đã hứa ban cho chúng ta mà thôi. Tại sao ai có cửa tiệm lúc nào cũng muốn được thêm khách hàng tốt mỗi năm, nhưng công việc Chúa thì lại cứ đổ dồn cho người khác, không muốn thêm?  Thái độ muốn được “tiến chức” trong công việc Chúa phải cho đúng lẽ. Chúng ta không nên muốn tiến chức để mình có thêm quyền lực, có một thế đứng cao hơn, để “control” hai vị mục sư, để cho người ta kính nể mình hơn, để mình bằng người khác. Nhưng thái độ đúng phải là vì lòng yêu thương Chúa và anh chị em trong Hội Thánh của Ngài. Mỗi ngày chúng ta phải luôn cảm tạ Chúa, yêu mến anh chị em vì Chúa ban cho mình được khôn lớn hơn, thân thể khoẻ mạnh hơn nhiều người, vai mình to lớn hơn, bắp chuột mình phồng lên để mình gồng gánh thêm công việc Chúa nhiều hơn. Có những anh thanh niên ngày nay tập tạ để có một thân hình đô con, đi đâu cũng ưỡng ngực ra, mặc áo thì chật nít để cho người ta thấy những bắp chuộc của mình; nhưng nếu “có ngon” thì tôi khuyên hãy lấy sức mạnh đó gồng gánh thêm công việc Chúa đi, thì mới gọi là “lực sĩ đẹp cả trong lẫn ngoài.”  Hai điều kiện căn bản để bắt đầu suy nghĩ đến việc “tiến chức:”

 

 

Phải nên suy nghĩ xem những chức vụ mới nào nữa mình có thể hầu việc Chúa thêm hơn trong năm mới này vì lòng yêu thương Chúa và anh chị em trong Hội Thánh của Ngài.

 

 

1) Thứ nhất, muốn thêm trách nhiệm thì đương nhiên phải hết sức cố gắng làm trọn những công việc Chúa giao cho mình ngày hôm nay trước tiên. Không có một ông chủ nào sẽ dại gì lại đi giao thêm cho một anh kỹ sư những dự án lớn hơn, trách nhiệm nhiều hơn, nếu người đó chưa làm trọn được những dự án nhỏ đã giao cho trước. Nếu chưa làm trọn những trách nhiệm đang có thì khoang hãy gánh thêm trách nhiệm mới; Có thể để thêm năm tới đây trau dồi làm trọn công việc mình đang lãnh.

 

2) Thứ hai, phải để ý bắt lấy cơ hội khi nó đến với chúng ta, chứ đừng có “quá khiêm nhường” từ chối theo ý riêng của mình. Tôi cảm động thấy những người anh chị em của chúng ta đã chịu nhận những chức vụ trong ban Trung Niên và Phụ Nữ, để bắt đầu và tiếp tục hầu việc Chúa, xây dựng nhà của Chúa. Tôi tin rằng những người này sẽ thành công, nếu không làm vì quyền lợi riêng, nhưng vì yêu mến Chúa và anh em chị mình, sẵn sàng hy sinh, hạ mình hầu việc Chúa.

 

 

Muốn thêm trách nhiệm thì đương nhiên phải hết sức cố gắng làm trọn những công việc Chúa giao cho mình ngày hôm nay trước tiên, và phải để ý bắt lấy cơ hội khi nó đến với chúng ta, chứ đừng có “quá khiêm nhường” từ chối theo ý riêng của mình.

 

 

Chúng ta kiểm kê, tự xét, điều chỉnh điều gì cho năm mới không; nếu không thì năm 2012 cũng sẽ y hệt như năm 2011, và mỗi Chúa Nhật chúng ta đến đây, ngồi y một chỗ như mỗi Chúa Nhật chúng ta ngồi, và rồi mình chỉ bị “gìa” đi thêm một tuổi nữa trong Chúa mà thôi. Kết quả tươi sáng cho năm mới 2012 sẽ tùy thuộc vào sự quyết định của riêng mỗi người chúng ta biết tự xét và điều chỉnh lại đời sống tâm linh của mình, thái độ hầu việc Chúa của mình, khám phá ra những ân tứ mình đang có mà xử dụng tối đa với tinh thần chăm chỉ, siêng năng và vui vẻ. Amen!

 

 

Kết quả tươi sáng cho năm mới 2012 sẽ tùy thuộc vào sự quyết định của riêng mỗi người chúng ta biết tự xét và điều chỉnh lại đời sống tâm linh của mình, thái độ hầu việc Chúa của mình, khám phá ra những ân tứ mình đang có mà xử dụng tối đa với tinh thần chăm chỉ, siêng năng và vui vẻ.

 


 

--------- Lời Mời Gọi

 

Nếu phải làm một kiểm kê cuối năm về con người tâm linh của mình để tường trình với Chúa Giê-xu thì sẽ ra như thế nào? Mình sẽ được điểm gì? Có chắc là mình sẽ được “tăng lương” không? Được khen là “đầy tớ trung tín và ngay lành” không? Mình có biết rõ Chúa đang gọi mình làm gì không? Ở trong Chúa lâu rồi mà không biết sao? Mình có biết những ân tứ Chúa Thánh Linh đã ban cho mình là gì không? Nếu không xử dụng những ơn này thì hậu quả sẽ ra sao? Mình đang hầu việc Chúa với thái độ như thế nào? Có làm đẹp lòng Chúa không?

 

Trong Hội Thánh nhìn thì chúng ta sẽ thấy có biết bao nhiêu chức vụ Chúa giao cho nhiều người. Nào là chức vụ mục sư/chăn bày, giáo viên trường Chúa Nhật, người hướng dẫn Kinh Thánh, các ông bà chấp sự, các trưởng ban của các nhóm nhỏ, những người phụ tá trong những chức vụ, người lo việc dọn dẹp, trang trí, người lo việc giấy tờ, sổ sách, người lo việc chăm sóc thăm viếng các gia đình con cái Chúa, người lo việc tập hát, người được gọi đi ra chứng đạo, người lo việc cầu nguyện, người lo việc thông công, người lo việc sửa chữa, người lo việc lái xe đi đón thân hữu, người lo việc âm thanh, người lo việc tiếp khách, người lo việc điều hành tổng quát cho các chương trình nhóm, người đánh đờn piano, người lo nấu càphê, đóng cửa, tắt máy lạnh, người lo việc xếp bàn ghế… Anh chị em cứ tưởng tượng đi, nếu mỗi một người trong những chức vụ này biết rõ sự kêu gọi của Chúa và trách nhiệm của Hội Thánh Chúa đã giao cho mình, mà hết sức làm việc, ai riêng phần nấy trong thái đô khiêm nhường, chăm chỉ, siêng năng và vui vẻ thì Hội Thánh Chúa ở đây sẽ ra sao trong năm mới này? Điều này chỉ có thể thành sự thật, nếu nó bắt đầu từ chính mỗi người chúng ta. Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mỗi người chúng ta. Đây là lúc mỗi người chúng ta phải tự xét, ăn năn, và cam kết điều chỉnh, để sẵn sàng bước sang một năm mới thành công trong công việc mở mang nước thiên đàng của Đức Chúa Trời.

 

Chúng ta vừa mừng đại lễ Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế đã sanh ra đời cách chúng ta hơn 2,000 năm để rồi chịu chết chuộc tội cho nhân loại ở trên cây thập tự gía. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta món quà quí gía nhất đó chính là Con Ngài, để qua Con ấy tất cả những kẻ tin được hưởng nước thiên đàng của Chúa. Còn thiếu gì nữa mà Chúa không cho chúng ta không? Bây giờ phần chúng ta có thể làm gì để bày tỏ lòng biết ơn Chúa đây? Không có thứ gì để dâng cho Chúa quí cho bằng chính đời sống của mình, để hầu việc Ngài trong sự khiêm nhường, chăm chỉ, siêng năng, và vui vẻ.

 


Conduct a Spiritual Performance with Jesus

(Romans 12:3-10)

 

Today is the first Sunday of 2012. It’s time to close the book and get ready to file the income tax. For professionals, it’s also a time to prepare for a Performance Review (PR) with the boss. Two main objectives for conducting a PR are to define an employee’s raise, and his long-range career path. Have you prepared for a spiritual PR with Jesus? Self-review is one of the three key objectives why we come to church each Sunday. There are some suggested guidelines that can help us to prepare for a spiritual PR.

 

First, how long have you been saved? The first three years in a Christian life are the learning age to be fed by the word of God. The next three years goal is for training in preparation to serve. By the 7th year, you should be mature enough not to just look out for self, but begin to care for others.

 

Secondly, what spiritual gifts do you have? All gifts are given by the Holy Spirit, not with the purpose for self-use, but for building up the body of Christ. There are four major gift areas: Using tongue, mind, money, and showing mercy (caring). What will happen to me if I do not exercise my spiritual gifts? Learn from Jesus’ parable of the Talents. After a PR with the boss, the wicked and lazy servant lost his job. How would you define a perfect church? When all the members in that church discover their gifts and diligently exercise them.

 

Thirdly, what kind of motive were you serving God last year? Were you serving God with sober judgment and not for self-pride? Were you serving God and His church generously, diligently, and cheerfully?

 

Do you want to serve God even more this year by accepting more responsibilities? Make sure that you want to carry more responsibilities because of the love for God and the church and not for seeking more power to control. Of course, to carry more responsibilities, we should first try to do a good job with our current duties. And then pay attention for opportunity, pray about it, and volunteer as the Holy Spirit leads you.

 

So how is your spiritual New-year PR? What changes should you make today?