Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 16

Kẻ Nô Lệ của Đấng Christ

(Slaves for Christ)

Giăng 15:14-15

www.vietnamesehope.org

 

 

“Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ (kẻ nô lệ) nữa, vì đầy tớ (kẻ nô lệ) chẳng biết điều chủ mình làm nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta.”

(You are my friends if you do what I command. I no longer call you servants (doulos), because a servant (doulos) does not know his master’s business. Instead, I have called you friends, for everything that I learned from my Father I have made known to you.)

 

 

Trong Kinh Thánh là lời hằng sống của Đức Chúa Trời, có dùng nhiều hình ảnh thật đẹp để diễn tả mối liên hệ của chúng ta với Chúa như sau:

 

1) Hình ảnh thứ nhất, những kẻ tin chính là con cái yêu dấu của Ngài, ở trong một đại gia đình của Chúa. Trong Giăng 1:12 lời Chúa qua sứ đồ Giăng có chép – (Yet to all who did receive him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Trong Galati 3:26 sứ đồ Phaolô nhấn mạnh – (So in Christ Jesus you are all children of God through faith.) “Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời.”

 

2) Hình ảnh thứ hai, chúng ta là những “chiên” của Chúa. Mathiơ 25:32-33 có chép về ẩn dụ của sự phán xét cuối cùng, khi Chúa Giê-xu trở lại thì Ngài sẽ phân chia ra chiên thuộc riêng của mình – (All the nations will be gathered before him, and he will separate the people one from another as a shepherd separates the sheep from the goats. He will put the sheep on his right and the goats on his left.) “Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả.” Chúa Giê-xu là Đấng bảo vệ và chăm sóc mọi nhu cầu cho đời sống của chúng ta, như được diễn tả qua ẩn dụ “Người Chăn Chiên Hiền Lành” hay chăm sóc và bảo vệ chiên mình có chép trong sách Giăng 10.

 

3) Chỗ khác thì cho thấy mối liên hệ mật thiết, không thể cắt đứt hay phân rẽ được giữa chúng ta với Chúa, qua hình ảnh của những “chi thể” hiệp lại trong thân Chúa, như có chép trong Êphêsô 5:30(for we are members of his body.) “chúng ta là các chi thể của thân Ngài”

 

4) Một chỗ nữa trong Philíp 3:20 thì nói đến chúng ta là những người công dân nước trời, đang chờ đợi hưởng phần cơ nghiệp đời đời của Chúa hứa ban cho – (But our citizenship is in heaven. And we eagerly await a Savior from there, the Lord Jesus Christ.) “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ.”

 

 

Trong Kinh Thánh có dùng nhiều hình ảnh thật đẹp để diễn tả mối liên hệ của chúng ta với Chúa như là con cái yêu dấu của Ngài, là những “chiên” của Chúa, là những “chi thể” hiệp lại trong thân Chúa, và là những người công dân nước trời, đang chờ đợi hưởng phần cơ nghiệp đời đời của Chúa hứa ban cho.

 

 

I. Danh Từ “doulus

 

1) Trong tất cả những điều này, có một hình ảnh không mấy là đẹp, có lẽ vì vậy mà ít khi được nhắc đến hay giảng dạy, nhưng chính nó lại là nền tảng của mối liên hệ căn bản và trước tiên giữa chúng ta với Chúa Giê-xu, đó là mối liên hệ của những kẻ nô lệ đối với người Chủ mình. Chữ “nô lệ” hay tiếng Anh dịch ra là chữ “slave,” từ nguyên nghĩa tiếng Hy-lạp trong Kinh Thánh là chữ “doulos,” và từ nghữ này luôn nói đến một chỗ đứng thấp hèn của một kẻ nô lệ. Chữ “doulos” này hình như đã được dịch ra trong Kinh Thánh bằng một chữ khác nhẹ hơn, là chữ “đầy tớ” trong tiếng Việt (hay tiếng Anh là chữ ‘servant’), và có lẽ làm đánh mất đi một phần gía trị của nguyên ý nghĩa thật của nó. Chữ “doulos” cho thấy hình ảnh của một khung cảnh ở ngoài chợ thời xưa dưới chế độ cai trị của người Lamã, khi người ta mua bán những người nô lệ. Kẻ nô lệ đứng ở giữa chợ không có một quyền lợi nào hết và cũng không được phép lên tiếng chi hết, nhưng họ chỉ đứng yên chờ đợi một người thương gia giàu có nào đó mua họ, và đem họ về làm vật sở hữu của mình. Chữ “doulos” này được dùng rất nhiều chỗ trong Kinh Thánh. Trong Rôma 1:1 – Phaolô xưng mình là gì khi viết những lá thư đến cho các Hội Thánh? Phaolô không có khoe “tôi thế này, tôi thế nọ, tôi có bằng cấp này” nhưng chỉ đơn sơ nói tôi là “doulos” nghĩa là kẻ nô lệ của Đấng Christ – (Paul, a servant (doulos) of Christ Jesus, called to be an apostle and set apart for the gospel of God) “Phao-lô, tôi tớ (doulos) Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời.” Khi sứ đồ Phiêrơ giới thiệu về mình cũng vậy, ông xưng gì về mình trong 2 Phiêrơ 1:1(Simon Peter, a servant and apostle of Jesus Christ.) “Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ (doulos) và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ.” Tất cả đều dùng chữ “doulos” nghĩa là những kẻ nô lệ của Chúa Giê-xu.

 

 

Trong tất cả những điều này, có một hình ảnh không mấy là đẹp, nhưng chính nó lại là nền tảng của mối liên hệ căn bản và trước tiên giữa chúng ta với Chúa Giê-xu, đó là mối liên hệ của những kẻ nô lệ đối với Chủ mình.

 

 

Chúa Giê-xu đã mua chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài, bây giờ chúng ta hoàn toàn thuộc của Chúa, chúng ta là “vật sở hữu” của Ngài, hay nói cho rõ là những kẻ nô lệ của Ngài, và đây là mối liên hệ căn bản và đầu tiên mà chúng ta phải hiểu. Quyền chúng ta được làm con cái Đức Chúa Trời, được trở nên những chi thể của Thân Đấng Christ, được thành chiên của Chúa, được hưởng cơ nghiệp trên trời một ngày, kể cả được “làm bạn” với chính Chúa Giê-xu, chỉ là những ơn phước (favor/priveledges/grace) Chúa ban cho mỗi người chúng ta thêm mà thôi, bởi sự giàu có và nhân từ của Ngài; chứ không phải điều mà một kẻ nô lệ xứng đáng được. Chỉ có một điều chúng ta xứng được mà thôi, đó là làm nô lệ cho Chúa Giê-xu, vì chính Ngài đã mua chuộc chúng ta bằng chính huyết của mình.

 

 

Chúa Giê-xu đã mua chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài, bây giờ chúng ta hoàn toàn thuộc của Chúa, là “vật sở hữu” của Ngài, hay nói cho rõ là những kẻ nô lệ của Chúa.

 

 

2) Vài phút giải thích thêm về sự khác biệt giữa chữ “đầy tớ” và “nô lệ.Tôi đang làm việc cho hãng có tên là C-K. Mỗi ngày tôi phải thức dậy đi cầy, nghĩa là đi làm “đầy tớ” cho ông chủ đúng 8 tiếng mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Nhưng tôi không phải là người “nô lệ” cho ông chủ mình vì những lý do sau đây: Họ phải trả lương cho tôi theo như giao kèo đã định, mà tôi đã bỏ công sức mình ra để hầu việc cho họ. Tôi chỉ làm “đầy tớ” cho họ trong một thời gian nhất định mỗi ngày mà thôi. Sau 8 tiếng đồng hồ tôi ra khỏi sở làm, thì họ không còn có quyền sai tôi được nữa (đương nhiên ngoại trừ họ sẵn sàng trả tiền ‘overtime’), họ không có quyền gì trên đời tư hay gia đình của tôi. Nếu một ngày tôi không thích làm nữa, thì tôi có quyền tự do nghỉ việc làm “đầy tớ” cho họ, đi kiếm việc khác. Tôi cũng có quyền làm “đầy tớ” cho nhiều người khác; sáng làm cho hãng C-K, chiều đi làm cho công ti khác, không ai cản trở tôi được. Nói tóm lại, tôi chỉ là một người đầy tớ được mướn làm cho ông chủ, chứ không phải là một kẻ nô lệ.  Nhưng một kẻ nô lệ thì khác, họ không có quyền lợi gì hết, họ hầu hạ chủ không có được trả lương, họ không có tài sản riêng chi cho mình, kể cả con cái của họ cũng thuộc của chủ mình, họ không có quyền tự do nghỉ việc theo ý mình muốn nếu cảm thấy không thích ông chủ, vì cả cuộc đời của người nô lệ đã thuộc của người Chủ rồi; ông chủ sai họ làm gì cũng không cần phải hỏi ý kiến của họ, hay giải thích cho họ biết tại sao họ phải làm như vậy, họ không cần phải được hiểu tại sao ông chủ sai mình, vì họ là kẻ nô lệ của một người chủ của mình. Chúa Giê-xu nói gì trong câu Kinh Thánh chúng ta đã đọc: “vì đầy tớ (kẻ nô lệ) chẳng biết điều chủ mình làm,” nghĩa là kẻ nô lệ không cần phải được hiểu, chỉ cứ vâng phục tuyệt đối mà làm thôi; nhưng Chúa cho chúng ta biết, vì chúng ta được “ơn” (favor) làm bạn với Chúa là điều không xứng có. Thêm nữa, chính Chúa Giê-xu nói gì về việc làm của một kẻ nô lệ trong Mathiơ 6:24, có liên hệ đến chữ “doulos?” (“No one can serve two masters. Either you will hate the one and love the other, or you will be devoted to the one and despise the other. You cannot serve both God and money.)  “Chẳng ai được làm tôi (doulos) hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi (doulos) Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa.” Người đầy tớ mướn thì có thể hầu hạ nhiều người được, nhưng làm nô lệ thì chỉ có phục ở dưới một chủ mà thôi! Không phải tất cả ai làm đầy tớ cũng là người nô lệ; nhưng tất cả những kẻ nô lệ đều phải là những đầy tớ. 

 

 

Một kẻ nô lệ thì không có quyền lợi gì hết, họ hầu hạ chủ không được trả lương, họ không có tài sản riêng chi cho mình, họ không có quyền tự do nghỉ việc theo ý mình muốn, ông chủ sai làm gì cũng không cần phải hỏi ý kiến của họ, hay giải thích cho họ biết tại sao họ phải làm như vậy.

 

 

3) Trong những ngày tháng qua chúng ta đã nghe 2 bài giảng về chủ đề “Quyền tể trị tối cao của Đấng Christ,” tiếng Anh dịch ra là “the Lordship of Jesus Christ.” Hai bài giảng đầu tiên đã giới thiệu cho chúng ta hiểu được những điều căn bản về quyền tể trị tối cao của Chúa Giê-xu và phương cách thế nào để chúng ta sống thắng con người xác thịt của mình, để tôn Ngài làm Chủ, làm Chúa, và làm Vua trên đời sống hiện tại của chúng ta. Thiết nghĩ một người tín đồ sẽ không bao giờ có thể hiểu được quyền tể trị tối cao của Chúa Giê-xu trên đời sống mình là gì, cho đến khi người đó hiểu được mối liên hệ căn bản của mình là những kẻ nô lệ của Chúa. Hay nói cách khác cho rõ hơn, đó là khi một người thật sự xưng nhận “Giê-xu là Cứu Chúa (Lord and Savior) của mình,” có nghĩa là cùng một lúc người đó xưng nhận rằng “tôi là kẻ nô lệ thuộc của Chúa.” [When I confess ‘Jesus is Lord,’ it means directly I am saying ‘I am a slave of Jesus.’] Có biết bao nhiêu người đang xưng mình là Christians, nghĩa là những người nói rằng đang tôn Đấng Christ làm Chúa, nhưng chỉ biết Giê-xu giống như là một ‘ông thần đèn’ (Aladdin Genie), khi nào mình cần điều chi, hay chẳng may gặp phải hoạn nạn thì “chà” vào cái đèn, đọc vài lời kinh thì ông thần đèn (Giê-xu) sẽ chui ngay ra giúp đỡ mình.

 

 

Một người tín đồ sẽ không bao giờ hiểu được quyền tể trị tối cao của Chúa Giê-xu trên đời sống mình, cho đến khi người đó hiểu được mối liên hệ căn bản của mình là những kẻ nô lệ của Chúa. Hay nói cách khác, khi một người thật sự xưng nhận “Giê-xu là Cứu Chúa của mình,” có nghĩa là cùng một lúc người đó xưng nhận rằng “tôi là kẻ nô lệ thuộc của Chúa.”

 

 

II. Công Việc của Người “Nô Lệ”

 

Công việc của người nô lệ là gì? Đương nhiên là để hầu việc chủ mình. Không ai bỏ nhiều tiền đi ra chợ mua một tên nô lệ để đem về nhà hầu hạ nó. Khi quí vị vào một nhà hàng ăn uống, thì ai là người hầu hạ quí vị? Quí vị hay là tiếp đãi viên? Có những lúc chúng ta vào nhà hàng mà không được tiếp đãi tốt là chúng ta phàn nàn ngay, không cho tips, và rồi sẽ không bao giờ muốn trở lại chỗ đó nữa, vì lẽ tự nhiên người hầu bàn đã không làm trọn việc của họ. Quí vị đi làm ở sở có khi nào được hầu hạ không? Có chứ, nhưng chỉ khi nào quí vị là người chủ của công ti đó mà thôi, phải không?  Chúa Giê-xu cho thấy hình ảnh trong Luca 17:7-10 như sau của một người nô lệ phải làm gì: (“Would any of you say to your servant, who had just come in from the field after plowing or tending sheep, ‘Come! Sit down for dinner’? Wouldn’t you say instead, ‘Fix my dinner. Put on the clothes of a table servant and wait on me while I eat and drink. After that, you can eat and drink’? You won’t thank the servant because the servant did what you asked, will you? In the same way, when you have done everything required of you, you should say, ‘We servants deserve no special praise. We have only done our duty.’”) “Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lịnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm.” Vài điểm chúng ta thấy ở đây về việc làm của những kẻ nô lệ:

 

 

Công việc của người nô lệ đương nhiên là để hầu việc chủ mình.

 

 

1) Việc làm của kẻ nô lệ là hầu việc Chủ mình, qua việc dọn cho chủ mình ăn, và đây là bổn phận đương nhiên của kẻ nô lệ, mà không cần phải được khen thưởng hay biết ơn. Khi quí vị trả thuế xong, gởi đi, thì có khi nào văn phòng IRS gởi giấy lại cám ơn quí vị không? Tại sao không? Vì đây là bổn phận tự nhiên của một người công dân Hoakỳ, thì tại sao chúng ta lại không hiểu rằng nếu chúng ta là kẻ nô lệ của Chúa, thì điều chúng ta hầu việc Chúa là chuyện đương nhiên, mà Chúa không cần phải khen thưởng chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thế giới đề cao sự hưởng thụ vật chất, tôn cao danh dự, quyền tự chủ. Làm cái gì chúng ta cũng đòi được quyền lợi riêng, được bonus, tăng lương, được khen thưởng, được tôn trọng; mà nếu không được chúng ta sẽ nổi giận, chúng ta sẽ biểu tình, chúng ta lên tiếng chống đối/khiếu nại/phàn nàn/chê bai, cho nên có lẽ khó cho chúng ta hiểu thế nào là vai trò của một kẻ nô lệ của Chúa, phải không? Chúa Giê-xu dạy kẻ nô lệ hầu việc chủ không được khen thưởng, vì những việc người nô lệ làm chỉ là điều chắc phải làm mà thôi!

 

 

Việc làm hầu việc Chủ là bổn phận đương nhiên của kẻ nô lệ, mà không cần phải được khen thưởng hay biết ơn.

 

 

2) Kẻ nô lệ phải ưu tiên lo cho việc của chủ mình trước. Người chủ nói gì: “Hãy dọn cho ta ăn trước, chừng nào ta ăn uống xong rồi, thì ngươi mới được ăn.” Việc ưu tiên là việc phải làm trước, chứ không phải khi nào rãnh thì làm, khi nào thời khoá biểu của mình có thì giờ cho phép thì mới làm. Cho dù khi bụng mình đang đói vì chưa ăn, thân thể mệt nhoài vì mới đi cầy về, thì cũng phải lo dọn cho chủ ăn trước, vì mình là kẻ nô lệ. Biết bao nhiêu con cái Chúa ngày hôm nay sống chưa đặt ưu tiên công việc của Chủ mình, của Chúa mình, cứ trì hoãn, cứ đổ thừa những trách nhiệm cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cũng vì chưa hiểu mình là kẻ nô lệ của Chúa.

 

 

Kẻ nô lệ phải ưu tiên lo cho việc của chủ mình trước.

 

 

3) Trong lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu đây có động từ “thắt lưng hầu ta,” nói đến một thái độ chực sẵn của kẻ nô lệ, để lắng nghe tiếng chủ gọi và sai mình. Chúng ta đang “chực sẵn” như thế nào để nghe tiếng Chúa muốn gọi mình trong mỗi ngày Chúa Nhật? Chúng ta có “thắt lưng” dạy sớm chuẩn bị, đến nhà thờ 8:00 giờ sáng để dọn lòng “lắng nghe tiếng Chúa” sai mình không, để sẵn sàng của lễ dâng không? Hay là chúng ta đang xem thường điều này, mỗi Chúa Nhật lê thê “thân tàn ma dại” đến nhóm trễ, là vì tối hôm qua luyện chưởng, chơi video game tới 2 giờ sáng, mắt còn dính đầy ghèn sao?

 

 

Thái độ hầu việc của những kẻ nô lệ là phải chực sẵn, để lắng nghe tiếng chủ gọi và sai mình.

 

 

4) Chúng ta không phải chỉ nghe lệnh của Chủ thôi, mà phải vâng lời làm theo y như ý muốn của Chủ sai. Ngôn nghữ chính của những kẻ nô lệ có thể tóm tắt trong vài chữ mà thôi: Vâng phục hoàn toàn (total Obedience), kể cả lúc mình không hiểu tại sao Chủ lại sai mình làm như vậy. Người nô lệ không cần biết tại sao, chỉ biết vâng lời tuyệt đối mà thôi! Ai đã vào nhà binh thì cũng hiểu về sự vâng lịnh tuyệt đối là gì, phải không? Cấp trên ra lịnh thì cứ phải vâng lịnh mà làm ngay trước đi, khiếu nại sau. Có một câu nói/khẩu hiệu hay của quân đội Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps): “We are looking for a few good men!” để nói lên gía trị cương quyết của những chàng trai trẻ muốn gia nhập ngành Thủy Quân Lục Chiến thì hãy tự xét trước coi mình có “good enough” không? Nếu Chúa Giê-xu có một khẩu hiệu chắc Ngài cũng sẽ nói: “Jesus is looking for a few slaves who are willing to carry their cross and follow Him, not volunteers!” Tạm dịch đây nghĩa là “Chúa muốn tìm những kẻ nô lệ dám dứt khoát vác thập tự gía của mình đi theo hầu việc Ngài, chứ Ngài không có đi tìm những người tình nguyện, khi nào muốn làm thì làm, khi nào muốn nghỉ thì nghỉ tùy theo thời khóa biểu của mình.” Người ta kể lại về cuộc đời của tướng Alexander. Những người linh dưới quyền của tướng Alexander được huấn luyện vâng lịnh tuyệt đối. Có lần họ tính đánh chiếm một thành kiên cố, và thành này có một vực sâu xây xung quanh thành, mà khó có ai có thể xông vào thành đánh chiếm, mà không có cầu bắt ngang. Vị tướng Alexander loan báo trước cho thành là phải đầu hàng ngay, không sẽ hối hận. Khi dân ở trong thành đó còn ngần ngại, thì họ thấy cứ mỗi phút dưới lịnh vẫy tay của tướng Alexander thì có ngay một người lính vâng lịnh tuyệt đối, cứ đâm đầu chạy đến phía cửa thành tuy rằng người linh đó chỉ bị té xuống vực mà chết thôi. Vị vua của thành chứng kiến điều đó một hồi lâu, thì run sợ và bắt cầu xuống đầu hàng Alexander, vì thấy sự vâng lịnh tuyệt đối của những người lính đối với vị tướng của mình như vậy, thì không có ai mà có thể thắng được, trước sau thì cũng chết. Chúng ta mỗi khi vào nhóm có thái độ lắng nghe lời Chúa Giê-xu, là Đấng Chủ Tể của mình không? Có tinh thần sẵn sàng vâng lời tuyệt đối vị Vua của mình không?  Hay là vào nghe giảng những lời “chói tai” quá, nên bịt lại không muốn nghe nữa. Nghe dạy những lời “chạm đến tự ái” của mình thì bỏ qua. Nghe lời đó nhưng tự nghĩ chỉ dành cho người ngồi bên cạnh tôi thôi, chứ nào cho tôi đâu. Nghe lời đó tôi không hiểu, hay không thấy có lý, nên tôi sẽ không thể làm theo được. Chúng ta có đến nhóm với thái độ chực sẵn và hết lòng ra về vâng lịnh làm theo, không một câu hỏi thắc mắc, hay một lời phàn nàn, vì mình biết mình chỉ là một kẻ nô lệ của Chúa Giê-xu mà thôi không?

 

 

Ngôn nghữ chính của những kẻ nô lệ có thể tóm tắt trong vài chữ: Vâng phục hoàn toàn, kể cả lúc mình không hiểu tại sao Chủ lại sai mình làm như vậy.

 

 

 

III. Biến Đổi Đời Sống 

 

Tôi tin rằng hiểu biết mối liên hệ căn bản này giữa kẻ nô lệ và chủ sẽ giúp biến đổi nếp sống hiện tại của mỗi người chúng ta.

 

1) Thứ nhất, sự hiểu biết về mối liên hệ này sẽ điều chỉnh lại trung tâm điểm của đời sống chúng ta từ chỗ ngày xưa chỉ biết chu hướng về mình, nhưng bây giờ chú tâm về ý muốn của Chúa. Ý muốn của Chúa thì nhiều lắm qua những mạng lệnh Chúa Giê-xu dạy trong Kinh Thánh, chẳng hạn như là “hãy chăm làm điều thiện đó là yêu kẻ thù nghịch mình” mà chúng ta đã học tối thứ Sáu tại gia tuần trước, hay là bài giảng Chúa đã đặt trong lòng của Mục Sư Joel Hilbun giảng tuần trước “Hãy đồng một tâm, hiệp một ý trong Chúa mà hết sức làm hòa với nhau.”

> Nhưng ý muốn của Chúa có thể tóm tắt ý trong hai điều chính như sau:

 

a) Êphêsô 4:11-12(So Christ himself gave the apostles, the prophets, the evangelists, the pastors and teachers, to equip his people for works of service, so that the body of Christ may be built up.) “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ.” Ý muốn của Chúa là làm cho thân thể của Ngài, chính là Hội Thánh được khỏe mạnh. Những gì chúng ta đã nghe giảng dạy tuần trước với chủ đề “làm hoà” hay “yêu kẻ thù mình” không ngoài mục đích của Chúa Giê-xu muốn thân thể của Ngài được khỏe mạnh, Hội Thánh Chúa được gây dựng lớn lên.

 

b) Điều thứ hai, trong Mathiơ 28:19-20 có chép về đại mạng lệnh Chúa Giê-xu trao cho Hội Thánh là gì? (Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”) “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mở mang nước thiên đàng của Chúa trên đất, đi ra giảng Tin Lành, mời gọi nhiều người đến tin nhận Chúa và dạy dỗ họ trở thành những môn đồ của Ngài, đó là ý muốn của Chúa.

 

Nếu mỗi người chúng ta thành thật tự xét thì sẽ thấy hầu hết số đông người trong chúng ta ngồi ở đây, đời sống hằng ngày rất ít liên hệ đến hai ý muốn này của Chúa lắm. Thử một điều thực tế, mỗi người ra về hãy lấy ra một tờ giấy trắng, chia ra 7 cột cho mỗi ngày, và mỗi ngày quí vị ghi xuống chi tiết những việc mình làm và thời gian mình làm những việc đó là bao lâu, như là đi làm, tập thể dục, giải trí – xem TV/nghe nhạc/coi phim, đọc báo, dọn dẹp – đánh răng hay tắm rửa, lái xe, nấu nướng, ăn uống, nghủ, nói chuyện trên điện thoại, chat trên Facebook, cầu nguyện, tĩnh tâm, thăm viếng, chứng đạo, sọan bài, thì sẽ thấy đời sống của mình có rất ít liên hệ đến những việc của chủ mình. Có bao nhiêu sự quyết định của mình mỗi ngày trong việc đầu tư, để dành, mua sắm, xếp đặt những chương trình, hoặch định cho tương lai là những quyết định theo ý của chủ mình? Thử hỏi nếu mình chỉ mướn một đầy tớ mà nó chỉ hầu việc cho mình có 5% thì giờ mình mướn nó, còn 95% thì giờ còn lại, kẻ đầy tớ đó lo việc riêng của hắn, thì có phải là một người đầy tớ tốt không? Nếu hiểu như vậy thì tại sao mình không tự xét xem chính mình có phải là một kẻ nô lệ (doulos) trung thành với Chúa Giê-xu không?

 

2) Sự hiểu biết về mối liên hệ của kẻ nô lệ và chủ sẽ giúp chúng ta thay đổi thái độ chúng ta đến nhóm học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa mỗi Chúa Nhật. Nếu thật có sự hiểu biết mình là kẻ nô lệ của Chúa, chúng ta sẽ đến nhóm với thái độ chực sẵn/chờ đợi để hầu việc Chúa, chứ không có đến đây để “ý kiến tôi được nên, danh tôi được vinh hiển, tiếng nói tôi được người ta nghe, tự ái tôi người khác phải tôn trọng.” Quí vị phải nhớ rằng kẻ nô lệ là hạng người thấp hèn nhất, và họ là những người hình như không còn có tự ái nữa, cho nên đâu có bị “chạm tự ái” đâu. Chúng ta còn để tự ái bị chạm là vì mình đã đi ra ngoài cái khung làm kẻ nô lệ cho Chúa.

 

Trong sách Êsai 6:1-8 nhắc lại sự kiện khi tiên tri Êsai thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong đền thờ thì ông đã phản ứng như thế nào sau khi nghe được tiếng Chúa sai mình – (In the year that King Uzziah died, I saw the Lord, high and exalted, seated on a throne; and the train of his robe filled the temple. Above him were seraphim, each with six wings: With two wings they covered their faces, with two they covered their feet, and with two they were flying. And they were calling to one another: “Holy, holy, holy is the LORD Almighty; the whole earth is full of his glory.” At the sound of their voices the doorposts and thresholds shook and the temple was filled with smoke. “Woe to me!” I cried. “I am ruined! For I am a man of unclean lips, and I live among a people of unclean lips, and my eyes have seen the King, the LORD Almighty.” Then one of the seraphim flew to me with a live coal in his hand, which he had taken with tongs from the altar. With it he touched my mouth and said, “See, this has touched your lips; your guilt is taken away and your sin atoned for.” Then I heard the voice of the Lord saying, “Whom shall I send? And who will go for us?” And I said, “Here am I. Send me!”) “Về năm vua Ô-xia băng, tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ. Những sê-ra-phin đứng bên trên Ngài; mỗi sê-ra-phin có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân và hai cái dùng để bay. Các sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài! Nhân tiếng kêu đó, các nền ngạch cửa rúng động, và đền đầy những khói. Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân! Bấy giờ một sê-ra-phin bay đến tôi, tay cầm than lửa đỏ mà đã dùng kiềm gắp nơi bàn thờ, để trên miệng ta, mà nói rằng: Nầy, cái nầy đã chạm đến môi ngươi; lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi. Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” Đây là thái độ “chực sẵn” của một kẻ nô lệ, chỉ biết nói: “Có tôi đây; xin Ngài sai tôi!” Ở sở làm, ông bà chủ chưa nói hết lời thì ai nấy lên tiếng ngay: “I can do it!;” còn ở nhà thờ năn nỉ từ tuần này đến tuần nọ thì chỉ nghe người ta nói: “Why nobody does it?”  Cho đến khi nào mình ý thức mình là kẻ nô lệ của Đấng Christ, thì nói “Có tôi đây; xin Chúa hãy sai tôi” là một việc không khó làm sau giờ thờ phượng Chúa, phải không?

 

3) Sự hiểu biết về mối liên hệ của kẻ nô lệ và chủ sẽ giúp chúng ta cư xử với mọi người lân cận, kể cả anh chị em trong Chúa bằng sự khiêm nhường, mềm mại, nhưng thành thật. Chính Chúa Giê-xu đã đi trước làm gương cho chúng ta thấy sự khiêm nhường của một kẻ nô lệ là gì:

 

a) Trong Philíp 2:7 có chép – (rather, he made himself nothing by taking the very nature of a servant, being made in human likeness.) “chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ (doulos) và trở nên giống như loài người.” Ngôi Hai đã bằng lòng hạ thấp thành kẻ nô lệ (doulos) của Đức Chúa Trời để đến thế gian này cứu chuộc nhân loại vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời.

 

b) Trong Giăng 13:2-5 – Chúa Giê-xu đã làm việc gì của kẻ nô lệ? (The evening meal was in progress, and the devil had already prompted Judas, the son of Simon Iscariot, to betray Jesus. Jesus knew that the Father had put all things under his power, and that he had come from God and was returning to God; so he got up from the meal, took off his outer clothing, and wrapped a towel around his waist. After that, he poured water into a basin and began to wash his disciples’ feet, drying them with the towel that was wrapped around him.) “Đang bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình sẽ về với Đức Chúa Trời, nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho.” Ngài đã làm việc của một kẻ nô lệ, rửa chân cho các môn đồ mình, để làm gương cho họ cũng biết làm “nô lệ” cho nhau. Nếu ngày hôm nay thật có nghi lễ rửa chân cho nhau, có ai trong vòng Hội Thánh ở đây mà mình không thể rửa chân cho được, vì tự ái, tánh kiêu ngạo, tinh thần chưa có thể tha thứ được không? Nếu chưa rửa chân cho bất cứ ai được, thì có lẽ mình chưa thật là kẻ nô lệ của Chúa Giê-xu chăng?

 

 

Sự hiểu biết rõ về mối liên hệ này sẽ 1) giúp điều chỉnh lại trung tâm điểm của đời sống chúng ta từ chỗ ngày xưa chỉ biết chu hướng về mình, nhưng bây giờ chú tâm đến ý muốn của Chúa, 2) thay đổi thái độ chúng ta đến nhóm học Kinh Thánh và thờ phượng Chúa mỗi Chúa Nhật, và 3) giúp chúng ta cư xử với mọi người lân cận bằng sự khiêm nhường, và mềm mại.

 

 

Mối liên hệ căn bản đầu tiên giữa chúng ta với Chúa Giê-xu là mối liên hệ của những kẻ nô lệ (doulos) với Chủ của mình. Chỉ mong chúng ta hiểu một phần của mối liên hệ này thôi, thì đời sống của chúng ta sẽ được Chúa Thánh Linh biến hóa như thế nào. Sứ đồ Phaolô hiểu rõ điều này nên ông đã nói gì trong Galati 2:20(I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me.) “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” Phaolô muốn nói rằng “tôi không còn sống cho ‘cái tôi’ của mình nữa, nhưng bây giờ tôi làm nô lệ của Đấng Christ!”  Đừng sống cho mình nữa, vì cái tôi của mình không còn làm chủ mình nữa, nhưng Cứu Chúa Giê-xu. Jesus is Lord! Câu chuyện kể lại về cuộc đời của nhà truyền giáo David Livingston sống ở bên nước Phi Châu đến 33 năm. Có lần người ta mở một bữa tiệc hoan nghinh ông vì sự hy sinh lớn lao của ông cho nước Chúa. Thì ông đính chính được tóm tắt như thế này: “Tại sao lại nói cuộc đời tôi bỏ ra giảng đạo bên nước Phi Châu là một sự hy sinh. Đây không phải là sự hy sinh, nhưng chỉ là một đặc ân cho tôi mà thôi!” David Livingston hiểu rõ mình là ai, chỉ là một kẻ nô lệ (doulos) của Cứu Chúa Giê-xu mà thôi, được đặc ân hầu việc Chủ mình. Câu hỏi kết thúc cho mỗi người chúng ta sáng nay đó là: “Còn tôi và quí vị, chúng ta có biết rõ mình là ai đối với Giê-xu, là Đấng mình đang tôn làm Chúa không?”

 

 

Câu hỏi kết thúc cho mỗi người chúng ta sáng nay đó là: “Chúng ta có biết rõ mình là ai đối với Giê-xu, là Đấng mình đang tôn làm Chúa không?”

 

 

 


---------------- Lời Mời Gọi

 

Trong ngôn nghữ của Thánh Kinh của người cơ đốc, có một chữ hết sức là đặc biệt mà hiếm  có sách nào có hết, đó là chữ “ân điển,” tiếng Anh dịch ra là chữ “grace.” Chữ này diễn tả ơn phước vĩ đại Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ đã ban sự cứu rỗi cho nhân loại qua Con Ngài, mà không một ai trong chúng ta xứng đáng nhận được. Giải thích như vậy, nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng chẳng hiểu rõ được hết ý nghĩa của danh từ này, ngoại trừ khi chúng ta trở lại và hiểu rõ mối liên hệ căn bản và đầu tiên giữa chúng ta với Chúa Giê-xu là những kẻ nô lệ của Ngài, vì chính Chúa đã đổ huyết của mình mua chuộc chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi.

 

Chúng ta chỉ là những kẻ nô lệ thuộc quyền sở hữu của Chúa để hầu việc, mà Chúa không cần phải khen thường, ban ơn cho chúng ta. Nhưng Chúa Giê-xu của chúng ta là một Người Chủ qúa tốt lành và nhân từ. Khi chúng ta chỉ xứng làm những kẻ nô lệ của Chúa thôi, thì chính Ngài đã ban thêm đặc ân (grace) và gọi chúng ta còn là bạn thân của Chúa nữa; chưa hết, Ngài còn ban cho chúng ta quyền được làm con cái Đức Chúa Trời, được gép vào một thân của Con Đức Chúa Trời, được quyền làm công dân nước trời chờ đợi cơ nghiệp nước thiên đàng đời đời của mình. Thật đúng như bài Thánh Ca nổi tiếng số 81 trong sách Thánh Ca của người Báptít có tựa đề: “Chẳng có ai như Giê-xu!” (No, not One like Jesus) Chẳng có một người Chủ nào như Chúa Giê-xu của chúng ta.

 

Chúa yêu thương chúng ta, ban cho chúng ta mọi ơn thiêng liêng; nhưng chúng ta cũng không thể nào quên đi mối liên hệ căn bản của chúng ta với Chúa là những “doulos” của Ngài. Trước khi chúng ta là bạn của Chúa, chúng ta là những kẻ nô lệ của Ngài. Chúng ta không còn làm chủ mình nữa, nhưng nay là “vật sở hữu” của Chúa Giê-xu. Làm nô lệ cho Đấng Chí Cao phải là một đặc ân, chứ không phải là sự hy sinh. Với sự hiểu biết này mong mỗi con cái Chúa hãy:

 

a) Điều chỉnh lại “trung tâm điểm” của đời sống mình qui hướng về hai ý muốn chính của Chủ mình đó là: i) Cố gắng hết sức gây dựng thân thể của Ngài được mạnh khỏe, và ii) Mở mang nước thiên đàng bằng cách rao giảng và làm chứng Tin Lành.

 

b) Thay đổi thái độ trong sự nhóm lại mỗi ngày Chúa Nhật để dọn lòng, học Kinh Thánh và nhóm thờ phượng Chúa. Mỗi lần chúng ta nhóm xong là phải sẵn sàng nói như tiên tri Êsai đã một lần nói: “Có tôi đây, xin hãy sai tôi,” vì đã thật sự gặp được Chúa và sự vinh hiển của Ngài trong giờ nhóm.

 

c) Thay đổi cách mình cư xử với mọi người lân cận trong sự khiêm nhường và mềm mại.

 

Hãy hứa nguyện dâng trọn đời sống, thì giờ, tài sản, khả năng của mình cho Chúa, để trở thành một kẻ nô lệ trung tín, trung thành không chỗ trách được!

 

 


The Slave and Master Relationship

(John 15:14-15)

 

“You are my friends if you do what I command. I no longer call you servants (doulos), because a servant (doulos) does not know his master’s business. Instead, I have called you friends, for everything that I learned from my Father I have made known to you.”

 

The Bible draws many beautiful portraits about our relationship with the Lord Jesus. We are the children of God, the sheep of His pasture, the undivided members of His body, and the heavenly citizens. However, there is an unattractive image that is rarely preached, but it is our most fundamental identity with Christ. We also are His slaves. The word “doulos” in Greek always means a slave, and nothing else. Great apostles like Paul and Peter claimed to be Jesus’ slaves. A slave is quite different from a hired servant. A slave does not have any possession, no freedom to choose, and not even a right to understand his master will. When a person confesses “Jesus is Lord,” it means he is saying: “I am a slave of Jesus!” What does a slave do? He simply serves his master without a reward or praise. Serving his master must be the number one priority of his life. The attitude of a slave must be the readiness to serve. The only vocabulary for a slave is “obedience.” How ready are you (as a slave) to readily hear from your Master each Sunday? If there is a recruit in God’s service, I am sure that “Jesus is looking for a few slaves, not volunteers.” Understanding this relationship will also change our life focus to the Master’s wills. The two most basic wills of God are: 1) building up the body of Christ (the church), and 2) making new disciples. Understanding the slave & Master relationship will transform the way we worship. The transformation of a true worship is always a following response: “Here I am, Lord! Send me.” If a person understands he is a “doulos” of Christ, he will be kind and humble in dealing with others. Are you a faithful slave of Jesus Christ? Discover this truth and then you will comprehend a little about the meaning of “grace” and appreciate all other blessings from God.