Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 25

Phục Hồi Hạnh Phúc Vợ Chồng

(Revive the Marriage Happiness)

Êphêsô 5:33

 

 

“Thế thì mỗi người trong anh em (chồng) phải yêu vợ mình như mình,

còn vợ thì phải kính chồng.”

(Each one of you (husband) also must love his wife as he loves himself,

and the wife must respect her husband.)

 

 

Một trong những thói quen rất tốt mà mỗi cơ đốc nhân cần có, đó là phải thường xuyên tự xét/kiểm chứng đời sống thuộc linh mình, để luôn khao khát một sự phục hưng tâm linh. Định nghĩa đơn giản của 2 chữ “phục hưng” nghĩa là phục hồi lại những mối liên hệ đang bị suy kém; Và mối liên hệ quan trọng nhất là mối liên hệ “bề dọc” giữa mình với Chúa. Phục hồi lại mối liên hệ với Chúa đòi hỏi chúng ta phải chịu dừng bước lại, yên tĩnh, tự xét, ăn năn và rồi điều chỉnh, nghĩa là làm lại những việc ban đầu, để giữ lòng yêu mến Chúa luôn được đậm đà. Để biết những điều gì cần phải làm lại, chúng ta nên suy gẫm đến những điều Chúa thích để chúng ta sốt sắng và cẩn thận làm theo, cũng như những điều Ngài ghét để chúng ta biết từ bỏ tránh xa. Có tối thiểu hai điều Chúa rất thích, đó là sự thờ phượng phải lẽ của chúng ta, và việc chúng ta vâng giữ lời của Ngài. Cùng một lúc trong sách Châm Ngôn 6:16-19 có nói về tất cả 7 điều Chúa gớm ghiếc mà chúng ta nên tránh, như là 1) Con mắt kiêu ngạo, 2) Lưỡi dối trá, làm chứng gian, và 3) Lòng gieo sự tranh cạnh.

 

Sáng nay chúng ta suy gẫm sự phục hưng của mối liên hệ “bề ngang” đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất đó là trong gia đình của mình, bắt đầu giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái. Mối liên hệ trong gia đình có sức ảnh hưởng rất mạnh đến những mối liên hệ “bề ngang” khác trong cuộc sống, vì vậy mà người ta có câu ca dao: “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.” Như vẫn thường nói, sức khỏe của một hội thánh địa phương tùy thuộc rất nhiều vào hạnh phúc của mỗi gia đình ở trong hội thánh địa phương đó. Cũng vậy, một xã hội có an lành hay không tùy thuộc rất nhiều vào mối liên hệ của những người sống trong những gia đình của xã hội đó như thế nào, cha mẹ có chu toàn trách nhiệm dạy dỗ con cái và con cái có biết hiếu kính/tôn trọng cha mẹ mình không.  Anh chị em định nghĩa thế nào là một gia đình hạnh phúc? Hãy tự xét xem gia đình mình đang có hạnh phúc không? Quí vị có muốn hồi phục lại hạnh phúc gia đình mình như thưở ban đầu không? Có điều gì đang làm tổn thương hạnh phúc gia đình của mình không? Có điều gì mình cần điều chỉnh để giữ mối liên hệ giữa vợ và chồng luôn được nồng nàn không?

 

 

I. Kính Sợ Chúa

 

Điều đầu tiên để phục hồi lại hạnh phúc gia đình đó là hãy tự xét xem mình có biết kính sợ Chúa không?

 

1) Người kính sợ Chúa trước hết nhận biết rõ Đức Chúa Trời luôn làm Chủ gia đình mình; Nếu không có Chúa ban ơn và tể trị thì gia đình mình không thể tồn tại lâu dài và có hạnh phúc được. Tác gỉa Thi Thiên 127:1 có nói – (Unless the Lord builds the house, the builders labor in vain. Unless the Lord watches over the city, the guards stand watch in vain.) “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giê-hô-va không coi-giữ thành, thì người canh thức canh luống công.”

 

2) Thứ hai, người biết kính sợ Chúa sẽ tránh làm những điều ác, mà gây tổn thương đến hạnh phúc gia đình mình. Sách Châm Ngôn 16:6b có chép (… through the fear of the Lord evil is avoided.) “… bởi sự kính sợ Đức Giê-hô-va người ta xây bỏ điều ác.”

 

3) Thứ ba, người kính sợ Chúa sẽ không xem thường những điều răn, mạng lệnh của Chúa dạy về vai trò/bổn phận làm những người chồng và vợ cơ đốc là như thế nào, để biết giữ lấy làm theo. Trong chúng ta ai cũng có tánh bướng bỉnh cùng với những tư dục của xác thịt, cho nên chúng ta không thích vâng phục ai hết, không thích phải buộc đi theo những điều răn, mạng lệnh nào hết. Nhưng ai biết kính sợ Chúa thì làm chủ được tư dục xác thịt của mình, bắt nó vâng phục theo lời Chúa thì mới kinh nghiệm được hạnh phúc thật mà Chúa hứa ban cho.

 

 

II. Yêu Thương Nhau

 

Trong sách Êphêsô 5:33 tóm tắt bổn phận của người chồng là phải yêu vợ mình như chính mình, còn người vợ phải biết kính trọng chồng – (Each one of you (husbands) also must love his wife as he loves himself, and the wife must respect her husband.) “Thế thì mỗi người trong anh em (chồng) phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng.” Trong sách Tít 2:4-5 có chép về mạng lệnh cho những người đàn bà lớn tuổi phải làm gì? (Then they can urge the younger women to love their husbands and children, 5 to be self-controlled and pure, to be busy at home, to be kind, and to be subject to their husbands, so that no one will malign the word of God.) “phải dạy đàn bà trẻ tuổi biết yêu chồng con mình, 5 có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà; lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho đạo Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào.” Nói tóm lại, vợ chồng phải biết yêu thương nhau thì mới kinh nghiệm hạnh phúc gia đình. Yêu là sao? Chữ “yêu” là một chữ rất là trừu tượng và mênh mông, nhưng theo Kinh Thánh giúp cho chúng ta hiểu tình yêu thực tế gồm có vài điều căn bản sau đây:

 

1) Thứ nhất, yêu là sẵn sàng dẹp bỏ đi cái tư dục ích kỷ của mình, vì rõ ràng trong 1 Côrinhtô 13:5 có chép (it is not self-seeking) “tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi riêng.”

 

2) Thứ hai, tình yêu thương là phải quan tâm, để ý, nhớ đến nhu cầu của người bên kia mà đáp ứng, mang lấy gánh nặng của họ, như có chép trong Galati 6:2(Carry each other’s burdens, and in this way you will fulfill the law of Christ.) “Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ.” Đó là luật pháp của sự yêu thương. Thử hỏi Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta như thế nào? Trong Giăng 3:16 có chép – (For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Động từ “ban cho” nghĩa là phải hy sinh, hơn là chỉ bo bo “nhận lãnh” để thỏa mãn tư dục riêng của mình mà thôi. Chúa Giê-xu đã yêu chúng ta như thế nào mà có chép trong Philíp 2:5-8(In your relationships with one another, have the same mindset as Christ Jesus: 6 Who, being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; 7 rather, he made himself nothing by taking the very nature of a servant, being made in human likeness. 8 And being found in appearance as a man, he humbled himself by becoming obedient to death, even death on a cross!) “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Điều gì Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời đã phải từ bỏ để yêu? Chúa hy sinh ngôi vinh hiển trên thiên đàng. Điều gì Chúa Giê-xu đã quan tâm đến vì yêu? Ngài xuống thế gian làm người, để đáp ứng nhu cầu cứu rỗi cho chúng ta ở trên cây thập tự. Bài Thánh Ca số 148 với tựa đề “Ý Nghĩa Tình Yêu” có sự định nghĩa “Yêu là khi Chúa xuống nơi trần gian, cùng chia sớt kiếp sống như thế nhân đau thương. Yêu là khi Chúa xót thương tội nhân, đành cam sống dưới thế trong kiếp người bần hàn.”

 

Nếu người vợ hay chồng chỉ biết đeo đuổi những ước mơ riêng của mình, chỉ biết thâu nhận mà không biết ban cho hay chia xẻ, không biết quan tâm đến nhu cầu của người bên kia, thì chẳng có thể nào kinh nghiệm hạnh phúc gia đình được. Đọc về lịch sử của hai biển hồ Galilê và biển chết - Ở bên xứ Palestine, người ta nói có hai biển hồ tên là biển Galilê và biển Chết. Cả hai biển hồ này đều được sông Giôđanh chảy nước vào, nhưng biển Galilê thì tràn đầy sức sống với biết bao nhiêu là cá; còn biển chết thì đúng như theo tên gọi của nó là “chết,” vì ở đó không có một con sinh vật nào có thể tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã từng đem những loài cá có khả năng sống trong những môi trường cực kỳ khó khăn, thả xuống đó, nhưng sau một thời gian ngắn, những con cá đó đều đã chết, vì lượng muối của biển Chết quá cao. Lý do là vì tuy cả hai biển hồ được sông Giôđanh chảy vào, nhưng biển Galilê luôn có sự lưu thông ra vào dòng nước với các nhánh sông khác, còn biển Chết thì không có con đường nào cho nước lưu thông chảy ra ngoài. Nó giống như một cái ao tù rộng lớn chỉ thâu nhận nước vào mà thôi. Cũng vậy, một hôn nhân khó có thể tìm được hạnh phúc, khi 2 người cứ sống ích kỷ cho riêng mình thôi.

 

i) Vợ chồng phải biết hy sinh thì giờ, để luôn gần gũi với nhau, thì mới biết nhu cầu, thông cảm gánh nặng của nhau mà giúp đỡ, bày tỏ lòng yêu thương. Có biết bao nhiêu những cặp vợ chồng ngày nay đang sống trong những thế giới yên lặng vì người phối ngẫu của mình chẳng biết, chẳng để ý, chẳng có thì giờ cho nhau, chẳng quan tâm đến những nhu cầu, ước mơ, tâm tư sâu kín trong lòng của mình. Vì vậy mà hạnh phúc gia đình dễ dẫn đến chỗ chán nhau, coi nhau như là những gánh nặng, những món nợ, như đeo “gông vào cổ, mang nợ vào thân,” không còn như thưở ban đầu nữa.

 

ii) Mà muốn có thì giờ cho nhau thì vợ chồng phải canh chừng lòng tham của cải mà không bị nhầm lẫn giữa sự yêu người và yêu tiền? Đừng bao giờ quên lời dạy của Chúa trong 1 Timôthê 6:10(For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.) “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Không phải bội đạo làm Chúa buồn thôi, mà còn làm tổn thương hạnh phúc gia đình nữa. Có những vợ chồng sống với nhau lâu năm và sanh tánh hà tiện, cứ sợ tốn tiền tiếc của. Vợ chồng sống phải xài sang với nhau như thưở ban đầu khi mới yêu nhau, đừng sống quá bủn xủn mà không cho người thân trong gia đình mình thưởng thức những món ăn ngon, mặc đẹp, để bày tỏ tấm lòng yêu mến người bạn trăm năm của mình. Nếu người vợ nói muốn ăn bưởi, mà người chồng cứ nói tốn tiền! Người chồng muốn ăn mít, người vợ nói mắc qúa! Người vợ nói muốn mua một ký hồng dòn, người chồng nói, thôi, đừng ăn, để dành tiền. Thế thì mình yêu tiền hơn hay là yêu người phối ngẫu của mình hơn? Đương nhiên cùng một lúc cũng phải cẩn thận trong sự tiết kiệm, không phung phí, xa hoa, đua đòi những điều không đáng, mà gây khó khăn cho gia đình mình sao?  Vấn đề làm cho tình yêu hôn nhân bị phai nhạt theo thời gian thường là vì chúng ta không còn cư xử với nhau giống như ngày mới yêu; Cho nên muốn phục hồi lại tình yêu, điều rất đơn giản đó là chúng ta cần làm lại những điều chúng ta thường làm cho nhau trong thưở ban đầu. Hãy tự xét xem là vợ, là chồng, tôi có đang chỉ đeo đuổi những ước vọng của riêng mình thôi không, hay là đang biết hy sinh quan tâm nhiều đến những nhu cầu của vợ tôi, chồng tôi để phục hồi lại hạnh phúc gia đình?

 

 

III. Làm Trọn Trách Nhiệm

 

Thứ ba, muốn phục hồi lại hạnh phúc gia đình thì vợ chồng phải biết làm trọn trách nhiệm của vai trò mình mà Chúa đã đặt để. Người nào biết kính sợ Chúa sẽ có tinh thần trách nhiệm cao, vì luôn biết Chúa là Chủ gia đình mình, nghĩa là mình sẽ phải chịu trách nhiệm với Ngài. Một gia đình không thể nào kinh nghiệm sự hạnh phúc nếu vợ hay chồng hay có tật đổ thừa, bào chữa, đổ lỗi cho nhau, thay vì chịu trách nhiệm, và luôn cố gắng làm tốt hơn. Vai trò của người vợ và chồng là gì theo lời Chúa dạy?

 

1) Từ lúc ban đầu, chúng ta thấy công việc căn bản của người đàn ông là “cào đất,” còn công việc của người đàn bà là chăn con và lo cho chồng mình. Sáng Thế Ký 3:16-19 có chép – (To the woman he said, “I will make your pains in childbearing very severe; with painful labor you will give birth to children. Your desire will be for your husband, and he will rule over you. ” 17 To Adam he said, “Because you listened to your wife and ate fruit from the tree about which I commanded you, ‘You must not eat from it,’ “Cursed is the ground because of you; through painful toil you will eat food from it all the days of your life. 18 It will produce thorns and thistles for you, and you will eat the plants of the field. 19 By the sweat of your brow you will eat your food until you return to the ground, since from it you were taken; for dust you are and to dust you will return.”) “Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Một câu hỏi phức tạp thường hay được bàn cãi đó là trong một gia đình cơ đốc cả vợ lẫn chồng có nên đi làm việc “full time” không? Tôi không định đoán được cho mỗi gia đình, nhưng có vài điểm căn bản sau đây chúng ta nên ghi nhớ dựa theo lời Chúa dạy:

 

i) Thứ nhất, việc kiếm tiền phải là việc ưu tiên của những người chồng, đây cũng có nghĩa là việc kiếm tiền không phải là việc chính của người vợ trong gia đình, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Người chồng nào mà lười biếng không chịu lo làm việc kiếm tiền, chăm sóc những việc nặng nhọc “đổ mồ hội trán” trong gia đình mà cần nhiều sức mạnh, hay người vợ nào quá ham tiền mà bỏ bê việc trông nom cho chồng con thì làm gương xấu cho đạo Chúa. Đừng quên lời Chúa dạy trong sách Châm Ngôn mà đừng qúa sức đeo đuổi những điều của thế gian, để rồi bỏ lãng trách nhiệm ưu tiên của mình. Trong Châm Ngôn 15:16-17 đánh gía trị của hạnh phúc như sau – (Better a little with the fear of the Lord than great wealth with turmoil. 17 Better a small serving of vegetables with love than a fattened calf with hatred.) “Thà có ít của mà kính sợ Đức Giê-hô-va, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo. Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo.” Trong Châm Ngôn 17:1 thì chép – (Better a dry crust with peace and quiet than a house full of feasting, with strife.) “Thà một miếng bánh khô mà hòa thuận, còn hơn là nhà đầy thịt tế lễ lại cãi lộn nhau.” Ca dao chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,” cũng vậy “gần tiền” mà không cẩn thận thì dễ sanh lòng tham lam để rồi lẫn lộn đánh sai gía trị giữa hạnh phúc gia đình và gía trị tạm bợ của vật chất ở trên đời này.

 

ii) Điều thứ hai nên ghi chú đó là khi gia đình còn có những đứa con nhỏ, người vợ phải suy nghĩ đắn đo kỹ càng về việc có nên kiếm một công việc “full time” không, để có đủ thì giờ chăm sóc con cái? Đương nhiên ngày nay chúng ta có ông bà và anh chị em giúp đỡ, nhưng phải luôn nhớ rằng những người này không phải là mẹ của con mình. Cũng nên ghi nhớ điều này: “Tiền bạc thì lúc nào chúng ta cũng gặt hái được; nhưng thời thơ ấu của những đứa con mình đi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa.”  Là người vợ cơ đốc, hãy tự xét xem tôi có đang đặt việc trông nom nhà cửa là bổn phận ưu tiên của mình không? Có quan tâm đến nhu cầu của chồng con mình, hay là chỉ đang lấy đủ lý do bào chữa để đeo đuổi những tham vọng ước mơ của mình, hầu để cho “dư luận” có lời phê bình tốt về của cải giàu có của gia đình mình không?

 

2) Bổn phận cho những người chồng là phải yêu thương vợ mình và làm một tấm gương sáng cho con cái.

 

i) Yêu vợ nghĩa là đừng có cay nghiệt với vợ mình là phái yếu đuối hơn. Trong sách Côlôse 3:19 sứ đồ Phaolô dạy – (Husbands, love your wives and do not be harsh with them.) “Hỡi kẻ làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với người.” “Cay nghiệt” nghĩa là đừng có độc tài, độc đoán, độc tôn, sanh ra độc ác theo lối “chồng làm chúa; vợ phải làm tôi” trong gia đình. Vợ đi chợ về nói, nay em đi chợ mệt qúa! Ông chồng lớn tiếng trả lời ngay: "Đi chợ mà cũng mệt, có bằng đào đất, bửa củi đâu mà mệt!" Vợ thi lái xe hai lần chưa đậu. Lần thứ ba vội vã chạy xe về khoe với chồng: "Em thi đậu bằng lái xe rồi anh ơi!" Chồng la lên đáp: "Ồ, thi bằng lái xe dễ ợt, ai thi hỗng đậu!" Tại sao chúng ta luôn có thể nói lời dịu dàng với những người khác ở sở làm, ở nhà thờ, nhưng lại đối xử tệ với vợ mình bằng những lời thô bạo được không?

 

Muốn tránh sự cay nghiệt chúng ta phải cẩn thận trong lời nói. Trong sách Êphêsô 4:29 chép – (Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.) “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.” Chỗ khác thì có chép lời nói phải có “ân hậu” theo sau, nghĩa là thêm hương vị, đem đến sự giúp ích cho người bên kia. Lời nói với vợ phải trong thái độ mềm mại, nhỏ nhẹ, lịch sự, dịu dàng, vì đó là điều phái yếu hơn thích. Tại sao hồi chưa cưới nhau thì chúng ta biết dùng đủ mọi lời hay tiếng tốt để khen người yêu của mình, nhưng đến khi cưới nhau rồi thì quên hết những lời khen hay, khen giỏi. Tại sao không còn nói: "Tóc em hôm nay đẹp qúa!" Hay là: "Em mặc cái áo dài đó trông xinh thiệt!" Phải luôn biết để ý và khám phá ra những vẻ đẹp của vợ mình để khen. Đương nhiên, chúng ta không nên khen xạo, nhưng không bỏ lỡ cơ hội khen, khi đáng khen.

 

ii) Yêu vợ là để ý lắng nghe đến những nhu cầu tình cảm thầm kín của vợ mình bằng cách để dành thì giờ riêng ra tâm sự với nàng. Điều tôi kinh nghiệm, càng để ý và dành thì giờ cho vợ thì người vợ mình càng vui; mà người vợ mình càng vui thì không khí gia đình tự nhiên càng dễ thở và hạnh phúc. Chỉ cần nghe vợ tâm sự 5 phút, thì mình khỏi phải rửa chén 15 phút, vì sau khi tâm sự xong bã thường nói: “Thôi anh đi nghỉ đi, em rửa chén cho.”  Khi vợ mình vui, có điều lợi nữa đó là chúng ta dễ hầu việc Chúa hơn. Có bao giờ các ông kinh nghiệm vợ chồng cãi cọ trước khi đi nhà thờ không? Nếu mình là người hướng dẫn Kinh Thánh hay giảng lời Chúa thì tâm trí sẽ bị tri phối như thế nào?

 

iii) Thường xuyên bày tỏ những cử chỉ âu yếm như thưở ban đầu mới yêu nhau. Trên đời này, người ta có rất nhiều bí quyết hay để sống lâu trên đất, nào là đừng hút thuốc, ăn uống có chừng mực, nên ăn thức ăn “organics,” và canh chừng những thứ có nhiều chất mỡ, bột, hay gluten. Nhưng cho những người đàn ông, một khám phá mới để sống lâu đó là hãy thường hôn vợ mình. Có một bà vợ hỏi ông chồng: “Tại sao cứ mỗi buổi sáng, trước khi đi làm là anh cứ hôn em?” Ông chồng trả lời: “Lý do đơn giản là vì anh thấy trên Internet người ta làm một cái thống kê và khám phá ra là những người chồng nào hay hôn vợ mỗi buổi sáng thì được sống lâu hơn trên đất!”  Là những người chồng, chúng ta tự xét có yêu thương vợ mình bằng những lời nói êm dịu, những cử chỉ âu yếm, và dành thì giờ thường xuyên tâm sự lắng nghe những nhu cầu thầm kín của vợ mình không?

 

 

IV. Luôn Tha Thứ

 

Muốn giữ được hạnh phúc lâu dài, vợ chồng phải luôn thực hành tinh thần hay tha thứ cho nhau. Ai bước vào hôn nhân cũng biết đời sống gia đình không phải lúc nào cũng “thuận buồm, suôi gío,” nhưng sẽ có lúc “giông bão” kéo đến. Sẽ có lúc vợ chồng làm tổn thương nhau vì lời nói vô ý tứ hay hành động cố ý nào đó. Đây là lúc mà vợ chồng cần có tinh thần tha thứ nhau để vượt qua khỏi những cơn giông bão này. Tinh thần hay tha thứ cho nhau rất cần thiết để giữ hạnh phúc trong gia đình, vì thứ nhất “nhân vô thập toàn,” không có một người chồng hay vợ nào toàn hảo, cho nên ai cũng cần sự tha thứ nhau. Động cơ ở đâu để chúng ta có tinh thần luôn tha thứ nhau? Trong Côlôse 3:13 có chép – (Bear with each other and forgive one another if any of you has a grievance against someone. Forgive as the Lord forgave you.) “… nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.”

 

Không có ẩn dụ về sự tha thứ nhau nào hay cho bằng ẩn dụ 2 người nợ mà Chúa Giê-xu đã một lần kể có chép trong sách Mathiơ 18:23-35 – “Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình. 24 Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn ta-lâng. 25 Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ. 26 Kẻ đầy tớ nầy bèn sấp mình xuống nơi chân chủ mà xin rằng: Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết! 27 Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho. 28 Nhưng khi đầy tớ đó ra về, gặp một người trong bạn làm việc, có thiếu mình một trăm đơ-ni-ê, thì nắm bóp cổ bạn mà nói rằng: Hãy trả nợ cho ta! 29 Người bạn sấp mình xuống mà nài xin rằng: Xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả cho anh. 30 Song người chẳng khứng, cứ việc bắt bỏ tù cho đến khi trả hết nợ. 31 Các bạn thấy vậy, buồn lắm, đến thuật lại cùng chủ mình mọi điều đã xảy ra. 32 Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi cầu xin ta; 33 ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao? 34 Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. 35 Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.”  Trong ẩn dụ này Chúa Giê-xu dạy nếu một người chủ đã tha thứ cho một con nợ của mình một số tiền rất lớn (10 vạn talâng, nghĩa là cả trăm tỉ đôla), thì con nợ đó cũng phải biết tha nợ cho bạn bè mình mà chỉ nợ mình có 100 đơniê (nghĩa là không tới 10 ngàn đôla). Chúng ta phải nhờ cậy sức Chúa đừng nuôi và đừng để những cay đắng trong quá khứ điều khiển đời sống và làm hao mòn/xức mẻ hạnh phúc gia đình của mình, nhưng luôn tha thứ nhau, như Chúa luôn tha thứ mình vậy trong Cứu Chúa Giê-xu. Cũng nhớ rằng đời người rất ngắn ngủi, đừng phí phạn thời gian sống trong những quá khứ đau thương và cay đắng, chẳng có ích chi hết. Vợ chồng hãy tự xét xem coi còn có những cay đắng nào chúng ta chưa thật sự bỏ qua, tha thứ cho nhau không? Hãy nhìn thập tự gía là nơi Chúa Giê-xu đã đổ huyết tha tội cho chúng ta, để mình có thể tha thứ cho nhau được.

   

Khi còn cơ hội sống bên nhau ngày nào, hãy luôn cố gắng và giữ hạnh phúc bên nhau cho đến ngày lìa xa thế giới này mà về với Chúa. Ngày nào còn được ở bên nhau là những ngày còn phước hạnh Chúa ban cho trên đất; Hãy thường xuyên tự xét, điều chỉnh, phục hồi hạnh phúc gia đình mình luôn. Đúng như một người đã nói: “Hãy thường hấp hôn đi, trước ngày hấp hối,” lúc đó thì quá muộn rồi. Xin mượn lời của tác gỉa Thi Thiên 67:1 cầu chúc hạnh phúc giữa vợ và chồng trong mỗi gia đình của hội thánh tràn đầy ơn phước Chúa như sau – “Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng tôi (gia đình), và ban phước cho chúng tôi (gia đình); Soi sáng mặt Ngài trên chúng tôi (gia đình).” (May God be gracious to us and bless us and make his face shine on us). Amen!

 

-------------- Lời Mời Gọi

 

Biết bao nhiêu người bước vào hôn nhân để rồi sau một thời gian khám phá ra rằng “buồn nhiều hơn vui?” Vì thế người đời thường có câu hát “tình chỉ đẹp khi còn dang dở.” Lý do là vì họ không hiểu hạnh phúc thật mà Chúa đã ban cho trong tình nghĩa vợ chồng, khi Ngài thiết lập hôn nhân và biết cách duy trì hạnh phúc đó. Đức Chúa Trời ban cho hạnh phúc gia đình là một trong những phước hạnh lớn ở trên đất này. Chúng ta phải biết cách giữ gìn hạnh phúc này mà theo thời gian thường hay bị phai nhạt. Căn nhà quí vị có mà không thường xuyên sửa chữa, tu bổ, sơn phết, thì một ngày sẽ bị hư hại, mất gía. Hạnh phúc vợ chồng cũng vậy, phải thường xuyên kiểm chứng, điều chỉnh, tu bổ để giữ cho lầu dài. Muốn như vậy thì phải làm lại những điều chúng ta hay thường làm như thưở ban đầu lúc mới yêu nhau.

 

Làm gì ở trên đời này, người ta cũng đánh gía và cho điểm. Chẳng hạn như đi học được điểm dựa theo grades A, B, C, hay D. Những sản phẩm thức ăn nào ngon cũng đánh theo hạng A hay không. Nếu sáng nay tự cho điểm về hạnh phúc gia đình mình, giữa vợ và chồng, thì sẽ được điểm gì? Nếu vợ mình hay chồng mình cho điểm thì có điều gì làm mình ngạc nhiên không? Anh chị em có mong được điểm tốt hơn không, hạnh phúc hơn không, hay cứ để lì ra như vậy, rồi đến ngày “hấp hối” sẽ hối tiếc sao? Nếu biết trước mình chỉ còn vài ngày sống với người phối ngẫu của mình, thì có những điều gì cần điều chỉnh không? Có thể cần phục hồi lại hạnh phúc vợ chồng bằng cách:

 

a) Trau dồi thêm lòng biết kính sợ Chúa hơn không?

 

b) Có những việc làm thực tế nào cần làm lại để bày tỏ lòng yêu thương cho nhau, quan tâm đến nhu cầu của nhau không?

 

c) Có những trách nhiệm ưu tiên nào của mình chưa làm trọn không, mà cần điều chỉnh?

 

d) Có cố gắng nhờ cậy sức Chúa mà sống với tinh thần luôn tha thứ nhau không?

 

Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ phục hồi lại hạnh phúc vợ chồng của mỗi gia đình con cái Chúa ở đây.

 


Revive the Marriage Happiness

(Ephesians 5:33)

 

To experience a personal revival, we need to exam all our relationships. The most important and “vertical” relationship with God dictates how healthy our “horizontal” relationship with others. To revive our relationship with God, we need to take time out often, be silent and refocus on the things that He loves and hates. The happiness of a marriage, between a husband and wife, strongly influences other relationships in church, the in-laws, loved ones, and the society. Is your marriage happy? Do you wish to revive your marriage happiness as in the beginning? The first step to revive the marriage happiness is to have a fear of God. Those who fear God understand He is the Lord of their family; Without Him, the builders will labor in vain. Fearing God also means to seek God’s instructions on how to fulfill our roles as husbands and wives. God’s word teaches that husband and wife must love one another. Love does not seek its own, but to sacrificially carry others’ burdens. Husbands and wives must guard from the greed of money that can easily chip off the family happiness. Learn to live a simple lifestyle so husbands and wives can have time to be connected. According to Gods’ design, doing hard works should be the main duty of a husband; caring for the home, her husband and children, should be the priority of a wife. As a wife, are you caring for your husband’s needs? Are you helpful for him to serve God better? As a husband, do you love and use soft words to build her up? Do you spend time to discover and meet her silent needs? Most of all, learning to forgive one another is the safest net to save the family happiness. Are you living with a bitter past or holding any grudges? Look at the cross and learn to forgive each other as God has forgiven us. Live with each other as you are living the last days together.