Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 30

Lao Động cho Chúa

(Côlôse 3:23-24)

 

 

“Hễ làm việc gì, hãy hết lòng (tận tâm) mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc (phục vụ) Đấng Christ, tức là Chúa.”

 (Whatever you do, work at it with all your heart, as working for the Lord, not for human masters, 24 since you know that you will receive an inheritance from the Lord as a reward. It is the Lord Christ you are serving.)

 

 

Cứ đến đầu tháng 9 mỗi năm là toàn quốc nước Hoa-kỳ ở đây người ta mừng một ngày lễ quan trọng, đó là ngày lễ “lao động,” hay tiếng Anh gọi là lễ Labor Day. Lễ lao động lúc nào cũng xảy ra vào thứ Hai đầu tiên của tháng 9; Cho năm nay thì đó là thứ Hai ngày mai. Ngày lễ lao động đầu tiên được bắt đầu vào tháng 9, ngày 5, năm 1882 tại New York city. Mục đích của ngày lễ này là để đề cao và khích lệ sự đóng góp lao động tập thể trong xã hội mà đã và đang đem đến ích lợi kinh tế, sự thịnh vượng, hạnh phúc, và đời sống sung túc cho đất nước. Nhân ngày lễ này, tôi xin dùng lời Chúa để chúng ta suy gẫm về đề tài “Lao động cho Chúa.”

 

 

I. Thực Trạng của sự Khó Nhọc

 

Sống ở trên đời này ai trong chúng ta cũng ý thức một vài thực trạng rõ ràng, mà không một ai tránh được, nhưng mọi người đều phải chấp nhận.

 

1) Thực trạng thứ nhất đó là “chết là chắc!” Nếu có sống thì cũng sẽ chết. Sự chết là một “cuộc hẹn cuối cùng” mà không ai thoát được. Tên tử thần không vị nể một ai hết, những người giàu có, thông minh, hay kể cả cho những người không biết đọc, nghèo nàn nó cũng không tha. Chắc chắn một ngày mỗi người sẽ phải gặp nó, ngoại trừ khi Chúa Giê-xu trở lại trước đó.

 

2) Thực trạng thứ hai mà mọi người phải đối diện đó là sự khó nhọc trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy mà người ta hay than thở “đời là bể khổ.” Chúng ta ai nấy sanh ra đời lớn lên đều phải chịu cực khổ trong sự lao động, làm lụng mỗi ngày, lý do là vì theo định luật căn bản “phải làm mới có mà ăn.” Người Việt chúng ta có câu nói tương tự như sau: “Ai muốn ăn thì phải lăn vào bếp,” nghĩa là phải làm, phải lao động mới có mà ăn.

 

Thật ra theo Kinh Thánh cho biết thì hai thực trạng về sự chết và sự lao động này bắt đầu xen vào đời sống của cả nhân loại từ ngay sau khi tổ phụ của loài người phạm tội trong vườn của sự sống. Lời Chúa trong sách Sáng Thế Ký 3:17-19 nhắc lại cho chúng ta thấy điều này – (To Adam he said, “Because you listened to your wife and ate from the tree about which I commanded you, ‘You must not eat of it,’ “Cursed is the ground because of you; through painful toil you will eat of it all the days of your life. It will produce thorns and thistles for you, and you will eat the plants of the field. By the sweat of your brow you will eat your food until you return to the ground, since from it you were taken; for dust you are and to dust you will return.”) “Ngài (Đức Chúa Trời) lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất (nghĩa là chết), là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Động từ “đổ mồ hôi trán” nghĩa là phải “lao động,” chứ còn trước đó Ađam và Êva đâu có phải làm lụng cực khổ chi đâu, vì cây tự sanh trái tốt để ban mọi hoa quả, thực vật cho hai người ăn.

 

Cuộc đời này đầy sự khó nhọc, ai nấy đều phải làm lụng cực khổ, điều này rõ ràng trước mắt và trong đời sống của mỗi người chúng ta. Thống kê cho biết, trung bình một người sống ở Mỹ sẽ phải làm việc lao động khoãng 11,000 ngày, hay tính ra là trung bình 88,000 tiếng đồng hồ, hay là 30 năm rồi mới được về hưu, nghỉ khỏi những công việc lao động. Ngày nay có những người phải quần quật làm việc 7 ngày mỗi tuần, đầu tắt mặt tối, không nghỉ, cho đến khi được về hưu, để dưỡng sức chữa những căn bịnh mình đã mắc phải vì làm việc quá sức. Có một anh thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì sau một thời gian đổi tên mình thành "Buffalo Bill."  Người ta hỏi tại sao vậy, thì anh trả lời sống ở bên Mỹ này phải lao động cực khổ như “trâu điên” (như buffalo) chỉ đề trả tiền "nợ" (bills) mà thôi, cho nên tôi đổi tên là "Buffallo Bill."

 

 

II. Sự Tranh Đấu phần Tâm Linh

 

Là con cái Chúa, chúng ta không phải chỉ có sự khó nhọc trong phần thể xác mà thôi, nhưng còn phải đối diện với những trở ngại, khó nhọc của phần tâm linh nữa.

 

1) Thứ nhất là vì trong mỗi người chúng ta ai là con cái Chúa có Thánh Linh ngự trong lòng thì còn có sự tranh đấu với những tư dục của xác thịt của mình nữa, mà nó luôn cản trở chúng ta không làm được những điều mình nên làm, nhưng lại lôi kéo chúng ta ham thích làm những điều mình không được phép làm. Trong Galati 5:17 nói đến sự trái nghịch giữa hai con người này – (For the flesh desires what is contrary to the Spirit, and the Spirit what is contrary to the flesh. They are in conflict with each other, so that you are not to do whatever you want.) “Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm.” Trong Rôma 7:14-19 – có chép kinh nghiệm tranh đấu của sự trái nghịch này trong chính đời sống của sứ đồ Phaolô như sau: (We know that the law is spiritual; but I am unspiritual, sold as a slave to sin. 15 I do not understand what I do. For what I want to do I do not do, but what I hate I do. 16 And if I do what I do not want to do, I agree that the law is good. 17 As it is, it is no longer I myself who do it, but it is sin living in me. 18 For I know that good itself does not dwell in me, that is, in my sinful nature. For I have the desire to do what is good, but I cannot carry it out. 19 For I do not do the good I want to do, but the evil I do not want to do—this I keep on doing.) “Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi. 15 Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. 16 Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. 17 Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi. 18 Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; 19 vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn.”

 

2) Chúng ta có phần cực nhọc tâm linh nữa vì quyền lực của ma quỉ ở trong thế gian mờ tối này, là quyền lực luôn chống nghịch lại với Chúa và luôn muốn hãm hại chúng ta, cản trở chúng ta sống và làm theo ý Chúa. Trong 1 Timôthê 4:10 Phaolô dạy dỗ cho Timôthê về sự tranh chiến với kẻ thù này – (That is why we labor and strive, because we have put our hope in the living God, who is the Savior of all people, and especially of those who believe.) “Vả, nếu chúng ta khó nhọc và đánh trận, ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của mọi người, mà nhất là của tín đồ.” Trận chiến gì đây mà chúng ta là con cái Chúa phải chịu sự khó nhọc?  Trận chiến chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực của ma quỉ, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ (vô hình) ở các miền trên trời vậy (Êphêsô 6:12). Vì phải đương đầu với những quyền lực mờ tối này mà chính Phaolô đã phải khó nhọc, bằng cách đãi thân thể mình một cách nghiêm khắc, để có thể chạy xong cuộc đua của mình, làm đẹp lòng Chúa luôn. 1 Côrinhtô 9:25-27 có chép – (Everyone who competes in the games goes into strict training. They do it to get a crown that will not last, but we do it to get a crown that will last forever. 26 Therefore I do not run like someone running aimlessly; I do not fight like a boxer beating the air. 27 No, I strike a blow to my body and make it my slave so that after I have preached to others, I myself will not be disqualified for the prize.) “Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. 26 Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; 27 song tôi đãi thân thể mình cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng.”

 

 

III. Lao Động cho Chúa

 

Mặc dầu vậy, là con cái Chúa chúng ta còn có cái tầm nhìn, quan điểm cao hơn về sự lao động phần xác cũng như sự khó nhọc phần hồn.

 

1) Thứ nhất, sự lao động khó nhọc ở đời này là ơn phước và cơ hội để chúng ta hầu việc Chúa, làm sáng danh Ngài. Chuyện có đăng trên Internet về một người đàn ông cách đây vài tháng bị bắt, vì đã một lần giết vợ và đứa con gái của mình, sau đó trốn vào rừng sống. Ông nói lý do ông làm điều ác này vì thấy đời sống vô ý nghĩa: “Ngày nào tôi cũng phải ngóc đầu dậy đi làm, và rồi mỗi ngày về nhà với vợ con, thấy cuộc đời chán quá, nên đã làm điều ác này.” Người này không có thấy “ơn” của sự sống, và “phước” được lao động, được làm việc trong một đất nước tự do này.

 

Tuy lao động mỗi ngày là cực nhọc, nhưng chúng ta phải thấy đây là những cơ hội chúng ta có thể xử dụng để làm sáng danh vinh hiển Chúa của mình. Trong 1 Côrinhtô 10:31 sứ đồ Phaolô nhắc nhở – (So whether you eat or drink or whatever you do, do it all for the glory of God.) “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác (~lao động), hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” Trong Mathiơ 5:14a Chúa Giê-xu đã một lần gọi chúng ta là gì? (You are the light of the world.) “Các ngươi là sự sáng của thế gian.” Muốn làm sáng danh vinh hiển của Chúa, điều kiện đầu tiên chúng ta phải có ánh sáng của Ngài, nghĩa là phải tin nhận Chúa Giê-xu và để Ngài làm Chủ đời sống mình. Vô số người ngày nay chưa sống làm vinh hiển danh Chúa được vì đời sống còn tối mù, cứ còn sống chiều theo những tư dục xác thịt mà thôi. Muốn máy phát điện chạy để cung cấp điện lực cho đèn phát ra ánh sáng thì máy phải có xăng, không có xăng thì làm sao máy chạy được; không có đức tin, không có Chúa sống trong lòng mình thì thể nào có ánh sáng để chiếu ra?  Và trong Mathiơ 5:16 Chúa giải thích rõ một cách thực tế làm sao “chiếu sáng?” (In the same way, let your light shine before others, that they may see your good deeds and glorify your Father in heaven.) “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Ánh sáng của Chúa được phản chiếu qua đời sống của mỗi người chúng ta bởi những việc lành chúng ta làm để giúp đỡ, chăm sóc, yên ủi những người yếu đuối, có nhu cầu và cần sự giúp đỡ.

 

a) Chúng ta lao động mỗi ngày để có tiền bạc, của cải, phương tiện lo cho gia đình mình, nuôi nấng con cái của mình trở nên những người sau này yêu mến Chúa hết lòng, và hầu việc Ngài. Đằng sau lưng của những người anh hùng trong Kinh Thánh là những bậc cha mẹ đã có công khó nhọc nuôi nấng dậy dỗ, có khi liều cả mạng sống mình để bảo vệ, để hướng dẫn con cái mình biết Chúa và yêu mến Ngài hết lòng.

 

b) Bắt lấy cơ hội của sự lao động để làm những việc lành trong danh Chúa Giê-xu, hầu cho nhiều người biết được Đức Chúa Trời mà đến tin cậy và ngợi khen Ngài. Sự lao động để có của cải đóng góp chung, giúp đỡ tài chánh hầu có thể gởi những vị giáo sĩ đi khắp nơi giảng Tin Lành. Chương Trình Hiệp tác của Southern Baptist (Coorperate Program) cung cấp tài chánh cho trên 2,000 vị giáo sĩ đi khắp nơi trên thế giới giảng Tin Lành, mà một cá nhân riêng không thể làm được.

 

c) Sự lao động, làm việc của chúng ta lo cho các nhu cầu của hội thánh địa phương, xây dựng nước thiên đàng của Đức Chúa Trời ngay ở trên đất.

 

Tinh thần và quan điểm của chúng ta phải được đổi mới, lao động không phải là vinh quang cho riêng mình, lao động không phải chỉ cho nhu cầu “miếng cơm áo mặc,” nhưng là cơ hội và phương tiện để phụng sự Đức Chúa Trời, để làm sáng danh vinh hiển Ngài qua những việc lành.

 

2) Thứ hai, lao động là những cơ hội tốt để chúng ta thâu trữ của cải, cơ nghiệp đời đời. Bốn nguyên tắc căn bản phải hiểu về công lao của chúng ta có liên hệ đến cơ nghiệp đời đời:

 

a) Sự cứu rỗi Chúa ban cho mỗi người chúng ta không tùy thuộc vào công đức khó nhọc của cá nhân, nhưng đã được cung cấp sẵn bởi tất cả những gì Chúa Giê-xu đã làm trọn ở trên cây thập tự.

 

b) Nhưng phần thưởng đời đời ở trên thiên đàng cho mỗi con cái Chúa sẽ tùy thuộc ở công sức của mỗi người qua những việc lành chúng ta làm theo ý Chúa. Trong 1 Côrinhtô 3:8 sứ đồ Phaolô đã nói về nguyên tắc này – (The one who plants and the one who waters have one purpose, and they will each be rewarded according to their own labor.) “Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.” Ai có công trồng, ai có công tưới thì chắc chắn một ngày khi Chúa Giê-xu trở lại, Ngài sẽ đem theo phần thưởng mà trả cho mỗi người tùy theo công việc họ đã khó nhọc mà hầu việc Chúa, vì Ngài là Đấng Công Bình. Câu chuyện nghụ ngôn về một người phụ nữ tín đồ kia, lúc còn sống rất giàu có, nhưng lại sống rất keo kiệt và chẳng lo nghĩ đến ai hết. Khi chết được thiên sứ tiếp đón trên thiên đàng và dẫn bà cho xem một ngôi nhà đẹp lộng lẫy và nói đây là ngôi nhà của đứa đầy tớ gái của bà. Bà tự nghĩ, nếu đứa đầy tớ gái của mình mà được ngôi nhà đẹp như vậy thì chắc chắn chỗ ở của mình phải là một biệt thự tráng lệ còn hơn thế nữa. Đi một chốc, thiên sứ chỉ cho bà thấy một cái chòi nhỏ và nói "đây là căn nhà đời đời của bà." Người phụ nữ sửng sốt, bực dọc thốt lên: "Làm sao tôi có thể ở trong cái chòi đó được mà nó còn xấu hơn căn nhà của đứa đầy tớ tôi sao?" Thiên sứ thản nhiên trả lời: "Rất đáng tiếc, nhưng tùy theo những vật liệu bà gởi lên trước cho chúng tôi từ dưới đất, thì chúng tôi không làm sao xây một căn nhà khá hơn được!" Trong 1 Côrinhtô 15:58 sứ đồ Phaolô khích lệ con cái Chúa như sau – (Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa (lao động cho Chúa) cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Những thì giờ chúng ta để ra chăm sóc các trẻ em, thăm người đau ốm, bố thí cho kẻ nghèo đói, tiếp những kẻ lạ, dọn dẹp, nấu ăn cho Hội Thánh, trung tín giảng dạy lời Chúa, chịu cực làm chứng đạo thì một ngày sẽ nhận được phần thưởng khi Chúa Giê-xu trở lại, vì những công khó đó không phải là vô ích đâu!

 

c) Nguyên tắc thứ ba, chúng ta chỉ có một cơ hội duy nhất sống ở trên đời này để thâu trử của cải đời đời ở trên trời mà thôi; Khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng về với Chúa thì là lúc lãnh phần thưởng chứ không còn làm việc nữa. Bài Thánh Ca số 376 với tựa đề “Lo Làm Việc Mau, Đêm Đến Kia” nhắc nhở chúng ta rõ về lẽ thật này, để mỗi người chúng ta biết khôn ngoan lo lao động cho Chúa mau, khi cơ hội còn đó.

 

d) Sự lao động của chúng ta luôn phải được cảm hứng bởi tình yêu thương của Chúa, làm vì Chúa và cho Ngài, chứ không phải làm cho người ta. Trong 2 Côrinhtô 5:14a điều gì cảm động Phaolô trong sự phục vụ Cứu Chúa Giê-xu của mình – (For Christ’s love compels us.) “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi…” chứ không cho sự vinh quang riêng mình, hay làm vui lòng đám đông. Biết bao nhiêu ngưởi ngày nay chỉ sống lệ thuộc vào những lời phán đoán của những người xung quanh mình. Cuộc sống của họ đang bị đóng khung bởi những cái mốt của thế gian - phải ăn mặc như vậy, phải có kiểu tóc như thế này, phải mặc quần xệ xuống lòi quần lót ra ngoài, phải có những loại Iphone có màu mè này, đời sống họ bị trói buộc trong những lời phê bình của “thiên hạ nghĩ sao về mình,” cho nên cứ hùng hục đeo đuổi tất cả những đòi hỏi để được đám đông chấp nhận, hơn là vì sống theo ý Chúa. Không phải chỉ cho người đời mà thôi, con cái Chúa nếu không cẩn thận tự xét thì coi chừng mình cũng đang bị đóng khung vào những thói tục này hồi nào rồi mà không biết.

 

3) Đừng quên định luật và nguyên tắc cần thiết của sự nghỉ ngơi trong việc lao động. Định luật nghỉ ngơi là một định luật tự nhiên vì nếu ai làm việc mà không chịu nghỉ ngơi thì e rằng một ngày chẳng còn lạo động được nữa, mà có thể bị “tịch,” nghĩa là “chết” mà thôi. Chúng ta ai cũng biết muốn một cái máy xài được lâu thì phải cho nó ngưng nghỉ định kỳ,” để “xả dầu thay nhớt,” để tu bổ và sửa chữa, nếu không nó bất thình linh bị nằm đường một ngày, hay ngừng chạy lúc nào không hay. Anh chị em có biết là xã hội ngày nay đang có biết bao nhiêu là những bệnh tật gây ra là do vấn đề "stress," nghĩa là căn bịnh bị căn thẳng tinh thần không, vì lo lắng qúa nhiều và làm việc quá sức không chịu nghỉ ngơi. Có người đã nói một câu nghe có lý: “Làm việc 8 tiếng 5 ngày mỗi tuần thì bổ, nhưng lao động trên 10 tiếng mỗi ngày thì coi chừng bị khổ!” Cái khổ nó sẽ một ngày bắt kịp chúng ta có thể qua những căn bịnh ngấm ngầm và lúc đó chúng ta muốn "bò" đi làm cũng không được!

 

Không phải chỉ sự nghỉ ngơi phần xác là cần thiết mà thôi, nhưng là con cái Chúa chúng ta còn có nhu cầu nghỉ ngơi cho phần tâm linh nữa, vì chúng ta biết mình không phải chỉ là những con vật, nhưng còn có phần linh hồn thiêng liêng để tương giao với Chúa nữa. Vì nhu cầu nghỉ ngơi tâm linh này quá quan trọng nên Đức Chúa Trời đã một lần ban cho dân sự của mình trong thời kỳ Cựu Ước điều răn thứ 4, có chép trong sách Phục Truyền 5:12-14 như sau – (“Observe the Sabbath day by keeping it holy, as the LORD your God has commanded you. Six days you shall labor and do all your work, but the seventh day is a sabbath to the LORD your God. On it you shall not do any work, neither you, nor your son or daughter, nor your male or female servant, nor your ox, your donkey or any of your animals, nor any foreigner residing in your towns, so that your male and female servants may rest, as you do.) “Hãy giữ ngày nghỉ đặng làm nên thánh, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn ngươi. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, hầu cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi.”

 

Theo tiếng Anh thì chữ “ngày nghỉ” là ngày Sabbath.” - "Remember the sabbath day to keep it holy!" Chữ “sabát” bắt nguồn từ tiếng Ả-rập, là chữ "Sabbaton" có nghĩa là “to cease from work,” dịch ra là “ngừng khỏi những hoạt động vì công việc đã hoàn tất xong.” Trong điều răn, ngày sabát còn có liên hệ đến ngày thánh, là ngày thứ 7 sau khi Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn loài và muôn vật – (For in six days the LORD made the heavens and the earth, the sea, and all that is in them, but he rested on the seventh day. Therefore the LORD blessed the Sabbath day and made it holy.) “vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” Chúng ta phải hiểu rằng Đức Chúa Trời nghỉ trong ngày thứ 7, ngày Sabát đây không phải là vì Ngài mệt mỏi, cần ngủ, sau khi sáng tạo nên trời và đất, vì Chúa là Đấng quyền năng (all-powerful); nhưng là để sáng lập một nguyên tắc với mục đích để con dân của Chúa được nghỉ ngơi phần hồn, nhớ đến chính Đấng đã ban cho mọi phước lành, những gì Ngài đã làm cho họ, để không bị trôi lạc vào tình trạng bất ơn vô nghĩa, mà không còn nhận biết và thờ lạy Đức Chúa Trời.

 

4) Đừng quên về lời hứa của Chúa đến một ngày chúng ta sẽ được yên nghỉ đời đời trong nước Chúa, khỏi tất cả mọi sự lao động. Trong Khải Huyền 14:13 có chép lời hứa của Chúa như sau cho con cái Ngài – (Then I heard a voice from heaven say, “Write this: Blessed are the dead who die in the Lord from now on.” “Yes,” says the Spirit, “they will rest from their labor, for their deeds will follow them.”) “Tôi nghe có tiếng đến từ trên trời rằng: Hãy viết lấy: Từ rày, phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau.” Đây là mục tiêu cuối cùng chúng ta phải đeo đuổi, chờ đợi được nghỉ ngơi khỏi mọi công việc lao động của mình.

 

Sự yên nghỉ thật bắt đầu và trọn vẹn ở trong Cứu Chúa Giê-xu, khi Ngài đến, ngự vào lòng chúng ta và thay đổi cái nhìn, thái độ, tư tưởng bên trong của chúng ta, làm cho đời sống chúng ta có ý nghĩa, thấy được sự lao động ở đời này là ơn phước, là cơ hội tốt để làm vinh hiển danh Chúa. Câu chuyện về 2 người bị giam ở trong một ngục tù, một người thì bị liệt, còn người kia ngồi trên xe lăng. Người ngồi trên xe lăng mỗi ngày được ngồi gần một cái cửa sổ, còn người bị liệt thì phải nằm ở xa. Mỗi ngày người bị liệt hỏi người ngồi trên xe lăng, anh thấy gì ở bên ngoài? Người ngồi trên xe lăng nhìn qua cánh cửa sổ, luôn diễn tả những khung cảnh đẹp bên ngoài của một bầu trời xanh tươi, chim hót trên cành, con nít vui chơi chạy nhẩy. Người nằm liệt ước gì mình cũng thấy được những hình ảnh như vậy. Một ngày kia thì người ngồi xe lăng qua đời, và người nằm liệt xin người cai tù cho mình một đặc ân là được nằm gần cửa sổ để có thể thấy được những khung cảnh đẹp bên ngoài. Khi được dời đến chỗ đó thì nào ngờ người bị liệt chỉ thấy một bức tường trống không ở phía bên kia của cửa sổ. Nhiều người sống cứ than thở “đời là bể khổ,” chỉ là sự khó nhọc mà thôi; nhưng là con cái Chúa thì chúng ta có cái nhìn khác biệt, lao động là cơ hội, là ơn phước của Chúa ban cho để làm sáng danh vinh hiển Chúa, khi còn sống ở trên đất này. Trong Philíp 1:21 - Sứ đồ Phaolô đã biết rõ được lẽ thật này và đã tuyên bố một mục đích cao thượng cho sự lao động trong đời sống bằng một câu nói mà chưa có chủ giáo nào đã nói, hay không có lời nói nào trong những hội đồng của ban Dân Chủ hay Cộng Hòa hay cho bằng - (For to me, to live is Christ and to die is gain.) “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy.” Còn cơ hội sống ở trên đời này và lao động là sống cho Chúa, còn chết đi là điều ích lợi cho mình vì là lúc nhận lãnh phần thưởng cơ nghiệp đời đời.

 

Mỗi ngày thức dậy, chúng ta hãy tập hết lòng cảm tạ Chúa cho cuộc sống và còn cơ hội lao động giúp ích cho chính mình, gia đình mình, hội thánh Chúa, phương tiện để làm những việc lành, xây dựng nước thiên đàng của Đức Chúa Trời, vì biết rõ chúng ta làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, và một ngày sẽ bởi Chúa mà nhận được cơ nghiệp làm phần thưởng đời đời. Amen!

 

 

---------------------- Lời Mời gọi

 

Những thực trạng không thể từ chối được: sự chết và sự khó nhọc của lao động. Chết thì đến chỉ có một lần, còn sự khó nhọc thì ở với mỗi người chúng ta suốt cả cuộc đời. Bão Isaac làm cho biết bao nhiêu người phải khó nhọc. Mặc dầu vậy ai có Chúa thì có cái tầm nhìn cao hơn, vì ý thức được sự lao động trong cuộc sống là ơn phước và cơ hội tốt để làm nhiều việc lành, làm sáng danh vinh hiển của Chúa. Những cơ hội này không đếm hết được từ sự nuôi nấng con cái nên người hầu việc Chúa, đến công việc đóng góp chung trong sự rao giảng Tin Lành khắp đất. Công khó lao động cho Chúa, chứ không cho người ta không phải là vô ích đâu, vì chúng ta một ngày sẽ lãnh phần thưởng, cho nên chớ mệt mỏi trong sự làm lành. Mặc dầu vậy, điều chúng ta củang phải biết nữa là phải quân bình sự lao động và sự nghỉ ngơi phần hồn để không bị trôi lạc theo đời mà đánh mất mối liên hệ với Chúa. Chúng ta cũng phải biết chờ đợi ngày nghỉ ngơi khỏi tất cả những lao động ở đời này, để được yên nghỉ đời đời khi Chúa Giê-xu trở lại.

 

Con người chúng ta được tạo dựng nên khác với các súc vật, đó là mỗi người không phải chỉ có phần thể xác mà thôi, nhưng còn có phần tâm linh nữa.  Vậy nếu phần thể xác mệt mỏi cần sự nghỉ ngơi, thì phần tâm linh chắc chắn cũng có những gánh nặng mà cần được cất bớt đi.  Một trong những gánh nặng đó là sự bất an của tâm hồn vì không biết được cuộc sống đời sau của mình sẽ ra như thế nào. Chúng ta thấy trước mắt những tai họa để tự biết rằng cuộc đời của con người thật là mỏng manh, là phù du. Lý do tâm hồn chúng ta vẫn còn bất an và chưa tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên là vì con người chúng ta đã bị “hư mất,” đã đánh mất đi mối liên hệ với Đấng Sáng Tạo (Đức Chúa Trời) toàn năng sau khi tổ phụ loài người đã phạm tội.  Thêm nữa, đã là người thì ai ai trong chúng ta cũng đã tự phạm tội cho nên tội lỗi đã cắt đứt mối liên hệ mật thiết giữa chúng ta với Chúa. Con người qua bao nhiêu thế kỷ đã đi tìm đủ mọi cách để hàn gắn lại mối tương giao đó, nhưng chỉ là vô ích mà thôi.  Người ta đưa ra nào là những công thức làm việc thiện: bố thí làm lành, ăn chay ép xác, những lễ nghi rườm rà, những lời kinh kệ để mong được siêu thoát, nhưng rồi những sự đòi hỏi này của tôn giáo chỉ chồng chất thêm gánh nặng cho tâm hồn mình mà thôi. 

 

Nhưng trong giữa sự tuyệt vọng đó, có một Đấng đã từ trời đến trần gian và mời gọi mỗi chúng ta như sau: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11:28).  Đấng này chính là Cứu Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu có quyền năng làm một điều mà chẳng ai làm được đó là Ngài có thể tha tội và hàn gắn lại mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Ngài đã đến chết trên thập tự giá để rồi “huyết của Đức Chúa Giê-xu con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).  Chúa Giê-xu không phải “chết là hết,” nhưng Ngài đã sống lại sau ba ngày, chiến thắng tử thần để bảo đảm sự sống đời đời cho những kẻ tin danh Ngài.  Ngài cũng hứa sẽ trở lại một ngày rất gần để đón rước những kẻ tin vì chính Chúa đã hứa “Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14:3). Như vậy cho bất cứ ai sẵn sàng đến với Chúa Giê-xu sẽ được sự yên nghỉ vì Chúa gánh mọi tội của chúng ta, Ngài dọn sẵn nơi ở đời đời và ban sự an tâm cho những kẻ tin.  Tôi không biết bạn có đang mệt mỏi hay có gánh nặng gì không?  Tôi mời bạn đến tìm sự nghỉ ngơi nơi Cứu Chúa Giê-xu.  Tôi mời bạn đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giê-xu bằng cách ăn năn tội và mở lòng tiếp đón Ngài làm Chúa của đời sống mình ngay lúc này. Bạn sẽ cứ còn gắng sức lao động trong những công đức của riêng mình hoài cho đến chừng nào? Hãy đến với Chúa Giê-xu ngay.     


 

Labor for God

(Colossians 3:23-24)

 

 

“Whatever you do, work at it with all your heart, as working for the Lord, not for human masters, since you know that you will receive an inheritance from the Lord as a reward. It is the Lord Christ you are serving.”

 

 

There are two realities in life that no one will escape: death and labor. These realities begun since the time after Adam and Eve sinned. We must labor in order to survive. Christians also face spiritual labor to fight against the desires of our flesh and evil forces in this dark world.

 

However, labor is a blessing from God and an opportunity for us to glorify God on earth. Through our labor of good works for Jesus’ sake, the world may see and glorify our Father in heaven. Labor is the way for us to store up treasures in heaven. Our labor should always be compelled by God’s love. But we are not just bounded by the law of labor, but also a greater law of spiritual rest. God commanded His people to rest on the Sabbath. The Sabbath also relates to the holy day that God rested after six days of creation. God wants His people to rest in order to have fellowship with Him so they always remember what He has done for them.

 

We should not forget God’s promise of the eternal rest but wait patiently for the day of our Lord Jesus is coming. In Christ, we have a new perspective of living and laboring in life is for God, but dying is when we will enter the eternal rest with God and receive the eternal rewards. No other religion offers this truth. May you receive Christ today as your Lord and Savior to have this new perspective and hope.