Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 72

Hội Thánh Lớn Lên Trong Năm Mới

(God gives the Increases to His Church)

1 Côrinhtô 3:6-8

www.vietnamesehope.org

 

 

“Tôi (Phaolô) đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. 7 Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên. 8 Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.”

(I planted the seed, Apollos watered it, but God has been making it grow. 7 So neither the one who plants nor the one who waters is anything, but only God, who makes things grow. 8 The one who plants and the one who waters have one purpose, and they will each be rewarded according to their own labor.)

 

 

I. Ý Muốn của Chúa

 

          Sáng Chúa Nhật hôm nay là một ngày thật đặc biệt, là vì không phải chỉ là ngày thờ phượng Chúa như những Chúa Nhật khác, nhưng còn là ngày Chúa Nhật đầu tiên của một năm mới. Năm cũ 2013 đã trôi qua đi vào lịch sử, và năm mới 2014 đã đến với mỗi người chúng ta. Một phong tục hay mỗi khi năm mới đến đó là thiên hạ hay dùng/lựa những lời hay ý đẹp để chúc mừng nhau, như theo tiếng Anh thì người ta thường chúc nhau “a Happy New Year.” Dịch ra tiếng Việt là chúc mọi người được một năm mới hạnh phúc vui tươi, chúc ai nấy được sung sướng vì mong mọi điều mình mong ước đều sẽ được toại nguyện trong năm nay. Chúc cho nhau năm nay ai nấy được phát tài, thịnh vượng, nghĩa là làm ăn kiếm được nhiều tiền, giàu có hơn lên. Chúc cho nhau được sống khỏe mạnh, đến mức khỏi cần mua bảo hiểm Obamacare. Chúng ta chúc nhau, cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, phước đến mọi nhà, ai nấy được bình an, thịnh vượng, khỏe mạnh trong năm mới này.

 

          Nhưng nếu phải chúc cho Hội Thánh của Chúa ở đây thì chúng ta sẽ dùng những lời gì đây? Dựa theo đoạn Kinh Thánh chúng ta vừa đọc, có lẽ điều hay nhất chúng ta nên chúc cho Hội Thánh Chúa trong năm mới đó là được “lớn lên.”  Ý muốn cho Hội Thánh Chúa được lớn lên là ý muốn của Chúa.

 

          1) Lý do thứ nhất là vì Chúa Giê-xu rất yêu mến Hội Thánh, và không muốn hội cứ ở trong tình trạng như “trẻ con” hoài, nhưng được trưởng thành lớn lên. Trong Êphêsô 5:25 Chúa Giê-xu yêu Hội Thánh đến nỗi Ngài đã làm gì, khi Ngài so sánh với mối liên hệ trong hôn nhân? (Husbands, love your wives, just as Christ loved the church and gave himself up for her) “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh.” Chúa Giê-xu yêu hội thánh đến nỗi đã hy sinh đổ chính huyết của mình ở trên cây thập tự gía, để chuộc lại hội.

 

          2) Lý do thứ hai Chúa Giê-xu muốn Hội Thánh được lớn lên là vì Hội Thánh thuộc của chính Ngài. Có bao giờ quí vị đến hỏi ông bà chủ trong hãng làm việc của mình, tại sao ông bà chịu khó làm việc cực nhọc và mỗi năm đều muốn công ti được phát triển hơn nữa? Tôi tin rằng ông bà chủ đó sẽ trả lời rất dễ hiểu, lý do là vì công ti mà quí vị đang làm việc là công ti thuộc của họ, cho nên họ muốn thâu nhiều lợi hơn và sẵn sàng trả giá cho nó. Hội Thánh không có thuộc của thế gian, không có thuộc của các nhà chính quyền, nhưng thuộc riêng của Chúa, mà Ngài đã trả một gía rất đắt và Ngài muốn cho hội được “lớn lên.”

 

 

II. Kẻ Trồng Người Tưới

 

          Ý muốn của Chúa cho Hội Thánh của Ngài phải được “lớn lên,” nhưng điều kiện ở đâu để đạt được mục tiêu này? Lời của sứ đồ Phaolô giúp chúng ta thấy có 2 phần chính để hội được phát triển lớn lên đều đặn đó là sự dự phần của mỗi chúng ta và nhất là sự ban ơn của Chúa làm cho lớn lên. Về sự dự phần của mỗi con cái Chúa, sứ đồ Phaolô dùng thí dụ của 2 công việc trong ngành nông nghiệp, đó là công việc “trồng và tưới.”

 

          1) Công việc “trồng và tưới” là việc làm căn bản phải có, nếu ai muốn có một cây ăn trái ngon hay một mùa gặt tốt. Nếu không bỏ công ra trồng hay tưới thì chỉ là những cây gỉa bằng cao-su để trưng cho đẹp mắt mà thôi.

 

          2) Việc “trồng và tưới” là hai công việc khác nhau, nhưng có sự liên hệ với nhau. Việc trồng có vẻ cực nhọc hơn, là vì người trồng cây phải cong lưng đào đất, khui lỗ, phải qùy gối xuống để gieo giống, có khi chân tay dính đầy bùn. Việc tưới có lẽ dễ hơn một chút, nhưng đòi hỏi người tưới phải chịu khó và kiên nhẫn làm thường xuyên mỗi ngày, cho đến khi cây xanh trái. Hai công việc này khác nhau, nhưng đều có liên hệ với nhau vì người tưới chưa có thể bắt đầu nếu người trồng chưa làm xong; và người trồng cũng cần kẻ tưới, nghĩa là sự tiếp tục chăm sóc lâu dài sau đó của cây mà mình đã trồng, thì cả 2 người mới có trái cây ăn.

 

          Hình ảnh của mối liên hệ với nhau được Phaolô một lần ví như một thân thể mà trong đó có nhiều chi thể khác nhau, nhưng mỗi chi thể phải đều cần đến nhau. Trong 1 Côrinhtô 12:14-25(Even so the body is not made up of one part but of many. 15 Now if the foot should say, “Because I am not a hand, I do not belong to the body,” it would not for that reason stop being part of the body. 16 And if the ear should say, “Because I am not an eye, I do not belong to the body,” it would not for that reason stop being part of the body. 17 If the whole body were an eye, where would the sense of hearing be? If the whole body were an ear, where would the sense of smell be? 18 But in fact God has placed the parts in the body, every one of them, just as he wanted them to be. 19 If they were all one part, where would the body be? 20 As it is, there are many parts, but one body. 21 The eye cannot say to the hand, “I don’t need you!” And the head cannot say to the feet, “I don’t need you!” 22 On the contrary, those parts of the body that seem to be weaker are indispensable, 23 and the parts that we think are less honorable we treat with special honor. And the parts that are unpresentable are treated with special modesty, 24 while our presentable parts need no special treatment. But God has put the body together, giving greater honor to the parts that lacked it, 25 so that there should be no division in the body, but that its parts should have equal concern for each other.) “Thân cũng chẳng phải có một chi thể, bèn là nhiều chi thể. 15 Nếu chơn rằng: vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về thân, thì chẳng phải bởi đó chơn không có phần trong thân. 16 Và nếu tai rằng: Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về thân, thì tai chẳng phải bởi đó không có phần trong thân. 17 Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu? 18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định. 19 Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu? 20 vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân. 21 Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói với chơn rằng: Ta chẳng cần đến bay. 22 Trái lại, các chi thể của thân xem ra rất yếu đuối lại là cần dùng. 23 Chi thể nào trong thân chúng ta nghĩ là hèn hạ hơn, thì chúng ta tôn trọng hơn; chi thể nào chẳng đẹp, thì chúng ta lại trau giồi hơn, 24 còn như cái nào đã đẹp rồi, thì không cần trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi thể nào thiếu thốn thì được quí trọng hơn, 25 hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau.” Có câu chuyện về một người kia lỡ bị té xuống cái ao, một người khác thấy vậy muốn cứu bèn nắm áo người bị nạn kéo lên, nhưng bị tuột ra vì áo không gài nút kỹ càng. Anh lại cố gắng nắm tay người bị nạn kéo lên nữa, nhưng cũng bị tuột vì là tay anh kia là cánh tay gỉa (artificial limb). Người kia lại cố gắng nắm chân người bị nạn kéo lên lần nữa, nhưng cũng bị tuột ra là vì chân của anh kia là một cái chân bằng gỗ (wooden leg). Anh đứng trên bờ thốt lên: “Tôi muốn cứu anh mà chi thể anh không dính với nhau thì làm sao được đây?”  Chúa muốn phát triển Hội Thánh của Ngài mà chúng ta không chịu liên hệ/hiệp tác với nhau trong công việc trồng và tưới, thì thật khó đạt được mục tiêu.

 

          3) Việc “trồng” Phaolô dùng ở đây để nói đến sự Chúa kêu gọi chính ông trong chức vụ đi rao giảng Tin Lành, “trồng đạo Chúa ở nhiều nơi;” còn việc “tưới” ở đây nói đến sự Chúa gọi Abôlô trong chức vụ chăn bày, mục sư, giáo sư dạy lời Chúa, chăm sóc đức tin, “tưới” lời Chúa trên con cái Chúa trong Hội Thánh ban đầu ngày càng thêm sự hiểu biết Chúa.

 

          a) Chúa Giê-xu đã gọi Phaolô một cách đặc biệt với sứ mạng “gieo hạt giống Tin lành” đến cho dân ngoại, qua ba chuyến truyền giáo ở miền Tiểu Á Châu, gầy dựng mở mang rất nhiều những hội thánh ban đầu.

 

          b) Còn Abôlô là một người Guiđa được ơn giảng dạy lời Chúa để chăm sóc con cái trong các hội thánh ban đầu. Trong Công vụ 18:24-25 có chép về ơn của Abôlô có như sau – (Meanwhile a Jew named Apollos, a native of Alexandria, came to Ephesus. He was a learned man, with a thorough knowledge of the Scriptures. 25 He had been instructed in the way of the Lord, and he spoke with great fervor and taught about Jesus accurately, though he knew only the baptism of John.) “Bấy giờ có một người Giu-đa tên là A-bô-lô, quê tại thành A-léc-xan-tri, là tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh, đến thành Ê-phê-sô. 25 Người đã học đạo Chúa; nên lấy lòng rất sốt sắng mà giảng và dạy kĩ càng những điều về Đức Chúa Jêsus.”

 

          Trong Hội Thánh Chúa có nhiều mục vụ khác nhau, nhưng nếu phải tóm tắt thì có thể nói chỉ hai mục vụ chính, thứ nhất đó là việc làm chứng đạo, giảng Tin Lành cho người ngoại, và việc thứ hai là chăm sóc đức tin cho con cái Chúa, môn đồ hóa những ai đã tin, qua sự dạy dỗ đạo, hầu cho mọi người có sự thông biết Chúa càng hơn và được trưởng thành lớn lên.

 

          a) Trong Công Vụ 1:8 nói rõ đến công việc “trồng” của Hội Thánh Chúa như sau – (But you will receive power when the Holy Spirit comes on you; and you will be my witnesses in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and to the ends of the earth.”) “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng (đạo Tin Lành) về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”

 

          b) Còn trong Êphêsô 4:11-14 nói rõ đến công việc “tưới” của Hội Thánh như sau – (Then we will no longer be infants, tossed back and forth by the waves, and blown here and there by every wind of teaching and by the cunning and craftiness of people in their deceitful scheming.) “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, 12 để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ, 13 cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ. 14 Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc.” Như vậy muốn cho Hội Thánh được “lớn lên,” mỗi một con cái Chúa phải ý thức chúng ta được cứu và còn sống ở trên quả địa cầu này để làm gì? Để dự phần trong sứ mạng trồng hoặc tưới tùy theo ơn Chúa Thánh Linh ban cho, chứ không có thể nào “ngồi yên một chỗ,” vì Chúa muốn Hội Thánh của Ngài phải được lớn lên và trưởng thành.

 

          4) Sự lớn lên/phát triển của một Hội Thánh Chúa dựa theo 2 khía cạnh chính: Lượng và Phẩm. Lượngsố người được nghe đến tin lành và quyết định tin nhận Cứu Chúa Giê-xu phải càng ngày càng tăng lên, bởi sự dự phần của con cái Chúa cứ trung tín đi ra làm chứng đạo, rao giảng Tin Lành cho người ngoại. Phẩmđức tin, sự hiểu biết về Chúa của con cái Chúa trong Hội Thánh càng được tăng lên, bởi sự chăm sóc, làm gương tốt của một số người được ơn dạy dỗ, giúp đỡ, và hướng dẫn nhau. Mỗi người chúng ta có thể dự phần trong sự cầu nguyện cho những người đi ra trồng, hay những người thường xuyên tưới mỗi Chúa Nhật. Đọc tiểu sử của nhà truyền giáo người Mỹ nổi tiếng ngày xưa tên D. L. Moody, đã thành lập Hội Thánh lớn tên là Moody church bên tiểu bang Massachusetts, học viện Moody Bible Institute tôi đã có lần thăm viếng, và nhà xuất bản sách Moody Publisher ở bên Chicago. Nhà giáo sĩ này không đến biết Chúa bởi vì được nghe những bài giảng thuyết hay của những vị Mục Sư nổi tiếng, nhưng là vì ông thầy dạy trường Chúa Nhật tên Edward Kimball đã một lần làm chứng cho Moody lúc ông chỉ có 17 tuổi về tình yêu thương của Chúa Giê-xu dành cho chính Moody. Chúng ta có thể cùng đồng công với những người tưới, chăm sóc những người mới tin Chúa, cầu nguyện, giúp đỡ trong những nhu cầu của hội thánh từ những việc nhỏ cũng như việc lớn, mất nhiều thì giờ, hầu cho tạo được môi trường cho nhiều người được trưởng thành đức tin. Mỗi con cái Chúa phải kiểm kê và khám phá ra những ân tứ “trồng hoặc tưới” nào Chúa Thánh Linh đã ban cho mình, mà đem ra hết lòng xử dụng, hầu cho Hội Thánh của Chúa được lớn lên, trưởng thành, trở nên “bậc thành nhân,” vì đó là ý muốn của Chúa.

 

          5) Trong câu 8, sứ đồ Phaolô cũng nhắc ở đây đó là công khó của việc “trồng và tưới” không phải là vô ích đâu, nhưng khi Chúa Giê-xu trở lại Ngài sẽ đem theo phần thưởng ban phát cho mỗi người tùy theo công việc họ đã làm trong sự trung tín và ngay lành. Trong 1 Côrinhtô 15:58 có lời nhắc nhở của Phaolô lần nữa – (Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Chúng ta không phải hầu việc Chúa chỉ để lãnh phần thưởng; nhưng theo lẽ công bình, chúng ta không thể đòi được nhận nhiều phần thưởng, nhưng chẳng dự phần hiệp tác trong công việc “trồng và tưới” cho hội thánh của Chúa được lớn lên.

 

 

III. Không Ra Chi

 

          Tại sao trong câu 7 sứ đồ Phaolô lại nói “người trồng kẻ tưới đều không ra gì?” – (neither the one who plants nor the one who waters is anything.) “người trồng kẻ tưới, đều không ra gì.” Phaolô muốn dạy con cái Chúa không phải dự phần trong công việc trồng và tưới mà thôi, nhưng còn phải làm đúng thái độ khiêm nhường của những người hầu việc Đức Chúa Trời. Muốn hiểu rõ điều này chúng ta cần xem lại bối cảnh những lời của Phaolô nói trong những câu trước đó: (You are still worldly. For since there is jealousy and quarreling among you, are you not worldly? Are you not acting like mere humans? 4 For when one says, “I follow Paul,” and another, “I follow Apollos,” are you not mere human beings? 5 What, after all, is Apollos? And what is Paul? Only servants, through whom you came to believe—as the Lord has assigned to each his task.) “Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao? 4 Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phao-lô; kẻ thì rằng: Ta là của A-bô-lô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao? 5 Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người.”

 

          1) Nan đề gì đang xảy ra trong Hội Thánh Côrinhtô lúc đó? Họ ganh tị nhau, tâng bốc người này lên, khinh dễ kẻ khác, mà sanh ra sự chia rẽ. So sánh ngày nay có thể là tánh thích tôn cao người nào có bằng cấp cao, học thức rộng, có thể giàu có dâng hiến nhiều, tin Chúa lâu đời, hơn là người nghèo nàn, ít học, hay chưa bao giờ học xong một lớp thần học. Một số con cái Chúa ở hội thánh Côrinhtô tự so sánh và thấy nhóm mình thuộc của Phaolô là người trồng quan trọng hơn là phe của Abôlô chỉ là những người tưới. Họ tự nghĩ ơn này tôi có cao hơn ơn của người kia, ban ngành của tôi quan trọng hơn, Hội Thánh tôi đông hơn, mà quên rằng mọi người chúng ta ai nấy đều hết thảy chỉ là những tôi tớ của Chúa, chẳng ra chi hết. Có thể có những người có những ý tưởng như là “không có vị đó trong Hội Thánh là Hội Thánh sẽ chết, không có gia đình tôi thì Hội Thánh chẳng làm gì được, không có những người hiểu biết lời Chúa lâu năm như tôi thì Hội Thánh sẽ đi lạc đường,” đầy dẫy những ý tưởng kiêu ngạo là con đường dẫn chính mình đến chỗ bại hoại.

 

          Những dấu hiệu của thái độ kiêu ngạo và ganh tị là gì?

 

·         Thường hay so sánh nhau theo tánh xác thịt, thay vì phải luôn nhắm ý muốn của Chúa làm địa bàn cho chí hướng sống của mình.

 

·         Hay khinh dễ người này, bằng cách tâng bốc kẻ khác lên.

 

·         Không thèm hiệp tác vì tự nghĩ mình tốt hơn, ý mình hay hơn mà không được tôn trọng; tôi không cần anh trồng, tôi vẫn tưới được, nhưng rồi kết quả không được chi hết, chỉ luống công mà thôi vì Chúa không ban phước cho.

 

·         Thường không nhận biết lỗi lầm của mình, và nhất là không bao giờ nói lời xin lỗi.

 

          Xin đừng hiểu lầm là bằng cấp, sự hiểu biết đạo hay sự kính trọng những người hết tâm hầu việc Chúa không phải là không quan trọng hay không nên làm, nhưng tinh thần đúng trong việc “trồng và tưới” (hầu việc Chúa) phải là sự khiêm nhường, nhận biết mọi người hết thảy chỉ là những người đầy tớ của Chúa mà thôi. Ai nấy đều có phần của mình theo ý tốt lành của Chúa ban cho; chỉ hãy lấy ơn của mình mà Chúa Thánh Linh ban cho, hết lòng khiêm nhường mà hiệp tác hầu việc Chúa chung với nhau, cho sự vinh hiển của Ngài. Nếu muốn đặt New Resolutions (những hướng mới) cho đời sống trong cho năm 2014 thì nên có 2 điều này trong sự hầu việc Chúa:

 

          a) Trong Côlôse 3:23(Whatever you do, work at it with all your heart, as working for the Lord, not for human masters.) “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta.”

 

          b) Trong 1 Côrinhtô 10:31(So whether you eat or drink or whatever you do, do it all for the glory of God.) “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” Muốn làm cho Chúa, chứ không phải cho cái tôi của mình thì phải bỏ đi sự ganh tị và kiêu ngạo. Muốn hầu việc cho sự vinh hiển của Chúa thì phải mặc lấy sự khiêm nhường, nhận biết mình chỉ là một tôi tớ của Chúa mà thôi.

 

 

          2) Người khiêm nhường không ỷ vào năng sức của con người, nhưng luôn tin cậy vào sự ban cho của Đức Chúa Trời là “Đấng làm cho lớn lên,” – (neither the one who plants nor the one who waters is anything.) Điều này thấy rõ cho dù người ta có văn minh chế ra nhiều máy móc tối tân trong ngành nông nghiệp để trồng tưới sản xuất các sản phẩm theo số lượng lớn như bắp, lúa, và trái cây; nhưng nếu khí hậu không tốt, như là gặp phải sự “đông giá (freeze, frost), hay những trận hạn hán (drought)” thì cũng không gặt được trúng mùa. Hội thánh có hết sức trồng và tưới đi nữa, mà chưa theo ý muốn và thời điểm của Chúa ban cho thì cũng sẽ chẳng gặt hái được gì đâu. Có bao giờ ông bà chủ trong cơ xưởng của quí vị đến đưa cho quí vị một dự kiến và nói tôi muốn anh làm cho xong công việc này cho khách hàng nội trong vòng một tháng, thì mình có dám trả lời và nói rằng “tôi không muốn làm xong một tháng nữa, nhưng một năm nữa,” được không? Cũng được, nhưng ông bà chủ sẽ cho quí vị nghỉ việc và nhờ một người khác. Khi nào chúng ta mới học được bài học đó là chúng ta cứ phải hết lòng mà làm, nhưng kết quả đến là tuyệt đối theo thời điểm của Chúa mà thôi; lý do là vì hết thảy chúng ta đều là những đầy tớ chẳng ra chi của Chúa mà thôi. Đặc tánh tốt của những đầy tớ khiêm nhường hầu việc Chúa là tinh thần sẵn sàng đợi Chủ của mình, chứ không có hấp tấp vội vã theo ý và thời điểm của mình.

 

          Hãy học bài học ở đời sống của vua Saulơ có chép trong 1 Samuên 15, chỉ muốn làm theo cách riêng của mình, theo thời điểm của mình, ganh tị, thiếu kiên nhẫn, mà cứ tưởng mình đang làm đẹp lòng Chúa; Vua lấy “của không vâng lời” mà thờ phượng Chúa, để rồi vua bị mất ngôi, và Chúa chọn một người khác là Đavít, chỉ là một anh thanh niên chăn chiên mà thôi. Trong 1 Samuên 15:22-23(But Samuel replied: “Does the Lord delight in burnt offerings and sacrifices as much as in obeying the Lord? To obey is better than sacrifice, and to heed is better than the fat of rams. 23 For rebellion is like the sin of divination, and arrogance like the evil of idolatry. Because you have rejected the word of the Lord, he has rejected you as king.”) “Sa-mu-ên nói: Đức Giê-hô-va há đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; 23 sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng. Bởi ngươi đã từ bỏ lời của Đức Giê-hô-va, nên Ngài cũng từ bỏ ngươi không cho ngươi làm vua.” Mỗi lần chúng ta muốn điều gì ở Chúa và xin Ngài, chúng ta phải cẩn thận tự xét kỹ càng coi xem điều mình xin có làm đẹp lòng Chúa không, có phải là ý muốn của Ngài không, có phải thời điểm của Chúa không, hay tìm ẩn là ý riêng, cảm xúc riêng, hay theo sự suy luận của riêng mình? Người đầy tớ khiêm nhường thật là những người không chỉ lo làm để tìm kiếm những lời khen của thiên hạ, làm vừa lòng mọi người, nhưng chỉ muốn Chúa có chấp thuận, tán thành những việc làm của mình trước không? (not for the praises of men but the approval of God).  Vua Saulơ bị máng vào điều này vì thích được người ta tôn trọng mình, bằng cách làm vừa lòng dân sự Chúa thay vì vâng theo ý chỉ của Ngài. Hy vọng tất cả con cái Chúa ở đây không một ai, nhất là những người lãnh đạo sẽ không bị rớt xuống cái hố này trong suốt năm mới này.

 

          Ý muốn của Chúa là Hội Thánh của Ngài phải được lớn lên, vì Hội Thánh thuộc của Chúa. Chúng ta mỗi người phải dự phần trong công việc “trồng và tưới” tùy theo những ơn tứ Chúa Thánh Linh ban cho mình. Chúng ta làm công việc “trồng và tưới” phải đúng thái độ khiêm nhường, chỉ là những người đầy tớ không ra chi hết; cho nên phải tránh sự kiêu ngạo và ganh tị theo tánh xác thịt. Chúng ta hầu việc Chúa hết lòng tin cậy nơi quyền năng, sự ban ơn và thời điểm của Chúa, vì chính Ngài là “Đấng làm cho lớn lên.” (The Lord of the Harvest)

 

          Bước sang năm mới với sự hiểu biết về ý muốn của Chúa, tinh thần khiêm nhường hầu việc Chúa, và hết lòng tin cậy hoàn toàn vào sự ban ơn của Chúa, thì tin rằng năm 2014 là một năm lý tưởng, vì chính Chúa là Đấng làm cho lớn lên sẽ ban phước cho Hội Thánh của Ngài ngay tại đây, để mọi sự vinh hiển quy về Chúa. Amen!

 

 

--------- Lời Mời Gọi

 

          Nếu bạn có tiền bỏ vốn mua được một cửa tiệm đầu tư cho năm mới này thì bạn muốn gì ở tiệm của mình? Đương nhiên muốn được nhiều khách hàng, được phát đạt, kiếm được nhiều tiền vì đó là mục đích của việc bạn đã bỏ vốn đầu tư. Có ai muốn tiệm mình chỉ cần vài khách là được rồi không, sao cũng được chăng?

 

          Hội Thánh là gì và thuộc của ai? Tại sao Chúa Giê-xu đã bỏ thiên đàng xuống trần thế này đổ huyết chuộc chúng ta và xây dựng Hội Thánh của Ngài? Nếu Hội Thánh Chúa yêu và thuộc của Ngài thì chắc chắn Chúa Giê-xu muốn Hội Thánh của Ngài phải được trưởng thành lớn lên về lượng cũng như phẩm. Mà muốn như vậy thì điều thứ nhất mỗi người chúng ta phải dự phần trong công việc “trồng và tưới” tuỳ theo ơn Chúa Thánh Linh ban cho, chứ không thể nào “ngồi yên một chỗ được.” Mỗi người chúng ta hãy thành thật tự xét coi xem Chúa có đang gọi mình trong công việc trồng hay tưới nào không, mà săn tay áo lên bắt đầu đi? Có thể nào chúng ta cứ vào vườn ăn trái ngon, mà lại không chịu dự phần trong việc trồng tưới để làm cho cây được lớn lên, sai trái hơn sao? Nhất là khi chúng ta đang được Chúa Thánh Linh ban cho nhiều ơn. Hãy nhìn xung quanh Hội Thánh đi, chúng ta sẽ thấy biết bao nhiêu người có tài, có năng, có của cải, có trí khôn, có phương tiện, thì chúng ta phải lấy những ơn đó đem ra xử dụng càng hơn nữa.

 

          Cùng một lúc khi trồng và tưới chúng ta cũng phải cẩn thận tránh lòng ganh tị và sự kiêu ngạo, nhưng phải mặc lấy sự khiêm nhường mà làm. Đừng so sánh mà coi mình hay “nhóm” của mình quan trọng hơn người khác, nhưng chỉ cần biết mình chỉ là tôi tớ không ra chi của Chúa hết; Ngài đặt mỗi người trong chỗ đứng tùy theo ý tốt lành của Chúa mà thôi. Người khiêm nhường luôn chờ đợi ý Chúa và thời điểm của Ngài, chứ không có vội vã hấp tấp theo ý mình nghĩ, theo cảm xúc mình có. Người khiêm nhường phải hạ mình mà hiệp tác với mọi người, mọi chi thể khác, không có sự chia rẽ, để thân thể chung của Chúa Giê-xu là Hội Thánh được khỏe mạnh và lớn lên. Người khiêm nhường không tìm kiếm lời ca tụng của thiên hạ, nhưng chỉ tìm kiếm Chúa có chấp thuận những việc mình làm không, có làm đẹp lòng Ngài không? Tôi tớ khiêm nhường của Chúa là luôn tin cậy vào sự ban ơn của chính Ngài, vì biết rằng chỉ có một mình Chúa là “Đấng làm cho lớn lên,” chứ không phải năng sức của con người.

 

          Cứ tưởng tượng mỗi con cái Chúa ở trong Hội Thánh này có sự hiểu biết sâu như vậy, một tinh thần hầu việc Chúa khiêm nhường, luôn tin cậy vào sự ban ơn của Ngài thì năm nay Hội Thánh sẽ ra sao? Không đủ chữ để diễn tả: hạnh phúc, vui tươi, thịnh vượng, bình an, phước đến mọi nhà, bệnh tật được chữa lành và nhất là danh Chúa được vinh hiển. Những điều phước hạnh này có được hay không sẽ tùy thuộc ở mỗi người chúng ta sẽ đáp ứng thể nào, có điều chỉnh gì không, sau khi nghe lời Chúa chia xẻ trong 52 tuần lễ trong năm 2014 mà thôi.

 

          Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mỗi người chúng ta biết tái xác lại sự tận hiến của mình trong công việc trồng tưới, và hết lòng cầu xin sự ban ơn của Chúa là Đấng sẽ làm cho VHBC lớn lên trong năm mới này. Như bài thánh ca số 2, hội thánh ca ngợi Chúa sáng nay – “Vinh quang thuộc về Chúa!”


------------------------------------------------------------------------------------

 

God gives the Increases to His Church

(1 Corinthians 3:6-8)

 

“I planted the seed, Apollos watered it, but God has been making it grow. 7 So neither the one who plants nor the one who waters is anything, but only God, who makes things grow. 8 The one who plants and the one who waters have one purpose, and they will each be rewarded according to their own labor.”

 

Today is the first Sunday of the New Year. We all wish one another “a Happy New Year.” What would you wish for VHBC? I wish that VHBC will experience an abundant growth this year. According to Paul, this is the will of God Who wants His church to no longer be infants, but becoming matured. How can this purpose become real? There are basically two major factors: our involvement and mostly the favor of God. Paul used the works of planting and watering in an agricultural setting as basic requirements to make a crop grow to demonstrate our involvement. The work of planting is referred to Paul’s own calling to be an evangelist for spreading the Gospel seeds to the unbelievers; and the work of watering is referred to Apollo’s special calling for shepherding the faith of the church through the gift of teaching. Both of these works are closely related together as one body with many different parts. Also, the growth of a church can be measured by two different standards: Quantity and quality. Quantity is the increase in the number of believers as the church works together spreading the Gospel seeds to the world; and the quality represents the increase in Christians’ faith demonstrated in the knowledge of God and caring for one another.

 

Paul also taught the attitude of planting and watering labor should be humble because each of us is just God’s servant. Christians in the Corinthian church followed and favored different leaders. Some felt that their group is more important than others, causing division. They were jealous and self-prideful, preventing the church growth. But a humble servant always seeks God’s will. He does not seek praises of men but the approval of God. A humble servant is willing to wait for God’s timing. He is always in a submissive mode and trusts the Lord Who gives the increases to His church.

 

May the Holy Spirit help all of us to understand God’s will, put on the spirit of humble spirit in service, and always trust the favor of God to increase His church here in this Year.