Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 48

"Phierơ Ði Vào Trường Thần Học"

Kính thánh: Mathiơ 4:18-22


Câu ghi nhớ: "Người bèn dẫn Simôn đến cùng Ðức Chúa Jêsus. Ngài vừa ngó thấy Simôn, liền phán rằng: Ngươi là Simôn, con của Giô-na; ngươi sẽ gọi là Sê-pha (nghĩa là Phierơ). (Giăng 1:42)

Trước khi chúng ta học hỏi lời Chuá hôm nay tôi muốn sơ lược giới thiệu một số nói về lịch sử và những thần học gia định nghiã cho quý vị cùng biết rõ hơn. Trường Kinh thánh của Hội thánh Tin lành Việt Nam đã mở cửa khoảng năm 1922 tại Trourane (Ðà nẵng). Tin lành cứu rỗi được rao giảng ở Việt Nam 1911. Tin lành là quyền năng của Ðức Chúa Trời cho nên chẳng bao lâu đó, dầu gặp nhiều sự khó khăn ngăn trở, thì Hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập, để huấn luyện những nhà truyền đạo, quán triệt các giáo lý Tin lành ra đi chăn bầy chiên của Chúa.

Thần học, là một môn học rất sâu rộng và quan trọng cho thánh chức mục sư truyền đạo. Thần học cũng rất ích lợi và quan yếu cho đời thuộc linh của Cơ đốc nhân và sự tăng trưởng của Hội thánh. Thần học của Tin Lành là hằng đặc trên nền tảng của Thánh Kinh là lời của Ðức Chúa Trời. Các nhà thần học cũng như các giáo sư chiên giảng dạy thần học luôn luôn căn cứ trên và trong Thánh kinh để giải trình các giáo lý. Thần học thật là khoa học sâu rộng, vì vậy các tôi, con Chúa yêu mến Ngài cần kiên trì học hỏi và nghiên cưú. Dầu khoa thần học có nhiều hình thức, nhiều ngành, nhưng nếu tôi, con Chúa chăm chú học hỏi và nghiên cứu thì đời thuộc linh sẽ thoả mãn các ơn phước Chúa qua sự mạc khải của Ngài.

Thần học là gì? Thần học là "Theology" thần học do hai danh từ ghét lại; Theos là thần học, Ðức Chúa Trời, và Logos là lời, bài giảng luận, bài diễn văn. Như vậy, thần học là một Theologia một bài giảng luận, một bài diễn văn về một đề tài đặc biệt là Ðức Chúa Trời. Và Ðấng Christ là hằng sống và Thánh Linh là Lời được chép thành văn tự đều là Lời của Ðức Chúa Trời. Khi giảng luận về Ðức Chúa Trời mà không đề cập đến Thần công, và mọi sự vật liên hệ đến Ngài thì chắc chưa hoàn toàn.

Thần là chữ Hán được dùng để xưng hô các vị thuộc linh. Học cũng là chữ Hán có nghĩa là bắt chước, làm theo thầy dạy. Dầu trong Thánh kinh không đề cập đến từ liệu "thần học" song từ liệu nầy có tính chất Thánh kinh. Thánh Phaolô cảm bởi Thánh Linh đã viết: " TA LOGIA TOU THEOU" nghĩa là "Lời giảng của Ðức Chúa Trời" Trong (Lu-ca 8:21) trước giả Phúc ân cũng dùng "Ton Logon Tou Theou" là "Lời giảng về Thượng Ðế" Như vậy, thần học là một khoa học về Thượng Ðế (về Ðức Chúa Trời) về các sự liên quan đến Ngài và vũ trụ, thế gian.

Dưới đây, tôi xin trích một vài định nghĩa của thần học gia: Augustines nhấn mạnh thần học là một sự bàn cãi hợp lý về thần tánh của Ðức ChúaTrời (Shep trang 18).

Tiến sĩ W.G.T. shed nói: Hệ thống thần học là khoa học giải luận cả về Ðấng vô lượng vô biên và về loài hữu lượng, hữu biên, cả nhiều hơn và rộng rãi hơn các khoa nào hết. Khoa Hệ thống thần học là khoa quan yếu hơn tất cả các khoa học khác (Dogmatic Theology I, trang18).

Tiến sĩ A. H. Strong thì định nghĩa rất vắn tắt: "Hệ thống thần học là khoa học về Ðức Chúa Trời và về sự liên hệ giữa Ðức Chúa Trời với vũ trụ" (Systemtic theology, trang 1).

Tiến sĩ Charles Hodge thì nhấn mạnh về đối tượng nên nói: "Hệ thống thần học sắp xếp các sự kiện của Thánh kinh có hệ thống và xác chứng các nguyện tắc hoặc lẽ thật phổ thông mà sự kiện ấy có liên quan đến" (Systematic theology, trang 18)

Vâng, trải qua một thời gian khá lâu các sinh viên xin học ở đó học tại Ðà Nẵng. Ðến năm 1961 được thiên chuyển về Nha Trang. Và cho đến năm 1975 đã bị nhà nước Cộng Sản tịch thu làm nơi nghĩ mát. Kể từ đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam không còn đào tạo tự do lớp người ra để hầu việc Chúa nữa. Chúng ta ở đây có ai đã thấy trường thần học Nha Trang chưa? Quý vị có đến lần nào chưa vậy? Có ai muốn vào trường Kinh thánh để học lời Chúa không? Ở Hoa kỳ và các nước tự do thì quá dể, ngày nay cộng đồng Cơ đốc hải ngoại đã có nhiều người trẻ tốt Nghiệp Ph.D., D. Min., Th.D., Th.G., D.Ble. v..v...nhưng khi tôi về thăm Việt Nam thì người nào cũng ước ao được dâng mình hầu việc Chúa hết. Ngay cả người anh ruột tôi có một tiệm may đồ Veston ở Sài Gòn, em út tôi nay 27 tuổi cũng ao ước được đi học trường Kinh thánh. Ai muốn vào trường Kinh thánh phải được Chúa thúc giục và kêu gọi đặc biệt mới mong khỏi thối chí ngã lòng về sau.

a. Ðời xưa ông Môise khi lớn lên 40 tuổi ông mới được Chúa kêu gọi đặc biệt vào trường huấn luyện Mađian để chăn chiên. 40 năm học tập ông mới ra trường, để hướng dẫn dân Ysơraên lìa Êdíptô vào đất hứa, ông là nhà lãnh tụ đầu tiên. Tôi kê cứ và tự hỏi lòng mình, một vị mục sư ngoài Chúa Jêsus, Phierơ, Phaolô còn ai khác để cho tôi nôi theo hay không? Tôi tìm thấy câu trả lời có, và người đó là Môise Môise là mục sư trong sự liêng hệ với Chúa và những vị lãnh đạo khác. Khi Môise chăn chiên cho cha vợ mình tại xứ Mađian, bỗng nhiên ông thấy một bụi gay cháy mà không tàn, thì ông toà mò đến xem. Chúa từ trong bụi gai gọi: Hỡi Môise - hỡi Môise! Môise thưa rằng có tôi đây (Xuất 3:4). Kể từ đó Ðức Chúa Trời đã gọi và chọn Môise là Mục sư cho Ngài.

b. Ðức Chúa Jêsus cũng phải trải qua trường huấn luyện tinh thần. Bấy giờ Ðức Thánh Linh đưa Ðức Chúa Jêsus đến đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài đã kiên ăn trong bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: "Nếu ngươi là con của Ðức Chúa Trời, hãy khiến đá thành bánh đi. Ðức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời. Ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài lên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là con của Ðức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, thì các đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, Kẻ chơn ngươi vấp nhằm đá chăng. Ðức Chúa Jêsus phán: cũng có lời chép rằng: ngươi đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi. Ma quỉ lại đem Ngài lên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Satan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa ngươi, và chỉ một mình Ngài mà thôi. Ma quỉ bèn bỏ đi; liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài." (Mathiơ 4:1-11)

Ðến thời Chuá Jêsus phi hành chức vụ: "Ngài phán cùng hai người rằng: các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi trở nên tay đánh lưới người." (Mathiơ 4:19) Có những người được Chúa kêu gọi nhưng cuối cùng bị đời luôi kéo:

  1. Mê tham của mắt

  2. Mê tham của xác thịt

  3. Sự kêu ngạo của đời

c. Ông Phaolô cũng phải đi trường huấn luyện ở Ai cập 3 năm học tập. (Galati 1:18) "Kế đó, mãn ba năm, tôi lên thành Giêrusalem, đặng làm quen với Sêpha, và tôi ở với người muời lăm ngày." Sau đó mới trở về Ða-mách quê hương của ông làm chứng đạo Chúa cho đồng bào ông. Rồi mới đi lên thành Giêrusalem hiệp với các sứ đồ khác.

d. Ông Phierơ cũng phải đi trường Kinh thánh mà học. Có một số người không hiểu nói rằng: Phierơ là người dốt, đánh cá, thất học như sao ông cũng làm mục sư được vậy. Cho nên làm mục sư đâu cần đi học làm gì? Ðều đó là sai.

Hôm nay tôi và quý vị đang học hỏi một đề tài rất quan trọng: "Phierơ vào trường thần học". Khi chúng ta nói đến trường Kinh thánh, hay trường thần học, hoặc là Bible College school of Theology, hay chủng viện Seminary, thì ai cũng hiểu cả. Truờng đó phải có bàn, có ghế, có nhà, có thời khoá biểu, có giáo sư có đốc học, có viện trưởng, sinh viên, có bài học, có thi có lãnh bằng cấp ra trường.

Ngày xưa khi Ê-li-sê huấn luyện một số học trò cũng khá đông cho nên các sinh viên của tiên tri nói rằng: "Nơi chúng tôi ở trước mặt thầy là hẹp quá cho chúng tôi. Xin để chúng tôi đi đến Giô-đanh, ai nấy sẽ đốn một cây đòn tay, rồi tại đó cất một nơi ở cho chúng tôi. Ê-li-sê nói hãy đi. Một người nói tôi xin thầy hãy đi cùng các tôi tớ thầy. Người đáp ta đi. Vậy người đi với họ. Ðến Giô đanh, họ khởi đốn cây, nhưng có một người đương đốn cây, cái lưỡi rìu văng xuống nước. Người la lên rằng: Ớ chúa tôi! than ôi ! tôi có mượn nó! Người của Ðức Chúa Trời hỏi rằng: Nó rớt ở đâu? Người chỉ chỗ cho. Êlisê bèn chặt một khúc cây quăng xuống chỗ đó, làm cho lưỡi rìu nổi lên, Và biểu người ấy rằng: hãy lấy nó đi, người ấy bèn giơ tay ra và lấy nó. (II Các vua 6:1-7) Cho nên trước khi ông Phierơ đi học thì từ đời xưa Êlisê đã có mở lớp dạy thần học rồi. Như vậy trường Kinh thánh mà Phierơ đi học giáo sư của ông là ai?

  1. Giáo sư là Chúa Jêsus Christ.

  2. Ðốc học cũng là Chúa Jêsus Christ

  3. Học sinh chỉ có 12 Sứ đồ mà Phierơ lại gìa hơn hết, không học thức bao nhiêu, làm nghề hạ bạc, đánh cá nghèo không giàu có. Nhưng Chúa cũng cho vào học.

I . Sự Học Của Phierơ:

Phierơ học về sự tái sanh thay đổi người mới Chúa dạy thì nhiều lắm mà thi thì vài điều rút kinh nghiệm. Phải lột bỏ người củ, nhẫn nại, thành thật, nhịn nhục, cầu nguyện, hy sinh, can đảm, có đức tin, tình yêu thương.

Khi có quyền năng của Ðức Chúa Trời trên nhân loại thì Chúa chữa bệnh rét cho mẹ vợ của Phierơ, người đàn bà mất huyết đau được mạnh, què được đi, đui được sáng mắt, chết được sống.v.v.. .

Và học quyền năng của Ðức Chúa Trời trên loài vật. Chúa chỉ dùng 5 cái bánh và hai con cá mà nuôi hơn 5000 người ăn no nê còn thừa lại. Rồi dùng cần câu để câu cá lấy tiền đóng thuế, cây vả bị một lời phán mà bị khô đi.

Ông học quyền năng của Ðức Chúa Trời trên cỏi thiên nhiên. Chúa đi bộ trên mặc biển, Chúa quở sóng và gió im lặng, Chúa hoá hình trên núi. Và Chúa hỏi mỗi môn đệ của Ngài: học về sự hầu việc có đem đời mình dâng cho Chúa không? Có dám hy sinh cho Chúa chăng?

II. Phierơ thi lần thứ nhất.

a. Rớt hết không đậu môn nào. Tại vì sao?

Thứ nhất là người củ còn hay chưởi rủa, thề thốt.. .

Còn hay khoe khoang Chúa hỏi ai chối ta.

Không biết cầu nguyện lo ngũ...

Không hy sinh, trốn Chúa khi cần...

Không can đảm hầu việc Chúa trong bước đường chót

Cám dỗ đồng bạn theo đời thì giỏi. Rủ đồng bạn đi đánh cá kiếm ăn thì hay cổ động tinh thần thì tài lắm.

Nghe nói đến cứu người thì dỡ, không cưú được ai, Chúa bảo ông đánh lưới người mà ông ham đánh cá. Cổ động đi khỏi ơn Chúa thì giỏi, mà nói vài lời lành để giúp ơn cho người thì dỡ tệ.

Vì lẽ đó Phierơ đã thi rớt. Kỳ thứ nhất trong ba năm và ông cứ quyết theo Chúa. Hôm nay chúng ta ôn lại để thi trắc nghiệm trong sự thâu gặt bông trái thuộc linh được điểm nào? Mất điểm nào? Chúng ta cần hay bỏ rớt? Người củ còn hay lột bỏ. Hãy sốt sắng cầu nguyện học hỏi lời Chúa và sốt sắn làm theo thì chúng ta sẽ được Chúa chấm điểm tốt vậy.

III. Kỳ Nầy Ông Thi Ðậu:

Tâm lý của chúng ta thì thi rớt ai cũng buồn phải không? Nhưng mà thi đậu thì thật là vui sướng vô cùng. Có lẽ sau khi nghe tiếng gà gái làm ông tỉnh thức, cảm biết tội, buồn bực đau đớn về tội lỗi ăn năn và lìa bỏ tội.... nên ông cố gắng và thi cho đậu.

Thứ nhất là ăn năn đau đớn về tội

Ðổ nước mắt khóc thảm thiết.

Nhớ lại lời Chúa phán với ông

"Nhưng Phierơ cãi rằng: Hỡi người, ta không biết ngươi nói chi! Ðương lúc Phierơ còn nói, thì gà liền gáy. Chúa xây mặt lại ngó Phierơ. Phierơ nhớ lại lời Chúa đã phán cùng mình rằng: Hôm nay trước khi gà chưa gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần. Rồi đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết." (Luca 22:60-62)

Trong (Công vụ các sứ đồ 1:12-13) "Bấy giờ, các người đó từ núi gọi là Ô-li-ve trở về thành Giê-ru-sa-lem; núi ấy cách thành Giêrusalem một quãng đường ước đi một ngày Sabát. Khi đã về đến, bèn lên một cái phòng cao kia, là nơi mà Phierơ và Giăng, Giacơ, Anh rê, Philíp, Thôma, Ba-thê-lê-my, Mathiơ, Gia cơ, con của A-phê, Si môn Xê-lốt, và Giu-đe con của Gia-cơ thường ở. Hết thảy những người đó bề lòng, hiệp một ý mà cầu nguyện với các người đàn bà, và Ma ri mẹ Ðức Chúa Jêsus cùng anh em Ngài.

Hiệp một, đồng lòng, hiệp một ý.

Cầu nguyện khẩn thiết khao khát Chúa

Chờ đợi Thánh Linh

Dầu là khác tiếng, khác cha mẹ, khác tánh tình, nhưng đồng một quan điểm nên thi đậu. Không những hiệp một với Chúa, mà cũng hiệp một với nhau.

Thi đậu trên đời thuộc linh mình biết sự thất bại chua cay trước. Trước kia làm ô danh Chúa bị người đời chê cười nay nhờ Chúa và sửa lại cố gắng giựt cho kỳ được điều mình muốn.

IV. Ông Phierơ Lãnh Bằng Cấp:

Thứ nhất là:

Quyền phép của Ðức Thánh Linh

Làm chứng dạn dĩ không sợ ai

Ðem vô số người trở lại với Chúa

Thứ hai là:

Mão triều vinh hiển không hề hư mất. Hầu việc Chúa đủ cách, dâng đời sống cho Chúa thì giờ tiền bạc. Người đã trãi qua trên đường theo Chúa, như Phierơ phải trả qua cơn thất bại ê chề... Nhưng khi đã biết tỉnh thức ăn năn. Rồi sau đó mới được bằng cấp là Thánh Linh.

Hôm nay quý vị anh chị em có một số người không thể ra trường Kinh thánh, nhưng cũng có thể học Kinh thánh, ủng hộ trường Kinh thánh như : Alliance Divinity School, Union Bible Theological College, Vietnamese Baptist Theological Institute, Moody Bible Institute... học bất cứ hình thức nào, học ở nhà, học (correspondence), hàm thụ, học tại trường, học tại hội thánh , học riêng với Thánh Linh đều tốt cả. Và những trường nói trên có những chương trình học từ xa để giúp đỡ ai không có điều kiệp đến trường. Nếu ai không có cơ hội học thì hãy dùng những ân tứ cuả Chuá cho bằng sự cầu nguyện dâng tiền để người khác đi học thay chúng ta chăn bầy chiên của Chúa.

Tôi cảm tạ ơn Chúa thật nhiều, từ ngày sang Hoa kỳ đến nay tôi luôn ham thích học lời Chuá qua những trường Kinh Thánh như: Bible College và chủng viện Seminary. Và hiện nay tôi đứng đây giảng dạy với hội thánh tôi vẫn luôn học hỏi với Chuá hằng ngày và mỗi Thứ Tư tôi đều đi học với Giáo Sư Tiến sĩ Leroy Gainey có bằng Ph.D. (Associated professor of Christian Education) tại chủng viện "Golden Gate Baptist Theological Seminary". Ông là vị Mục sư Quản Nhiệm một hội thánh người Hoa Kỳ khoảng 1200 người tại Vacaville, California nơi tôi sống. Mỗi tuần thờ phượng có 3 xuất nhóm: Sáng 8:00am, xuất thứ 2: 11:00am, xuất chiều 6:00pm. Ở đây có anh Nguyễn Kim Sơn là Trưởng Ban Thanh Niên cũng thường đi nhóm thông công với hội thánh vào xuất thứ Ba chiều Chuá nhật. Ðời sống tôi luôn luôn muốn học thêm, trao dồi và hiểu biết lời Chuá cho thông hầu đem lời Chuá giảng ra cho hội thánh, đồng bào Việt Nam chúng ta biết đến danh Chuá Jêsus là Ðấng Cứu Thế trước khi Ngài sẽ trở lại.

Vâng, ai đã thi rớt, hãy học lại để được đậu, hầu lãnh bằng cấp của Ðức Thánh Linh và mão triều thiên vinh hiển không hề tàn héo. Cầu xin Chúa cho chúng ta được thử nghiệm học theo Chúa để đời sống tâm linh được lớn lên trầm thước dốt dạt trọng vẹn trước mặt Chúa. Muốn thật hết lòng.

Paul Châu An Phước, Pastor