Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 38

Giữ Vững Những Điều Mình Đã Nghe

 (Hêbêrơ 2:1/Giacơ 1:22/Khải Huyền 2:1-7)

 

 

“Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng.”

(We must pay the most careful attention; therefore, to what we have heard, so that we do not drift away.)

Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.

(Do not merely listen to the word, and so deceive yourselves. Do what it says.)

 

 

# Câu chuyện về một con chim đại bàng đang bay trên cao tìm kiếm thức ăn.

> Nó thấy một con thỏ rừng đang bối rối chạy trên một mảng tuyết lớn trôi nhanh trên một bờ suối. > Chim liền bay ngay xuống vồ lấy, đứng trên mảnh tuyết đó rỉa thịt con thỏ rừng ăn. Nhìn tới phía trước, chim đại bàng thấy một thác nước lớn, nhưng vẫn còn ở đằng xa, và rồi nó cứ đứng yên ở trên tảng tuyết trôi đó… thảnh thơi ăn thịt thỏ.

> Khi tảng tuyết trôi đến gần thác nước, con chim đại bàng muốn tung cánh bay lên, nhưng ngờ đâu 2 bàn chân của nó đã bị lún sâu vào tuyết mà nay đã đông lại thành đá, vì sức ấm của 2 chân đã làm chảy tuyết ra.

> Thế là chim không còn bay lên cao không được, đành phải cùng với tảng đá tuyết rơi xuống vực thác nước chết mất.

> Chim đại bàng chết vì không ngờ tuyết đã đóng thành đá, bám chặt vào 2 chân nó, và ỷ y thác nước còn xa, cứ thảnh thơi ăn thịt thỏ, để rồi bị trôi lạc trên giòng nước.

 

 

I. Giòng Đời

 

> Trên đời này cũng có biết bao nhiêu là những “giòng nước” đang chảy mạnh: qua những tư tưởng, những triết lý, những mồi cám dỗ, đang quyến rũ thu hút nhiều người… bị trôi lạc vào sự hư mất, gặt hái biết bao nhiêu sự đau khổ.

# Có thể là một ly rượu mạnh,

# Một chuyến thăm sòng bài casino nghe ca nhạc không trả tiền,

# Một lần thử nghiệm thuốc phiện, một lời tiên đoán của ông thầy bói hay đọc sách tử vi,

# Một lần tò mò hé xem những hình ảnh ô dâm trong những mạng lưới Internet,

# Một cuộc vui chơi trong những phòng trà với bạn bè… để rồi bị trôi lạc vào những nghiện ngập, xa đọa dẫn đến sự đau khổ, không còn có lối thoát ra khỏi.

> Thế giới này đầy dẫy những sự cám dỗ, bởi những quyền lực mờ tối luôn chống nghịch lại với Chúa, cùng với tư dục tham lam xấu xa của xác thịt… dễ làm đức tin của c/ta bị trôi lạc mất.

# Trong sách 1 Giăng 2:16 có chép – “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra.”

 

 

II. Những Lý Do Bị Trôi Lạc

 

> Trong ẩn dụ của Chúa Giê-xu về “Người gieo giống…” trong sách Tin Lành Mathiơ 13:22 nói đến hai lý do chính… làm cho “đạo” ở trong chúng ta bị nghẹt ngòi không sanh trái là vì…

1) sự lo lắng và 2) những đam mê ở trên đời này – “Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời nầy, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết quả.”

> Hạt giống là lời Chúa, là đạo đi vào lòng một người sau khi nghe; nhưng nếu người đó không chịu giữ lấy, thực hành làm theo… thì sẽ bị trôi lạc theo những mê đắm ở đời này, để rồi làm cho “hạt giống” của đạo không thể sanh trái tốt được.

 

1) Tại sao chúng ta cứ hay lo lắng hoài?

# Vì thiếu tin cậy nơi Chúa… và vì lòng tham của cải vật chất, và hậu quả của lòng tham của cải là gì mà có chép trong 1 Timôthê 6:10“Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.”

> Lòng tham dễ dẫn con người đến chỗ tự hào với tài năng, thành quả, tài sản, tiếng tăm của “cái tôi” mình… mà nói rằng “Tôi không cần Chúa nữa!”

 

2) Một điều nữa, dễ làm cho đời sống tâm linh chúng ta bị trôi lạc… đó chính là những mê đắm trong cuộc sống hằng ngày.

> Chúng ta đang sống trong một đất nước tự do, mà hình như ít có sự bắt bớ đạo như ở những nước cộng sản vô thần, hay nhóm hồi giáo cực đoan, mà làm cho đức tin của nhiều người tín đồ bị hao mòn; nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những đam mê của vật chất và những cám dỗ của tư dục xác thịt, dễ làm cho đức tin suy kém và không sanh trái.

# Thành phố Ruston, khoãng dưới 10 cửa tiệm nail, người Việt thường chỉ có thú đánh bài trong cuối tuần. Một người chia xẻ anh thua bài một đêm 46K$, ra về xanh mặt và đờ người ra mấy ngày… vì mất số tiền lớn như vậy trong một đêm.

 

3) Chúng ta phải hiểu… không ai bị “dính” vào một sự nghiện ngập nào chỉ qua một đêm hay một ngày mà thôi, nhưng bởi sự trôi lạc mỗi ngày một chút, dần dần đi xa bến bờ bình an.

# Ai có thú câu cá đều biết… dùng mồi câu loại nào rất cần thiết…

> Câu cá catfish người ta thường dùng những mồi có mùi hôi thì dễ bắt được cá. Catfish có cái râu mép đánh mùi hôi từ ở đằng xa bơi gần đến ăn mồi và bị máng vào móc câu.

# Trong 1 Phiêrơ 5:8 lời Chúa có chép “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.”

> Đây là mánh lới của ma quỉ như sư tử rống ngồi rình mò chúng ta (giống như một người kiên nhẫn ngồi câu cá), nó “mồi” chúng ta dần dần, càng ngày càng đến gần sự cám dỗ, để rồi bị “móc câu” hồi nào không hay.

 

# Xem qua đời sống của vua Salômôn ngày xưa có chép trong 1 Các Vua 11:1-14 cũng bị trôi lạc dần vào sự đam mê những người đàn bà ngoại quốc và bị dụ dỗ đi theo thờ các tà thần khác – “Ngoài con gái của Pha-ra-ôn, vua Sa-lô-môn lại còn thương mến nhiều người nữ của dân ngoại: tức là người Ê-đôm, Si-đôn, và Hê-tít. 2 Chúng nó thuộc về các dân tộc mà Đức Giê-hô-va có phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng: Các ngươi và chúng nó không được giao thông (cưới gả) với nhau; vì chúng nó hẳn sẽ quyến dụ lòng các ngươi hướng theo các thần chúng nó. Sa-lô-môn trìu mến những người nữ ấy. 3 Người có bảy trăm hoàng hậu, và ba trăm cung nữ; chúng nó bèn làm cho người trở lòng. 4 Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người.”

 

 

III. Những Dấu Hiệu Đang Bị Trôi Lạc

 

> Rõ ràng lời Chúa trong sách Hêbêrơ 2:1 cảnh cáo chúng ta phải canh chừng sự trôi lạc tâm linh, mà chớ xem thường, chớ thờ ơ, đừng trễ nãi chưa chịu giữ lấy những chân lý và lẽ thật của đạo mà mình đã biết, và đã nghe.

 

> Bạn có biết những dấu hiệu nào của bệnh “heart attack” không?

# Khi ngực bị đau vài phút (Chest pain on upper body for few minutes), bị hụt hơi (Shortness of breath), đổ mồ hôi lạnh (Coldsweat), buồn nôn (nausea), hay thình lình đầu óc bị choáng váng (lightheaded) là những dấu hiệu thông thường của “heart attack.” 

> Nhưng bạn có biết những dấu hiệu nào, để có thể nhận diện đời sống tâm linh của mình đang bị trôi lạc, sức khỏe tâm linh đang bị suy yếu không?

 

1) Khi thời gian cầu nguyện cá nhân của mình mỗi ngày không còn là 1 phần quan trọng ưu tiên trong cuộc sống nữa… có khi thì giờ đó còn ngắn hơn là thì giờ c/ta đánh răng; Chưa nói đến thì giờ c/ta để ra cho những thú vui… xem những trận đấu thể thao, nghe những băng ca nhạc, mà vẫn không thấy chán?

# Đâu là lần cuối c/ta đã cầu nguyện với Chúa… và trộn với nước mắt, hay chỉ là ~lời than thở với Chúa, xin xỏ, hay phiền trách người này người nọ?

 

2) Khi lời của Chúa chỉ là ~sự nghe ở bên ngoài tai của mình mà thôi… vài tiếng đồng hồ mỗi Chúa Nhật, nhưng chẳng thấm vào long; Cho dù c/ta đã nhiều lần hát bài “Chạm lòng con Chúa ơi ngay giờ này?”

# Khi lời Chúa không còn thích thú như ~cuộn phim Hàn Quốc ướt át, hay ~câu chuyện tiểu thuyết.

# Khi c/ta không nhớ được hết 10 điều răn của ĐCT… nhưng mình lại không có trở ngại thuộc lòng 10 con số điện thoại cell phones của ~người bạn của mình.

# Khi người hàng xóm hay bạn bè mình nói gì… thì cũng tin; Nhưng khi nghe lời Chúa giảng dậy cảm thấy khó chịu, khó tin qúa, cứ hoài nghi mãi.

 

3) Khi sự nhóm lại thờ phượng Chúa…không còn hứng thú, say mê… như ~ngày mới tin Chúa nữa... nhưng cảm thấy chán ngấy và vô vị.

# C/ta có thể sốt sắng thức dậy sớm mỗi ngày làm việc cần cù cho đến chiều… nhưng không thể thức dậy sớm một ngày Chúa Nhật để lo việc dọn lòng và thờ phượng Chúa; nhưng lại hay đi trễ.

# Những bài thánh ca đã trở nên nhàm chán… hơn là ~bài nhạc CD mới của ~ca sĩ tân thời.

# Sự nhóm lại chỉ còn là như đi "xem lễ"… xem người ta hát, nghe người ta cầu nguyện, chứng kiến người ta dâng hiến… nhưng không có phần chi của mình ở trong đó.

# C/ta thấy khó chịu, thở dài… khi bài giảng quá dài, ngồi không yên, lòng bồn chồn… khi thấy kim đồng hồ đã đi quá 12 trưa.

# Trong buổi nhóm lại thấy lời giảng nghe vô vị… cho nên có người cắt móng tay, nói chuyện tào lao, trao đổi thời sự, vẽ dung nhan người bạn, so sánh hột xoàn người ngồi bên cạnh…

 

4) Khi sự thông công với ACE cùng trong một đức tin đã trở thành một gánh nặng, một điều thấy mắc công, phiền toái… uổng thì giờ.

 

5) Khi cảm thấy rất là ngại ngùng, khó chịu, hay mắc cở… mỗi lần nói chuyện, làm chứng với những người bạn (kể cả bạn trai hay bạn gái) về đạo của Chúa Giê-xu.

# C/ta hứng thú gào thét cổ động cho đội thể thao của mình; Nhưng tâm hồn lạnh lùng trước ~linh hồn hư mất ngay ở trước mắt mình.

# Hình như lúc nào mình muốn làm chứng về đạo… thì tự nhiên như là bị "ma nhập"… lời nói vấp váp, cổ bị mắc cụt, không được trôi chảy… không như lúc mình nói chuyện thời sự, chuyện mua sắm đồ sale, những trậu đấu túc cầu, những tin tức nóng bỏng của ~tài tử nổi tiếng mà mình biết…

 

6) Khi lòng sốt sắng của chúng ta trong sự hầu việc Chúa bị nguội dần.

# Chúng ta trở nên trễ nãi, thờ ơ, xem thường sự kêu gọi và chức vụ Chúa giao cho mình.

# Khi nghe sự kêu gọi dự phần hầu việc Chúa trong Hội Thánh… thì lấy đủ lý do bào chữa từ chối và hay đổ thừa trách nhiệm” cho những người khác.

 

7) Khi sự thánh khiết của ĐCT đang bị thương lượng.

# C/ta xem thường ~điều đồi trụy của thế gian đi nghịch với lời Chúa dạy… c/ta chẳng thấy khó chịu khi nghe ~lời tục tĩu trong những cuộn băng nhạc RAP, hay ~TV shows thu hút tình dục xấu xa ở ngoài phạm vi vợ chồng.

 

8) Khi c/ta qúa chú tâm đeo đuổi ~giá trị của cải vật chất tạm bợ ở đời này… hơn là những điều thuộc của Chúa.

# Khi c/ta bỏ hết sức lực, thì giờ trong sự "hái tiền" mà không chuyên tâm đầu tư vào của cải ở trên trời là ~điều có giá trị đời đời… mà mối không đục được, hay ~kẻ trộm không thể ăn cắp được.

# Miệng c/ta luôn nói và mong được lên thiên đàng với Chúa 1 ngày; nhưng đời sống mâu thuẫn vì chẳng có 1 dấu hiệu nào mình đang đầu tư và sửa soạn cho chỗ đó hết.

 

9) Khi tấm lòng "thương người" qua việc làm lành… không còn rộng rãi nữa; Vì sự ích kỷ “mạnh ai nấy sống” đã chiếm ngự đời sống của mình.

> Khi c/ta mua một ly cà phê Starbuck 6-7$ chẳng thấy tiếc, 1 cái vé cinê của ~tuồng phim mới ra 10-15$ không thấy bồn chồn, một cuộn băng nhạc $50 chẳng thấy đau ruột… nhưng không muốn ai nói đụng đến việc dâng hiến 1/10 cho những mục vụ truyền giáo.

 

> Đây có thể là những dấu hiệu trôi lạc của một đời sống tâm linh.

 

 

IV. Ăn Năn và Làm Lại

 

> Nếu ý thức mình đang bị trôi lạc thì chúng ta phải làm gì đây?

> C/ta phải biết dừng bước lại để tự xét, và biết ăn năn.

 

> Ăn năn nghĩa là sao?

> Hãy xem lời khuyên của Chúa Giê-xu đến cho Hội Thánh Êphêsô về sự ăn năn như sau trong sách Khải Huyền 2:1-5“Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng: 2 Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối. 3 Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào. 4 Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. 5 Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn nănlàm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó...”

 

> Khi Chúa Giê-xu viết lá thư cho Hội Thánh thành Êphêsô qua sứ đồ Giăng; Chúa cáo trách họ vì  tình yêu của họ cho Ngài đã bị trôi lạc khỏi từ lúc ban đầu; và rồi Chúa phán với Hội Thánh phải ăn năn, bằng cách nhớ lại, và làm lại những việc ban đầu.

 

> Nói tóm lại, cội rễ của sự trôi lạc tâm linh là vì c/ta không còn yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức như xưa nữa.

# Hồi xưa, khi mới tin Chúa, c/ta sốt sắng đi nhà thờ học Kinh Thánh, thông công; c/ta muốn đem cả thế giới đến với Chúa, làm chứng mạnh dạn; nhưng bây giờ theo thời gian tinh thần đó biến đâu mất rồi? 

> Lời khuyên của Chúa Giê-xu cho Hội Thánh Êphêsô phải biết ăn năn… nghĩa là phải làm lại những việc ban đầu… để có thể có lại lòng yêu mến Chúa sốt sắng và nhiệt thành như thưở ban đầu.

 

> Thiết nghĩ căn bệnh trầm trọng nhất của các HT ở Mỹ nói chung ngày hôm nay đó là việc “chỉ lấy nghe làm đủ,” chưa thực hành những điều mình đã học biết; vì vậy mà sứ đồ Giacơ có khuyên trong Giacơ 1:22 - Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.”

> C/ta không thiếu đi nhà thờ, nhưng chỉ để nghe, mà lại thiếu sự “xung phong” dự phần hầu việc Chúa chung với nhau.

# Câu chuyện hội nghị chuột, vì chủ nhà mới đem về một con mèo dữ.

> Họp 3-4 ngày sôi nổi với những ý kiến hay để làm sao đối phó với con mèo để không ai mất mạng.

> Ý kiến cuối cùng hay nhất là phải làm sao đeo vào cổ con mèo một cái chuông, để khi mèo đi đâu, chuột cũng biết mà tránh xa.

> Ai cũng hoan hô ý kiến tuyệt vời, nhưng có một chuột con dơ tay hỏi: “Thế thì ai là người sẽ tình nguyện đến gần con mèo khi nó ngủ, mà đeo chuông vào cổ nó đây?”

> Cả hội đồng yên lặng, chẳng ai lên tiếng.

 

> C/ta nhiều khi bị mắc bệnh này là vì khi đi nhóm thường có 3 thái độ trong sự nghe lời của Chúa như sau… mà nên tránh.

 

i) Tự nghĩ rằng những lời mình đã nghe… chỉ dành cho người ngồi bên cạnh, nhưng không có “đá động” gì đến cho mình hết.

# Có bao nhiêu người trước khi c/ta đến nhóm đã thầm cầu nguyện – “Xin Chúa chỉ bảo cho, dạy dỗ con ý muốn của Ngài và giúp con thực hành được.”

 

ii) Sự nghe này chỉ giúp cho sự hiểu biết ở trong đầu óc mà thôi… tôi không cảm động cần phải làm chi hết.

# Vì vậy mà thiên hạ thường nói có nhiều “Big head Christians…” là vậy (~Người tín đồ “đầu to, béo ù” thuộc linh vì không chịu “exercing” những điều đã học biết.)

 

iii) Tôi chỉ làm được, nếu những việc này thuận tiện với chương trình của tôi, hay khi nào rảnh thôi; và cuộc sống chẳng bao giờ rảnh… cuối cùng đâm ra chẳng làm chi hết.

 

# Theo cuốn sách niên giám (church directory) mới nhất của VHBC năm vừa qua… H/T c/tôi có khoãng chừng 190 hội viên trong danh sách của ~68 gia đình tất cả.

> Trong 68 gia đình này… thì có ~20 gia đình (35%) đang không có sự hoạt động liên hệ gì với H/T chi hết, họ chỉ có tên trong sổ niên giám mà thôi; 10 gia đình (10%) chỉ đi nhóm mỗi tuần 1 lần mà thôi, nhưng chưa dự phần học ~lớp TCN; ~24 gia đình (45%) đi nhóm thường xuyên và học TCN và dự phần trong những công việc…

> Thử hỏi nếu 1 đội banh thể thao chẳng hạn… mà các cầu thủ tham gia với tỉ số thấp như vậy, trên 50% dự phần khi nào rảnh rỗi đến tập luyện… thì thử hỏi đội banh đó có sẽ thắng cuộc đấu không?

 

> Muốn không bị sa sút, trôi lạc đức tin… c/ta phải nhớ lại và làm lại ~điều căn bản cần làm…       Đó là chịu khó nghe… và chịu khó làm theo lời Chúa dạy.

 

> Những việc gì c/ta nên làm lại như lúc mới đầu gặp Chúa?

 

1) Việc thứ nhất, c/ta cần tu bổ, làm lại, xây dựng lại mối liên hệ gần gủi với Chúa Giê-xu … qua việc tĩnh tâm mỗi ngày trong sự cầu nguyện, học Kinh Thánh cá nhân, và nhóm lại mỗi tuần.

> C/ta không thể nào nói mình không muốn bị trôi lạc… mà không gần gũi với lời Kinh Thánh được.

# Thi Thiên 119:105“Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi.”

# Thi Thiên 119:11“Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa.”

> Lời Kinh Thánh chứa đựng biết bao nhiêu là ~nguyên tắc/bí quyết, những bản chỉ đường để c/ta tránh những lối làm c/ta đi lạc xa khỏi tình yêu thương và sự chăm sóc của Chúa.

# Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa thi đau chạy bộ; cuối cùng con nào thắng cuộc?

> Tại sao con thỏ chạy nhanh mà lại thua? Vì nó bị lo ra bởi những lôi kéo mời mọc của đời này mà không chú tâm đến mục đích cuối cùng.

> Cũng vậy, khi c/ta lo ra, bị đầy dẫy những điều của thế gian này, không chịu đề phòng những cảnh cáo có chép trong lời Chúa, vì không chịu đọc, c/ta cũng sẽ bị trôi lạc và thua trận.

# Lời Chúa rất quí cho đời sống c/ta vì có 4 mục đích giúp ích cho c/ta có chép trong 2 Timôthê 3:16-17“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

 

> Không phải lời Chúa giúp cho c/ta tránh bị trôi lạc mà thôi, nhưng còn để dẫn c/ta đến sự thịnh vượng, bình an, thắng lợi, khỏe mạnh tâm linh nữa; c/ta có kinh nghiệm điều này chưa?

# Trước khi vào đất hứa… nhà lãnh tụ Giôsuê đã khuyên dân sự của Chúa bí quyết thành công là gì… mà có chép trong Giôsuê 1:8Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.

> Quí vị có muốn được phước, được may mắn không trong năm mới này? Hãy đặt ưu tiên trong sự học và làm theo lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày của mình!

 

# Hội thánh c/tôi có món quà cho mỗi gia đình con cái Chúa vào mỗi cuối năm, đó là cuốn lịch có một lời Chúa mỗi ngày, mà con cái Chúa có thể xé ra, đem theo, suy gẫm, thuộc lòng và thực hành làm từng ngày, vì c/tôi tin lời Chúa là “ngọn đèn, là ánh sáng soi dẫn lối mỗi người.”

 

# Hội Thánh c/tôi năm nay có chương trình cổ động đọc qua Kinh Thánh suốt trong năm mới này.

> Một số người dự phần, và đã thấy kết quả bắt đầu có sai trái trong đời sống của những người này, y như lời Kinh Thánh Thi Thiên 1:1-3 có chép – Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.

 

> Mà muốn gần gũi với lời Chúa, một môi trường tốt nhất là phải giữ trọn ngày nghỉ làm nên ngày thánh, sốt sắng đi nhóm mỗi tuần, đừng có đổ lỗi cho hoàn cảnh nữa, hay đổ thừa cho người khác... không ai giữ linh hồn của mình được... ngaọi trừ chính mình mà thôi.

# Lời Chúa trong sách Hêbêrơ 10:24-25 có khuyên: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”

> Làm sao c/ta khuyên nhủ nhau, nếu mỗi người c/ta ở riêng một góc trời, không nhóm lại?

 

> Đời sống tâm linh của c/ta mạnh hay yếu tùy thuộc vào mối liên hệ của mình với Chúa; mối liên hệ đó vững vàng hay hời hợt, không bị trôi lạc… là tùy c/ta gần gũi với Chúa và lời Ngài như thế nào.

 

2) Hãy làm trọn lại… sự kêu gọi thánh của mình.

a) Mỗi con cái Chúa có một sự kêu gọi thánh riêng cho mình, hay nói cách khác, mỗi người c/ta có một thập tự gía để vác, vậy thì chúng ta hãy trung tín mà vác.

# Trong Mathiơ 16:24 có chép lời của Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ mình: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.”

> Mỗi người lãnh đạo của Hội Thánh phải tự xét lấy chính mình luôn, coi xem sự hầu việc của mình như thế nào, có tốt hơn không, có đẹp lòng Chúa hơn không?

# C/ta mua gì cũng muốn chọn của tốt hơn, tốt nhất?

# C/ta làm việc muốn được “tăng lương tiến chức” hơn mỗi năm?

# C/ta có cửa tiệm thì muốn thêm khách hàng tốt hơn mỗi năm?

# C/ta lái xe thì muốn được xe mới hơn mỗi năm?

> Nhưng sao hầu việc Chúa, c/ta lại cứ tự mãn – nghĩ như vậy đủ rồi, miễn là không bị xuống hỏa ngục là được rồi sao?

 

# Câu chuyện về một vị vua kia muốn thưởng những người kỵ sĩ của mình bằng cách trao cho mỗi người một cây thập tự gía… để vác từ xa đến và vào thành mà lãnh thưởng.

> Mới đầu các kỵ sĩ vác thì thấy không có gì trở ngại, nhưng vì nẻo đường đến thành thì quá xa và thập tự càng ngày thấy càng nặng nề.

> Thế là một số người cắt ngắn bớt đi thập tự mình để làm nhẹ hơn dễ dàng vác.

> Khi mọi người đến trước cửa thành để sửa soạn vào lãnh thưởng thì họ không ngờ trước mặt họ giữa chỗ họ đứng và cửa thành có một vực thẳm sâu mà khoãng cách để bắt đi ngang qua thì vừa khít chiều dài của thập tự mình phải vác.

> Nhưng tiếc thay vì một số đã cắt ngắn đi thập tự của mình cho dễ vác hơn, mà nay không còn đủ chiều dài để dùng làm cái cầu bước qua vực thẩm mà vào thành lãnh thưởng.

> Bạn có đang “cắt ngắn” đi thập tự của Chúa giao cho mình không?

 

b) Một số người tự nghĩ “tôi đâu có chức vụ gì trong hội thánh đâu” mà phải làm lại điều chi?

i) Hãy tự xét chức vụ của mình là những người chồng, người vợ cơ đốc, c/ta có đang làm trọn chưa?

# Một số người chồng cơ đốc cần làm lại vai trò của mình theo như lời Chúa dạy - đó là phải yêu vợ mình... như Chúa đã yêu hội thánh và hy sinh cho hội.

# Một số người vợ cơ đốc cần làm lại vai trò của mình theo như lời Chúa dạy - đó là phải vâng phục chồng... như vâng phục Chúa.

 

> Tại sao tình yêu hôn nhân phai nhạt theo thời gian?

# Lý do chính là vì mình không còn làm những điều mình làm cho nhau… như thưở ban đầu.

# Khi mới yêu nhau năm đầu, vợ họ một chút là ông chồng nhỏ nhẹ nói: “Em có sao không em, có cần anh đưa đi bác sĩ không?”

> Đến năm thứ ba, vợ họ là bắt đầu lên tiếng phàn nàn: “Em làm gì mà họ dữ vậy; đây nè 2 viên thuốc uống ngay đi để khỏi làm phiền anh.”

> Đến năm thứ 10, vợ ho là lớn tiếng: “Em làm cái gì mà “sủa” hoài vậy làm anh điên cái đầu; thôi ra ngoài ngủ riêng đi cho anh được yên, mai người ta còn dậy sớm đi làm nữa chứ!”

> Hôn nhân bị phai nhạt là vì c/ta đã không còn đối xử với nhau như “lúc đầu gặp em, tinh tú quay cuồng” nữa.

> C/ta cần làm lại những việc yêu thương như ngày xưa mình hay làm vậy.

 

ii) Hãy tự xét xem chức vụ làm cha mẹ cơ đốc trong gia đình mình có đang làm trọn chưa?

> Một số cha mẹ cơ đốc cần làm lại ~điều ưu tiên trong gia đình của mình... đó là phải dạy con em của mình "trước hết, tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời..." không khẻo một ngày c/ta sẽ rơi nước mắt, vì c/ta cho c/nó những điều thuộc thế gian trước.

 

---------------------------

> Sức khỏe Hội Thánh ra sao? Đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình đang ở đâu?

> Mối liên hệ cá nhân của mỗi người c/ta với Chúa dạo này ra sao?

> Nếu tự xét, c/ta có thấy cần điều chỉnh gì không?

> Hay là “nghe rồi để đó,” đến khi căn bịnh phát xuất thì quá trễ rồi?

# Có câu chuyện về một Hội Thánh đang trên đà sa sút, vị mục sư có nhờ một họa sĩ vẽ một tấm hình để biểu tượng cho sự sa sút này, hầu ông có thể dùng dạy dỗ con cái Chúa biết ăn năn và tìm kiếm sự phục hưng.

> Vài ngày sau thì người họa sĩ trở lại với một tấm hình của một ngôi đền thờ đẹp thật là lộng lẫy, kiên cố dưới một bầu trời xanh tươi.

> Vị mục sư rất lấy làm ngạc nhiên và hỏi người họa sĩ tại sao lại vẽ một bức tranh như vậy, đâu có biểu lộ chi về sự sa sút của Hội Thánh đang có?

> Người họa sĩ trả lời: “Đúng rồi đây là hình của một ngôi thánh đường lộng lẫy bên ngoài, nhưng nếu mục sư nhìn rõ qua những cánh cửa sổ của ngôi đền thánh trong hình vẽ này, mục sư sẽ thấy những hàng ghế trống, chỉ có vài người ngồi ở trong đó với những gương mặt thật là buồn tẻ, và thất vọng.”

> Đây có phải chính là tình trạng của con cái Chúa nói chung ngày nay không?

# Bên ngoài sung túc, mập mạp có những người mặc đồ đẹp đi nhóm mỗi tuần, nhưng bên trong lòng yêu mến Chúa đang nhạt dần, vì chỉ lấy những điều nghe làm đủ?

> Y như một người có sự quan xát đúng và nói rằng: “The problem of the church today is not the empty pews, but the empty heart of those sitting on the pews.” Tạm dịch – “Nan đề của Hội Thánh ngày nay không phải là những băng ghế trống; nhưng là những tấm lòng trống rỗng của những người ngồi trên những băng ghế đó.”

> Quyền năng của Chúa ở đâu?

# “Sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ…” của Thánh Linh ở đâu trong đời sống con cái Chúa?

 

> Chúng ta phải thành thật tự xét chính mình… để thấy những điều gì chính mình cần phải điều chỉnh và thay đổi bên trong, thì may ra sức khỏe mới được phục hồi lại.

> Đừng thờ ơ, đừng trễ nãi, đừng ỷ y, đừng đổ thừa cho ai hết; nhưng chính mỗi người phải hết lòng tự xét với Chúa và bằng lòng thay đổi trong năm mới này.

 

# Chúng ta biết cá salmon sống luôn bơi ngược dòng sông, chỉ có cá salmon chết… thì bị trôi theo dòng nước mà thôi!

> Hãy tự xét đời sống tâm linh của mình, ăn năn và làm lại những điều vẫn thường làm như thưở ban đầu, để nhất quyết sống “ngược đời,” không bị trôi lạc theo những thói tục ở đời này, không chỉ lấy nghe làm đủ; nhưng hết lòng theo Chúa và vâng phục ý của Ngài cho đời sống mình.

 

> Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mỗi người chúng ta làm lại những điều này ngay hôm nay!

 

 

--------- Lời Mời Gọi

> Bạn có đang buồn ngủ ngay giờ này không?

> Còn về đời sống tâm linh của mỗi c/ta thì sao, có đang bị ngủ mê không?

> C/ta có đang bị trôi dạt xa Chúa mỗi ngày không?

> Nếu thật tự xét mối liên hệ của mình với Chúa Giê-xu thì đang ở trong tình trạng như thế nào?

> C/ta có đã quên lời của Chúa Giê-xu hứa sẽ trở lại một ngày không mà chờ đợi?

> C/ta có đang sống giống như những người thế gian không có sự trông cậy sao?

 

> Sẽ có lúc c/ta cần phải “tỉnh Thức,” và lúc đó chính là ngay bây giờ.

> Có những câu hỏi để giúp “đánh thức” mỗi người chúng ta dậy mà tự xét để biết ăn năn:

1) Có đang quá bận rộn mà không còn thì giờ mỗi ngày trong sự tĩnh tâm với Chúa không?

2) Có thường tự xét và cầu nguyện xưng tội không? Có tội kín nào cần thưa với Chúa không?

3) Có tham lam điều gì đến nỗi bỏ bê, xem thường sự nhóm lại mỗi tuần không? 

4) Có vui trong những điều thuộc của Chúa không, trong sự thông biết Chúa hơn không? Hay niềm vui của chúng ta đến chỉ bởi những điều thuộc ở thế gian này mà thôi?

5) Có đang giận hờn, tích trữ sự cay đắng, không tha thứ, ganh tị những người khác không?

6) Có hay phàn nàn, sống trong thái độ chỉ trích, nói xấu sau lưng, thêu dệt thêm chuyện của người khác, hay bắt chẹt những người hầu việc Chúa không, hay là đang hết lòng vâng phục, hiệp tác và hổ trợ giúp đỡ xây dựng nhà Chúa?

7) Có khám phá ra ân tứ gì Chúa Thánh Linh đang ban cho mình mà đem ra xử dụng, phục vụ nhau không, hay đang đổ thừa trách nhiệm cho những người khác?

8) Cây đức tin của mình có đang sanh những trái tốt gì không? Tình yêu thương có thành thật không? Sự trông cậy có thực tế không?

9) Chất muối của đạo trong chúng ta có còn chất mặn không? Đèn có còn chiếu sáng không? Nếp sống có đang ảnh hưởng “đạo vào đời,” hay đang để đời “đóng khung” mình?

10) Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không, hay đang đổ lỗi cho hoàn cảnh?

11) Có thường suy nghĩ đến sự Chúa Giê-xu tái lâm không? Và có đang đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa?

12) Chúng ta có đang ở trong tình trạng giống như Hội Thánh Êphêsô đang dần dần đánh mất đi tình yêu mến Chúa ban đầu, hay như hội thánh Sạtđe chưa làm trọn sự kêu gọi thánh của mình, hay như hội Thánh Laođixê đang sống trong tình trạng hâm hẩm, nguội lạnh chẳng cần đến Chúa nữa, mà cần phải ăn năn và xây dựng lại mối liên hệ với Chúa cho được tốt đẹp không?

 

> Trong tất cả những mối liên hệ, mối liên hệ quan trọng nhất mà chúng ta cần phải tự kiểm và điều chỉnh lại đó phải là sự tương giao “bề dọc” giữa mình với Chúa Giê-xu.

> Làm sao phục hồi mối liên hệ với Chúa đây, để khỏi bị trôi lạc đây?

# Làm lại những việc ban đầu, gần gũi với lời Chúa và sốt sắng trong sự nhóm lại.

# Chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình, nhưng “xung phong” hầu việc Chúa và chăm sóc nhau.

# Làm lại trọn vẹn sự kêu gọi thánh của mình là những người chồng, người vợ, con cái, cha mẹ cơ đốc, y như theo lời của Chúa dạy.

 

> Tôi khao khát sự phục hưng tâm linh cho chính đời sống mình trong năm mới này; cũng mong mọi người có sự khao khát đó.

> Cầu xin Chúa thay đổi lòng, phục hưng đời sống và giúp mình làm lại những việc ban đầu.

> Mỗi người phải mong được Thánh Linh cáo trách, ăn năn và thật nói rằng: “Ôi Chúa Thánh Linh! Con cần sự phục hưng, và xin sự phục hưng đó bắt đầu từ ở chính con!”

> Và rồi Chúa sẽ đổ tràn đầy phước lành trên con dân Chúa trong năm mới này, đến nỗi c/ta chứa không hết, mà ban lại cho những người xung quanh.