Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 16

Nhưng Hễ Ai Đã Nhận Ngài

Cách nay gần hai nghìn năm sứ đồ Giăng, vốn là một ngư dân, đã viết một câu rất lạ lùng trong sách tin lành của mình rằng:

                 Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con cái Đức Chúa Trời,

                 là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sinh bởi khí huyết,

                 hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sinh bởi Đức Chúa Trời vậy.

                                                                                                                                (Giăng 1: 12-13)

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều người hẳn đã dè bỉu câu kinh thánh nầy: làm gì có chuyện con người được sinh ra bởi khí huyết, hoặc bởi ý người.

 Nhưng kể từ những năm 1960s của thế kỷ trước: con người bắt đầu đọc lại câu kinh thánh nầy với sự thận trọng và những suy nghiệm mới.

Chúng ta sẽ cùng nhau suy nghiệm câu kinh thánh nầy qua ba phần sau:

-          Cả hai trở nên một thịt: sinh bởi tình dục

-          Sanh bởi ý người, sinh bởi khí huyết

-          Sinh bởi Đức Chúa trời

 

I.CẢ HAI TRỞ NÊN MỘT THỊT: SANH BỞI TÌNH DỤC

Nhân loại không bt đu từ một người: vì một người thì không đủ để hình thành nhân loại: Nhân loại bt đu từ một gia đình, trong đó hai con người đu tiên: phải khác phái, vâng, phi là khác phái, phi xut hiện tại cùng một địa điểm, trong cùng một thời điểm của lch sử. Chẳng bao giờ thuyết tiến hóa giải thích được điều nầy: Làm sao mà đúng vào một thời điểm lịch sử, tại cùng một địa điểm trên địa cầu bao la nầy, lại có hai con người khác phái đầu tiên, để tạo nên một gia đình.

 Lời Đức Chúa Trời dạy cho con người biết: Chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên hai con người nầy, chính Ngài đã kết hip họ với nhau, để họ yêu thương nhau, chia sẻ cuộc sống với nhau và qua đó họ tồn tại phát triển. (Sáng thế ký 2:18-25)

Tính lưỡng phái con người đã làm cho con người sinh động: Con người được dựng nên đ quan h và b túc cho nhau trong tình yêu và sự sống: Người nam lẫn người nữ, đu không trọn vn và chỉ trọn vn trong sự kết hợp.

                “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng:

                 Hãy: sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.

                 Hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển,

                loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất”

                                                                                             (Sáng thế ký 1:28)

Để con người: “Sinh sản, thêm nhiều, và làm đầy dẫy đất”, Đức Chúa Trời ban cho con người bản năng tình dục, qua đó Ngài kết hiệp hai con người khác phái một cách hết sức lạ lùng, để ban con cái cho họ:

Trong mỗi sinh vật trên đất dù là vi sinh vật, thực vật, động vật và con người, Đức Chúa Trời ban cho mỗi sinh vật một hột giống, chính là bộ nhiễm sắc thể, chứa hệ Gene, nằm trong từng tế bào của sinh vật đó: Bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài có số lượng, hình dạng, trật tự…khác nhau để hột giống của loài nầy khác biệt với loài kia, không lẫn lộn và cũng chẳng bao giờ hột giống của loài nầy, biến đổi thành hột giống của loài khác. Hột giống của loài người là: bộ gồm 46 nhiễm sắc thể, chia thành 23 cặp tương đồng.

Trong các tế bào của cơ thể người, dù là tế bào lớn như tế bào cơ, nhỏ như tế bào mắt, có tế bào hình tròn dẹt như tế bào máu, có tế bào có hình dáng lạ lẫm như tế bào thần kinh, tuy nhiên mọi tế bào đều chứa bộ nhiễm sắc thể giống hệt nhau: gồm 46 nhiễm sắc thể, chia thành 23 cặp tương đồng, trừ ra các tế bào sinh dục nam cũng như nữ: Các loại tế bào sinh dục chỉ có 23 nhiễm sắc thể, chứ không phải 46 như ở mọi tế bào khác.

Trong sự sinh sản bình thường, nghĩa là thông qua tình dục: Khi tinh trùng (tế bào sinh dục nam) chui vào trứng (tế bào sinh dục nữ) thì một tế bào mới được hình thành: gọi là tế bào hợp tử có đủ 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp tương đồng như các tế bào khác: Từ tế bào hợp tử duy nhất nầy, mà một con người mới được hình thành.

Điều là lùng là: hễ hai tế bào bình thường khi lồng vào nhau, thì cả hai tế bào đều bị chết, chỉ riêng trường hợp hai tế bào sinh dục khi kết hiệp nhau thì “Cả hai trở nên một thịt” và sự sống, qua đó, triển nở diệu kỳ: Hai trăm tám mươi ngày sau, từ một tế bào hợp tử, hàng chục ngàn tỉ tế bào[1] đủ loại được tạo ra: Một con người ra đời.

Ba ngàn năm, trước Vua David, của người Y-sơ-ra-en, đã cảm nghiệm được điều nầy:

            “Vì chính Chúa tạo nên tạng phủ tôi: dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.

             Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi đã được tạo nên cách đáng sợ và diệu kỳ

             Các công việc Chúa thật diệu kỳ, linh hồn tôi biết rõ lắm”

                                                                                              (Thi thiên 139:13-14 BDM)

Dĩ nhiên sự sinh sản bởi tình dục mang tính phổ quát: bởi sự kết hiệp người nam và người nữ khi cơ thể của họ còn trong độ tuổi khỏe mạnh, chưa bị thời gian xói mòn.

 Đứa con hiển nhiên là có cha có mẹ. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống, đặc biệt trong xã hội hiện đại, đưa bé ra đời nhiều khi chỉ có mẹ. Bé không có cha, hầu hết vì cha của bé chối bỏ trách nhiệm làm cha: Điều nầy thật đáng buồn, vì trong trường hợp nầy, cha mẹ của bé chỉ là một cặp người nam nữ, chứ không phải là một gia đình. Hôn nhân đem người nam, người nữ vào cùng một gia đình: Đó là một phước hạnh, là đặc ân Đức Chúa Trời ban cho người cha, người mẹ, và cả con cái của họ nữa. 

Kinh Thánh cho thấy: Hôn nhân mà Đức Chúa Trời ban cho là một mầu nhiệm lớn:

           “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính diếu cùng vợ mình

            Và cả hai trở nên một thịt”

                                                                                                    (Sáng thế ký 2:24)

Sứ đồ Phao Lô khi dẫn câu nầy còn lưu ý:

        “Sự mầu nhiệm nầy là lớn: Tôi nói về Đấng Christ và Hội Thánh vậy”

                                                                                                   (Ê-phê-sô 5:32)

 Hôn nhân là sự mầu nhiệm lớn, vì hôn nhân biểu trưng cho mối quan hệ thánh: Quan hệ giữa Đấng Christ và con người: Cô bé lọ lem ngày nào bị mọi người khinh chê, bị coi thường, bị xua đuổi, bị đánh giá thấp, nhưng khi hoàng tử đến với nàng, cưới nàng làm vợ: Cô trở thành một công nương, và sau đó cô bé lọ lem trở thành hoàng hậu, trở thành đệ nhất phu nhân, trở thành người phụ nữ số một của vương quốc.

Con cái của Đức Chúa Trời cũng là những lọ lem trong thế gian nầy, nhưng là những lọ lem được chọn: Chúa Jesus chọn họ, để họ trở thành những hoàng tử, công chúa trong vương quốc thánh của Ngài.

Hôn nhân là một mầu nhiệm: Hôn nhân đã kết hiệp hai con người xa lạ vào một gia đình, và khiến họ trở nên một thịt:

Từ ban đu, gia đình thiết chế Đc Chúa Trời dùng để kết hợp người nam và người nữ. Suốt dòng lch sử loài người, gia đình luôn một mầu nhiệm: hai con người, một nam, một nữ từ hai ng họ khác nhau, có thể từ hai chủng tc khác nhau, hai nn văn hóa khác nhau, một ngày kia đưc Đc Chúa Trời đem lại gn nhau, rồi qua tình yêu hôn nhân họ được kết hiệp thành một gia đình. Hai con người  xa lạ trưc kia bây giờ có chung con i, chung một quan hệ thân tộc, chung một n, chung một mái nhà, chung một tài sn, chung một nim vui, chung một nỗi lo, cũng như chung một hy vọng. Sự kết hiệp nầy mang lại phẩm chất mới cho sự sống của họ: Nếu người nam, người nữ không kết hiệp lại thì một ngày kia sự chết đến đùa họ đi mà không lưu lại dấu vết gì, nhưng khi Đức Chúa Trời kết hiệp họ lại: Sự sống nảy sinh từ sự kết hiệp nầy lưu truyền thành nòi giống: con cái họ đến, mang lại cho họ niềm vui mới, hy vọng mới và trách nhiệm mới: Như vậy về mặt xã hội: hai con người đó đã “trở nên một thịt”.

Hôn nhân được thiết lập bởi Đức Chúa Trời đã nâng ý nghĩa: “cả hai trở nên một thịt” từ sự kết hiệp đơn thuần của thể xác, lên sự kết hiệp toàn vẹn của hai con người: Họ không phải là hai nữa: Vợ chồng là một, vì họ đã: “Trở nên một thịt”

II. SANH BỞI Ý NGƯỜI, SANH BỞI KHÍ HUYẾT

1.    SANH BỞI Ý NGƯỜI

Có nhiều hình thức sinh bởi ý người: Tìm cách để có được con cái qua việc sử dụng thuốc men hổ trợ, hoặc giúp người hiếm muộn có con qua việc thụ thai ống nghiệm, hoặc tìm cách lựa chọn giới tính cho trẻ sinh ra đều là những hình thức: sinh bởi ý người

a. DÀNH CHỖ CHO CON TRAI

Trong một số quốc gia, như ở Trung Hoa, luật pháp qui định mỗi cặp vợ chồng chỉ được có một con, thì việc phá thai nhằm dành chỗ cho đứa con có đúng giới tính mà cha mẹ mong muốn, là một loại sinh bởi ý người, vô cùng độc ác trong xã hội hiện đại.

Hai ngàn năm qua, nho giáo thống trị trên tư tưởng của người dân các quốc gia thuộc vành đai nho giáo (Trung Hoa, Nhật bản, Triều Tiên và Việt Nam)[2].

Nho giáo có một số mặt tích cực: khi giúp các triều đại phong kiến thiết lập trật tự nhằm ổn định xã hội tại Trung Hoa, và sau đó là các quốc gia thuộc vành đai Nho giáo.

Tuy nhiên chính các chủ trương nhằm có được trật tự xã hội đó, nho giáo đã tước đoạt quyền con người của rất nhiều tầng lớp xã hội:

 Nho giáo thiết lập ba trụ chính trong mối quan hệ gia đình xã hội gọi tam cương: Vua- tôi; Cha-con; Chồng-vợ” trong đó: Quân vi thần cương; Phụ vi tử cương; phu vi phụ cương. Trong cái tam cươngđó: Vua muốn tử hình ai t tử hình, cha muốn giết chết con lúc nào thì giết, chồng muốn hành h, giết chóc vợ lúc nào cũng được.

Người phụ nữ trong xã hội nho giáo chỉ loại người hng hai, thm c có cũng như không: Nht nam viết hữu, thp nữ viết . Đàn ông quan trọng như vậy: đàn ông nối dõi tông đường”.

 Một người nào đó không có con trai nối dõi, thì thật bt hnh: Anh ta phm tội bt hiếu: Bt hiếu hữu tam, hu vi đi” (du chuyn có sinh con được không?, sinh con trai hay con gái? không phi là điều con người muốn là đưc).

Với quan niệm ny, Nho giáo đy người của các dân tộc chịu nh hưởng của mình vào những tội ác nng n: Trong các quốc gia Mỗi gia đình chỉ được quyn có một con” như Trung Hoa hin nay, người  phụ nữ, trong những thập niên vừa qua, sau khi siêu âm để biết thai nhi trai hay gái, biết không để yêu thương sinh linh bỏng còn đang trong ng mẹ, nhưng biết để rồi số sinh linh gái bỏng tội, đáng thương kia bị cnh cha mẹ mình giết chết, hu ly chỗ cho con trai được sống.

 Tht bt hnh: đây con người sống tệ hơn loài thú: Liu có cha mẹ nào lại có thể sống thanh thn, sau khi cố ý giết chết đứa con trong ng mình? tội sát nhân ny phi qui cho ai?

Báo điện tử: VN Express ngày 29/7/ 2017 ghi lại thống kê các quốc gia dẫn đầu về số trường hợp phá thai:

-          Trung Hoa: 7,13 triêu trường hợp/năm

-          Nga: 2,28 triệu trường hợp/năm

-          Việt Nam: 1,52 triệu trường hợp/năm

-          Hoa Kỳ : 1,4 triệu trường hợp/năm

-          Ucraina : 0,6 triệu trường hợp/năm.

Chẳng có vinh dự gì cho các quốc gia được nêu tên ở đây: Dẫn đầu về số trường hợp phá thai: chỉ có nghĩa là dẫn đầu về tội ác giết trẻ con

Đức Chúa Trời đã dự liệu sự phát triển cho con người bằng sự cân bằng giới tính: Thông thường số bé trai được sinh chiếm tỉ lệ từ 50%- 51% và bé gái từ 49%- 50%.

Tại Trung Hoa, do người dân phá thai để lựa chọn giới tính, nên tỉ lệ nam/nữ sinh ra ở mức 120 nam/100 nữ, và vì vậy chỉ sau khoảng 30 năm người ta ước tính đã có hàng trăm triệu thanh niên nam khó có thể lập gia đình, vì không đủ người nữ cho họ.[3]

Hai ông bà nội, hai ông bà ngoại chỉ có chung một cháu, cha mẹ chỉ có một con: Đứa con nầy sẽ ra sao? Sáu con người chăm bẩm cho một đứa bé: Hẳn đứa bé được nuôi dạy trong điều kiện tốt nhất chăng? Chắc là không: Đứa bé sẽ được nuôi dưỡng trong sự cưng chiều nhiều nhất: Và người ta mong chờ gì ở một thế hệ trẻ con lớn lên chỉ trong sự cưng chiều?

Và đất nước với hàng trăm triệu thanh niên không lập được gia đình sẽ ra sao?

Và với một khủng hoảng nội tại như vậy: Liệu đất nước nầy có sống hòa hiếu với các quốc gia láng giềng không? Đất nước nầy có gây hấn?, có tạo ra chiến tranh?, để giải quyết cuộc khủng hoảng của chính họ không?

Luôn là điều đáng sợ, luôn là nỗi lo: khi nhìn về các quốc gia mà những nhà lãnh đạo của họ khinh bỏ Đấng Tạo Hóa của mình.

b. THỤ THAI ỐNG NGHIỆM

Thụ thai trong ống nghiệm (I.V.F: In Vitro Fertilization) là một biện pháp hổ trợ sinh sản:

Trứng và tinh trùng được thụ tinh ngoài cơ thể người phụ nữ, sau đó trứng đã thụ tinh được

nuôi thành phôi, để rồi được đưa trở lại tử cung phụ nữ để mang thai bình thường.

Phương pháp thụ thai ống nghiêm (I.V.F) có thể được xem là bắt đầu từ giữa thế kỷ 19, tuy

nhiên vào thời đó I.V.F chỉ là các ý tưởng và các thí nghiệm chỉ thực hiện với các con vật.

Đến 1961, Bác sĩ Palmer, người Pháp lần đầu tiên phát triển phương pháp lấy trứng của người

phụ nữ bằng phương pháp nội soi.

Đến năm 1965 các bác sĩ người Mỹ: Robert Edward, Georgeanna và Howard Jones thuộc bệnh

viện John Hopkins đã cố gắng thụ tinh trứng và tinh trùng người trong ống nghiệm nhưng

không thành công.

Trường hợp thụ thai ống nghiệm đầu tiên được công bố năm 1976 bởi các giáo sư Carl Wood

và John Leeton tại Melbourne, nhưng không may: Thai bị sẩy sớm.

Phải đến năm 1978, trường hợp thụ thai trong ống nghiệm đầu tiên thành công, được công bố:

Em bé Louis Brown được thụ thai trong ống nghiệm và sau đó cấy ghép phôi vào tử cung của mẹ, đã ra đời ngày 25 tháng 7 năm 1978 tai Oldham nước Anh.

Trong phương pháp thụ thai ống nghiệm (I.V.F): Người ta dùng một loại kim tiêm cực nhỏ tiêm tinh trùng vào trứng để có được tế bào hợp tử. Sau đó nuôi cấy tế bào hợp tử trong môi trường thích hợp giúp tế bào hợp tử phát triển thành phôi, để rồi cấy phôi (Embryo transfer: E.T) vào tử cung người mẹ, giúp phôi thai phát triển thành em bé.

Trong lãnh vực thụ tinh ống nghiệm có một đóng góp rất có ý nghĩa của một sinh viên y khoa Việt nam tại Úc: Trần Đặng đình Áng, hiện đang học năm cuối tại đại học New South Wales, và sẽ tốt nghiệp bác sĩ Y khoa tháng 9/2018.

Trong thực tế: Khi thụ tinh ống nghiêm, không phải chỉ có một trứng được thụ tinh nhưng thường có đến 15-20 trứng: Chính ví vậy, các bác sĩ sẽ phải tốn nhiều công sức chọn ra phôi tốt nhất, có nhiều khả khả năng phát triển nhất, để nuôi cấy.

Nhà phát minh trẻ Trần Đặng đình Áng cho ra đời dụng cụ đánh giá trứng đã thụ tinh trong ống nghiệm: Phần mềm IVY của Trần Đặng đình Áng có khả năng tự động chấm điểm các phôi I.V.F với độ chính xác cao hơn hẳn cách chấm điểm bởi con người, và thời gian lựa phôi cũng giảm đáng kể: Công nghệ IVY chấm điểm với tốc độ 10 phôi/ giây, trong khi con người phải mất khoảng 1 giờ cho 10 phôi đó

Biện pháp thụ thai trong ống nghiệm (I.V.F) có thể giúp cho người chồng có tinh trùng ít và yếu có thể có con, biện pháp nầy cũng giúp phụ nữ, dù có trục trặc ở cơ quan sinh dục, cũng có thể làm mẹ được. Ngay cả phụ nữ đã bị cắt bỏ tử cung, nhưng còn buồng trứng, vẫn có thể có con bằng cách cho thụ tinh bởi tinh trùng của chồng trong ống nghiêm và sau đó cấy phôi thai vào tử cung của một người phụ nữ khác để nhờ mang thai hộ: Với cách nầy lần đầu tiên nhân loại chứng kiến trường hợp một người mang thai, sinh đẻ như mọi người khác, nhưng đứa con sinh ra lại không phải con của mình.

Phương pháp thụ tinh ống nghiệm (I.V.F) cũng có thể giúp phụ nữ lớn tuổi có con như trường hợp bà Rajo Devi Lohan (làng Hissor, Ấn độ) đã mang thai và sinh bé gái Naveen vào năm 2008, khi bà đã 69 tuổi.

Thống kê cho thấy: đến năm 2012 đã có trên 5 triệu trẻ em được sinh ra, bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm

Biện pháp thụ thai trong ống nghiệm còn mở ra khả năng chọn lựa trứng, chọn lựa tinh trùng, chọn lựa giới tính cho trẻ sẽ sinh ra: Đúng là sự sinh sản theo ý người.

Mặc dù ngay từ đầu, việc sinh sản theo phương pháp thụ thai ống nghiêm bị chống đối khá gay gắt, vì được xem là trái với tự nhiên, nhưng dần dà việc thụ thai trong ống nghiệm trở thành quen thuôc và trong thực tế phương pháp nầy đã giúp đỡ được nhiều cặp cợ chồng hiếm muộn tìm được niềm vui vì có con và được yêu thương chăm sóc con mình:

Yêu thương chăm sóc con, cũng là đặc ân mà Đức Chúa Trời ban cho những người mẹ, người cha trong thế gian nầy

Điều lạ lùng là làm sao sứ đồ Giăng, một người vốn là ngư dân, sống cách nay hai ngàn năm, lại có thể biết được con người có thể được sinh ra không chỉ bởi tình dục, nhưng còn được sinh ra theo ý người nữa?

2.   SINH BỞI KHÍ HUYẾT

Cừu Dolly được sinh ra ngày 05/7/1996 sau khi chịu mang thai 147 ngày trong tử cung của một con cừu Scotish Black. Phải đợi 7 tháng sau ngày 27/02/1997 Tiến sĩ Ian Wilmut và các cộng sự, thuộc viện Roslin nơi họ làm việc, mới công bố việc thụ thai và sinh ra của cừu Dolly trên tạp chí Nature.

Cả thế giới xôn xao, không chỉ các nhà khoa học xôn xao, nhưng các nhà chính trị, các nhà hoạt động tôn giáo, xã hội… cũng xôn xao: Vì cừu Dolly được sinh ra không như các con cừu khác: Cừu Dolly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính.

Tiến sĩ Ian Wilmut và các cộng sự đã tách nhân một tế bào tuyến vú của một con cừu thuộc giống Finn Dorset (vốn đã chết bốn năm trước đó) rồi tiêm phần nhân nầy vào một trứng cũng đã tách bỏ nhân. Nhóm nghiên cứu sử dụng sốc điện thúc đẩy tế bào hợp tử phát triển thành phôi, rồi đưa phôi vào tử cung một con cừu cái thuộc giống Scotish Black để mang thai.

Cừu Dolly sinh ra và được chăm sóc tại viện Roslin, (Scotland), và đã sống được gần 7 năm, (giống cừu Finn Dorset thường sống từ 12-15 năm). Dolly đã sinh đẻ ba lần: Vào các năm 1998 (1 con), 1999 (2 con), 2000 (3 con) .

Ngày 14/2/2003, Dolly bị viêm phổi nặng, nên các nhà khoa học ở đây đã tiêm thuốc gây chết và Dolly đã chết.

Sự xôn xao của các nhà chính trị, các nhà hoạt động tôn giáo và xã hội không phải vì chính việc sinh ra của cừu Dolly, nhưng xôn xao vì viễn cảnh: Một ngày kia, con người sẽ nhân bản vô tính con người: Vì với việc có thể thực hiện sinh sản vô tính một con vật có vú như cừu Dolly, thì, với đà phát triển của ngành sinh học hiện đai, việc nhân bản con người cũng sẽ sớm trở thành hiện thực.

Thật sự là gai góc, khi thế giới có sự hiện diện của những người được sinh ra bởi sinh sản vô tính: Con người sinh ra bằng cách nhân bản vô tính là loại người không cha, không mẹ, dù cùng một bản gene với người trước họ, nhưng lại là những cá thể hoàn toàn độc lập.

Người mang thai và sinh ra họ không phải là mẹ thực sự, chính vì vậy các mối quan hệ gia đình, thân tộc, các khái niệm đạo đức: trung, hiếu, bình đẵng, bất bình đẵng… và các phạm trù luật pháp khác đều phải được nghiên cứu lại, hoặc sửa đổi cho phù hợp với sự hiện diện của những con người sinh ra theo phương pháp vô tính.

Sự lo lắng lớn nhất của xã hội nằm ở chỗ: Giá trị con người bây giờ là gì? Con người có còn là sinh vật thiêng liêng nữa không? Liệu con người là con người hay chỉ là một cơ thể, để mua bán đổi chác. Nếu ngày nay, người ta nuôi bò để lấy thịt, sữa, phó mát, thì trong tương lai nếu sự sinh sản vô tính không bị ngăn chận, liệu con người có nhân bản người để rồi giết đi để lấy tim, gan, thận… cho những người có thế lực, tiền tài sử dụng thay thế các bộ phận bệnh tật của họ chăng?

Chính vì vậy sự sinh sản vô tính gây chia rẽ nhân loại một cách trầm trọng: vào tháng 10/ 2004 một cuộc tranh cải gay gắt nổ ra tại ủy ban pháp lý của Liên Hiệp Quốc về vấn đề sinh sản vô tính: Dù toàn bộ 191 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc đều nhất trí cấm nhân bản con người, nhưng họ lại không đồng thuận về việc có nên cho phép nhân bản phôi người cho mục đích khoa học hay không?

Có hai bản nghị quyết được đệ trình cho Liên hiệp quốc về vấn đề nầy: Một do Costa Ricsa soạn thảo được Hoa Kỳ và 60 quốc gia khác hậu thuẩn, đề nghị cấm mọi hình thức sinh sản vô tính với lập luận rằng: Điều nầy vi phạm đạo đức và vi phạm quyền bất khả xâm phạm sự sống.

Một bản khác do Bỉ soạn thảo được Anh, Nhật, Đại Hàn dân quốc và nhiều quốc gia khác ủng hộ: Đề nghị chỉ nên cấm nhân bản con người, nhưng để các quốc gia có quyền quyết định cho phép hoặc không cho phép nhân bản phôi người để lấy tế bào phục vụ cho khoa học.

Thực ra dù luật pháp của tất cả các nước trên thế giới cấm nhân bản con người, nhưng với bản tính của loài người thì sớm hoặc muộn, con người sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính cũng sẽ hiện diên trên thế giới nầy.

III. SANH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI

Con người của thế kỷ 21 hiên nay, không thể không ngạc nhiên rằng: Sứ đồ Giăng, vốn là một ngư dân sống cách nay gần 2000 năm, đã lấy ở nguồn tri thức nào, để nói về việc con người: Không chỉ sinh bởi tình dục, nhưng còn sinh bởi khí huyết, bởi ý người như con người của thế kỷ 21 chứng kiến.

Không chỉ có vậy: Câu Kinh Thánh Giăng 1:12 còn cho thấy có một sự sinh ra cao trọng hơn so với sự sinh ra bởi khí huyết, tình dục, ý người: Đó là sự sinh ra bởi Đức Chúa Trời.

Nếu sự sinh ra bởi khí huyết, tình dục, ý người, có thể tạo ra con người, dù khỏe mạnh đến đâu, cũng chỉ tồn tại trong quãng trăm năm của đời người trên đất, nhưng sự sinh ra bởi Đức Chúa Trời, mà kinh thánh gọi là sự “sinh lại”, thì đem con người vào cỏi đời đời.

Sách Tin Lành Giăng ghi lại đoạn đối thoại giữa Chúa Jesus và Ni-cô-đem, một lãnh đạo dân Y-sơ-ra-en, thành viên của Công Hội Do Thái, về sự sinh lại, (Giăng 3:1-16) như sau:

                  “Trong vòng người Pha-ri-si có một người tên là Ni-cô-đem: là một trong

                    những kẻ cai trị dân Giu-đa. Ban đêm người nầy đến cùng Chúa Jesus mà nói rằng:

                   Thưa thầy, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến,

                   vì những phép lạ thầy làm đó, nếu Đức Chúa trời chẳng ở cùng thì chẳng ai làm được.

                   Đức Chúa Jesus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi,

                  nếu một người chẳng sinh lại, thì không thể thấy nước Đức Chúa Trời.

                                                                                                                                    (Giăng 3: 1-3)

Chúng ta lấy làm lạ: vì dường như những câu đối đáp của Chúa Jesus với Ni-cô-đem không ăn nhập gì với nhau.

Thực ra không phải vậy:

 Ni-cô-đem tán dương Chúa Jesus rằng: “Ngài là Giáo sư đến từ Đức Chúa Trời”, cũng ngầm ý kiêu hãnh về mình: là giáo sư của dân Y-sơ-ra-en, và cũng bộc lộ ý định đến để học hỏi thêm: hoặc tri thức, hoặc sự khôn ngoan, hoặc năng lực của vị Giáo sư đến từ Đức Chúa Trời.

 Ni-cô-đem đến với Chúa để học: Ông nghĩ rằng: nhu cầu của ông là học thêm về sự khôn ngoan, tri thức, năng lực, nhưng thực ra những điều nầy không phải là nhu cầu thực sự cho chính cuộc đời của ông. Chúa Jesus chỉ cho ông thấy cái mà ông cần nhất:

                 Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sinh lại,

                thì không thể thấy nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:3)

Câu trả lời của Chúa khiến Ni-cô-đem ngạc nhiên: Đây là lần đầu, Ni-cô-đem (và những con người của thời đại ông), được nghe một điều lạ lùng: Con người cần được sinh lại.

Hiển nhiên Ni-cô-đem thắc mắc: ông muốn hiểu: Sinh lại có nghĩa gì? Ông nói với Chúa (nhưng y như nói với chính mình):

               “Người già thì sinh lại sao được: Chẳng lẽ, lại vào lòng mẹ mà sinh lại lần thứ hai sao?”

                                                                                                                                                     (Giăng 3: 4)

Chúa Jesus giải thích cho Ni-cô-đem bằng một câu trả lời rất dài:

              “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người

               chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sinh, thì không vào được nước Đức Chúa Trời.

                Hễ chi sinh bởi xác thịt là: xác thịt, hễ chi sinh bởi Thánh Linh: là Thần.

                Chớ lấy làm lạ về điều ta nói với ngươi: các ngươi phải sinh lại.

               Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động,

               nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu.”

                                                                                               (Giăng 3: 5-8)

Có ít ra ba điều Chúa Jesus muốn Ni-cô-đem biết về sự sinh lại:

-          Điều thứ nhất: Chúa trả lời trực tiếp cho Ni-cô-đem biết rằng: Dù ông có trở vào lòng mẹ để được sinh ra bao nhiêu lần đi nữa, thì sự sinh ra đó cũng không phải là sự sinh lại vì:         “Hễ chi sinh bởi xác thịt là xác thịt”.

-          Điều thứ hai: Chúa Jesus bày tỏ cho Ni-cô-đem điều cốt lõi của vấn đề sinh lại:

                  “Hễ chi sinh bởi Thánh Linh là Thần”

Sự sinh lại, không phải là vấn đề xác thịt, nhưng là công việc của Đức Thánh Linh:

Bởi Đức Thánh Linh: con người được rửa, được thanh tẩy những ô dơ bởi các suy nghĩ, lời nói, việc làm sai trật trong đời sống mình.(Tit 3:5)

Đức Thánh Linh cũng là Đấng biến cải con người bên trong: Hầu cho con người vốn mang bản chất hư hoại của Adam, trở nên con Đức Chúa Trời

-          Điều thứ ba: Chúa dạy ở đây là: Vì sinh lại là công việc của Đức Chúa Trời  nên: Con người không làm ra sự tái sinh, con người chỉ có thể cảm nghiệm được sự sinh lại của chính mình:

           “Các ngươi nghe tiếng động nhưng không biết gió đến từ đâu và sẽ đi đâu”

Một người trí thức, địa vị cao trong xã hội, lại giàu có như Ni-cô-đem luôn nghĩ rằng: Họ phải là người chủ động, trong mọi điều liên hệ đến cuộc sống của chính ho, nên khi nghe lời phán của Chúa: “Ngươi nghe tiếng động, nhưng không biết gió đến từ đâu và gió sẽ đi đâu”, Ni-cô-đem cảm thấy bối rối: Làm sao chuyện sinh lại của tôi xảy ra được, chẳng lẽ tôi không có đóng góp gì vào một điều liên hệ trực tiếp đến tôi sao? Ni-cô-đem tiếp tục thắc mắc với Chúa:

            “Điều đó làm thể nào được”

                                                 (Giăng 3: 9)

Chúa Jesus trách Ni-cô-đem một điều quan trọng:

            “Ngươi là: Giáo sư của dân Y-sơ-ra-en, mà không hiểu biết điều ấy sao?

                                                                                                                    (Giăng 3: 10)

 Là: giáo sư của dân Y-sơ-ra-en: Ni-cô-đem đáng phải biết những việc thuộc về trời và cả những việc thuộc về đất: (Vì đã được bày tỏ trong cựu ước)

           “Ví bằng ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất,

             các ngươi chẳng tin thay, huống chi ta nói những việc thuộc về trời,

            thì các ngươi tin làm sao được

                                                                                                  (Giăng 3: 12)

Việc thuộc về Trời là những việc gì?, Chúa phán:

             “Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời”

                                                                                                                                        (Giăng 3:13)

Đây là: khải thị lớn và bất ngờ cho Ni-cô-đem.

 Là Giáo sư của dân Y-sơ-ra-en: ông đáng phải nhanh nhạy, để nhận được khải thị: Đấng đang chuyện trò với ông chính là:

               “Đấng từ trời xuống vì Ngài vốn ở trên trời”

Nhưng Đấng từ trời xuống để làm gì?

 Chúa nhắc Ni-cô-đem về câu chuyện chép trong Dân số ký 21:4-9):

            “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì con người cũng bị treo

             lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời”

                                                                                                                                  (Giăng 3:15)

Là: giáo sư của dân Y-sơ-ra-en: đáng ra Ni-cô-đem phải suy gẩm và hiểu tình yêu, ân điển, sự nhân từ Chúa gói ghém trong câu chuyên Chúa nhắc cho Ni-cô-đem được chép trong Đân số ký 21:4-9):

Sự chết của con người có căn nguyên từ tội lỗi của họ: Rắn là biểu trưng cho tội lỗi 

Bởi sự đui mù thuộc linh, bởi cứng lòng, ngang nghịch, luôn lằm bằm: Dân Y-sơ-ra-en phạm tội và chết vì cớ tội lỗi mình

Người Y-sơ-ra-en xưa sợ và đến xin Môi-se cầu thay cho họ, Chúa nhậm lời Môi-se:

          “Chúa phán bảo Môi-se: Hãy làm một con rắn lữa, đem treo lên một cây trụ,

           Người bị rắn cắn: khi nhìn đến nó thì được sống.

          Môi-se đã làm một con rắn bằng đồng, đem treo trên một cây trụ.

          Ai bị rắn cắn: nhìn lên con rắn đồng đều thoát chêt”.

                                                                                           (Dân số ký 21: 8)

Đấng đến từ trời vốn: là Đấng vô tội, đã mang lấy tội lỗi của con người, bị treo thân trên cây gỗ, làm nên sinh tế chuộc tội cho con người (Ê-sai 53: 1-12): Con người ngày nay được cứu cũng giống như người Y-sơ-ra-en xưa: Con rắn bị treo lên là biểu hiện sự nguôi giận và tha thứ của Đức Chúa Trời cho kẻ có lòng tin:

Người Y-sơ-ra-en luôn hãnh diện về Ap-ra-ham, tổ phụ của mình: Họ hãnh diện là đúng, vì Đức Chúa Trời đã chọn lựa, yêu mến, lập giao ước với Ap-ra-ham.

Nhưng vì sao Đức Chúa Trời: chọn lựa, yêu mến, và lập giao ước với Ap-ra-ham?

Là: giáo sư của dân Y-sơ-ra-en: Ni-cô-đem đáng phải biết điều nầy: Đức Chúa Trời chọn Ap-ra-ham, vì ông có đức tin vào Đức Chúa Trời mình:

            “Bởi đức tin Ap-ra-ham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp:

             Người đi mà không biết mình đi đâu.Bởi đức tin người kiều ngụ trong xứ đã hứa

             cho mình, như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại, cũng như Y-sac và Gia-côp,

            là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người”

                                                                                  (Hê-bơ-rơ 11: 8-9)

Là giáo sư của dân Y-sơ-ra-en: Ni-cô-đem cần biết và cần dạy cho dân Y-sơ-ra-en rằng: Mọi điều liên quan đến sứu rỗi của con người, đã được Chúa làm rồi, điều Đức Chúa Trời đòi hỏi ở họ là đức tin: Tin ở sự chết chuộc tội và sự sống lại vinh hiển của con một Ngài:

            “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài,

             hầu cho hễ ai tin con ấy: không bị hư mất, mà được sự sống đời đời”

                                                                                                                                (Giăng 3:16)



[1] GS Ron Milo thuộc Viện khoa học Weizman, Rehovot, Israel công bố năm 2016: Một người cân nặng khoảng 100 kg,  có ước chừng 30-40 nghìn tỷ tế bào

[2] Trong thực tế ngày nay các quốc gia Nhật, Triều Tiên đã thoát khỏi phần lớn ảnh hưởng của Nha giáo, chỉ còn lại Trung Hoa và Việt nam

[3] Tỉ lệ nầy ở Việt Nam là 119 nam/100nữ.Trung Hoa và Việt nam hiển nhiên là hai quốc gia, mà các nam thanh niên sẽ rất khó có vợ