Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 28

11:22-33 NÓI NHƯ KẺ DẠI DỘT (tiếp theo)

22 Họ là người Hê-bơ-rơ phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là người Y-sơ-ra-ên phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là dòng dõi của Áp-ra-ham phải chăng? Tôi cũng vậy. 23 Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, — tôi nói như kẻ dại dột, — tôi lại là kẻ hầu việc hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết, 24 năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục, 25 ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. 26 Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối, 27 chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. 28 Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội Thánh. 29 Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư?

30phải khoe mình, thì tôi sẽ khoe mình về sự yếu đuối tôi. 31 Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Jêsus, là Đấng đáng ngợi khen đời đời vô cùng, biết rằng tôi không nói dối đâu. 32 Ở thành Đa-mách, quan tổng đốc của vua A-rê-ta giữ thành của người Đa-mách để bắt tôi. 33 Có người từ cửa sổ dòng tôi xuống, bằng một cái giỏ, dọc theo lưng thành, ấy vậy là tôi thoát khỏi tay họ.

 

1. Theo câu 22-23, điểm Phao-lô so sánh với các sứ đồ giả là gì?

(1) _____________________________________________________________

(2) _______________________________________________________________

(3) _______________________________________________________________

(4) ______________________________________________________________

2. Những điều Phao-lô khoe mình trong chức vụ (c. 23-26a) là:

(1) _______________________________________________________________

(2) _______________________________________________________________

(3) _______________________________________________________________

(4) _______________________________________________________________

(5) _______________________________________________________________

(6) _______________________________________________________________

(7) _______________________________________________________________

(8) _______________________________________________________________

(9) _______________________________________________________________

3. Xin cho biết những nguy hiểm Phao-lô phải đối diện (c. 26):

(1) _______________________________________________________________

(2) _______________________________________________________________

(3) _______________________________________________________________

(4) _______________________________________________________________

(5) _______________________________________________________________

(6) _______________________________________________________________

(7) _______________________________________________________________

(8) _______________________________________________________________

4. Xin cho biết những khó khăn khác Phao-lô phải chịu trong chức vụ (c. 27-28):

(1) _______________________________________________________________

(2) _______________________________________________________________

(3) _______________________________________________________________

(4) _______________________________________________________________

(5) _______________________________________________________________

(6) _______________________________________________________________

(7) _______________________________________________________________

5. Hai câu hỏi trong câu 29 mang ý nghĩa gì?

6. “Khoe mình về sự yếu đuối” (c. 30) nghĩa là thế nào?

7. Câu chuyện trong câu 32-33 có liên hệ gì đến vấn để khoe mình Phao-lô đang nói?

 

II Cô-rinh-tô 11:21b – 12:13 được xem là phần Phao-lô “nói như kẻ dại dột” (c. 21b). Đây là phần mang tính cách “khoe mình” của Phao-lô. Khi khoe mình như vậy ông cảm thấy mình nói như kẻ dại vì chỉ kẻ dại mới khoe khoang, nói về mình. Dầu vậy, ông thấy cần phải nói như kẻ dại để các tín hữu Cô-rinh-tô thấy rằng ông không thua kém các sứ đồ giả đang lôi cuốn họ, khiến họ khâm phục và đi theo. “Những lúc chức vụ bị tấn công và phải bênh vực cho sự xác thực của chức vụ, chúng ta cần lên tiếng dù có thể bị cho là khoe khoang” (Kruse, 269).

Cuối câu 21, Phao-lô viết:

Nhưng, ví bằng có ai dám khoe mình về sự gì — tôi nói như kẻ dại dột — thì tôi cũng dám khoe mình (c. 21b)

Đây là điều Phao-lô bắt đầu nói trong câu 1 nhưng từ đây ông mới trực tiếp nói về những điều ông khoe mình. Những điểm chính Phao-lô khoe mình là:

1. Dòng dõi Do-thái (c. 21b-22).

2. Những gian khổ của chức vụ sứ đồ (c. 23-33).

3. Sự hiện thấy và tỏ ra (12:1-10).

Về dòng dõi Do-thái, Phao-lô viết:

Họ là người Hê-bơ-rơ phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là người Y-sơ-ra-ên phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là dòng dõi của Áp-ra-ham phải chăng? Tôi cũng vậy (c. 22)

Cả ba từ, Hê-bơ-rơ, Y-sơ-ra-êndòng dõi của Áp-ra-ham đều chỉ về người Do-thái. Điểm khác nhau là Hê-bơ-rơ nhấn mạnh về chủng tộc, Y-sơ-ra-ên nói về phương diện tôn giáo và xã hội, dòng dõi của Áp-ra-ham nhấn mạnh về phương diện thần học, dòng dõi được Đức Chúa Trời chọn. Các sứ đồ giả ở Cô-rinh-tô tự hào về ba điều trên thì Phao-lô cho thấy ông cũng không thua kém họ.

Nói đến sự hầu việc Chúa, Phao-lô cho thấy ông cũng hầu việc Chúa nhưng lại càng nhiều hơn, chứng tỏ rõ ràng trong những gian khổ ông kể ra (c. 23-25):

o  Chịu khó nhọc nhiều hơn

o  Tù rạc nhiều hơn

o  Đòn vọt quá chừng

o  Gần phải bị chết

o  Năm lần bị người Giu-đa đánh roi

o  Ba lần bị đánh đòn

o  Một lần bị ném đá

o  Ba lần bị chìm tàu

o  trong biển sâu một ngày một đêm

Khi kể ra những điều nầy, một lần nữa Phao-lô viết: Tôi nói như kẻ dại dột (c. 23b). Điều nầy cho thấy ông rất ngại và ngượng ngùng khi phải khoe khoang như thế.

Năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục (c. 24). Theo luật pháp Do-thái (Phục truyền 15:1-3), hình phạt đánh đòn không được quá bốn mươi roi. Luật cũng nhấn mạnh: “Chớ đánh quá, kẻo cứ đánh hơn, thì anh em ngươi vì cớ hình phạt thái quá ấy phải ra hèn trước mặt người chăng” (Phục truyền 15:3b). Để bảo đảm cho việc không đánh quá, người Do-thái ngưng lại ở ba mươi chín roi, sợ trường hợp đếm lộn và thành đánh quá! Đánh đòn (c. 25a) là hình phạt của người La-mã (Công vụ 16:22) phân biệt với đánh roi của người Do-thái.

Tiếp theo, Phao-lô nói đến những nguy hiểm ông phải đương đầu (c. 26):

o  Nguy trên sông bến

o  Nguy với trộm cướp

o  Nguy với giữa dân mình

o  Nguy với dân ngoại

o  Nguy trong các thành

o  Nguy trong các đồng vắng

o  Nguy trên biển

o  Nguy với anh em giả dối

Cuối cùng Phao-lô cho thấy những khó khăn ông phải chịu trong chức vụ (c. 27-28):

o  Chịu khó chịu nhọc

o  Thức đêm

o  Chịu đói khát

o  Phải nhịn ăn

o  Chịu lạnh

o  Lõa lồ

o  Phải lo lắng về hết thảy các Hội Thánh

 

Phao-lô kết luận phần nầy với câu:

Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư? (c. 29)

Câu nầy nói lên lòng thông cảm của Phao-lô đối với những người yếu đuối và những người vấp ngã. Đây là nỗi lòng của Phao-lô trong việc phải lo lắng về hết thảy các Hội Thánh (c. 28). Ông thông cảm với những người yếu đuối và đau lòng khi thấy người vấp ngã. Đây là tấm lòng chân thành của người hầu việc Chúa.

Sau khi khoe mình về dòng dõi Do-thái và những gian khổ trong sự hầu việc Chúa, ông nói tiếp, không phải về những thành quả tích cực nhưng là những yếu đuối của ông. Đây là sự thật vì ông quả quyết:

Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giê-xu, là Đấng đáng ngợi khen đời đời vô cùng, biết rằng tôi không nói dối đâu (c. 31)

Câu chuyện trong câu 32-33 là Phao-lô nói về điều yếu đuối đó (điều thật ra không đáng để khoe khoang, hãnh diện). Đó là việc Phao-lô phải lén lút trốn khỏi Đa-mách (Công vụ 9:23-25). Ông dùng sự việc nầy để nói lên “yếu đuối” của mình là điều không đáng để hãnh diện. Sở dĩ Phao-lô dùng điều nầy để nói lên “yếu đuối” hay “hèn yếu” của mình vì trong thời La-mã, khi vây thành, người lính nào vượt bức tường và vào thành trước nhất sẽ được lãnh huy chương danh dự Corona Muralis – “Vòng Hoa Vượt Thành” (theo Encounter With God, August 6, 2020). Đây là hình ảnh ngược lại với việc Phao-lô trốn khỏi thành: ông không phải là người đầu tiên vào thành nhưng là người đầu tiên trốn thành. Đó là hình ảnh yếu đuối, hèn yếu của Phao-lô, là điều không đáng hãnh diện, khoe mình nhưng Phao-lô nói lên để cho thấy ông thông cảm với người yếu đuối (c. 29a).