Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 20

Kẻ Chống Lại Chúa Cứu Thế

Hỡi các con bé bỏng của ta, thời kỳ cuối cùng đã đến: các con đã từng nghe kẻ chống lại Chúa Cứu Thế sẽ xuất hiện. Ngay bây giờ cũng đã có nhiều kẻ chống lại Chúa Cứu Thế rồi, vì thế mà chúng ta biết thời kỳ cuối cùng đã đến. Những kẻ ấy xuất phát từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không thuộc về chúng ta; vì nếu họ thuộc về chúng ta, thì chắc sẽ tiếp tục sống với chúng ta: nhưng họ đã li khai để chứng tỏ rằng tất cả những người ấy không thuộc về chúng ta...

Ai làkẻ dối trá, nếu không phải là kẻ đã phủ nhận Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế? Kẻû chống lại Chúa Cứu Thế là người phủ nhận Chúa Cha và Chúa Con. Ai phủ nhận Chúa Con, cũng không nhận Chúa Cha: nhưng ai nhận Chúa Con, là công nhận cả Chúa Cha.

I Giăng 2:18-19, 22-23 (Bản dịch Nguồn Sống)

Sau khi đã nêu lên chủ đề tương giao với Chúa, Sứ đồ Giăng bắt đầu đề cập đến những điều xuất phát từ chính chúng ta có thể làm gián đoạn mối tương giao căn bản ấy, như: không giữ điều Chúa răn dạy, không yêu mến anh em, yêu mến thế gian, và sống theo khuynh hướng và quan điểm của thế gian. Nhưng Giăng bảo rằng, bất hạnh thay chúng ta không thể dừng lại ở chỗ ấy vì nguy cơ làm gián đoạn tương giao giữa Chúa và ta không phải chỉ do chính ta gây ra mà còn do từ bên ngoài nữa. Bên ngoài đây lại không phải từ thế gian, mà lại từ trong Hội Thánh mà ra. Nói khác đi, không những chúng ta phải đề phòng cá nhân tín đồ nhưng còn phải lưu tâm đến tập thể nữa, như dân Chúa chẳng hạn. Ngay trong Hội Thánh cũng có những mối nguy mà ta phải cảnh giác. Trong câu 26 Giăng bảo: Ta đã viết cho các con những điều này, để chỉ về kẻ lừa dối các con. Từ ‘lừa dối’ có thể hiểu là quyến dụ. Đây là những người xưng là tín đồ Chúa nhưng có thể dẫn ta đi lạc. Những người lôi kéo ta ra khỏi chính chânlý và đến một giáo lý không đúng, dù trông có vẻ như đúng vậy.

Điều làm cho chúng ta dễ bị lầm lẫn là những người như thế cũng xuất phát từ trong Hội Thánh như chúng ta.

Trong phần Thánh Kinh dạy về kẻ chống lại Chúa Cứu Thế này ta có thể chia làm ba đoạn:

1. Câu 18, 18 và một phần của các câu 22 và 23. Đọan này nói về tính chất quan trọng của việc nhận ra bản chất hay cá tính của cuộc xung đột tâm linh mà chúng ta bị lâm vào.

2. Câu 20, 21 và 27. Đoạn này nói về cách mà chúng ta có thể nhận ra nguy cơ này.

3. Các câu còn lại trong toàn văn. Đây là phương cách tránh những nguy cơ trong cuộc tranh chiến tâm linh này.

Nói khác đi, có ba vấn đề được nói đến ở đây là: Nhận ra nguy cơ; khả năng và sức mạnh Chúa ban cho chúng ta nhận ra nguy cơ đó; và cách chống lại, tránh thoát và được giải thoát khỏi mọi hậu quả kinh khủng do cuộc tranh chấp này đưa đến.

Ta sẽ lần lượt đi vào từng đoạn kể trên. Tính chất quan trọng của việc nhận ra bản chất hay cá tính của cuộc xung đột, Giăng viết: Hỡi các con bé bỏng của ta, thời kỳ cuối cùng đã đến: các con đã từng nghe kẻ chống lại Chúa Cứu Thế sẽ xuất hiện. Ngay bây giờ cũng đã có nhiều kẻ chống lại Chúa Cứu Thế rồi, vì thế mà chúng ta biết thời kỳ cuối cùng đã đến. Những kẻ ấy xuất phát từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không thuộc về chúng ta; vì nếu họ thuộc về chúng ta, thì chắc sẽ tiếp tục sống với chúng ta: nhưng họ đã li khai để chứng tỏ rằng tất cả những người ấy không thuộc về chúng ta...

Trước tiên ta cần nói rõ thời kỳ cuối cùng nghĩa là gì, từ bao giờ. Theo lời dạy của Tân Ước thì thời kỳ cuối cùng là từ khi Chúa sinh ra, chịu chết, sống lại, thăng thiên, việc Thánh Linh giáng xuống cho đến khi Chúa tái lâm. Tất cả phần Tân Ước là thời kỳ cuối cùng. Trong khi đó Cựu Ước nói về thời hiện tại và thời sắp tới; thời đại của Đấng Mê-sia; thời hiện tại và thời sau cùng. Nhiều lần trong Kinh Tân Ước, các sứ đồ nói rằng thời kỳ cuối cùng đã đến rồi, như chính Giăng trong đoạn Kinh Thánh này.

Tuy nhiên thời kỳ cuối cùng cũng có lúc dùng để nói về những giai đoạn nào đặc biệt. Như những cuộc phán xét trừng phạt Do-thái và các nước, những lúc ấy được gọi là thời kỳ cuối cùng của lịch sử Do-thái hay nước nào đó.

Ngày Chúa Giê-xu tái lâm thuộc về thời kỳ tận cùng, hay tận thế.

Thứ hai, ta cần nói rõ về kẻ mà Giăng gọi là ‘chống lại Chúa Cứu Thế’ hay antichrist. Qua lịch sử đã có nhiều lời giải thích về nhân vật này, và cũng gây nhiều ngộ nhận và tranh cãi. Nhưng ta có thể vắn tắt nói rằng: Kẻ chống lại Chúa Cứu Thế hay antichrist là người tuyên bố tin Phúc âm, nhưng lại bóp méo sứ điệp của Phúc âm để đến cuối cùng tiêu diệt đi. antichrsit đã xuất hiện từ 200 năm trước, ngay trong thời các sứ đồ. Có nhiều kẻ đã từng theo đúng luận điệu của antichrist mà hành động, những cuối thời đại này, antichrist sẽ có quyền hành tối đa. Theo Khải Thị 13 thì antichrist có hai bộ mặt tượng trưng bằng hai con thú. Con thú dưới biển lên là bộ mặt chính trị của nó và con thú từ đất lên hay từ Hội Thánh xuất phát là bộ mặt giáo hội. Hai mặt này xuất hiện kế tiếp nhau chứ không đồng thời. Quyền hành chính trị đi trước và quyền hành giáo hội đi sau. Sau cùng, ta có thể nói theo Khải Thị rằng quyền uy của antichrist sẽ ở trong tay một người. MỘt người có quyền năng khủng khiếp, có khả năng làm phép lạ và việc huyền nhiệm để lôi kéo người tin Chúa theo nó.

Kẻ chống lại Chúa Cứu Thế có một quyền năng tinh tế, một sức mạnh quyến dụ, một sức mạnh nhân danh Chúa Cứu Thế, nhưng lại phủ nhận, đó là cách dạy đạo sai lạc. Giăng nói rằng nó là kẻ dối trá, phủ nhận Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế. Nó chống Chúa Cứu Thế vì phủ nhận cả Chúa Giê-xu lẫn Chúa Cha.

Kẻ chống Chúa Cứu Thế dạy rằng Chúa Giê-xu chỉ là một người, một giáo sư vĩ đại. Nhóm Bất Khả Tri còn dạy rằng Chúa Cứu Thế đời đời đã nhập vào con người Giê-xu khi chịu báp tem và lìa bỏ người ấy khi bị đóng đinh trên thập giá. Như vậy Con Đức Chúa Trời không bao giờ chết mà chỉ có con người Giê-xu chết đó thôi. Người ta nói về Chúa Giê-xu nhưng phủ nhận Ngài là Chúa Cứu Thế.

Người tin Chúa chân chính phải tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thần Nhân, nghĩa là Trời và Người. Thần Nhân đó đã chết và làm xong công việc cứu chuộc đền tội cho nhân loại. Không tin như vậy là chống lại Chúa Cứu Thế.

Như thế phủ nhận thần tính của Chúa Giê-xu là chống lại Chúa Giê-xu. Nhưng phủ nhận nhân tính của Ngài cũng là tà giáo. Có những kẻ dạy rằng Chúa Cứu Thế không có một thân xác như con người, nhưng có thân xác như ma. Nhưng Chúa Giê-xu thật sự chết trên thập tự và thân thể Ngài đã đổ máu thật sự.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng, nghĩa là có nhiều kẻ chối Chúa Cứu Thế hơn. Chúng ta cần bám chặt vào lời hứa của Chúa và những lời căn dặn này của Giăng để không bao giờ bị lầm lạc.