Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 1

Phước Cho Tấm Lòng Tan Vỡ (I)

Ma-thi-ơ 5:4

"Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được an ủi"

Câu hỏi suy ngẫm: Than khóc bộc lộ tâm trạng nào của con người? Có những lý do nào khiến người ta than kóc? Chúa Giê-xu đã khóc trong những trường hợp nào? Tại sao than khóc sẽ được an ủi?

Điều trước tiên cần chú ý đến trong phước lành này là chữ 'than kóc". Trong tiếng Y Lạp, đây là một từ ngữ rất mạnh chỉ sự khóc than một người chết, than khóc vì một người yêu dấu chết. Trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Cựu Ước ra tiếng Y Lạp), đó là chữ dùng cho sự sầu muộn của Gia-cốp khi người tưởng Giô-sép đã chết (Sáng-thế Ký 37:34). Chữ ấy được định nghĩa như loại buồn đau không sao giấu nỗi, một nỗi thảm sầu khiến lòng đau đến nỗi không thể cầm giữ nước mắt. Đây quả là một phước lành kỳ lạ.

"Phước cho người than kóc như kẻ than khóc người chết". Có ba cách giải thích phước lành này:

1. Có thể giải thích theo đúng nghĩa đen: Phước cho người chịu đựng sự buồn thảm cay đắng nhất do cuộc đời đem lại. Người Ả-rập có câu: "Tất cả ánh sáng mặt trời tạo thành sa mạc". Xứ luôn luôn có mặt trời chói nắng chẳng bao lâu sẽ trở thành đất khô cằn không cây cối. Có những sản vật chỉ mưa mới làm nẩy sinh ra được, có những kinh nghiệm chỉ có được do buồn thảm. Buồn thảm có thẻ đem lại hai điều mà không điều gì khác có thể đem lại được. Sự tử tế cần thiết của đồng loại, và sự an ủi thương cảm của Đức Chúa Trời. Nhiều người chỉ trong giờ đau khổ mới khám phá được về đồng loại và về Đức Chúa Trời mà trước kia họ không biết. Khi mọi việc êm xuôi, người ta có thể sống nhiều năm theo sự hời hợt bên ngoài, nhưng khi buồn thảm đến, người ta được đưa vào những kinh nghiệm sâu nhiệm của cuộc đời và nếu biết chấp nhận thì sức mới và vẻ đẹp mới sẽ thấm vào tâm hồn người.

2. Có người giải thích phước lành này có nghĩa là: Phước cho người thật lòng hối tiếc về những đau buồn trong thế gian. Suy nghĩ về phước lành đầu tiên, nhưng tách biệt với con người thì chẳng bao giờ đúng cả. Nếu không có những người tận tuỵ, quan tâm đến những nỗi khổ đau của người khác thì thế gian chắc đã trở thành một nơi khốn khổ hơn nhiều. Lord Shaftesbury có lẽ là người đã giúp những nam nữ công nhân và các trẻ em nhiêù hơn bất cứ nhà cải cách xã hội nào khác. Việc khởi đầu rất giản dị: Khi còn là một cậu bé ở Harrow, một ngày kia đang đi đường, cậu gặp một đám tang nghèo, quan tài chỉ là một chiếc thùng gỗ làm cẩu thả, được đặt trên một xe tay. Xe có bốn người đẩy mà tất cả điều say rượu, họ vừa đẩy, vừa hát những bài thô tục vừa đùa giỡn với nhau. Khi xe lên đến đầu dốc, cái hòm gỗ bỗng tuột xuống đất và bật nấp ra. Có người coi chuyện không may này la la t trò vui, người thì chán nản ngoảnh mặt làm ngơ, có người lại nhún vai cảm thấy mình chẳng dính dáng gì đến chuyện đó dầu có nghĩ rằng đó là một việc đáng tiếc. Thanh niên Shaftesbury thấy hết và tự nhủ: "Khi lớn lên, tôi sẽ dùng đời tôi để làm cho những sự việc như thế không xảy ra". Và chàng đã dùng đời mình chăm sóc kẻ khác.

Cơ Đốc giáo là quan tâm, chăm sóc. Phước lành này có nghĩa là: Phước thay cho người luôn luôn quan tâm đến những sự đau khổ, những sự buồn thảm và những nhu cầu của người khác.

Lạy Chúa, xin giúp con biết quan tâm đến những đau buồn và nhu cầu của người khác, vì tại điểm này giúp con thâý được ý nghĩa của đời sống.

(c) 2024 svtk.net