Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 9

Tình thương Cơ Đốc

Ma-thi-ơ 5:43-48

"Ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi." (c. #44)

Câu hỏi suy ngẫm: Tình thương Cơ Đốc mang những đặc điểm nào? Yêu thương kẻ thù là vấn đề của tấm lòng hay của ý chí? Bí quyết nào giúp chúng ta yêu thương người chống đối, nói xấu, sỉ nhục hay làm hại chúng ta?

Từ ngữ thương yêu (agape) là chữ được Chúa dùng ở đây. Ý nghĩa thật của agape là lòng từ thiện không gì có thể chinh phục được, thiện chí không gì thắng hơn nổi. Khi chúng ta tôn kính người nào với agape có nghĩa: dù người ấy làm gì, đối xử với ta thế nào, dù người ấy sỉ nhục ta, làm tổn thương và làm buồn ta cách nào, cũng không bao giờ để sự cay đắng chống nghịch lại người xâm chiếm lòng ta, vẫn tôn trọng người ấy với thành tâm và thiện chí không gì lay chuyển nổi, và chỉ tìm điều lợi ích nhất cho người ấy. Hệ quả là những điều sau đây:

khác biệt chính nằm ở đâu? Đối với những người thân yêu chúng ta không thể không thương yêu họ, chúng ta 'phải lòng', điều tự nhiên, đó là điều bẩm sinh trong lòng. Nhưng đối với kẻ thù. thương yêu không phải chỉ là điều thuộc về tấm lòng mà còn thuộc về ý chí. Nó là điều chúng ta có thể làm được nhưng phải vận dụng ý chí. Nó là sự chiến thắng khuynh hướng thuộc bản năng con người tự nhiên. Chúng ta chỉ có lòng thương yêu (agape) khi Chúa Cứu Thế Giê-xu khiến chúng ta chiến thắng được khuynh hướng tự nhiên của ta là giận dữ, cay đắng, để thể hiện thiện chí không gì thắng hơn được này đối với mọi người.

b) Tình thương Cơ Đốc (agape) là tình thương yêu không cho phép người ta làm theo điều họ thích mà không theo dõi kiểm soát. Không ai nghĩ người cha thương con thật mà cứ mặc đứa trẻ muốn làm gì thì làm. Có nghĩa là chúng ta không sửa phạt người để thoả lòng thù hận mà là khiến người trở nên tốt hơn. Kỷ luật và hình phạt Cơ Đốc luôn nhằm mục đích chữa lành chứ không phải báo thù.

c) Tình thương yêu làm căn bản cho các mối liên hệ cá nhân. Người ta thường dùng đoạn Kinh Thánh này làm căn bản cho chủ nghĩa hoà bình và các mối bang giao quốc tế. Nhưng trước hết và trên hết, nó đề cập đên những quan hệ riêng tư của ta với gia đình, với xóm giềng và với những người chúng ta thường gặp. Đây là điều răn dành cho tôi.

d) Chỉ Cơ Đốc nhân mới có khả năng tuân giữ điều răn này, chỉ ân điển của Chúa Cứu Thế Giê-xu mới khiến một người có được lòng bao dung và thiện chí bền bỉ trong tương quan với người khác. Chỉ khi nào Chúa Giê-xu ngự trong lòng thì sự cay đắng mới chết đi để tình thương nẩy sinh.

e) Sau cùng, điều răn này không chỉ liên quan đến việc cho phép người khác làm cho ta điều họ muốn mà đòi chúng ta phải làm gì cho họ nữa. Chúa truyền chúng ta phải cầu nguyện cho người. Không ai có thể cầu nguyện cho người khác mà vẫn còn ghét người. Khi tự đem mình cùng với đối phương đến trước Đức Chúa Trời, chúng ta không thể tiếp tục ghét người trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Con đường chắc chắn nhất để tiêu diệt sự cay đắng là cầu nguyện cho người mình ghét.

Lạy Chúa xin cho con sống thật với tình thương của Ngài, đó là điều con cần mà những người xung quanh con cũng cần qua đời sống con nữa.

(c) 2024 svtk.net