Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 30

Hậu Quả Của Sự Giả Trá

Ma-thi-ơ 7:15-20

" Hễ cây nào chẳng sinh được trái tốt thì phải đốn mà chụm đi" (c. #19).

Câu hỏi suy ngẫm: Trong lịch sử Hội Thánh những sự dạy dỗ sai lạc đã làm biến chất đạo Chúa như thế nào? Theo bạn, tà giáo có những điểm khác biệt căn bản nào? Bạn đang thực hành loại tôn giáo nào?

Sự dạy dỗ là giả dối nếu nó tạo ra một tôn giáo dễ dãi. Trong thời Phao-lô, có những giáo sư giả mà giáo thuyết của họ còn vang vọng trong Rô-ma 6:1-23. Họ nói với Phao-lô:"Ông có tin rằng ân điển của Đức Chúa Trời là điều lớn hơn hết trong toàn vũ trụ không?". "Có". "Ông tin rằng ân sủng Ngài rộng đủ để phủ lấp hết mọi tội lỗi không?", "có". "Nếu vậy, chúng ta cứ tiếp tục phạm tội cho thoả lòng phỉ chí, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ. Rốt lại, tội lỗi của chúng ta đã tạo cơ hội cho ân sủng lạ lùng của Ngài được thi thố". Một tôn giáo như thế chỉ là một tôn giáo giáo trá hình vì nó làm nhục tình yêu của Đức Chúa Trời . Sự dạy dỗ nào lấy sắt thép ra khỏi tôn giáo, lấy thập tự giá ra khỏi Cơ Đốc giáo, loại bỏ lời cảnh cáo ra khỏi tiếng phán của Chúa Cứu Thế, sự dạy dỗ nào đẩy sự phán xét vào hậu trường và khiến con người coi thường tội lỗi, đó là sự dạy dỗ giả dối.

Sự dạy dỗ giả dối là khi phân ly tôn giáo khỏi đời sống. Sự dạy dỗ nào đem người Cơ Đốc ra khỏi cuộc đời, khỏi những hoạt động trong thế gian là giả dối. Đó chính là sai lầm của các tu sĩ và ẩn sĩ. Họ tin rằng muốn sống cuộc đời Cơ Đốc phải rút lui vào sa mạc hay trong các tu viện, cắt đứt với cuộc sống đầy cám dỗ của thế gian, để có thể trở thành Cơ Đốc nhân, không sống trong thế gian. Chúa Giê-xu cầu nguyện cho các môn đệ:"7" (Giăng 17:15). Không ai trở thành tinh binh bằng cách chạy trốn. Cơ đốc nhân là chiến binh của Chúa Giê-xu, không thể chạy trốn. Men đâu làm được nếu từ chối bỏ vào đống bột? Chứng nhân sẽ có giá trị gì nếu không chịu làm chứng cho người chưa tin? Cơ Đốc nhân không phải là người đứng trên bao lơn nhìn xuống cuộc đời mà phải dấn thân vào mọi đấu tranh của đời sống.

Sự dạy dỗ là sai lạc nếu sản sinh ra một tôn giáo ngạo mạn và biệt lập. Sự dạy dỗ nào khuyến khích một người rút lui vào một giáo phái hẹp hòi, coi phần thế giới còn lại là ô tội, đó là dạy dỗ sai lầm. Chức năng của tôn giáo không phải là dựng lên bức tường ngăn cách mà là phá đổ mọi ngăn cách. Điều Chúa Giê-xu mong muốn là chỉ có một bầy và một người chăn mà thôi (Giăng 10:16). Sự hẹp hòi không phải là phẩm chất của tôn giáo mà là của sự vô tôn giáo. Tôn giáo có mục đích đem con người lại gần nhau chứ không phải đem chia cách. Tôn giáo là đem mọi người vào gia đình, chứ không cất họ thành từng nhóm thù địch nhau. Sự dạy dỗ nào tuyên bố Hội Thánh hoặc giáo phái mình có độc quyền về ân sủng Đức Chúa Trời là sự dạy dỗ sai lạc, vì Chúa Giê-xu không bao giờ đem đến sự chia rẽ, nhưng Ngài thâu hiệp lại.

Lạy Chúa, xin giúp qua con người khác thấy rõ đời sống tích cực, chân thật và yêu thương của Cơ-đốc nhân.

(c) 2024 svtk.net