Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 4

Tâm Lý Của Sự Kiêu Ngạo

Xuất Ê-díp-tô Ký 9:27-10:6

"Ngài phán bảo châu chấu kéo đến, cào cào nhiều vô số kể" (Thi-thiên 105:34 BDM ).

Câu hỏi suy ngẫm: Những vụ mùa nào bị mưa đá hủy hoại? Cái gì được chừa lại và tại sao? Tại sao Đức Chúa Trời nói Pha-ra-ôn cứng lòng?

Chúng ta xem xét kỹ hơn tâm lý kiêu căng tai hại của Pha-ra-ôn. Việc này giống như thăm dò chứng ung thư. Sự tăng chưởng Cơ Đốc của bạn có bị kiêu ngạo cản trở không? Lòng kiêu căng có ngăn cản bạn nói "Xin lỗi" người bị bạn gây tổn thương, hoặc phạm lỗi?

Các tai vạ ập xuống giống như khoảng thời gian trước một vụ nổ sẽ phá tung cửa tù cho Y-sơ-ra-ên. Bi kịch cá nhân của Pha-ra-ôn ấy là trước hết, ông không lắng nghe tiếng tích tắc của quạu bom (ông cứng lòng 9:34, 35) rồi sau đó ông mất khả năng (Đức Giê -hô-va làm cứng lòng ông, 10:1). Mọi tội lỗi đều cố gắng lấp đầy khoảng trống. Pha-ra-ôn tìm cách lấp đầy khoảng trống nào trong chính mình qua lòng kiêu ngạo không chuyển lay, khiến Đức Chúa Trời quở trách: "Ngươi không chịu hạ mình trước mặt Ta cho đến chừng nào?" (10:3). Dĩ nhiên, cũng có loại kiêu hãnh tốt và vô tội. Nó nằm trong bản chất chúng ta, vì cớ chúng ta được tiếp xúc với vinh quang của Đức Chúa Trời khi được tạo dựng theo hình ảnh Ngài, ý thức được giá trị của mình và mong mỏi giá trị đó được nhìn nhận. Nhưng nếu bị trôi giạt xa cách tình yêu cùng lòng tôn kính Đức Chúa Trời, thì ý thức đó thoái hóa thành "khoe khoang" mà theo Kinh Thánh, đó là đặc điểm của người dại (Sáng-thế Ký 11:1-9). Về sau Y-sơ-ra-ên được rèn luyện trong sự khôn ngoan cơ bản dạy rằng Đức Chúa Trời "là sự tụng ca của ngươi". Nhưng trong con người Pha-ra-ôn, sự kiêu căng, tội lỗi từ thuở ban sơ, đẻ thêm những xáo trộn quen thuộc khác như ngạo mạn, tự cao, nóng giận, khinh miệt người khác và thích thú hạ nhục họ. Kiêu căng là sự độc lập tưởng tượng đối với Đức Chúa Trời, phát sinh lo lắng bởi lẽ xem Đức Chúa Trời và Cứu Chúa là gánh nặng của bản thân mình. Những khao khát cực độ về ý nghĩa thật trong đời này cùng sự sống thật trong đời sau, là thực sự có thể thỏa mãn được, nhưng chỉ qua việc tự hủy kiêu căng giạu tạo của chính mình khi chúng ta bước tới cửa Đức Chúa Trời với bàn tay trắng (10:3; Mác 8:34-38).

Lạy Chúa yêu dấu, xin biến con thành đầy tớ như Ngài, sống cho người khác từng ngày. Khiêm cung và nhu mì, giúp kẻ yếu đuối, yêu thương trong mọi lời nói của mình.

(c) 2024 svtk.net