Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 6

Lãnh Đạo

Từ bài giảng luận "Chúa Khích Lệ Người Hầu Việc Ngài"

CN Aug. 14, 2011 – Hội Thánh North Hollywood

1 Ngày hai mươi mốt tháng bảy có lời của Đức Giê-hô-va phán ra bởi đấng tiên tri A-ghê mà rằng: 2 Bây giờ hãy nói cùng Xô-rô-ba-bên, con trai Sa-la-thi-ên, quan trấn thủ Giu-đa, và Giê-hô-sua, con trai Giô-xa-đác, thầy tế lễ cả, và dân sự sót lại, bảo chúng nó rằng: 3 Ai là kẻ còn sót lại ở trong các ngươi đã xem thấy vinh quang khi trước của nhà nầy? và bây giờ các ngươi xem nó ra làm sao? Nó ở trước mắt các ngươi, há chẳng phải như là hư không sao?

Vậy bây giờ, Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Xô-rô-ba-bên, ngươi khá can đảm; còn ngươi, Giê-hô-sua, con trai Giô-xa-đác, thầy tế lễ cả, cũng khá can đảm; Đức Giê-hô-va lại phán: Cả dân sự trong đất, các ngươi cũng khá can đảm, và hãy làm việc; vì ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Lời giao ước mà ta lập với các ngươi khi các ngươi ra khỏi Ê-díp-tô cùng Thần ta ở giữa các ngươi: chớ sợ hãi. (A-ghê 2:4,5)

Chúa cần gì ở những người đang dẫn dắt dân sự của Ngài?

Tiên trị A-ghê đã truyền lời phán của Chúa Giê-hô-va cho Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua khi công việc xây lại đến thờ đang bị đình trệ vì nhiều lý do khác nhau. Chúa muốn chính những người lãnh đạo phải đi tiên phong trong việc phá vỡ những bế tắc của công trình thánh này.

KHÁ CAN ĐẢM. Trước tiên là phải khôi phục lại sức mạnh từ trong lòng mình. Quyết tâm sẽ hổ trợ cho sức mạnh thể lực. Can đãm để trước nhất thắng hơn chính mình mà chỗi dậy và bắt đầu cho hành động. Can đãm để sẵn sàng đối diện với những bất trắc luôn ngăn trở công việc nhà Chúa. Can đãm không phải là liều lĩnh, nhưng như một ngọn lửa nhỏ trong tim để tiến lên và kêu gọi mọi người cùng tiến lên. Trong công trường thuộc linh, không ai làm việc đơn lẻ, nhưng đồng công với nhau, nâng đỡ nhau, cùng góp công góp sức để làm nên sức mạnh chung. Chính những người có trách nhiệm trước nhất phải can đảm để cả dân sự cũng sẽ thấy đó mà noi theo.

HÃY LÀM VIỆC. Sức mạnh tinh thần phải biến thành hành động cụ thể. Lãnh đạo chỉ huy không thể chỉ là ngồi đó chỉ tay năm ngón, nhưng phải tích cực làm việc. Làm việc bằng trí óc để định ra kế hoạch, đường hướng; và cũng góp sức của mình để cùng mọi người hoàn thành công tác. Phao-lô và Ti-mô-thê là những người giữ vai trò lãnh đạo, nhưng vẫn xem mình như những người lính và làm việc như những người lính giỏi của Chúa (IITim. 2:3). Tinh thần làm việc của những người hầu việc Chúa, của các tôi tớ Chúa là tận tâm tận lực để phục vụ, là chăm sóc giúp đỡ cho anh em mình cùng mạnh mẽ trong Chúa, nổ lực làm tròn nhiệm vụ đã nhận lãnh trước mặt Chúa, là vì lợi ích chung mà coi nhẹ những riêng tư của mình. Chúa Giê-xu đã tuyên bố như sau: "Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Math. 20:28).

CHỚ SỢ HÃI. Những nỗi sợ hãi làm chùn bước lãnh đạo trong nhiều trường hợp, nhưng đôi khi những e ngại cũng ngăn trở không ít. Tinh thần của lãnh đạo cần ổn định và kiên quyết, để dân sự của Chúa cũng không bị sự sợ hãi làm nãn lòng. Đôi khi người hầu việc Chúa phải đối diện với những áp lực, thế lực lớn hơn mực chịu đựng của mình, nhưng Chúa phán rằng "chớ sợ hãi" vì Chúa chẳng lớn hơn, mạnh hơn những khó khăn đó sao?

Với một tinh thần như thế, người chăn bầy cho Chúa sẽ làm tốt thánh chức của mình. Lãnh đạo hơn ai hết là người biết rõ bên cạnh mình có một gương phải noi theo, đó chính là Chúa. Chúa luôn luôn đưa ra những yêu cầu cần thiết và chính Ngài cũng thực hiện những điều đó bên cạnh người được giao công tác: "vì ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Lời giao ước mà ta lập với các ngươi khi các ngươi ra khỏi Ê-díp-tô cùng Thần ta ở giữa các ngươi". "Đức Giê-hô-va Vạn Quân – Lời Hứa – Thần" luôn hiện diện và đồng công thì tại sao không can đãm, bỏ phế công việc và cứ sống trong sợ hãi?