Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 873

Tên Gọi

Danh xưng Elohim (Ê-lô-Him) là hình thức số nhiều của từ El hoặc Eloah, một trong các định danh lâu đời nhất về thần thánh trên thế giới. Người Do Thái, mượn thuật ngữ El từ dân tộc Ca-na-an. Nó có thể chỉ về hoặc là Thiên Chúa đích thực hoặc là các thần ngoại giáo. Mặc dù từ ngữ El được sử dụng hơn 200 lần trong Kinh Thánh của người Do Thái, Danh xưng Elohim được sử dụng hơn 2500 lần. Hình thức số nhiều của nó được dùng để không chỉ ra một niềm tin vào nhiều thần linh nhưng nhấn mạnh sự uy nghiêm của một Ðức Chúa Trời thật sự. Ngài là Thiên Chúa của các thần linh, vị cao nhất của tất cả. Các Cơ đốc nhân có thể nhận ra trong hình thức số nhiều này là một gợi ý của Thiên Chúa Ba Ngôi là, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Từ ngữ Elohim xuất hiện ba mươi hai lần trong chương đầu tiên của sách Sáng thế ký. Sau đó tên Yahweh xuất hiện cũng nhiều và thường được kết hợp với tên Elohim và, trong Kinh thánh NIV, cả hai được viết cùng với nhau dịch là "Đức Chúa Trời Chủ tể."

Từ Elohim là chữ Do Thái dành cho Đức Chúa Trời, từ này xuất hiện ở câu đầu tiên của Kinh Thánh. Khi chúng ta cầu nguyện đến danh Elohim, chúng ta hãy nhớ rằng Ngài là Đấng đã bắt đầu tất cả mọi sự, tạo ra các tầng trời và trái đất, và phân chia ánh sáng với bóng tối, nước với đất, đêm với ngày. Cái tên cổ này về Đức Chúa Trời chứa đựng ý tưởng về sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa cũng như quyền và chủ quyền của Ngài. Chúa Giê-su cũng đã dùng một thể danh xưng trong lời cầu nguyện khắc khoải của mình trên thập tự giá: "Vào ba giờ chiều, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: "Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma sa-bách-tha-ni?" nghĩa là: "Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?" (Mác 15:34)

Môi-se đã nói với Chúa, "Giả sử tôi đi đến với người I-sơ-ra-ên và nói với họ: "Đức Chúa Trời của tổ phụ các bạn đã sai tôi đến với các bạn, và họ hỏi tôi, "Tên Đấng ấy là gì?" Rồi tôi sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môi-sê, "Ta Là Đấng Hằng Hữu". Đây là điều con hãy nói với người Do Thái: "Đấng Hằng Hữu đã gửi tôi đến với các bạn" (Xuất Ê-díp-tô 3:13 -14). Trong thực tế, các chữ "Đấng Hằng Hữu" liên quan chặt chẽ với bốn phụ âm tiếng Do Thái tạo nên danh từ Yahweh, là tên giao ước của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Mặc dù ý nghĩa chính xác của tên này thật khó khăn để biết chắc chắn, Chúa có thể đã tiết lộ mình không chỉ như là Thiên Chúa, Đấng luôn luôn hiện hữu, nhưng cũng là Đức Chúa Trời, Đấng luôn luôn ở cùng dân sự Ngài.

Khi Đức Giê-su bị tấn công bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo, là các kẻ đã không nhận ra Ngài Đấng Mê-si, Ngài làm họ choáng váng bởi không chỉ tự xưng là Đấng Cứu Thế, nhưng bởi xác định mình cùng với Đức Chúa Trời, khi nói: "Trước khi Áp-ra-ham được sinh ra, Ta Hằng Hữu" (Giăng 8:58). Trong Chúa Giê-su, chúng ta có những hình ảnh sống động và phong phù nhất về Đức Chúa Trời có thể hình dung được. Không còn là Thiên Chúa dường như dao động xa cách, không vui với cái thế giới Ngài đã tạo thành. Thay vào đó, Ngài cúi mình xuống chúng ta, chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta và gánh vác gánh nặng của chúng ta. Qua của lễ toàn hảo của sự sống, Ngài trở thành Đường Đi cho chúng ta về cùng Chúa Cha. Ngài là Cây Nho Thật mà chúng ta ở cùng, sanh trái cho vương quốc của Thiên Chúa. Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương, là Đấng sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng sẽ luôn có mặt với chúng ta để dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Trong tất cả những lời hứa của Chúa Giê-su trong Kinh Thánh không gì lớn hơn lời này: "Đức Giê-su bảo: "Chính Ta là sự sống lại và sự sống, người nào tin Ta, dù có chết, cũng sẽ sống. Còn ai sống mà tin Ta sẽ chẳng bao giờ chết." (Giăng 11:25-26).

By Ann Spangler (dch)