Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 929

Vâng Theo Tiếng Chúa

"Như vậy đức tin đến bởi sự người ta nghe... lời (Rhema) của Đức Chúa Trời" (Rôma 10:17).

A.LỜI LOGOS VÀ LỜI RHEMA Có hai chữ Hylạp được dịch là "lời" trong Kinh Thánh tiếng Việt đó là chữ "LOGOS" và "RHEMA". Lời Logos thường là những "lời" được viết lại. Lời Rhema thường là những lời sự sống hoặc lời ban sự sống.

Nói về người Bêrê : "Những người này có ý hẳn hoi hơn người Têsalônica, đều sẵn sàng chịu lấy đạo (Rhema), ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh (Logos) để xét xem lời giảng có thật chăng" (Công vụ 17:11).

Những câu Kinh Thánh này minh họa mối liên kết giữa lời Logos và lời Rhema. Chúng luôn luôn đi cùng với nhau. Chúng ta phải biết Kinh Thánh (lời Logos) để xem lời (Rhema) mà chúng ta nghe có thật sự đến từ Đức Chúa Trời hay đến từ các thần khác. Đức Thánh Linh (Rhema) và Kinh Thánh (Logos) luôn luôn hòa hợp với nhau.

Chúa Giê-su phán với những người Pharisi : "Các ngươi lầm vì không hiểu Kinh Thánh (Logos), và cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trởi (Rhema) là thế nào." (Math 22:29). Những người Pharisi trong thời Chúa Giê-su đã không biết lời Logos cũng như lời Rhema. Nhiều người lãnh đạo Hội Thánh không biết Kinh Thánh cũng như quyền phép của Đức Chúa Trời. Những người lãnh đạo hay Hội Thánh như vậy sẽ khiến Đức Chúa Trời nhả họ ra. (Khải 3:15).

Những nhà lãnh đạo Hội Thánh khác biết Kinh Thánh nhưng lại không biết quyền phép Đức Chúa Trời thường bị khô khan.

Cũng có những người lãnh đạo Hội Thánh biết quyền phép của Đức Chúa Trời nhưng không biết Kinh Thánh, thường kiêu căng. Nhưng nếu bạn biết cả Kinh Thánh và quyền phép của Đức Chúa Trời - sẽ khiến cho bạn và Hội Thánh của bạn lớn lên.

1.Lời Rhema đến từ Đức Chúa Trời. Một lời Rhema thường là một sự truyền đạt từ Đức Chúa Trời để phát họa một chương trình hay ban quyền năng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh và một câu Kinh Thánh nào đó đụng chạm đến chúng ta với quyền năng, tức là chúng ta đang nhận được một lời Rhema (lời sống) cho nhu cầu cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta đang cầu nguyện cầu xin sự khôn ngoan hay sự trả lời của Đức Chúa Trời cho nan đề bế tắc của chúng ta, và bỗng nhiên Chúa phán trong lòng chúng ta cho biết cách giải quyết nan đề với những từ ngữ rất rõ ràng, đó là lời Rhema.

Khi chúng ta đang thi hành chức vụ và bỗng nhiên được thúc giục phải làm một hành động đặc biệt nào đó mà mang lại kết quả phước hạnh, đó là lời Rhema.

Cẩn thận : Chúng ta không nên xem tất cả động cơ, sự thúc giục, cảm giác là lời Rhema. Không một lời Rhema nào lại trái với Kinh Thánh (Logos), là lời đời đời của Đức Chúa Trời.

Nếu tôi bịnh, tôi có thể mở Kinh Thánh và đọc : "... Bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh" (IPhierơ 2:2). Tôi được lời hứa là ý muốn của Đức Chúa Trời là chữa lành cho tôi. Tuy nhiên có thể tôi không được chữa lành khi tôi đọc câu Kinh Thánh đó.

Phép Lạ Tại Hebei. Khoảng 15 năm trước, khi tôi đang thi hành chức vụ tại Hebei với nhà truyền giáo D’Sousa, người Đài Loan. Ông mời tôi đi thăm một người bịnh phải nằm liệt giường. Khi chúng tôi đến nhà người bịnh và bắt đầu cầu nguyện cho anh ta, tôi cảm thấy Đức Thánh Linh đang ban cho tôi một sứ điệp cho anh ta.

Tôi nói với anh "nếu anh không ăn năn, anh sẽ chết".

Bổng nhiên anh ta vở òa khóc nức nở. Anh cầu nguyện và khóc lóc thảm thiết, chiếc giường nhỏ của anh bắt đầu run rinh.

Lời (Rhema) của Chúa lại đến với tôi "Hãy nắm tay anh ta và bảo anh ta đứng dậy bước đi trong danh Chúa Giê-su." Tôi nắm tay anh ta và bắt đầu kéo nhẹ anh ra khỏi giường. Anh ngồi dậy cách chậm chạp và đứng run rẩy trên đôi chân mình. Một chốc sau anh la lớn và nhảy khắp phòng. Anh đã được chữa lành cách kỳ diệu chỉ trong vài phút.

Sau này tôi được biết anh ta là một tín đồ sa ngã, và khi tin Chúa, anh là một kẻ cướp nổi danh, đã từng giết nhiều người.

Anh đã xa lánh Đức Chúa Trời, thối lui trong tội lỗi và mắc phải bịnh tim không sao chữa trị được và cả bịnh thận. Sức khỏe của anh rất xấu và bác sĩ căn dặn rằng không ai được di chuyển anh, bởi vì điều đó có thể giết chết anh. (Tôi rất vui vì đã không biết điều đó – có lẽ nếu biết tôi sẽ e ngại khi vâng lời Chúa).

Đêm đó, anh đã làm chứng tại buổi truyền giáo. Bởi vì anh quá nổi tiếng trong cộng đồng nên khi nghe bài làm chứng của anh nhiều người trở lại tin Chúa và được chữa lành.

Tôi mong ước những buổi nhóm nhân sự hoặc những tài liệu huấn luyện đều nhấn mạnh việc dạy cho các học viên biết làm thế nào để nhận lãnh các ân tứ của Đức Thánh Linh và làm thế nào để nghe tiếng của Đức Chúa Trời trong chương trình dạy của họ.

2.Lời Của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh, Chứ Không Phải Là Kiến Thức Suông. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì những người như tiến sĩ John Wimber, tiến sĩ Peter Wagner và tiến sĩ Donald Mc Govern, là những tôi tớ dũng cảm của Đức Chúa Trời, là những người nổi bật trong lịch sử của đất nước chúng ta bởi vì họ đã thừa nhận tầm quan trọng của Đức Thánh Linh trong công tác truyền giáo và xây dựng Hội Thánh. Họ không giống với những người đồng thời của họ là những người chỉ nhấn mạnh trên triết lý, văn chương, lịch sử, tâm lý và nhiều môn khác thay vì Kinh Thánh. Những người này dạy cho những học viên của mình cách chuẩn bị cho trận chiến thuộc linh với Satan và các quỷ sứ của nó. Họ dạy cho các học viên cách chữa lành người bệnh như thế nào, đuổi quỷ và giảng Tin Lành kèm với phép lạ xác nhận cho lời của Đức Chúa Trời. Thay vì dạy cho học viên kiếm những bằng cấp thần học, họ gây dựng những con người nóng cháy với Đức Thánh Linh là những người có thể xua tan những ảnh hưởng của ma quỷ trên đất nước chúng ta. Chúng ta cần những người như Philip, người đã đi xuống thành phố samari để giảng về Đấng Christ. Kinh Thánh chép : "đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói; vì có những tà ma kêu lớn tiếng lên mà ra khỏi nhiều kẻ bị ám, cùng kẻ bại và kẻ được chữa lành cũng nhiều." (Công vụ 8:6-7). Sự huấn luyện của chúng ta phải sản sinh ra những người như Êtiên và Philip – là những người sẽ thách thức với quyền lực của sự tối tăm và đắc thắng. Và rồi chúng ta sẽ thấy "Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân" (Math 24:14).

3.Đức Tin – Không Phải Sự Kiêu Ngạo. Nếu chúng ta cứ tiếp tục thay thế kiến thức suông cho lời Rhema của Đức Chúa Trời, chúng ta đang có khuynh hướng thất bại. Một trong những điều nguy hiểm nhất của nền giáo dục cao là sản sinh ra những con người kiêu căng thay vì những con người đầy dẫy đức tin. Nói cách khác theo Phaolô "Sự hay biết sanh kiêu căng còn sự hy sinh làm gương tốt" (ICôr 8:1). Đừng để chúng ta thờ phượng kiến thức của trần gian, đừng đặt đức tin của chúng ta vào sự khôn ngoan trong tri thức và những kỹ thuật mà chỉ đem lại sự kiêu ngạo và không kết quả, thay thế cho quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống và chức vụ của chúng ta. Hơn thế nữa chúng ta hãy khát khao trở thành những người nghe và làm theo lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy học cách nghe tiếng của Đức Chúa Trời.

RALPH MAHONEY (Theo Cây Gậy Của Người Chăn Bầy)