Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 14

Sự Hiếu Thảo Trong Đường Chính Đạo

Xuất 20:12 Con người là một loài rất tốt đẹp, rất quý giá ở giữa cõi hoàn vũ vạn vật; và con người của mỗi chúng ta đương có đây; được sinh ra được lớn lên; ngoài Đấng Thượng Đế thì cha mẹ là người bậc nhất mà chúng ta đã thọ ơn; vì nhờ có cha mẹ nên mới có ta; như vậy cha mẹ là người đáng cho chúng ta phải kính mến vào bậc nhất mà chúng ta phải kính mến vào bậc nhất ở trong thế gian nầy. Đạo chúa cũng như hiền xưa; Dạy con người phải lấy chữ hiếu mà đối với cha mẹ; Chữ hiếu có nghĩa là: Biết thương mến, kính trọng va đền đáp cái công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Trong nho giáo, sách đại học có câu: "Vi nhân tử chỉ vi hiếu" nghĩa là đạo làm con phải lấy sự hiếu thảo cha mẹ làm gốc. Người xưa cũng có câu rằng "Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên" nghĩa là ngàn cuốn sách chép muôn vạn điển tích thì cũng lấy việc hiếu thảo làm đầu nhất. Kinh thánh của Thượng Đế cũng dạy rằng: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi ban cho." Như vậy sự hiếu với cha mẹ là điều rất quan trọng cho mỗi một con người đã sanh ra ở trong thế gian này. Sự hiếu thảo bằng cách nào? Có phải là khi cha mẹ đã chết mà còn cúng tế cho to lớn; giỗ quải cho linh đình đốt vàng mã cho thật nhiều mới là có hiếu chăng? Sự hiếu thảo của đứa con đối với cha mẹ cốt yếu là lúc cha mẹ đang sống.

I. LÚC CHA MẸ CÒN SỐNG:

Lúc cha mẹ còn sống làm con phải biết đền đáp công ơn của cha mẹ. Phải hết lòng yêu mến cha mẹ; kính trọng cha mẹ tỏ ra bằng cách ăn ở và việc làm của mình như: lễ phép với cha mẹ, cụ thể: Khi đi biết thưa; về biết trình; cha mẹ gọi thì dạ; bảo thì phải vâng. Lúc cha mẹ giận con, có rầy la đánh đập! Làm con không phép cãi lại; không phép giận lại; không phép oán ghét cha mẹ. Khi cha mẹ quyết định bảo con điều gì; làm trái ý cha mẹ. Khi cha mẹ già yếu hay ốm đau, phải hết lòng săn sóc. Cha mẹ trong cảnh nghèo; làm con phải giúp đỡ dầu phải bớt ăn nhịn ăn nhịn mặc của mình. Khi cha mẹ qua đời, thì chôn cất cẩn thận tùy nhà phong kiệm mà làm cho phải lẽ, mồ mả của cha mẹ thì phải thăm viếng sửa sang; Công ơn của cha mẹ thì nên ghi nhớ luôn bằng sự kỉ niệm ở trong lòng chớ không nên bày ra sự cúng tế giỗ quải;

Vì cùng tế giỗ quải, cha mẹ không thể nào ăn hay hưởng được; như vậy muốn hiếu thảo với cha mẹ khi đã chết rồi thì phải làm thế nào?

II. KHI CHA MẸ ĐÃ KHUẤT RỒI:

Ấy là vâng lời cha mẹ khi đã khuất rồi cũng như lúc còn sống. Khi cha mẹ còn sống muốn con không hoang đường phóng đảng; nên cấm con không được chơi bời với bạn bè bê bối; không được rượu chè cờ bạc lêu lỏng điếm đàng; thì khi cha mẹ qua đời rồi, cũng phải giữ điều mà cha mẹ em đã cấm; không dám làm điều trái ý của cha mẹ mặc dầu cha mẹ đã chết rồi.

Cha mẹ nào cũng thường dạy con: Trong gia đình, anh em chị em phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, đùm bọc lẫn nhau. Trong họ hàng nội, ngoại; Phải kính trọng, và lễ phép với bác, chú, cô, dì, cậu, mợ.

Lời day quý báu của cha mẹ, làm con phải vâng giữ lấy và làm theo. Một khi thấy ông anh, bà chị hay đứa em của mình có làm điều gì không vừa lòng mình, hoặc là ngang trái đi nữam thì vì chữ hiếu với cha mẹ mà thương lấy anh chị em của mình, khoan dung, tha thứ, không ghét không giận, không câu chấp. Hiếu với cha mẹ cũng phải lo tưỡng đến anh chị em của mình; em ngã, chị nâng; anh ngã em nâng, đừng để ai chết mặc ai. Còn đối với chú, bác, cô dì, cậu mợ, là người anh em ruột với cha mẹ; Thương cha mẹ thì cũng phải có bổn phận thương đến những người ấy.

Tóm lại, vâng lời cha mẹ đã dạy, giữ điều cha mẹ khi cha mẹ đã cấm, không dám làm điều trái ý cha mẹ, ấy là sự hiếu thật của người làm con đối với cha mẹ khi cha mẹ đã chết rồi. Còn như lấy sự cúng tế giỗ quải mà cho là có hiếu thì không phải là chính lý.

III. KHÔNG NÊN BÀY RA SỰ CÚNG GIỖ

Vì cha mẹ không thể về lại dương trần, cũng không thể ăn hoặc hưởng những vật thực mà con cháu cúng tế; nếu ăn hưởng được thì một năm có 365 ngày mà cúng tế cha mẹ, ông bà có một vài ngày mà thôi; thì những ngày khác cha mẹ, ông bà ăn hưỡng vào đâu? Con người sống có cái thân thể xác thịt, thì cần phải ăn uống để lấy chất bổ nuôi thân; chớ khi chết rồi, linh hồn là thể vô hình thì không còn ăn uống gì được nữa; vả lại linh hồn của con người không cư trú ở cõi đời này được. Ngạn ngữ có câu: "Người đời một cảnh hai quê; sống gởi thác về." Khi đã thác về quê rồi thì không còn trở lại cảnh tạm nữa; Lại một điều chúng ta nên xét cho kỹ, ấy là: Nếu linh hồn của cha mẹ, ông bà cần ăn hưởng những vật thực của đời này, thì sao người ta không cúng quải mỗi ngày; một năm chỉ cúng quải một vài lần thì làm sao mà phải lẽ được! Thật ra thì cúng quải; cha mẹ không thể ăn được mà còn gây nên cái ấn tượng cho nhiều người nghĩ rằng: sau khi cha mẹ ông bà qua đời rồi, mình còn phải lo cúng giỗ nữa, nên họ không làm tròn bổn phận lam con, làm cháu đối với cha mẹ, ông bà lúc đang sống! Cũng có nhiếu người đối xử với cha mẹ, ông bà lúc đang sống rất bạc bẽo; thiếu lễ nghĩa, thiếu hôm sớm, thiếu sự cung phụng; đến khi cha mẹ, ông bà chết thì cúng tế rất long trọng; lễ vật rất linh đình; ngày giỗ, ngày chạp thì làm rất kính cẩn và thịnh soạn! Làm như vậy không ích gì cho cha mẹ, cho ông bà, mà còn làm buồn tủi cho cha mẹ, ông bà thì có! Người xưa từng đã có câu than trách rằng: "Sống một miếng chẳng cho ăn; chết làm văn tế ruồi." Muốn tránh cái tệ đoan cho xã hội cùng làm theo chân lý, nên người có đạo không cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Song để tưởng nhớ đến cái ngày cha mẹ, ông bà đã từ trần; chúng ta có thể giữ ngày ấy làm ngày kỷ niệm, chớ không phải ngày giỗ. Nhưng hãy cẩn thận e dễ sa vào sự cám dỗ của ma quỉ, tà thần mà trái mạng lệnh Thượng Đế chăng? Để tránh khỏi việc cám dỗ có thể sa vào sự mê tín dị đoan, ta nên giữ ngày sinh nhật của cha mẹ, ông bà làm ngày tưởng niệm như các dân tộc đã tin kính Thượng Đế vậy.



CHỮ HIẾU CHO TRÒN

Ai theo Chính Đạo kính ông bà
Thờ Chúa cho tròn hiếu mẹ cha
Yêu Chúa yêu người yêu đất nước
Mến đời mến đạo mến bông hoa
Ra tay tác hợp nền nhân nghĩa
Để khỏi mang danh tiếng thế gia
Vững bước đường trường trên chánh lý
Thì đời ta đẹp tựa bài ca.