Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 371

Chốn Nương Thân

Từ bài giảng luận “An Núp Nơi Vầng Đá Muôn Đời

CN Aug 26, 2018 - Hội Thánh North Hollywood

Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình; Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi náu ẩn cao của tôi. (Thi-thiên 18:2) [đọc 2 Samuên 22 hoặc Thi thiên 18]

Phần tiêu đề của Thi Thiên ghi rằng: Thơ Đa-vít, tôi tớ của Đức Giê-hô-va làm; người đọc các lời bài này cho Đức Giê-hô-va trong ngày Đức Giê-hô-va giải cứu người khỏi tay mọi kẻ thù nghịch và khỏi tau Sau-lơ. Còn câu đầu tiên của 2 Samuên 22 chép: Khi Đức Giê-hô-va đã giải cứu Đa-vít khỏi tay các thù nghịch và khỏi tay Sau-lơ, thì người hát các lời này mà ngợi khen Đức Giê-hô-va. Đây là những lời tạ ơn mang tính cách nghi lễ trang trọng để tỏ lòng biết ơn trước lòng nhân từ và thương xót của Chúa quá đổi đối với tác giả. Điều đó không phải chỉ dành riêng cho Đa-vít, người đẹp lòng Đức Chúa Trời và được Ngài yêu; nhưng cũng dành cho chúng ta, những người thuộc về Chúa, nếu tôi cũng có một tấm lòng chân thành như Đa-vít đối với Chúa.

Trong 20 câu đầu của Thi Thiên này, trước khi nói đến một quyền năng vô song, nhà vua đã dùng nhiều danh xưng để bày tỏ sức mạnh đó là dành cho cá nhân mình, là một mối tương giao thân cận, là một sự trợ giúp, một tài sản cá nhân, lúc nào cũng có bên mình trong những cơn nguy cấp: năng lực tôi, hòn đá tôi, đồn lũy tôi, cái khiên tôi, sừng cáu rỗi tôi, nơi náu ẩn cao của tôi. Tình cảm mà nhà vua đáp lại là: tôi yêu mên Ngài, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình, tôi sẽ kêu cầu Ngài. Đó là tinh thần mà tôi phải có để tương giao với Chúa, không phải là sợ hải, né tránh mà là thân thuộc, quý trọng và lúc nào cũng nương nhờ để được che chở, bảo vệ. Tiếp theo sau mối thâm tình đó là những trải nghiệm để biết sự toàn mỹ, vô đối của sự giải cứu từ Chúa, không có gì có thể chống nghịch lại và vi diệu vô cùng. Đời sống theo Chúa của tôi cũng vậy, không phải chỉ học biết mà còn phải trải nghiệm sự tiếp sức ,trợ giúp của Chúa, nghĩa là tôi phải vững lòng bước vào những nguy biến, nghịch cảnh để nhận biết Chúa nhiều hơn và kính yêu Ngài càng hơn.

Đọc tiếp câu 21-28. Tôi thấy ở đó có một con người sống rất công bình và tinh sạch, một con người sống theo Lời dạy của Chúa một cách hết sức cần mẫn. Không có gì ngạc nhiên khi ở trong sự che chở tuyệt vời của Chúa, người nào đó là người phải sống xứng đáng trước mặt Chúa. Chúa không đứng về phe của những kẻ xấu, sống luông tuồng theo bản ngã xác thịt, mà ơn Ngài luôn dành cho những kẻ bước đi trong sự chăn dắt của Ngài, thuận phục Ngài. Vấn đề là đến bao giờ tôi mới có thể được gọi là sống đẹp lòng Chúa?

Câu trả lời cho nan đề trên nằm trong phân đoạn từ câu 29 đến 43. Không phải tôi có khả năng để làm tốt mọi sự đó, nhưng bên cạnh tôi có Đấng thêm sức, giúp đở để “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”(Phi-líp 4:13). Hãy xem: nhờ Ngài tôi sẽ (29), Đức Chúa Trời thắt lưng tôi (32), Ngài làm cho chơn tôi (32), Ngài tập tôi (33), Chúa mở rộng đường dưới bước tôi (36) … Tất cả là từ Chúa, bời Chúa luôn ở bên trợ giúp tôi sống tốt lành. tôi chỉ là một đầy tớ “đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-xu Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Êphêsô 2:10).

Tôi càng vừng vàng hơn, bởi không phải chỉ đên khi nguy cấp Chúa mới ra tay tiếp cứu, trợ giúp hay giải thoát tôi mà đó là một tình yêu đời đời, một tình yêu không ngừng nghỉ, một sự quan tâm không hề chớp mắt, theo dõi tôi luôn luôn: Chúa đã giải cứu (43) trong quá khứ, Ngài giải cứu tôi (48) trong hiện tại, và Đức Giê-hô-va ban …sự giải cứu lớn lao và làm ơn … đên đời đời (50).

Tóm lai, khi tôi ở trong nhà Đức Giê-hô-va, tôi thật sự đã nương thân vào nơi an toàn tuyệt đối, không còn phải lo sợ điều gì nữa. Cho nên Thánh Kinh cũng có chép rằng: “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? …Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần” (Rôma 8:35,37).