Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1333

Lý Do Thật Của Sự Tranh Luận

"Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có”, (Phi-l íp 2: 4-5).

Khi chúng ta gặp một ai đó để giải quyết một việc mâu thuẫn, trước tiên chúng ta phải thú nhận một phần nan đề thuộc về mình. Sau đó, chúng ta cần lắng nghe các tổn thuơng và quan điểm của người khác.

Chúng ta nghĩ rằng mình tranh luận về ý tưởng. Nhưng thật sự chúng ta tranh luận về cảm xúc. Bất cứ khi có một cuộc xung đột, một người nào đó cảm thấy bị tổn thương. Ai đó cảm thấy bị lạm dụng. Ai đó cảm thấy nhẹ lòng. Nó không phải là ý tưởng gây ra xung đột. Cảm xúc bị dồn nén đằng sau ý tưởng.

Làm người khác tổn thương. Làm nhiều người bị tổn thương, họ càng bị nhiều người khác đả kích . Những người không bị tổn thuơng sẽ không làm tổn thương người khác. Những người tràn đầy niềm vui đem niềm vui cho người khác. Những người đầy bình an đem bình an cho người khác. Nhưng những người bị tổn thuơng trong lòng sẽ làm người khác tổn thương. Họ thường bị đả kích.

Nếu chúng ta muốn giao tiếp với mọi người, chúng ta cần bắt đầu với nhu cầu của họ, nỗi đau của họ và lợi ích của họ. Nếu chúng ta muốn trở thành một nười bán hàng giỏi, chúng ta đừng bắt đầu với sản phẩm của mình. Chúng ta bắt đầu với nhu cầu, nỗi đau và sở thích của khách hàng. Nếu chúng ta muốn trở thành một giáo sư hay mục sư giỏi hoặc bất cứ nghề nào khác, chúng ta bắt đầu với những người có nhu cầu, khổ đau và sở thích của họ.

Phi-líp 2: 4-5: "Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có”.

Chúng ta thường bận rộn cố gắng đến những người mà chúng ta xung đột để thấy vị trí của mình và chúng ta không chịu nghe lời họ? Chúng ta quá bận rộn để nói và không lắng nghe họ, vì thế càng ngày càng đi xa hơn.

Hãy cố gắng chuyển sự tập trung từ nhu cầu của mình sang nhu cầu của người khác. Giải quyết xung đột bắt đầu bằng cách nhìn vào hoàn cảnh. từ "nhìn” trong Phi-líp 2 là từ tiếng Hy-lạp scopes. Đó là từ chỉ về kính hiển vi, kínk viễn vọng.

Scopos có nghĩa là tập trung. Câu tiếp theo nói rằng thái độ của chúng ta nên giống với thái độ của Chúa Giê-su. Giống Chúa Giê-su khi chúng ta tập trung vào nỗi đau của người khác hơn là của chính mình.

Có một câu tục ngữ cũ nói rằng: "Cần phải tìm hiểu trước khi được hiểu.” Khi bạn tập trung vào nhu cầu người khác, không phải cho riêng mình, bạn có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và tiến đ̣ến việc giải quyết xung đột.

Rick Warren (Nhã Ca lược dịch)