Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1346

Của Lễ Ngợi Khen

Đức Chúa Trời biểt rằng chúng ta phải dâng để rồi được nhận. Ngài muốn chúng ta được phong phú, nhưng trước hết Ngài yêu cầu một của lễ. Đó là những gì xảy ra khi chúng ta dâng cho Chúa. Chúng ta làm một của lễ, chúng ta dâng nó cho đến khi nó bị làm cho đau đớn rồi của lễ của chúng ta đáp ứng được với luật pháp của Đức Chúa Trời. Đến lượt Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta và chúng ta trở thành người nhận sự ban thưởng dư dật của Ngài.

Một ví dụ nữa về việc dâng của lễ được thấy trong đời sống của Đavít. Trong II Samuên 24 và I Sử ký 21, Đavít làm trái với mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, ông đã phạm tội trong việc cải tổ dân sự Ysơraên. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nổi lên cùng ông và Chúa sai bệnh dịch hành hạ dân Ysơraên. Một thiên sứ hủy diệt bắt đầu đưa tay ra trên Giêrusalem để hủy diệt nó. Kinh Thánh cho biết rằng Đavít buồn rầu và ăn năn trước mặt Chúa. Đức Chúa Trời nhậm lời Đavít và bảo ông hãy dâng của lễ cho Đức Giê hô va tại sân đạp lúa của Ọt Nan.

Chúa phán rằng hãy dựng một bàn thờ trên sân đạp lúa của Ọt Nan người Giêbusít. Đây là một thách thức đối với Đavít. Ọt Nan là một công dân. Ông đang ở giữa mùa thu hoạch lúa mì. Nếu Đavít xây một bàn thờ ở giữa sân đạp lúa thì sẽ không còn chỗ nào cho việc đạp lúa kế tiếp.

Nhưng khi Ọt Nan chiếu mệnh lệnh của Đức Chúa Trời cho Đavít, ông liền dâng sân đạp lúa mình cho vua mà không lấy một khoản tiền nào. Ông nài xin Đavít lấy sân đạp lúa, lấy bò của ông để dâng của lễ thiêu, cộ sân đạp lúa dùng làm củi, lúa miến dùng làm của lễ chay.

Về điểm nầy, Đavít đang đối diện với một cám dỗ lớn. Mọi điều Đức Chúa Trời đòi hỏi đã được Ọt Nam dâng hiến. Nhưng Đavít hiểu rằng bò đực, cộ đạp lúa, sân đạp lúa, tất cả đều thuộc Ọt Nan. Đức Chúa Trời yêu cầu một của lễ từ Đavít chứ không phải của Ọt Nan. Đó là một sự cám dỗ lớn đối với Đavít. Thật là dễ làm thỏa mãn đòi hỏi của Đức Chúa Trời mà không đụng đến của lễ từ đời sống riêng của ông.

Sự cám dỗ nầy cũng thường xảy đến với chúng ta. Thời khóa biểu của chúng ta thật bận rộn. Tâm trí chúng ta nhét đầy công việc của đời. Rồi khi chúng ta đến nhà của Chúa, chúng ta mong ước vị mục sư hay ban âm nhạc hay ban hát dâng của lễ thờ phượng thay cho mình.

Đavít biết chìa khóa của việc dâng của lễ bao hàm chính ông. Ông phải có của lễ của riêng mình. Ông hiểu rằng nếu dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ mà ông không phải trả một giá nào hết thì thật là sĩ nhục cho danh tánh của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đavít dâng một của lễ, thật đáng là một của lễ. Đavít là người biết dâng hiến chứ không phải là một người chỉ biết nhận lãnh. Ông nắm được chìa khóa, là nguyên tắc của tất cả các của lễ. Của lễ phải đụng đến xác thịt của chúng ta. Đó là những điều mà chúng ta phải làm cho dù chúng ta có cảm thấy như thế nào.

Giá Cao Của Lời Ngợi Khen Chân Thành

Có một giá phải trả khi bước vào sự ngợi khen và thờ phượng. Đó là một số điều phải đụng đến đời sống của chúng ta. Có một giá phải trả cho quá trình nầy. Nhưng mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta đối diện với những gì tôi gọi là "sự dâng hiến của Ọt Nan”. Có lẽ có một nghi thức tế lễ. Có lẽ sẽ có ban hát hay. Vị mục sư có thể có một sứ điệp tuyệt vời. Thật là dễ khi ngồi ở hàng ghế phía sau và thưởng thức các nổ lực của người khác. Nhưng Đức Chúa Trời đòi hỏi mỗi chúng ta một của lễ bằng sự ngợi khen.

Điều đó có nghĩa là Ngài đòi hỏi chúng ta phải trả một giá nào đó. Chúng ta đối phó với một vấn đề căn bản. Chúng ta sẽ chấp nhận của lễ của "Ọt-Nan”, hay chúng ta dâng cho Chúa một của lễ bằng sự ngợi khen ?

Đức Chúa Trời không chỉ thích lời ngợi khen mà chúng ta dâng lên cho Ngài trong lúc mọi việc như diễn tiến tốt đẹp, nhưng Ngài chú tâm đến lời ngợi khen do từ tấm lòng đang ở giữa sự thử thách, khốn khó, ưu phiền, bệnh tật, bị ma quỉ ức hiếp, bị cám dỗ, các khó khăn trong quan hệ và các nan đề về tài chánh, trong những lúc như vậy, Ngài vẫn đòi hỏi của lễ bằng sự ngợi khen, Ngài vẫn yêu cầu ca hát. Khi chúng ta dâng sự ngợi khen đúng lúc hoàn cảnh bi đát nhất có nghĩa là chúng ta muốn dâng tất cả cho Ngài. Khi chúng ta hành động theo nguyên tắc của việc dâng của lễ thì được đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng của lễ phải trả một giá nào đó. Đó là nguyên tắc làm hài lòng Ngài, nhưng lại là điều mà chúng ta cố gắng tránh. Chúng ta thích ca ngợi Chúa khi hoàn cảnh dễ dàng, chúng ta sẽ ca ngợi Chúa khi mọi việc diễn tiến tốt đẹp. Nhưng Đức Chúa Trời thì thích chúng ta ca ngợi Ngài khi chúng ta bước đi trong thử thách của lò lửa hực, đó là lúc Ngài muốn chúng ta dâng cho Ngài một của lễ. Nhưng chính lúc đó chúng ta lại ở trong sự cám dỗ lớn.

Một phần của lễ ca ngợi hướng tư tưởng chúng ta trực tiếp về Chúa. Ý chí nắm chặt tâm trí, và tập trung sự chú ý của chúng ta trên lời Chúa và chính mình Ngài. Đó là của lễ. Đó là một nổ lực điều nầy phải thực hiện hoặc khi chúng ta đến nhà của Chúa hoặc trong đời sống hằng ngày.

TERRY LAW (Quyền năng của ca ngợi và thờ phượng)