Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 22

Chuyện Cô Gái Nha Mân

Bạn tôi, anh Tú, kể chuyệnvề người anh tên Tuấn của anh. Trước 1975, anh nhập ngũ và đơn vị của anh đóng tại Sa-đéc. Anh quen và yêu một cô giáo xinh xắn, dễ thương, dạy tiểu học làng Nha Mân tên Thắm. Hai người có cùng sở thích là thích thơ và nhạc tiền chiến. Họ hứa sẽ làm đám cưới khi đất nước thanh bình.

Nhiều người thắc mắc tại sao gái Nha Mân nổi tiếng xinh đẹp? Tương truyền hồi cuối thế kỷ 18, khi bị vua Quang Trung NguyễnHuệ truy đuổi, vua Gia Long phải để lại cung phi mỹ nữ tại làng Nha Mân. Các cô nàyvề sau lấy chồng dân dã, sanh con gái, cháu gái đẹp như mẹ, như bà. Vìvậy, ca dao miền Nam có câu:

Gà nào ngon bằng gà Cao Lãnh, Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân.

Biến cố 30.4.75 làm anh Tuấn mất liên lạc với cô Thắm.

Sang Mỹ vào cuối năm 1975, không thể nào liên lạc được với người yêu. Một năm sau, anh lập gia đình với một thiếu nữ gặp nhau trong lớp học ESL. Cô vợ hiểu tâm trạng của anh, cũng thông cảm những khi anh ngâm nga câu thơ: “Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.

Sau khi về hưu, anh thường ngâm nga câu thơ này hơn.

Chị Tuấn nửa thương, nửa bực bèn gợi ý: Lúc này anh đã về hưu rồi, sao không về Việt Nam tìm thăm em gáiNha Mân đi? Được lời như cởi tấm lòng, anh cám ơn lòng bao dung của vợ, rồi mua vé về thăm quê.

Trên đườngvề quê cũ, anh ước ao cô Thắm vẫn còn sống, vì anh sợ nhất phải hát câu: Sao “không chết người trai khói lửa, mà chết người em nhỏ hậu phương, tuổi xuân thì”. (Những Đồi Hoa Sim). Anh nghĩ dang dở không chừng lại hay vì có câu thơ của Hồ Dzếnh trong bài NgậpNgừng:

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đổ
Cho nghìn sau lơ lửngvới nghìn xưa.

Mướn xe chạy theo Quốc Lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận, lấy QL 80, hướng về Sa-đéc, sẽ gặp Nha Mân. Về tới làng Nha Mân, anh thấy cảnh vật thay đổi nhiều, và trí nhớ cũng không bảo đảm nữa.

Ngày hôm sau, kiếm được khu nhà xóm cũ. Thấy được căn nhà xưa, cửa mở. Anh kêu lớn: Có ai ở nhà không?

Một bà cụ (anh nghĩ có lẽ là mẹ cô Thắm) từ từ hiện ra hỏi: Nhà cô Thắm? Ông là ai mà hỏi cô Thắm.

“Thưa bác, Cháu là Tuấn, bạn của cô Thắm trước năm 1975”.

Bà cụ lần mò (có lẽ mắt bị cườm), cẩn thận chống gậy bước ra

Anh Tuấn xúc cảnh sinh tình, hát một câu trong bài “Ngày Trở Về” của Phạm Duy: “Mẹ lần mò ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ.”

Bỗng bà cụ, hát tiếp: “Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ.”

Bà bước gần tới Tuấn, nhìn sát mặt Tuấn, la lên: “Mèn ơi, anh Tuấn, em là Thắm nè. Sao anh già quá vậy?”

Hóa ra, với thời gian, dung nhan cả hai cùng thay đổi, nhưng trong đầu vẫn giữ hình ảnh nam thanh nữ tú của mấy mươi năm trước.

Không ai tránh được sự tàn phá nghiệt ngã của thời gian, dung nhan ai cũng tàn tạ. Kinh Thánh an ủi con cái Chúa nhiều lắm: chúng ta “chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn” (2-Cô-rinh-tô 4:16) nếu ai biết dùng lời Chúa làm mới tâm linh. Lời Chúa là suối nguồn tươi trẻ. Mời nghe điệp khúc bài “Lắng nghe Lời Chúa” của LM Nguyễn Duy:

Lời Ngài là sức sống của con
Lời Ngài là ánh sáng đời con
Lời Ngài làm chứa chan hy vọng
Là đườngđể con hằng dõi bước.

Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui
Trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi
Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời
Lời Ngài hạnh phúc cho trần ai.

Qua Lời Chúa trong Kinh Thánh, ĐứcThánh Linh có thể ban cho chúng ta sức sống, ánh sáng, tình yêu thương, niềm hy vọng, niềm vui, hạnh phúc…

Châu-Sa ghi

Nguồn: 🔗