Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1543

Rèn Luyện Sức Mạnh

Cách đây vài năm, tôi gánh chịu một kiểu thử thách khác minh hoạ cho cách chúng ta là những người theo Chúa cần phải chịu trong thời gian chuẩn bị để kéo giãn chúng ta và củng cố đức tin của chúng ta. Tin hay không, thử thách này đã không xảy ra trong đồng vắng khô cằn, mà ngay tại phòng tập gym và tại câu lạc bộ thể hình. Khi tôi ba mươi lăm tuổi, sau khi giảng hết lòng tại một hội thánh tại Atlanta, Georgia, tôi gần như kiệt sức ngay trên bục giảng. Tôi nhận ra mình không khỏe về thể chất và tôi cần phải khỏe mạnh nếu tôi muốn phục vụ cách trung tín trong chức vụ. Từ Georgia tôi trở về nhà và kể cho Lisa chuyện đã xảy ra. Rồi tôi tuyên bố, “Anh sẽ đi tập gym.” Tôi ngạc nhiên, cô trả lời, “Cảm tạ Chúa, em đã cầu nguyện để anh đi tập gym!” Thật tuyệt vời khi có người vợ biết cầu nguyện cho chồng!

Lúc đó chúng tôi đang sống tại Florida, cách nhà chúng tôi hai căn có một tên đô vật WWF có tên Kip. Gia đình chúng tôi đã trở nên gần gũi, con cái chúng tôi xấp xỉ tuổi nhau. Anh đã nhiều lần đề nghị dẫn tôi tới tập gym và huấn luyện tôi, nhưng tôi luôn nói, “Không được rồi, tôi bận quá, tôi không có thời gian.” Tôi bận rộn nhưng tôi cũng hơi nhát gừng - bạn có muốn tập với một đô vật chuyên nghiệp không? Anh Kip rất đô con, cao 1m9, nặng 120kg, chất béo trong cơ thể chỉ chiếm 6%. Ngực anh ta là hình chữ V hoàn hảo và có tám múi. Thường thì anh, con cái chúng tôi, và tôi chơi bóng rổ ngoài sân hay chơi khúc côn cầu ở phố. Nếu tôi đụng anh ta, anh thậm chí chẳng nhúc nhích, tôi thì bị bật ngược tầm hai thước rưỡi. Sau chuyến đi Atlanta đó, tôi đi bộ xuống nhà anh ta và nói, “Kip, tôi cần đi tập gym. Anh đã nói là sẽ huấn luyện tôi - anh còn muốn thế không?” Anh nhanh nhảu trả lời, “Chắc chắn rồi, tôi sẽ đưa anh đi tập gym.” Đáng lý để ý lời anh ta nói hơn là nụ cười toe toét của anh ta. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi đây! Sáng hôm sau, cả hai chúng tôi đi tới phòng hơi của phòng gym. Lập tức, tôi biết chỉ những người nghiêm túc mới được huấn luyện tại chỗ này. Bầu không khí sặc mùi testosterone và mùi cơ thể. Một trong những điều tôi học tại phòng gym vào ngày đầu tiên đó là bạn không thể phát triển cơ bằng cách đặt quả tạ nhẹ lên thanh tạ và đẩy lên hai mươi hay ba mươi lần. Mà bạn đặt các quả tạ nặng lên thanh tạ để bạn chỉ có thể đẩy lên ba bốn lần. Chính trong lần lặp lại thứ ba hoặc thứ tư thì sự dẻo dai mới lộ ra cho cơ bắp của bạn. Đây là lúc mọi thứ ở trong bạn nói rằng, “Mình không thể nâng nó nữa!” Nhưng tất cả mọi người xung quanh ghế tập của bạn la lên, “Đẩy đi, đẩy đi, cười phá lên!” thì có cái gì đó bên trong khiến bạn dồn hết sức nâng tạ lên lần thứ tư hoặc thứ năm. Nói một cách nôm na và dễ hiểu là đó là lúc cơ bắp bạn mới được phát triển. Tôi ngượng ngùng khi nói ngày đầu tiên tôi chỉ có thể nằm tựa lưng đẩy bốn mươi cân. Tôi chắc chắn lúc đó anh Kip biết người hàng xóm của mình cần phải đi một quãng đường dài nữa! Sau vài tuần tập gym, tôi đã nâng được gần năm mươi cân. Thêm nhiều tuần trôi qua tôi đã nâng hơn năm mươi cân. Rồi sau đó tôi nâng được gần sáu mươi cân. Cuối cùng tôi đạt tới sáu mươi cân, lúc đó tôi rất tự hào vì có thể đặt quả tạ -tiêu chuẩn nặng hai mươi cân - ở mỗi bên thanh tạ. Tôi không còn xấu hổ khi nâng tạ nữa.

Câu chuyện này còn nhiều điều, nhưng tôi sẽ kể sau trong chương này, và quá trình tôi từ từ có sức mạnh thể chất là một sự tương đồng tuyệt vời với những gì xảy ra khi Chúa đem chúng ta tới phòng “gym” của Ngài trong đồng vắng và giúp chúng ta có cơ bắp thuộc linh. Tâm linh chúng ta trở nên mạnh mẽ trong chính đồng vắng, vì đó là một nơi - không chỉ khô hạn và cầu nguyện, “Chúa ơi, Ngài đâu rồi?!” Nhưng đó cũng là nơi hết sức thử thách và đầy cám dỗ. Tin mừng là dù đồng vắng có đầy khó khăn và thách thức, chúng ta phải nhớ ai đang kéo để chúng ta nâng tạ trong lúc rèn luyện sức mạnh thuộc linh: Nếu Đức Chúa Trời đứng với chúng ta thì còn ai chống nghịch được chúng ta? (Rô-ma 8:31). Ngài không chỉ ở với chúng ta và kéo thay cho chúng ta mà Ngài còn hứa chắc chắn: Chẳng có cơn cám dỗ nào đã chinh phục anh chị em mà vượt quá sức loài người. (1Cô-rinh-tô 10:13). Vì thế, dù bạn đang đối diện thử thách nào đi nữa, chốn lạnh lẽo hay nơi khô cằn nào mà bạn đang trải qua, Chúa hứa rằng chúng ta sẽ không bao giờ rơi vào cám dỗ mà chúng ta không có sức mạnh để vượt qua hết. Thật là kỳ diệu khi bạn suy nghĩ về điều đó. Khi bạn đối diện các thử thách, đừng bao giờ quên bạn là ai. Là con cái yêu dấu của Chúa, Chúa Giê-su phán, “Này, Ta ban cho các con quyền uy để đạp trên rắn độc, bò cạp, và trên mọi quyền năng của kẻ thù nghịch, không gì làm hại các con được.” (Lu-ca 10:19). Vì thế, chúng ta nhận thấy rằng dù kẻ thù có ném thứ gì vào chúng ta, chúng ta có thể chiến thắng nó. Nếu không, Chúa sẽ không cho phép nó. Tuy nhiên, đây cũng là chỗ phát sinh vấn đề. Nhiều người không tăng trưởng trong khả năng xử lý những thử thách lớn. Họ né tránh phòng tập gym, có thể nói vậy, họ hay rên rỉ và than phiền khi đến đó. Thế nhưng Phao-lô minh họa cho chúng ta một thái độ khác hoàn toàn. Ông viết: Vì Ðức Chúa Trời không những đã ban cho anh chị em đặc ân tin Ðấng Christ, nhưng cũng chịu khổ vì Ngài nữa. (Phi-líp 1:29) Bạn có lắc đầu khi bạn đọc thấy sự chịu khổ đã được “ban cho” bạn không? Ý này thực sự có nghĩa gì? Khi ai đó nói với tôi, “Cái này được ban,” thì nghe như là phước hạnh đang đến với tôi. Tôi suy nghĩ và mong đợi - mình sẽ nhận cái gì đây? Làm sao mà “sự chịu khổ” với “ban cho” lại có thể nằm chung một câu? Điều này giống như nói với ai đó, “Vào sinh nhật của bạn bạn được tặng một suất đi gặp nha sĩ để loại bỏ tuỷ răng và thay thế bằng một chất xơ!” Thật sao? Cảm ơn nhé, nhưng thôi không nhận đâu. Thứ này không có nghĩa lý gì, vì cuộc sống mà chúng ta ước ao trong một đất nước hiện đại như nước Mỹ là cuộc sống thoải mái và hết sức an nhàn. Vì thế việc được ban “sự chịu khổ” có thể làm đầu óc bạn rối bời. Phần lớn người ta, khi họ đối diện nghịch cảnh, đều nói đại loại như, “Không thể tin nổi là chuyện này xảy ra với tôi.” “Tại sao lại là tôi.” “Tại sao tôi phải trải qua điều này?” “Tôi ghét điều này.” “Ai có thể hiểu những gì tôi đang trải qua đâu!” “Tại sao tôi không thể có cuộc sống bình thường?” “Chúa ơi, xin hãy cất điều này đi!” “Phiền làm gì? Bỏ cuộc sẽ dễ dàng hơn... ”

Tôi đoan chắc rằng tất cả chúng ta đều đã nghĩ hoặc tỏ thái độ như thế này khi đối diện với nghịch cảnh. Buồn thay, chúng ta thường không hiểu mục đích của các sự thử thách và sự chịu khổ (đồng vắng). Nhưng Chúa luôn biết những gì chúng ta cần - và sức mạnh nào chúng ta cần để xây dựng và để chúng ta hiệu quả lớn lao hơn cho các nỗ lực của vương quốc Ngài. Vì thế, đây là lý do Phao-lô cho chúng ta biết về lời hứa của Chúa rằng một số sự chịu khổ mang tính chiến lược mà nhằm gia tăng cơ bắp thuộc linh của chúng ta sẽ “được tặng” cho chúng ta.

John Bevere ̣( Chúa ơi Ngài Ở Đâu )