Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 102

Vai Trò Của Kiêng Aên

Trải suốt nhiều thế kỷ, Đức Chúa Trời đã xử dụng thật mạnh mẽ những con người tin kính giữ mình kiêng ăn và cầu nguyện. John Wesley -người chấn động cả thế giới cho Thiên Chúa trong cuộc Đại Phục Hưng làm nổi lên phái Giám Lý vào cuối thế kỷ thứ 18, có thể là đại diện cho các nhà lãnh đạo tâm linh vĩ đại đó. John cùng anh ruột Charles Wesley và người bạn George Whitefield cùng với những tín nhân khác đã thường xuyên kiêng ăn và cầu nguyện trong khi là sinh viên tại Đại học Oxford vào năm 1732, và sau này yêu cầu các vị mục sư của mình cùng kiêng ăn vào mỗi thứ tư và thứ sáu.

Danh sách gọi ra những nhà lãnh đạo Cơ-đốc vĩ đại đã khẳng định kiêng ăn và cầu nguyện là một phần của đời sống, cho thấy tên các danh nhân như Martin Luther, John Calvin, John Knox, Jonathan Edwards, Mathew Henry, Charles Finney, Andrew Murray, D.Martyn Lloyd Jones, và còn nhiều nữa. Tại sao những người đó rất chắc chắn vào sự cần yếu của kiêng ăn và cầu nguyện? Như thế nào việc kiêng ăn đã khiến Lửa phục hưng của Đức Chúa Trời giáng lên đời sống cá nhân và Hội Thánh?

Những ghi chép của Kinh Thánh và nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc ngày nay đưa ra vô số chứa đựng của Thánh văn về nhu cầu tâm linh trong việc kiêng ăn. Ví dụ, đây là phương cách theo kinh thánh để thực sự khiêm cung trước mắt Thiên Chúa; nó đem lại sự tỏ lộ của Đức Thánh Linh về điều kiện tâm linh đích thực của một người, đem lại lòng tan vỡ, sự ăn năn và thay đổi. Nó biến đổi việc cầu nguyện đi vào chiều hướng phong phú hơn và kinh nghiệm riêng tư sâu sắc hơn. Sự kiêng ăn có thể đưa đến việc cá nhân phục hưng đầy năng động, có lại một ý thức mạnh mẽ trong sự cả quyết tâm linh; và nó có thể phục hồi lại tình yêu ban đầu đã mất cho Chúa chúng ta.

Xuyên suốt các thời đại của Cựu ước và Tân ước cũng như trong 2000 năm vừa qua, kiêng ăn đã là cách thức căn bản của việc tự hạ mình trước Đức Chúa Trời. Lẽ dĩ nhiên, kiêng ăn phải được thực hiện với thái độ đúng đắn. Sự khiêm cung là một thái độ của tấm lòng. Kinh Thánh nói,"Đức Chúa Trời ôi, lòng đau thuơng thống hối Chúa không khinh dễ đâu" (Thi Thiên 51:17).

Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe và đáp ứng những lời than khóc của mọi người, khi chúng ta đến trước Ngài trong khiêm nhu với lòng tan vỡ vì nhận biết và ăn năn các tội lỗi, và cầu xin Ngài làm sạch mình bằng huyết Chúa Jesus, cũng như xin đổ đầy Thánh Linh của Ngài trên chúng ta.

Bill Bright