Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 25

Niềm Hy Vọng Mới Cho Những Người Tự Tử

[ English | Vietnamese ]

Lúc đó là 4:30 sáng. Hầu như mọi người vẫn còn đang trong giấc ngủ say. Eileen, nhà tư vấn tự nguyện cho trung tâm Niềm Hy Vọng Mới đang ngồi sẵn bên điện thoại phía trong Tháp Hy Vọng tại Thánh Đường Crystal để giúp bất cứ ai gọi điện. Điện thoại reo ..

"Xin Chào, đây là trung tâm tư vấn Niềm Hy Vọng Mới và Eileen đang nói đây. Tôi có thể giúp gì được cho bạn?" "Tôi là Wayne. Tôi Tôi Tôi đang ngồi ở đây cùng khẩu súng trên bắp vế". "Bạn sử dụng súng hả Wayne?" "Đúng. Tôi có súng, và này tôi muốn biết Thượng-Đế sẽ suy nghĩ gì nếu tôi sử dụng nó để kết liễu đời mình". "Hãy chờ một chút Wayne, tôi muốn nghe điều gì đang xảy với bạn. Trước hết, bạn vui lòng đặt khẩu súng vào nơi an toàn?" "Okay". "Hãy kể cho tôi nghe điều gì làm cho bạn thất vọng". "Tôi muốn lên thiên đàng ở với ông bà nội tôi .". "Nghe có vẻ bạn gần gũi với ông bà nội và nhớ họ lắm thì phải". "Đunùg vậy. Khẩu súng này là của ông nội. Ông đã sử dụng nó để kết đời mình sau lần thị trường chứng khoán suy xụp. Sau đó bà nội cũng sử dụng nó để kết liễu đời mình. Bây giờ tôi muốn sử dụng nó để kết thúc đời tôi. Không có tôi các con trai sẽ tốt hơn " "Ồ, tôi hiêåu rồi. Tôi nghe bạn nói bạn không muốn tiếp tục sống nữa, thật là khó tin. Nhưng chúng ta hãy nói chuyện về các con trai của bạn. Chúng rất cần bạn như bạn rất cần ông bà nội bạn. Phải chăng với sự giúp đỡ của Thượng-Đế bạn có thể trải qua thời gian khủng khiếp này và chứng tỏ cho các con trai mình tấm gương làm thế nào một người tìm thấy sứ mạnh bên trong khi gặp phải những lúc khó khăn gian nan trong cuộc đời?" "Tôi mong ước tôi có thể làm điều đó cho chúng ". "Tôi có thể nói rằng bạn yêu thương các con của bạn. Chúng rất cần đená bạn. Tôi biết rằng Thượng-Đế giúp bạn thành người cha như mình mong muốn. Mời bạn cùng tôi cầu nguyện về vấn đe ànày?" "Được lắm." "Kính lạy Chúa yêu dấu của con, Wayne cần sự giúp đỡ của Ngài. Con cám ơn Ngài vì Ngài đang ønắm giữ anh ta suốt thời gian khó khăn này - ngay lúc này ". "Cám ơn cô. Tôi nghĩ tôi có thể đi làm sáng nay". "Thật là tốt qúa. Và xin bạn gọi điện lại đená trung tâm tư vấn Hy Vọng Mới say khi bạn làm xong việc. Hãy cho chúng tôi biết bạn ra sao. Tôi quan tâm đến bạn! Chúng tôi quan tâm đến bạn!" "Cám ơn cô Eileen. Tối nay tôi sẽ gọi lại". "Cám ơn Wayne vì đã gọi đến trung tâm tư vấn Hy Vọng Mới. Thượng-Đế yêu thương bạn và chúng tôi cunõg vậy".

Wayne đã tìm thấy hy vọng mới và chọn lấy sự sống. Câu chuyện của Wayne quá thường. Chỉ ơ ûHoa Kỳ, một ngày có 82 người tự tử. Nếu không có ai điện thoại đến trung tâm tư vấn Hy Vọng Mới, thì có 83 người một ngày. Hầu như mỗi ngày người nào đó tự tử tìm thấy hy vọng mới cho cuộc sống bằng cách liên lạc (714) Hy Vọng Mới hay vào mạng www.NewHopeOnline.org.

New Hope trả lời điện thoại cho những ai đang sống thất vọng từ 15/9/1968 khi bác sĩ Robert và Arvella Schuller khai trương Trung Tâm Tư Vấn Hy Vọng Mới Qua Điện Thoại như là "Tia sáng không hề tắt, mắt không hề nhắm, tai không hề đóng, lòng không hề lạnh lẽo". Tia sáng không hề tắt 24 tiếng đồng hồ một ngày, 365 ngày một năm, những nhân viên tình nguyện của Hy Vọng Mới tại thánh đường Crystal được buộc chặt bằng tình yêu thương của Chúa Giê Xu để giúp tránh tệ nạn tự tử và chăm sóc những người bị tổn thương.

Làm sao chúng ta làm được điều đó? Làm sao các nhân viên tình nguyện của New Hope có thể giúp những nạn nhân tự tử chọn lấy sự sống? Thật dễ hiểu. Như Mục sư Jim Kok của chúng tôi nói, 90% lộ ra rõ rệt". Dù nếu bạn không phải là học viên tư vấn được đào tạo tốt, bạn cũng có thể cung cấp Hy Vọng Mới cho những ai muốn kết liễu đời mình. Sau đây là những cách giúp bạn nhận thấy được:

Tìm hiểu những sự việc liên quan đến vấn đề tự tử.

  1. Người ta thể ngăn ngừa vụ tự tử được. Hầu hết những người tự tử rất muốn sống, nhưng trong giây phút khủng hoảng họ không thể lựa chọn cách nào đối những vấn đề của họ.
  2. Trước khi một người thử tự tử, thì họ thường báo trước những dự định của họ.
  3. Nói chuyện về vấn đề tự tử thì không khiến người ta tự tử.
  4. Vũ khí súng đạn thường là dụng cụ để tự tử.
  5. Mỗi vụ tự tử gây chấn thương trung bình sáu người thân và để lại ấn tượng rất tiêu cực.

Tìm hiểu những nhóm người dể liều mình tự tử.

  1. Gia đình và bạn bè của những nạn nhân tự tử.
  2. Những người bị li dị hay ở goá.
  3. Những người lớn tuổi, hai phần ba là có sức khỏe tương đối tốt. (Trái với ý kiến chung chỉ có 2-4% nạn nhân tự tử được chẩn đoán đến thời kỳ cuối cùng của bịnh.)
  4. Những người bị cô lập về mặt xã hội.
  5. Những người được chẩn đoán về sức khỏe tâm thần như là chán nản thất vọng, rối loạn tâm thần, say rượu chè, hoặc là chứng rối loạn vì hoảng sợ.
  6. Nam giới có thể tự tử nhiều hơn gấp ba lần so với nữ giới. (Nữ giới thử tự tử thì nhiều hơn ba lần.)
  7. Dân da trắng có thể tự tử gấp hai lần so với dân da màu.
  8. Ngày nay, thanh niên (từ 15-24 tuổi) thì tự tử nhiều hơn trong những năm 1950 200%. (1 trong những 100 đến 200 người trẻ thử tự tữ.)

Tìm hiểu những dấu hiệu báo trước về vấn đề tự tử.

  1. Những việc liên quan đến từ bỏ, không muốn sống, hay là tự tử.
  2. Những lần trước thử tự tửù.
  3. Xa lánh gia đình, bạn bè, và những hoạt động xã hội.
  4. Mất say mê trong sở thích, công việc, trường lớp
  5. Chuẩn bị cái chết bằng cách lập di chúc và sắp xếp những việc cuối cùng.
  6. Đem cho những tài sản của mình.
  7. Có sự mất mát lớn gần đây (ví dụ..người thân yêu, việc làm, ngân khoản, sức khỏe, vật yêu qúy).
  8. Bận tâm với sự chết.
  9. Có khó khăn trong vần ăn hoặc ngủ.
  10. Những thay đổi đột ngột trong hành vi.
  11. Không ham thích lộ mặt bên ngoài.
  12. Sử dụng rượu hoặc thuốc phiện nhiều hơn.
  13. Làm những việc liều lĩnh không cần thiết.

Tìm hiểu những người tự tử cảm thấy như thế nào

  1. Không thể ngừng đau đớn
  2. Không thể xóa đi nỗi buồn.
  3. Không thể vượt khỏi nỗi thất vọng.
  4. Không thể nhìn thất chính mình là xứng đáng.
  5. Không thể suy nghĩ thông suốt.
  6. Không thể quyết định việc gì.
  7. Không thể ngủ, ăn, hay làm việc.
  8. Không được ai chú ý đến.
  9. Không thể tìm cách nào ngoài vấn đề tự tử.

Tìm hiểu tình trạng xuống dốc khi nói chuyện về bản thân cách tiêu cực.

  1. "Mình qúa kém cỏi (hoặc là không hấp dẫn, hoặc qúa rụt rè)".
  2. "Đừng xin công việc đó, mình sẽ không bao giờ được nhận." (Hay là "Đừng cố làm bạn với cô ta, cô ta không quan tâm đến mình)".
  3. "Đó là công ty không có giá trị. (Hay là "Mình biết rằng mình không thể tin tưởng phụ nữ").
  4. "Chỉ ở một mình. Ai mà muốn làm mình với một khốn khổ như mình?".
  5. "Mình thật là ngốc! Mình thật đáng sợ! Mình chẳng xứng đáng gì!"
  6. "Hãy tiếp tục uống, mình sẽ thoải mái hơn".
  7. "Thấy mình làm cho gia đình cảm thấy tệ hại. Không có mình thì họ cảm thấy tốt hơn".
  8. "Có lợi ích gì?" Công việc (hay hôn nhân) không thành vấn đề. Tại sao phải cố gắng?".
  9. "Tại sao mình không lái xe qua đường chính?"
  10. "Yên tịnh, có lý trí, những suy nghĩ ám ảnh như là, "Uống vài viên thuốc. Đến khách sạn."
  11. "Bạn suy nghĩ những vấn đề này qúa lâu. Hãy làm xong nó cho rồi. Chỉ có lối thoát duy nhất!"

Tìm hiểu cách đem Hy Vọng Mới đến những người tự tử.

  1. Nghĩ ngơi! Hãy yên tịnh! Bạn có thể giúp đỡ.
  2. Thiết lập mối qua hệ (Ví dụ.."Bạn như có vẻ đau đớn nhiều. Tôi quan tâm đến bạn").
  3. Hãy đánh giá việc liều lĩnh tự tử. Hỏi thử anh ta hay cô ta đang suy nghĩ về vấn đề tự tử phải không, có kế hoạch làm thế nào, tự tử bằng cách nào, có thử tự tử trước đây không, có gia đình hay bạn bè đã tự tử. (Một số người nghĩ lầm rằng bạn không nên hỏi, nếu không bạn xúi giục thử tự tử. Thật là sai lầm. Bạn luôn cần tự hỏi.)
  4. Hãy thông cảm nói ra vụ khủng hoảng về cảm xúc. Rút ra và lắng nghe chăm chú những cảm nghĩ của cô ta hay anh ta và phản ảnh lại những điều bạn nghe để chứng tỏ sự quan tâm của bạn và gây dựng mối liên hệ. (Đừng khuyên răn. Đừng hỏi tại sao. Đừng tỏ ra là bị sốc. Đừng bắt thề giữ bí mật. Đừng thách anh ta hay cô ta tự tử).
  5. Hãy củng cố những lý lẽ sống. Nhắc cho anh ta hay cô ta về người thân yêu mà chăm sóc hay cần chăm sóc từ người muốn tự tử. Hãy tập trung vào những hoạt động tích cực hoặc những cơ hội mà anh ta hay cô ta đang trông mong. Hãy nhắc cho cô ta hay anh ta những sự việc ngày mai sẽ khác hẳn và có thể xoay xở được.
  6. Hãy lập bản hợp đồng. Hãy bảo người muốn tự tử đăng ký với bạn hay người nào khác chăm sóc như là bác sĩ, nhà chữa trị bằng tác nhân, mục sư, thành viên trong gia đình, bạn bè hay mạng lưới như Hy Vọng Mới.

Hãy nhớ là bất cứ lúc nào bạn hay ai mà bạn quan tâm đến đều có thể xin giúp đỡ bằng cách quay số gọi (714) NEW-HOPE hoặc là vào mạng http://www.NewHopeOnline.org. Để biết thêm tin tức giúp đỡ những người muốn tự tử (hay những người sống sót sau khi tự tử) hãy liên lạc Hội Liên Hiệp Nghiên Cứu Chứng Tự Tử Hoa Kỳ số (202) 237-2280 hay http://www.cyberpsych.org. Hay là đọc cuốn "Tự tử và Tiếng Nói Nội Tâm" do Bác sĩ Lisa Firestone viết. Những thông tin trong bài báo này trình bày làm thế nào chúng ta huấn luyện nhân viên tình nguyện Hy Vọng Mới để ngăn ngừa tự tử. Những phần bài này là những bản thông tin được biên tập do Hội Liên Hiệp Nghiên Cứu Chứng Tự Tử Hoa Kỳ và của Bác Sĩ Lisa Firestone cung cấp .



By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.