Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 27

Giúp Đỡ Những Người Thất Vọng

[ English | Vietnamese ]

Veronia (không phải tên thật của cô) than thở "Mình thất vọng từ lúc mình lên chín tuổi". "Khi mình còn nhỏ, mẹ mình thường chán nản thất vọng. Dường như bà luôn sống trong tâm trạng thất vọng. Mình không hề biết mình có được mỉm cười hay được vỗ về từ mẹ mình không".

"Cách đây vài năm mình chán nản khủng khiếp, hết sức tồi tệ là lúc mình khủng hoảng thần kinh trong lúc làm việc tại sở. Lúc đầu mình phản đối đến bệnh viện và uống thuốc, nhưng sau đó mình cần làm cả hai điều: Đây là căn bệnh về sinh lý. Không phải là lỗi của mình. Mình không quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Mình muốn vui vẻ. Mình cần sự giúp đỡ".

"Mình đã được giúp đỡ. Mình được giúp đỡ về thuốc men và chữa trị bằng tác nhân và mình bắt đầu thấy tốt hơn. Cuộc sống mình trở lại bình thường. Mình có thể ngủ an tịnh. Mình không cảm thấy thức ăn giống như những tấm cac bon nữa. Mình có thể tập trung làm việc. Mình có thể mỉm cười!"

Veronica không cô đơn. Hiện nay, chứng thất vọng chán nản là vấn đề người ta thường than phiền với các bác sĩ nhất. Cứ trong năm phụ nữ thì có một và một trong mười nam được chẩn đoán mắc chứng thất vọng chán nản ở một lúc nào đó trong cuộc sống. Nhiều người cảm thấy thất vọng chán nản không lúc này thì lúc khác trong cuộc sống, nhưng không được chẩn đoán. Vài người qúa lúng túng đến nỗi không thể thừa nhận mình mắc chứng chán nản thất vọng. Họ nghĩ rằng cảm thấy chán nản thất vọng là điều xấu xa, tội lỗi và vì vậy họ cố từ chối những cảm xúc của mình. Những người khác thì xin giúp đỡ và rồi nản lòng và vì vậy lẩn trốn. Và vẫn có những người chán nản đến nỗi họ dường như không thể tập trung năng lực để xin giúp đỡ; họ không có hy vọng điều mà họ có thể cảm thấy tốt hơn.

Những ai thất vọng thì cần cảm thấy tốt hơn. Chứng chán nản thất vọng rất nghiêm trọng. Nếu không được giải quyết thì không những đau đớn, mà còn bất lực và thậm chí cuộc sống bị đe dọa khi nó dẫn đến những tình huống thử tự tử. Những ai chán nản có thể cảm thấy tốt hơn. Có hy vọng đó. Chứng chán nản thất vọng có thể điều trị. Như Veronica, những ai thất vọng thì có thể mỉm cười, họ có thể hăng hái bước đi, họ có thể cảm thấy yêu thương, bình an và vui mừng trong lòng.

Những Triệu Chứng của Thất Vọng.

Theo như bất cứ vấn đề tâm lý hay quan hệ nào bước đầu tiên để được giúp đỡ là cần được chẩn đoán. Bạn cần chấp nhận mình có vấn đề và hiểu được bản chất của nó trước khi bạn được giúp đỡ. Những người thất vọng thường có cảm giác và khái niệm về bản thân, về cuộc sống, và về tương lai rất tiêu cực. Họ thường nói hoặc suy nghĩ những việc như sau:

Những người thất vọng chán nản cũng thường tranh đấu những triệu chứng sau:

Chứng Chán Nản Thất Vọng Do Phản Ứng Hoặc Về Sinh Lý?

Không phải tất cả các chứng thất vọng đều giống nhau. Cần phân biệt rõ giữa chứng thất vọng do phản ứng và chứng thất vọng chán nản về sinh lý. Veronica thì thất vọng về sinh lý. Cô bị ảnh hưởng lý lịch gia đình mang chứng thất vọng, và đã thất vọng trong thời gian khá lâu, và cô trở nên suy yếu trầm trọng vì chứng thất vọng. Cô không những thất vọng về cảm xúc mà còn về mặt thể xác và sinh lý. Hiện nay, cô thích ứng tốt đối với phương thức chữa trị bằng tác nhân và thuốc men và cô sống tích cực và đầy trọn, lại tình nguyện giúp đỡ những người thất vọng khác khi cô rãnh rỗi.

Chứng thất vọng do phản ứng thì khác hẳn chứng thất vọng về sinh lý. Đó là sự phản hồi ngắn hạn vì những vết đau trong cuộc sống. Nếu người thân qua đời, mất việc làm, kinh qua vấn đề sưcù khoẻ, hay bị tổn thương hoặc thất vọng trong quan hệ, thì bạn có thể cảm thấy chán nản thất vọng. Đây chỉ là sự phản hồi về sức khỏe bình thường. Khi giải quyết chứng đau tim, chúng cần một thời gian để trải qua đau buồn. Nói chuyện với bạn hay nhóm giúp đỡ nào đó về nỗi buồn thì sẽ giúp chúng ta bình phục. Chúng ta cần được lắng nghe. Chúng ta cần được yên ủi. Bằng cách này, nếu chúng ta buồn và được giúp đỡ thì trong một thời gian chúng ta cảm thấy tốt hơn.

Nếu bạn không được giúp đỡ khi bạn bắt đầu cảm thấy thất vọng thì vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn. Chứng thất vọng do phản ứng có thể gây chao đảo hoặc kinh niên và mất khả năng làm bất cứ việc gì nếu bạn không được giúp đỡ khi bạn bị tổn thương. Điều này xảy ra như thế nào? Hãy xem xét câu chuyện của Steve (không phải tên thật của anh). Khi anh sáu tuổi, ba mẹ anh li dị. Ba của anh dọn đi tiểu bang khác và lấy vợ khác, và rồi Steve chỉ thỉnh thoảng gặp ba suốt thời thơ ấu của anh. Mẹ của anh thì lấy chồng khác khi anh bước vào tuổi thiếu niên, nhưng anh âm thầm lặng lẽ chấp nhận người chồng sau của mẹ là cha dượng của mình.

Steve vẫn thất vọng vì nỗi mất cha khi tôi gặp anh lúc anh trong tuổi 30. Anh không hề buồn bã. Ba nói chuyện với anh ta trên điện thoại, "Những con trai lớn thì không khóc". Mẹ anh thì bị tổn thương và cay đắng về cuộc li dị và bà bực tức bất cứ khi nào Steve muốn nói vấn đề này, vì vậy anh không cảm thấy an tâm khi tâm sự với mẹ. Thật đáng buồn, anh trải qua 25 năm "tự chọc giận chính mình", từ chối nỗi đau và nhu cầu cần giúp đỡ, và cố tỏ ra mạnh mẽ và tự lập. Anh thực hiện các chiến lược nơi sở làm khá thành công, nhưng không phải trong các mối quan hệ. Anh không gần gũi với ai. Anh sống cô đơn, thối lui, và mang nặng nỗi thất vọng và lòng tự trọng thấp thỏi trong mình. Khi tôi gặp anh, thật khó cho anh bước ra khỏi giường để đi làm. Rồi chưnùg thất vọng đổ sang bệnh về thể xác. Thật may, cuối cùng anh được giúp đỡ qua phương thức chữa trị bằng tác nhân chống chán nản thất vọng, giúp anh vượt qua nỗi buồn mất cha và vấn đề gia đình không được giải quyết của mình và anh đã thực hiện nhưnõg biện pháp để lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.

Những Biện Pháp Giúp Đỡ Những Người Thất Vọng

Nếu bạn thất vọng, bạn có thể được giúp đỡ như trường hợp cô Veronica và anh Steve, nhưng bạn cần làm việc để giải quyết vấn đề nầy. Thay đổi thì không dễ nhưng có thể. Bạn có thể được giúp đỡ khi thất vọng bằng cách thực hiện tám bước sau đây. Hãy bắt đầu tập trung một hoặc hai bước mà bạn thấy cần thực hiện trước nhất.

  1. Xin giúp đỡ về thuốc men. Hãy trao đổi ý kiến với bác sĩ hoặc nhà chữa trị tâm lý để xem thử bạn cần thuốc chống thất vọng không. Nếu bạn thấy chán nản thất vọng về mặt sinh lý, hay bạn mắc phải chứng thất vọng do phản ứng trầm trọng không được giải quyết, thì bạn cần thuốc men. Đừng vật lộn với vấn đề đó để được giúp đỡ.
  2. Hãy nói chuyện với người bạn đáng tin cậy. Hãy nói chuyện với bạn, tham gia vào hội thánh địa phương, tìm nhóm giúp đỡ, hoặc trao đổi ý kiến với Mục sư hay nhà chữa trị bằng tác nhân. Đừng tự cô lập mình. Bạn cần có người khác trong cuộc sống để được chăm sóc, chia vui, và cảm thấy có nghĩa trong cuộc sống.
  3. Đau buồn vì những nỗi mất mát của bạn. Thông thường, những người chán nản thất vọng thì thường trở ngại về tình cảm theo phương diện nào đó. Họ mang "nỗi đau không được giải". Những nỗi mất mát trong qúa khứ cần được đau buồn, hoặc là mất người thân yêu, mất việc làm, thất vọng trong quan hệ, bị tổn thương thời thơ ấu, hay mất mát điều gì đó. Chúa Giê Xu mô tả qúa trình này cách cô đọng trong các phước lành, "Phước cho những kẻ than khóc vì sẽ được yên ủi". (Mathiơ. 5:4). Thật vậy, để chia xẻ nỗi buồn của mình với người đáng tin cậy và nhận điều an ủi là ơn phước mà đúng lúc nào đó sẽ giải quyết được nỗi chán nản thất vọng do phản ứng.
  4. Hãy điều khiển cơn giận để tự chăm sóc bạn tốt hơn. Nếu bạn thất vọng thì có lẽ bạn đang giận dữ. Bạn có thể bị xúc phạm, bị phê bình hay bị tổn thương trong qúa khứ và chấp nhận điều phán đoán mà không xứng đáng hoặc "đủ tư cách" bị đối xử tệ. Lúc đó, nỗi đau vì những tổn thương trong qúa khứ không thể quên được nếu bạn điều khiển cơn giận bên trong mình lệch hướng như tự phê bình hoặc để nó bị tù hãm trong ao oán giận. Thay vì đó, bạn cần điều khiển cơn giận để tự chăm sóc mình. Điều khiển cơn giận có nghĩa là gì? Điều khiển cơn giận là tiếp xúc nó bằng cách cảm nhận nó và rồi sử dụng năng lực trong lúc giận theo những phương thức có lợi. Tôi gợi ý vài ví dụ ngắn ngủi sau.
    • Hãy nói chuyện rõ ràng với người gây cho bạn bị tổn thương để củng cố mối quan hệ của mình ngay hôm nay.
    • Hãy viết thư nhưng không gởi hay nói chuyện về vấn đề đó với bạn đáng tin cậy.
    • Đối với người gây cho bạn bị tổn thương và trong những tình huống tương tự với những người khác, hãy nhớ đặt ra những ranh giới bảo vệ hay những hạn chế về những gì bạn sẽ làm hay không làm.
    • Hãy làm việc tích cực để đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách đòi hỏi những điều bạn cần trong các quan hệ và bằng cách làm những điều bạn thích.
    • Cuối cùng, hãy để cơn giận vơi đi bằng cách trao phó sự công bình cho Thượng Đế. Hãy nói chuyện với Ngài bạn đang cảm thấy như thế nào và kêu xin Ngài giải quyết những rắc rối mà người khác gây ra và xin Ngài giúp bạn tha thứ.
    Như Sứ Đồ Phao Lô từng dạy chúng ta, "Nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật, để mọi việc chúng ta đều được thêm lên ..Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn". (Êphêsô. 4: 15, 26). Giải quyết cơn giận theo cách này sẽ giúp nỗi thất vọng trong bạn tan biến đi.
  5. Hãy suy nghĩ cách tích cực. Những người thất vọng thì đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực. Lòng tự trọng thấp thỏi, cảm giác có tội, và thất vọng vây hãm họ. Đừng đầu hàng với những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tự kỷ luật chính mình bằng cách suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về cuộc sống, và về tương lai. Hãy suy gẫm những câu Kinh Thánh nhắc đến tình yêu thương của Thượng Đế đối với bạn, như trong Rôma. 8:1 "Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê Xu Christ". (Có những câu Kinh Thánh động viên hơn trong bài báo của tôi, "Tình Yêu Thương của Thượng Đế, Món Qùa Giáng Sinh").
  6. Hãy làm điều gì đó tích cực ngay hôm nay. Hãy làm điều thiện cho chính mình dù nếu bạn không cảm thấy muốn làm. Hãy lắng nghe bản nhạc mà mình ưa thích nhất khi đang tắm. Hãy đi dạo với bạn bên bờ biển hay trong công viên. Hãy viết thư cho bạn. Hãy mỉm cười với khách lạ. Thậm chí những việc "nhỏ nhặt" như thế cũng làm cho bạn thay đổi hẳn đi.
  7. Hãy cầu nguyện hay viết bài thi thiên dâng lên cho Thượng Đế. Khả năng chữa lành đầy quyền phép và tích cực đang chờ chúng ta khi chúng ta thưa chuyện với Thượng Đế về nỗi đau thương và lo lắng của chúng ta. Khi chúng ta bước thêm một bước cao hơn và viết ra những bài cầu nguyện, như Đavít đã làm trong các thi thiên, thì chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ lớn lao. Trong nhiều bài thi thiên, Đa Vít viết bài cầu nguyện mẫu đơn giản nhưng rất có ích và viết ra những ưu tư lo lắng của bạn. Chỉ nói chuyện cùng Thượng Đế cách chân thành về những gì bạn đang kinh nghiệm, hãy kêu xin Ngài giúp đỡ những gì bạn cần, rồi tự nhắc lại những ơn lành của Thượng Đế và sự ban cho của Ngài khi bạn trông mong nơi Ngài.
  8. Hãy giúp người đang gặp khó khăn. Chúa Giê Xu hứa, "Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh" (Công Vụ. 20: 35b). Giúp đỡ những người khác là để giúp chúng ta. Câu chuyện của Veronica ở đầu bài báo chứng minh điều này. Tất cả chúng ta cần được giúp đỡ, thì chúng ta cảm thấy có ý nghĩa và biết rằng mình đang thay đổi hẳn đi. Khi chúng ta giúp ai đó, thì chúng ta kinh nghiệm được niềm vui kết hữu và chúng ta học hỏi và trưởng thành ngay khi chúng ta giúp đỡ.


By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.