Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 43

Đặc Ân Của Sự Khích Lệ

Bởi Clyde M Narramore

[ English | Vietnamese ]

Tom cười nở rộ khi vị thầy giáo dạy Anh Ngữ ở trung học trao cho anh ta bài làm của anh đã được chấm điểm.

"Đây là việc ưu tú," được viết trên đó.

Tom thoáng nhìn vào lời ghi nhận nhiều lần, rồi cẩn thận đặt nó vào trong tập của mình. Sau giờ học vị thầy giáo nói, "Tom, anh là một học sinh rất tốt và anh đang đi một hành trình rất xa trong đời. Anh có bao giờ suy nghi tới việc học đại học không?"

Nhưng cho tới năm nay, Tom đã và đang bị kiêng đói những lời khuyến khích. Xuất thân từ một gia đình hư hoại, anh ta đang bị đẩy đưa từ nhà này đến nhà khác. Phần nhiều thời gian của anh ta khi ở trung học là la cà với một bọn gần như bụi đời vô luật pháp và những kẻ thua thiệt. Điều xa cách nhất trong tâm trí của anh là học đại học. Nhưng năm nay anh ta có một người thầy giáo Anh Ngữ mà không bao giờ bỏ bê việc khuyến khích anh ta.

Những năm đã trôi qua, và Tom bây giờ đã có vợ, có một gia đình, và - bạn có biết không - anh là một vị giáo sư dạy Anh Ngữ ở đại học. "Khi tôi nhìn lại," Tom nói, "Tôi đặt để sự thành công của tôi vào vị thầy giáo trung học đó. Khi bà mới bắt đầu khích lệ tôi, tôi cảm thấy vui sướng và hơi hổ thẹn. Không một ai đã khích lệ tôi như vậy, và trước khi năm đó trôi qua, tôi đã cảm thấy rằng mình đáng một cái gì đó và rằng mình muốn đi học đại học."

Sự khuyến khích - một trong những điều quan trọng nhất trong đời! Nó nâng chúng ta lên trên một sự hiện hữu tầm thường và bộc lộ ra những tiềm năng hứng thú. Nó giúp chúng ta vượt qua nh?ng lúc khó khăn. Và nó thách thức chúng ta trở nên những con người chúng ta được tạo dựng nên!

Mỗi ngày chúng ta nghe hay đọc về những lực sĩ tài giỏi, những nhạc sĩ điêu luyện, những họa sĩ tài ba, những thương gia thành công, và những chính trị gia nỗi tiếng. Chúng ta xem họ trên ti-vi và đọc về họ trong báo chí. Và tôi thiết nghĩ chúng ta tất cả đều ước mong chúng ta cũng có thể là người giỏi nhất trong một lãnh vực nào đó. Nhưng bạn có bao giờ suy xét chính mình trở nên một người hay khích lệ "nỗi tiếng" không? Kinh Thánh Tân Ước ghi nhận những sinh hoạt c?a một người như vậy. Tên ông là Barnabas, mà có nghĩa là "Con trai của sự khích lệ".

"Các sứ đồ đã gởi thơ
tới người Gentiles ở An-ti-ốt: và khi
họ đọc thơ, họ vui mừng
vì sự khích lệ từ đó."

Một ngày kia một bà lảo, vừa góa phụ và đơn độc, rất thất vọng. Bà đã tìm tới vợ của vị mục sư để tìm lời an ủi. Sau khi lắng nghe một cách hết lòng, bà vợ của vị mục sư người thường xuyên khuyến khích người khác nói, "Tôi nghĩ tôi có thể giúp đở bà, nhưng bà sẽ phải hứa với tôi điều đơn giản mà tôi sẽ yêu cầu bà trong bao thơ này." Sau khi thảo luận và trấn an rằng "toa thuốc" trong bao thơ sẽ không làm tổn hại bà ta hay bất cứ người nào khác, bà đã mở bao thơ dán kín ra. Tờ giấy đơn giản nói rằng, "Hãy đi tới tiệm bán hoa và cây kiểng gần nhất và chọn những hạt giống cho loại hoa mà bà thích nhất. Trồng đủ hoa để có thể cho ít nhất một thành viên trong hội thánh của bà mỗi tuần, những ai đang bệnh hoạn, đang trong tình trạng thất vọng, hay những ai chỉ cần đến một sự khích lệ,

Nghi ngờ về hiệu lực của nó, bà đã theo lời khuyên của vị cố vấn của mình. Trong một vài tháng, bà đem hoa đến cho người này người kia trong hội thánh của mình. Nếu bạn hỏi bà khi nào sự thất vọng của bà được cất đi, bà sẽ khó mà nói cho bạn biết lúc nào. Có phải sau năm cái ôm an ủi đầu tiên và những lời cám ơn chân thành? Hay là năm cái sau đó? Dù gì đi nữa, bà đã khuyến khích những người khác, và họ đã đáp lại bà sự khích lệ.

Bạn có thể không là một lực sĩ chuyên nghiệp hay một cố vấn gia được huấn luyện, nhưng "mùa khích lệ" luôn luôn đang bắt đầu, và bạn hơn cả đủ điều kiện để gia nhập đội nếu bạn muốn trở nên một trong những người hay nhất thế giới!

Sự khuyến khích làm những gì

Sự khuyến khích ngăn trở chúng ta khỏi bỏ cuộc. "Vậy, khi các người đó đã từ giã Hội thánh, xuống thành An-ti-ốt, nhóm hết thảy anh em lại và trao thơ cho. " (Công-vụ các Sứ-đồ 15:30)

Bạn có bao giờ xem một người chạy đường dài chưa? Nếu có, bạn có để ý vòng đua sau cùng hay "chặn đường về dích" là khi anh ta tăng tốc độ và kết thúc mạnh mẽ trong khi những người hâm mộ hò la, mặc dù người chạy đã cảm thấy anh "không còn lại gì hết" chỉ vài phút trước đó. Khi anh ta đã được một nguồn xung độ năng lượng mới. Cái gì đã làm nên sự khác biệt? Sự huấn luyện, sự bền bĩ, và sự khích lệ.

Sự khích lệ là một lực thuộc linh hùng mạnh không kém trong đời sống của tất cả những ai đang "chạy đua" cho Đấng Christ. Sự khuyến khích nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang có một "đám mây lớn gồm những chứng nhân" vây trên thiên đàng hò vui ủng hộ chúng ta hoàn tất cách trung tín như là họ đã làm.

Nếu bạn có bao giờ nhận một cú điện thoại từ một người bạn thân phá tan đi một buổi tối cô đơn, thất vọng, hay một ngày khó khăn ở sở làm, bạn biết được quyền năng của sự khích lệ đầu tay. Những lời khuyến khích làm mạnh mẽ những tấm lòng bị yếu mòn đi bởi chướng ngại, cho chúng ta có sự can đảm để tiếp tục, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc - có người quan tâm.

Sự khích lệ làm chúng ta có thể tiến về phía trước. Đức Chúa Trời bảo Môi-se "hãy truyền mạng lệnh cho Giô-xuê, làm cho người vững lòng bền chí hơn; vì ấy là người phải đi qua trước mặt dân này, khiến chúng nhận lấy xứ mà ngươi sẽ thấy" (Phục Truyền 3:28). Có nhiều điều mà Môi-se đã có thể làm. Nhưng Đức Chúa Trời biết những gì mà Giô-suê cần nhất - sự khích lệ. Và điều này thật đúng cho bạn và tôi và những người xung quanh chúng ta. Chúng ta tất cả đều cần sự khích lệ.

Tôi nhớ ngày mà tôi đang nói chuyện với một bà nọ người mà đã đang chỉ trích vị mục sư của bà. Tôi liền hỏi bà có khuyến khích ông không. "Ông ta?" bà thoát lên. " Ông ta không cần được khuyến khích. Ông lúc nào cũng nỗi bật lên bảo người này người kia cái gì phải làm mà!"

"À," Tôi nói, "đó có lẽ chính là loại người mà cần nó."

Trẻ em mà được khuyến khích mỗi ngày thành tựu nhiều hơn những em cứ nghe hoài những lời chỉ trích từ cha mẹ và thầy cô giáo. Không có giới hạn nào những gì mà trẻ em hay các nhân viên sẽ cố gắng để làm khi họ nhận được sự khích lệ thường xuyên.

Sự khích lệ dẹp đi sự sợ hãi và khuyến khích hành vi can đảm. Phần lớn nhiều người có thể làm nhiều hơn họ đang làm bây giờ nếu họ chỉ được khích lệ. Một cô con dâu, một anh họ, hay một người hàng xóm có thể thực sự được tận dụng nếu anh ta hay cô ta được khuyến khích. Và bạn là người có thể làm những chuyện đó xảy ra nếu bạn chỉ nói những lời đó!

"Bấy giờ, Giô-na-than, con trai của Sau-lơ đứng dậy, đi đến cùng Đa-vít ở trong rừng, làm cho người vững lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, mà rằng: Chớ sợ chi, vì tay của Sau-lơ, cha tôi, sẽ chẳng đụng đến anh đâu. Anh sẽ làm vua Y-sơ-ra-ên, còn tôi sẽ làm tể tướng anh; Sau-lơ, cha tôi, cũng biết rõ điều đó" (1 Sa-mu-ên 23:16-17).

Giô-na-than thật là một phước hạnh đối với bạn của anh, Đa-vít. Và bạn có thể làm như vậy đối với những người mà bạn biết.

Khi chúng ta khuyến khích những người khác, chúng ta có thể trở thành một tấm gương của Chúa với "da th?t". Cha Thiên Thượng của chúng ta dùng bạn và tôi để khuyến khích lẫn nhau - sự khích lệ đến với chúng ta qua sự đọc Kinh Thánh, những thời giờ tỉnh nguyện. Nhưng sự khích lệ nhân tánh là một cách khác mà Chúa dùng để ban phước và dạy dỗ dân sự Ngài. Chúa đặt dân sự Ngài trong những nơi dự kiến để khích lệ những người khác với những lời phải lẽ vào những lúc có cần.

Sự khích lệ giúp chúng ta thiết lập bộ diện về sự kêu gọi của chúng ta. Trong sách Sử Ký 2, chúng ta đọc về Giô-sê đặt để những thầy tế lễ vào chức vụ của họ. Nhưng ông đã không chỉ ban cho họ những chức vụ. Ông "khuyên giục chúng về việc của đền Đức Giê-hô-va" (2 Sử Ký 35:2). Mỗi một chúng ta cần biết rằng việc làm của chúng ta là quan trọng và chúng ta cần được khích lệ. Thật khác làm sao những ai mà không bao giờ dường như biết họ thuộc về đâu hay những việc làm hàng ngày của họ có can hệ gì không.

"Khi một người cảm nhận sự khích lệ
và trên hết mọi điều, anh ta thường có
sự phán xét tốt hơn."

Còn bạn thì sao? Bạn có được khích lệ nhiều không khi lớn lên? Nếu không, bạn có thể phá tan cái chu kỳ đó. Bạn có biết một đứa trẻ đang cần lắm sự đáp ứng và ủng hộ? Hãy giang rộng tới em trẻ, và tìm cách khích lệ em ta. Người ta thường đi sai laic bởi vì không được khích lệ. Sợ hãi, họ thường làm những gì dễ hơn hay những gì được nhiều người biết tới. Nhưng khi một người được khuyến khích, anh ta sẳn sàng hơn để chọn những sự lựa chọn khó khăn và trở thành một người chíến thắng. Anh ta cũng dấn thân vào phục vụ Chúa và người khác. Nhưng không có một tầm nhìn về những tiềm năng, anh ta sẽ không (Công-vụ các Sứ-đồ 11:23).

Sự khích lệ dẫn đến những sự lựa chọn tốt. Người ta có khuynh hướng quyết định dựa trên những cảm xúc, hơn là những gì họ biết. Vì thế, nếu một người bị bất mản, anh ta có khuynh hướng bỏ cuộc và làm rất ít, hay là lựa chọn cách nghèo nàn. Nhưng khi một người cảm thấy được khích lệ và trên hết mọi điều đó, anh ta thường phán xét tốt hơn. Anh ta tiến tới trên cơ bản những sự kiện thật và trên những tài năng Chúa ban hơn là trên những cảm giác tiêu cực hoặc lẫn lộn.

Những lời khuyến khích giúp chúng ta hòa mình với nhau. Hãy để ý phần này trong Kinh Thánh: "Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ" (Rô-ma 15:5).

Sự khuyến khích giúp tạo ra một bầu không khí lành mạnh mà người ta có thể sống và làm việc trong sự hài hòa. Nếu, lấy ví dụ, bạn thăm 10 gia đình khác nhau trong một tuần, bạn sẽ thấy rằng những thành viên trong gia đình mà hòa hợp với nhau tốt nhất là những người mà trong gia đình sự khích lệ là ưu tiên trong ngày.

Sự khích lệ giữ chúng ta khỏi những sự chọn lựa hư hoại. Nó đặt thứ tự ưu tiên trên những chương trình đáng làm hơn là những hành động vô ích và tội lỗi. Lấy ví dụ, Jack. Cậu ta là một thiếu niên rong chơi khắp phố làm được hầu như không điều gì hết. Không lâu, anh ta có liên hệ đến ba cậu trai nữa không làm ra gì. Ai để ý kỹ càng đến cậu ta đều biết rằng cậu ta đang ở ngả tư đường trong cuộc dời mình. Nếu không có ai can thiệp, Jack có thể dễ dàng gia nhập băng đảng hay những hoạt động tội ác. Nhưng may thay cho Jack, dì của cậu đã đến sống với gia đình được vài tháng. Bà trở nên thích cậu bé và khuyến khích cậu ở mỗi ngã rẽ.

"Jack," bà nói, "Dì tin là con sẽ trở thành một bác sĩ giỏi - có lẽ là một bác sĩ giải phẩu. Con thông minh, không dở về khoa học, và con có khéo léo tay chân. Sao con không đặt mục tiêu của mình trở thành bác sĩ giải phẩu tốt nhất trong tiểu bang?"

Jack nháy mắt vài lần và nói, "Vậy à?"

Nhưng anh ta cứ suy nghĩ về những gì bà dì của mình đã nói. Với sự khích lệ hàng ngày của bà, cậu bé đã sẳn lòng đi trại hè Cơ-Đốc năm sau đó nơi mà cậu đã nhận được những liều thuốc khích lệ mỗi ngày. Khi trở về nhà, cậu ta trở nên một người mới. Cậu ta bắt đầu học vào mùa thu với một mục đích và ham muốn mới. Sau khi xong trung học, Jack vào một trường đại học Cơ Đốc giáo, rồi lên trường y-khoa. Sự khuyến khích của bà dì đã hướng dẫn anh ta khỏi một đời sống không mục đích tới một đời sống hạnh phúc, thỏa lòng và có kết quả. Một sự hướng dẫn tốt được tìm trong sách Hê-bơ-rơ: "Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là "Ngày nay," hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng" (Hê-bê-rơ 3:13).

Sự khích lệ giúp chính chúng ta trở nên những người hay khích lệ. Đừng mắc lầm về việc này. Sự khích lệ có tính chất hay lây. Cách đây một thời gian, một sinh viên đại học tham dự một sinh hoạt của thanh niên. Mới đối với nhóm này, anh ta đã không biết rằng thứ Sáu là "tối pizza". Không có đủ tiền, anh ta nói nhỏ nhẹ, "Tôi nghĩ tôi sẽ bỏ qua tối nay." Vị mục sư giới thanh niên hiểu biết cảm nhận được hoàn cảnh tài chánh của anh ta - dù gì, ông cũng đã từng là một học sinh trước kia - và nói, "Không sao, tôi bao tối nay." Đói bụng chinh phục sự bối rối và cậu sinh viên đã cảm ơn nhận lấy miếng pizza với điều kiện rằng anh sẽ trả lại vị mục sư tuần tới. Sự đáp ứng của vị mục sư làm ngạc nhiên anh ta. Quay mặt đối mặt để tăng phần ảnh hưởng, ông nói, "Xin đừng trả tôi bằng tiền. Nhưng nếu anh muốn trả tôi, anh có thể làm một cách khác tốt hơn. Một ngày nào đó anh sẽ ở trong một hoàn cảnh mà một người nào khác có ít tiền. Mua cho họ bửa ăn tối, kể cho họ câu chuyện này, và gợi ý họ làm như vậy."

Cậu học sinh không bao giờ quên câu chuyện đó - thực sự, anh ta đã kể lại nhiều lần. Có phải sự khuyến khích có tính chất hay lây không? Bạn chắc là thế. Truyền thống hay khích lệ nào mà bạn có thể bắt đầu, thậm chí ngày hôm nay?

Ít người trong cánh đồng

Dường như lạ có quá ít người trong thế gian này khuyến khích những người khác. Bạn có thể nghĩ rằng vì sự khuyến khích là một trong những điều quan trọng trong đời, nhiều người đang bận rộn thi hành nó. Nhưng đó không là tình trạng thực tại. Rất hiếm mà tìm được một người mà thường hay khuyến khích người khác.

Stephanie, một người mẹ, một ngày nọ nói, "Tôi không bao giờ nhớ có ai khuyến khích tôi trong suốt những năm trưởng thành. Bạn có lẽ nghĩ rằng một người nào đó đã đưa ra những nhận xét khuyến khích. Nhưng tôi nghĩ họ đều đang nghĩ về chính họ. May thay, tôi lấy chồng một người đàn ông tuyệt vời mà khích lệ tôi nhiều lắm mỗi ngày. Khi chúng tôi mới cưới nhau, tôi đã không tin rằng anh ta thực sư có ý muốn nói những gì anh ta nói. Sự khích lệ và những lời khen ngợi là xa lạ đối với tôi. Nhưng, dĩ nhiên, bây giờ tôi không nghĩ là tôi có thể sống mà không có nó."

Nói tóm lại, khi bạn trở nên một người hay khích lệ, bạn sẽ khám phá ra bạn là một "giống hiếm có." Nhưng điều đó chỉ làm cho công vụ khuyến khích của bạn càng có nhiều ý nghĩa hơn. Nó thật là một kỷ vật bất thường.

Có người nói rằng cần phải tới bảy lời tích cực để tương phản một lời tiêu cực. Hãy nhìn xung quanh, bạn sẽ để ý thấy rằng người ta đang đói kém sự khích lệ. Nhiều người nhận được rất ít hay không một lời khích lệ nào trong một tuần. Hãy chọn làm một người hay khích lệ, và bạn sẽ ban ra một sự phục vụ mà ít người làm, nhưng triệu triệu người ao ước. Nhưng liệu chúng ta có thể học hỏi để trở thành những người hay khích lệ hay không nếu chúng ta chính mình không được khuyến khích đủ? Câu trả lời là một cái "yes" nhấn mạnh. Nói đòi hỏi sự hiểu biết và nhiều sự trưởng thành, nhưng chúng ta tất cả đều có thể làm được.

"Thích người ta vì những điểm mạnh của họ,
Đừng không thích người ta vì những yếu điểm của họ."

Tại sao một vài người không khích lệ người khác

Suốt ngày chúng ta đi vòng vòng đụng chạm lẩn nhau. Một vài sự va chạm sản sinh ra những kết quả tích cực bởi vì người kia nay những lời khích lệ. Trái lại, có một vài người mà chúng ta chạm vai với nhưng ước muốn đã không. Họ ít khi có một lời khích lệ để ban cho - thực sự, họ có thể tiêu cực, hay chỉ trích, cạnh tranh, hay không quan tâm.

Tại sao những người này KHÔNG thể khuyến khích những người khác? Có một số lý do. Hãy cùng nhau xem xét một vài:

May thay, con người có thể thay đổi. Với thời gian và sự tận hiến, một người mà chưa bao giờ có thể khuyến khích người khác có thể trở thành một người hay khuyến khích giỏi.

Người hay khuyến khích tối hậu

Có nhiều người mà khuyến khích chúng ta, nhưng nguồn gốc tối hậu của mọi sự khích lệ là Chúa, Đấng tạo ra chúng ta. Vì thế để tôi chia xẻ những nền tảng tối hậu của sự khuyến khích - sự khích lệ của Chúa cho chúng ta. Ngay sau khi Ngài đặt người đàn ông và đàn bà đầu tiên vào vườn Ê-đen, Đức Chúa Trời khuyến khích họ kết quả và sanh sôi nảy nở khắp đất. Chúa bảo Adam đặt tên cho tất cả các loài vật. Và Ngài ban Adam và Ê-va cho nhau để yêu thương, tương ttợ và khuyến khích nhau. Ngài đã không bỏ thác họ trong vườn một mình. Ngài có mặt ở đó với họ. Chúng ta nên được khích lệ biết rằng Chúa, Đấng tạo nên vũ trụ, đã ban quà cho mỗi chúng ta và muốn mỗi chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa và kết quả.

Nhưng sự khích lệ của Chúa đã không ngững ở việc tạo ra chúng ta và ban quà cho chúng ta. Khi A-đam và Ê-va đã phạm tội (Rô-ma 3:23), Ngài đã không để họ trong sự thất bại. Ngài đã theo đuổi họ và cung cấp họ một lối thoát.

Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ, đến trái đất để chết cho chúng ta và trở thành đấng trung bảo cao cả. Thực vậy, Chúa nói trong lời của Ngài, Kinh Thánh, "Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và một Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và con người, Chúa Giê-xu Christ" (I Ti-mô-thê 2:5). Một trong những sứ điệp rõ ràng nhất trong Kinh Thánh là Giăng 3:16: "Vì Đức Chúa TRời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."

Bây giờ chúng ta đang bắt đầu cảm thấy ĐƯỢC KHÍCH LỆ! Mặc dù chúng ta tội lỗi, Chúa vẫn ở cùng chúng ta. Chúng ta có thể liên hệ một cách cá nhân với Ngài và được tha tội và sống như là những con trai và con gái của Ngài.

Điều này có vẻ dễ dàng, nhưng cho vài người nó hơi khó. Dầu gì họ cảm thấy họ cần phải làm việc để được sự cứu rỗi - làm gì đó để hưởng được nó. Nhưng điều đó không đúng; sự cứu rỗi là hoàn toàn thuộc về Chúa. Chính Ngài cho chúng ta đức tin nhỏ nhon mà chúng ta cần để bước tới và nói, "Chúa, con không hiểu hết tất cả, nhưng con tin Chúa, và con chắc chắn cần Ngài vào trong đời sống con ngay bây giờ. Xin tha thứ con vì những tội lỗi của con và làm Chúa và Đấng Cứu rỗi con."

Đáng là thế nào cho sự khích lệ! Thật là khó mà hiểu được. Chúng ta quá nhỏ - nhỏ dưới tầm kính hiển vi - trong khi Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa chúng ta và Vua của muôn vua. Nhưng giờ đây chúng ta trở nên một với Ngài cho đến muôn đời!

Giao ước vĩnh hằng của bạn được bảo đảm trong phần này của Lời Chúa: "Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta" (Giăng 10:28).

"Hãy trông cậy nơi Chúa:
Hãy bền chí, và Ngài
sẽ làm cho bạn thêm vững lòng."

Bây giờ bạn đã làm điều đó! Chúa đã ban cho bạn sự cứu rỗi, bạn đã đón nhận nó, và giờ bạn được dự phần trong gia đình của Chúa!

Từ nay trở đi chúng ta không bao giờ ở một mình. Chúa đã hứa với chúng ta, "Ta sẽ không bao giờ bỏ ngươi đâu" (Hê-bơ-rơ 12:5).

Thật là một sự khích lệ và bảo đảm! Bất kể chúng ta ở đâu, trong tình trạng nào, sức khỏe chúng ta ra sao, hay tình cảnh chúng ta thế nào, Chúa ở cùng chúng ta. Thật vậy, Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta. Tôi luôn luôn vui sướng với câu này: "Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta" (Rô-ma 8:38, 39).

Chức vụ mới của bạn trong Đấng Christ cũng có nghĩa là Ngài sẽ hướng dẫn bạn suốt cuộc đời - dù chuyện gì xảy ra. Khi bạn đọc Lời Chúa mỗi ngày, cầu nguyện với Ngài và giao trọn mỗi 24 giờ cho Ngài. Hãy lắng nghe những lời khuyến khích này:

"Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi" (Giô-suê 1:9).

"Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va" (Thi-Thiên 27:14).

"Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động" (Thi-Thiên 55:22).

"Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ" (Phi-líp 1:6).

Phạm lỗi? Vâng, chúng ta thảy đều phạm lỗi, nhưng Chúa ở đó để tha thứ và dẫn dắt. Châm-ngôn 3:5-6 bảo đảm với chúng ta rằng, "Hết lòng trông cậy Đức Giê-Hô-Va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; trong mọi việc hãy nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ hướng dẫn mọi lối của con." Quá thường trong đời chúng ta không thể phân biệt giữa sự bắt đầu và sự kết thúc, chúng ta cũng không hiểu được chuyện gì đang xảy ra, nhưng Đức Chúa Trời hiểu biết mọi sự và chắc chắn Ngài sẽ hướng dẫn mọi lối nẽo của chúng ta.

Bạn thân mến, phải đòi hỏi nhiều tập sách mới có thể giải thích hết tất cả những gì Chúa làm cho chúng ta. Nhưng một trong những điều quan trong nhất là rằng Ngài sẽ dẫn chúng ta về nhà trên thiên đàng với Ngài. Khi các môn đồ Ngài chứng kiến Đấng Christ thăng thiên, Ngài nói với họ, "Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó" (Giăng 14:2, 3). Điều đó dẫn bạn và tôi từ khi sanh ra tới khi chết khi chúng ta được thả ra để ở trong sự hiện diện thánh của Ngài cho đến đời đời. BÂY GIỜ ĐÓ LÀ SỰ KHUYẾN KHÍCH!

Khi bạn đi trong đời, sự khích lệ lớn lao này mà Chúa cho bạn sẽ giúp cho bạn khuyến khích những người khác!

Kinh Thánh nói rằng khi chúng ta được khích lệ và an ủi, chúng ta có thể an ủi những người khác: "Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp! Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy" (2 Cô-rinh-tô 1:3-5).

Khi chúng ta đã cảm nhận được sự an ủi và khích lệ của Chúa, chúng ta nhận mệnh lệnh đi khuyến khích người khác. I Tê-la-sô-ni-ca 5:11 nói, "Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm."

Ai cần nó?

Mọi người mà bạn biết, mọi người mà bạn gặp, đều cần sự khích lệ.

Chồng và vợ
Đôi khi những người đàn ông và đàn bà mà là những người hay khuyến khích trong nơi công cộng lại không biết đến nhu cầu khích lệ chồng hay vợ của mình.

Một phụ nữ có nói với tôi, "Tôi không khuyến khích chồng tôi. Ông ta đã có cái đầu to tướng rồi." Vợ của ông đã không thấy dưới cái bề ngoài quá tự tin của ông là nhu cầu của ông cần được khích lệ và ủng hộ. Ông ta không nghi ngờ gì cảm thấy không an toàn và phản ảnh nó trong "cái đầu to tướng" của chính mình. Thực vậy, một trong những phước hạnh lớn của hôn nhân là có một người phối ngẫu mà thông hiểu và khích lệ bạn.

Cha mẹ
Không đứa con nào nên phải trải qua một ngày mà không nghe cha hoặc mẹ nó, hoặc cả hai, nói những lời ấm áp, nâng đở và khuyến khích.

"Ồ, nhưng ước chi ông biết con cái tôi khó chịu đến dường nào," tôi đã nghe một vị phụ huynh nói, "ông sẽ khó mà nói được những lời tốt đẹp với chúng nó." Có lẽ như vậy, nhưng những trẻ em này là chính những người cần đến sự khích lệ của cha mẹ chúng nhiều nhất. Chúng không dễ gì nhận dược nhiều khích lệ từ bất cứ ai khác, đặc biệt nếu chúng là những đứa hay ngổ nghịch. Nhưng bạn có thể hầu như nhìn thấy một đứa trẻ thay đổi khi cha hay mẹ bắt đầu khen tặng nó. Điều ngược lại cũng đúng. Cứ giữ kín những lời khen tặng khỏi một đứa trẻ và nó sẽ héo mòn bên trong và hành vi của nó sẽ bắt đầu tỏ lộ cách nó cảm xúc.

Sự khích lệ cần thiết cho sự lớn lên và trưởng thành về tình cảm cũng như đồ ăn là cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của thân thể.

Anh chị em
"Đó là em trai tôi," Mary nói với bạn của cô khi cậu trai bắt đầu thổi kèn. Khi cậu bé chơi xong, cô ta vội vã bước tới và nói, "Em chơi hay lắm, Bill."

Không phải tất cả những anh em trai hay chị em gái đều như vầy. Nhưng chúng cần được dạy để khuyến khích lẫn nhau. Gia đình là một trung tâm học hỏi nơi mà những thói quen suốt đời được hình thành.

Ông bà
Một ngày nọ một người phụ nữ chỉ về phía một em gái nhỏ dễ thương và nói với tôi, "Đó là cháu ngoại của tôi." Có cả thế giới của lòng hảnh diện trong lời của bà. Rồi bà nó thêm, "tôi phải cứ nói cho cháu biết cháu đẹp thế nào, bởi vì mẹ cháu cứ nói với nó, "mẹ ước gì con không xấu đến như vậy."

Hầu hết những người mẹ không như vầy. Nhưng một vài người như thế, và hậu quả là trẻ con trải qua đời chịu phải một quan niệm không lành mạnh về chính mình. Không phải lúc nào cũng liên hệ đến diện mạo của đứa trẻ. "Mày ngu vậy," hay "chậm", hay "vụng về", một vị phụ huynh có lẽ nói vậy. Không bao lâu đứa trẻ cảm thấy điều này đúng và nó trở nên tự tỏ rõ trong đời sống của đứa trẻ. Ông bà có thể làm những điều kỳ diệu cho các cháu của mình bằng cách ban phát ra nhiều những lời khích lệ và ngợi khen.

"Không có gì thúc đẩy một người
đến mức độ kết quả tốt hơn là được biết
rằng chính mình được coi trọng."

Trẻ em và các cháu có thể khích lệ tương tự đối với ông bà của mình. Có ít điều trong đời sống mà nâng đở những công dân lão thành hơn là những lời yêu thương, quý trọng, và khuyến khích từ những con cái và cháu chắt của họ.

Công nhân viên
Không có cách tốt hơn để đem ra những điểm tốt nhất trong một nhân viên là làm cho anh ta cảm thấy có khả năng và quan trọng trong công việc làm. Tôi biết một người mà ít khi đi ngang qua một cái bàn trong cơ quan của anh mà không ngừng lại để tỏ bày sự quý trọng của mình đối với những thành viên trong sở.

Nó đòi hỏi ít thời giờ hay sự cố gắng chỉ để để ý đến một người hay nói một điều gì mà làm cho anh ta biết rằng bạn biết anh ta có mặt đó và là một phần quan trọng trong cơ quan.

Nói một cách khác, người chủ mà đã học được giá trị của việc khen ngợi và khuyến khích nhân viên của mình là đang làm cho chính anh ta một ân huệ lớn. Bởi vì không gì thúc đẩy một người đến mức độ kết quả tốt hơn là biềt rằng chính mình được coi trọng.

Các học sinh
Một vài trẻ em không biết như thế nào là được sự ban phước một lời khuyến khích từ cha mẹ khi rời khỏi nhà vào buổi sáng. Hơn thế nữa, người thầy giáo cần phải để ý đến tầm quan trọng của một lời giúp đở và một nụ cười đối với trẻ em mà ở trong lớp học của ông ta nhiều giờ mỗi ngày.

Nhiều người trẻ lớn lên trở thành người tốt hơn và thành công hơn trong đời nếu không bởi vì một người thầy giáo đã dang đón em với sự khích lệ.

Mục sư và tín đồ
Trong mỗi buổi thờ phượng có những người mà ít khi được ai khuyến khích. Thật là một cơ hội cho vị mục sư dể thi hành cái "ân tứ giúp đở" ở mức độ giảng dạy của ông ta.

Không một vị mục sư nào sẽ có đủ tất cả các giờ để đáp ứng mọi nhu cầu của mọi thành viên trong hội thánh, cho dù ông ta đã được trang bị để làm. Nhưng có những lúc nào đó ông có thể làm được, và một trong những điều quan trọng không đòi hỏi lắm nhiều thời gian.

Một bài giảng khuyến khích con người. Nó đem cho họ sự hy vọng và giúp họ thấy những điều kỳ diệu mà Chúa dành cho họ trong đời sống. Ngay cả một sứ điệp rất thẳng thắn, thành thật về tội lỗi và thất bại của chúng ta cũng nên kết thúc bằng một nốt khích lệ không thể tưởng được. Chúng ta có thể khác. Chúa đã tha thứ chúng ta. Hãy tiến tới phía trước!

Và đừng quên mục sư của bạn. Ông ta cũng cần sự khuyến khích.

Những Bước Đầu Để Trở Thành Người Hay Khuyến Khích Hay Nhất Thế Giới

Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng thường thường đòi hỏi khoảng 30 đến 60 ngày để hình thành những thói quen mới nhất nếu hành vi muốn có đó được thực hành mỗi ngày. Sao không nhận thách thức đó để khuyến khích chỉ một người mỗi ngày. Ai bạn có thể khuyến khích? Không có một sự kết thúc cho những khả năng có thể xảy ra.

Với thời gian, Chúa sẽ bắt đầu cho bạn một con mắt và tấm lòng nhạy bén đối với những người cần sự khuyến khích nhất. Có lẽ cháu ngoại của bạn hay một người bạn cùng sở làm đang trải qua một thời kỳ khó khăn. Có lẽ bạn biết một gia đình đang đương đầu với sự mất mát việc làm hay mất mát một người thương.

Sự khuyến khích có thể trở thành một sự mạo hiểm thú vị. Nhưng hãy cẩn thận, nó rất là dễ làm thành thói quen! Hãy thử khuyến khích những người khác trong một tháng hay hai và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy như bạn và Chúa có một điều bí mật lớn. Qua sự cầu nguyện, Chúa cũng sẽ đặt để trong lòng bạn những ai cần được khuyến khích nhiều nhất. Nói cái khác, bạn đang lắng nghe và quan sát một cách có ý định.

Những người hay khuyến khích lắng nghe những người cần được khuyến khích. Họ chẳng bao lâu bắt đầu phát triển một sự hiểu biết nâng cao về những người mà cần đến một trong những điều quan trọng của đời sống - SỰ KHUYẾN KHÍCH!


Tiến sĩ Clyde Narramore là người sáng lập Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ Tịch trong nữa thế kỷ, và là một giảng viên nỗi tiếng ở hội đồng và trên ra-đi-ô, và là một tác giả.

Chuyển ngữ: TDN


© 2004 - 2005 Narramore Christian Foundation. Used by permission.