Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 26

Món Quà Về Những Cảm Xúc

[ English | Vietnamese ]

Viết bởi Dick Innes

Bạn có điều than phiền nhiều nhất mà tôi nghe từ những người vợ mà tham dự những buổi diễn thuyết tôi hướng dẫn về những mối quan hệ không? Đó là điều này: họ không biết làm thế nào để giao tiếp cách có hiệu quả với những người chồng của họ cũng như những người chồng của họ không biết chia xẻ những cảm xúc với họ (là những người vợ) hay là họ (những người chồng) có thể hiểu được những cảm giác (của những người vợ).

Những cảm xúc. Hãy tưởng tượng sự sống trong một thế giới mà không có chúng. Nó sẽ giống như "sự chơi kèn (trombone) mà có một cái kéo bị vướn lại. Rất buồn tẻ và chán nản để nói việc tồi tệ nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta, là những người đàn ông, đã được dạy từ thời thơ ấu rằng những cảm xúc thì không quan trọng. Vào thời điểm tôi được năm-tuổi, tôi đã học rằng "những người đàn ông mạnh mẽ thì không khóc!" Vào thời điểm tôi ở trong những năm của tuổi-ba-mươi, trong khi tôi, với khả năng tốt nhất của tôi, luôn luôn "làm việc đúng" bên ngoài, nhưng bên trong tôi cảm thấy rất khô khan và trống vắng.

May mắn thay, tôi từ lâu đã học rằng việc giảng dạy đó lợi hại thế nào. Những cảm xúc được ban-cho-từ-Thượng-Đế và là một phần quan trọng trong cuộc đời. Rất gần đây chúng ta đã buồn vì cái chết thảm thương của John F. Kennedy, Jr. cùng vợ và người chị vợ của ông. Một điểm nổi bật trong giữa tất cả những đau buồn có liên quan tới gia đình của Kennedy là lời đánh giá từ một người giới thiệu truyền thanh mà đã trích một sự kiện trong cuộc đời của Bobby Kennedy sau đó, chú của John Jr. Vào một dịp nọ, khi Bobby chỉ là một cậu bé trai và đang khóc, một trong những người đàn ông của Kennedy đã nói với ông rằng, "Bạn có biết rằng những người đàn ông thuộc gia tộc Kennedy không khóc!", với điều đó Bobby trả lời, "Người Kennedy này thì khóc."

Những Kết Quả

Khi chúng ta chôn dấu những cảm xúc tiêu cực, chúng ta có thể trở nên bệnh hoạn về thân thể, hành động ra ngoài trong những hình thức thái độ hủy hoại, và làm tổn thương hay còn phá hoại những quan hệ của chúng ta với những người mà chúng ta yêu thương nhất. Hay là để chữa trị cơn đau của chúng ta, chúng ta có thể trở thành nghiện rượu, thuốc, cờ bạ, đi mua áo quần, làm việc, hay nhiều thái độ nghiện ngập khác.

Ví dụ như, Patty là một người thanh niên trẻ mà đã đi vào một trong những chiều hướng kỳ lạ này. Dần dần cô đã trở nên nghiện ngập đi mua quần áo. Nhiều giờ rãnh rỗi của cô, cô đã đi vào những cửa tiệm. Việc mua những đồ vật đã cho cô một sự nâng đỡ tạm thời. Cô đã mua quần áo, đồ nữ trang, và những đồ vật khác mà cô không cần cũng không dùng đến. Thời gian trôi qua, căn phòng trọ của cô đã bị làm đầy với những hộp lớn và nhỏ của những đồ dùng mà cô đã không bao giờ dùng tới. Không thỏa mãn, cô đã tiếp tục mua sắm ngày càng nhiều hơn, nhưng sự nghiện ngập của cô đã thất bại để mang tới sự hạnh phúc thật.


Những cảm xúc. Hãy tưởng tượng sự sống trong một thế giới mà không có chúng.
Nó sẽ giống như "việc chơi kèn (trombone) mà có một cái độ kéo bị vướn lại.


Đôi khi chúng ta cố gắng để ngụy trang những nỗi đau sâu thẳm của chúng ta. Nhưng khi chúng ta dấu đi sự đau buồn và nước mắt của chúng ta, thì những giọt nước mắt sẽ đi đâu?

Bác Sĩ Clyde Narramore nói về một nhóm người trẻ đang trở về từ một lĩnh vực truyền giáo (mission field) để vào trường đại học tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Như những đứa bé, nhiều người trong họ đã bị đưa vào trong trường nội trú khi tuổi còn rất nhỏ nơi mà họ chỉ được cho phép khóc trong ba đêm khi họ lần đầu bị bỏ lại từ cha mẹ của họ.

"Các bạn đã làm gì với những giọt nước mắt của bạn sau đó?" Bác Sĩ Clyde đã hỏi họ. Họ đã đáp lại rằng, "Chúng tôi đã khóc trong bụng của chúng tôi!"

Đó là điều mà làm cho chúng ta bệnh hoạn về thân thể. Nỗi buồn bã và sầu khổ, tất cả giống như những cảm giác trong sạch, là điều Thượng-Đế-ban-cho. Những giọt nước là biện pháp để giúp chúng ta "làm cạn đi sự đau khổ". Ví dụ như, khi người bạn của Chúa Giê-xu, La-xa-rơ (Lazarus) đã chết, Chúa Giê-xu đã làm một việc cao đẹp. Ngài đã khóc. Và David, tác giả của Thi-Thiên, đã khóc khi ông đã bị chia lìa khỏi người bạn thân mến nhất của ông, Jonathan. Nhiều bài trong những bài Thi-Thiên của ông là một sự diễn tả về cảm giác thô sơ.

Bài học là, khi chúng ta thất bại để diễn tả những cảm xúc đau lòng của chúng ta trong những cách sáng tạo tích cực, chúng ta hầu như diễn tả chúng bằng những cách tiêu cực.

Ví dụ như, khi người nào đang mang một gánh nặng quá sức của sự tức giận chôn vùi, và nó được gây nên bởi một sự kiện dường như không quan trọng, họ sẽ nỗi giận và chửi rủa, và ngược đãi một người thân yêu bằng cách nói haybằng thân thể. Có người còn chửi mắng và giết người!

Hay là chúng ta có thể để những cảm giác bên trong và nổ tung. Đó là, chúng ta có thể trở nên rất cứng cỏi, lạnh nhạt và xa lánh khỏi những người mà chúng ta yêu thương nhất. Chúng ta xây nên những bức tường xung quanh tấm lòng chúng ta để bảo vệ chúng ta từ sự cảm thấy những cảm giác đau khổ của chúng ta - không nhận biết rằng cũng những bức tường giống như vậy mà chúng ta xây xung quanh những cảm giác tiêu cực của chúng ta cũng sẽ ngăn chận những xúc cảm tính cực của chúng ta trong tình yêu, sự vui mừng, sự bình an, sự kỳ diệu và nhiều nữa. Đây là điều mà Janet đã làm.

Cô là một người thông minh và học xong đại học mà không có trở ngại gì cả. Nhưng rồi cô đã bắt đầu tách rời chính cô khỏi gia đình cô và những người khác. Janet chỉ sống cách xa 60 dặm với cha mẹ cô là những người mà yêu thương cô và lo lắng về cô. Nhưng cô đã làm mọi cơ hội để có thể giữ khoảng cách khỏi họ. Cô đã đặt một cái điện thoại với cái máy trả lời, để cho cô có thể nghe được người ta gọi cô mà cô không phải nói chuyện với họ. Janet thật sự đã sống trong một thế giới trốn tránh và ẩn danh. Cô làm đầy những năm của cô bằng cách không liên hệ với thế giới như cô đã có thể dàn xếp. Nếu Janet muốn biết khi nào cha mẹ của cô sẽ đi xa nhà, thì cô sẽ liên hệ một người quen mà sống gần cha mẹ cô để biết tin tức mà không cần nói với mẹ hay cha cô. Không may, thái độ như vậy là một phần của cuộc sống hằng ngày của nhiều người.

Hay là chúng ta có thể trở nên bịnh nặng. Đối với vài người đàn ông, triệu chứng đầu tiên của cơn tức giận che dấu hay những xúc cảm tiêu cực khác có thể là sự chết bởi cơn đau tim. Những người khác có thể bị ung nhọt, viêm da, ông thư, hay bất cứ một trong những dạng về những căn bệnh triệu chứng mà có thể lấy mất vài năm của cuộc đời họ. Đối với cá nhân tôi, khi tôi đã học để khóc trở lại, tôi đã được chữa lành cơn nóng mà từ nó tôi đã chịu đựng khủng khiếp. Và khi đó tôi học để liên hệ với cơn giận của tôi và biểu hiện nó bằng những cách lành mạnh, tôi đã được chữa khỏi cái đau trên cả hai vai tôi.

Có thể đây là tại sao mà ông Gia-cơ đã viết, "Vậy, hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bệnh."1

Nhưng bạn lại hỏi, "Cơn giận bị che dấu có phải là một tội lỗi không?"

Lời của Thượng Đế nói rằng, "Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm-giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma-quỉ nhơn dịp."2 Hay là một lời chuyển dịch khác đặt nó là, "Trong cơn giận, đừng phạm tội."

Cảm giác của cơn giận không phải là tội. Điều mà chúng ta dùng nó cách đúng hay sai, lành mạnh hay không lành mạnh, sáng tạo hay hủy hoại. Cơn giận bị che dấu có thể đưa đến sự phẫn uất, sự cay đắng, và có khi còn là sự thù hằn hay cơn thạnh nộ.

Tội lỗi chưa ăn năn còn có thể làm chúng ta bịnh hay chán nản. Da-vid đã viết, "Khi tôi nín-lặng, các xương cốt tôi tiêu tàn, và tôi rên-siết trọn ngày; Vì ngày và đêm tay Chúa đè nặng trên tôi; Nước bổ thân tôi tiêu-hao như bởi khô-hạn mùa hè. Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi-phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội-ác của tôi."3

Mục Đích của những Cảm Xúc

Những cảm xúc là một cái đo khí áp. Chúng là một kim chỉ nam về điều đang tiến diễn nội bộ hay trong não chúng ta. Ví dụ như, nếu tôi thiếu sự bình an, hay cảm thấy có tội hay lo lắng, những cảm xúc của tôi sẽ nói cho tôi rằng có cái gì đó bất hòa và cần được giải quyết.

Thứ nhì là, những cảm xúc yêu thương nồng ấm giữ chúng ta gần với và cảm thấy liên quan với những người mà chúng ta yêu thương nhất và cũng gần với Thượng Đế nữa. Những cảm giác cũng đem vui mừng vào cuộc sống. Những người mà cảm giác của họ bị chôn dấu thì không năng động lắm.


Tình yêu là một ủy thác của một người không toàn diện với một người không toàn diện bất kể đến chúng ta cảm thấy thế nào.


Lấy Lại Tự Chủ

Cho phép những cảm xúc tự chủ chúng ta và để chúng hành động cách mù quáng là có thể không chín chắn và trẻ con. Một người trưởng thành là người cảm giác những xúc cảm của chúng ta và biểu hiện chúng trong những cách lành mạnh, đứng đắn, và sáng tạo và khi đó làm chủ chúng nó.

Lời của Thượng Đế nói, "Nầy, Chúa muốn sự chơn-thật nơi bề trong," hay một sự chuyển ngữ khác đặt nó như, "Chúa sẽ làm cho tôi được biết sự khôn ngoan trong nơi bí-mật của lòng tôi."4

Thượng Đế đang nói đến điều gì ở đây? Tôi tin rằng Ngài đang nói rằng chúng ta cần phải thật thà với chính chúng ta và với Thượng Đế về cả những cảm xúc và những lý do của chúng ta. Khi chúng ta làm điều này, chúng ta đã khám phá ra chìa khóa tới những quan hệ nồng ấm, yêu thương, và gần gủi với những người chúng ta yêu thương và với cả Thượng Đế nữa.

Tuy nhiên, khi nói đến tình yêu, chúng ta cần nhận biết rằng nó thì nhiều hơn một cảm xúc. Nó cũng là một sự ủy thác của một người không toàn diện với một người không toàn diện bất kể đến chúng ta cảm thấy thế nào. Chúng ta cần làm sự yêu thương cách kiên định, mặc dù chúng ta có thể không luôn cảm thấy nó. Nếu những cảm xúc của chúng ta thiếu thường xuyên, thì chúng ta cần sự khuyên bảo tâm lý để liên hệ với chúng và để cho những cảm xúc yêu thương của chúng ta lớn lên.

Nếu tôi mất đi sự giao thông với những cảm xúc của tôi, thì việc yêu thương để làm cho những người mà tôi yêu mến là được sự giúp đỡ tôi cần, để cho tôi có thể học để cảm nhận tình yêu của họ, và vì thế mà họ có thể cảm nhận được tình yêu của tôi, và do đó chúng ta có thể liên quan trên một mức độ có ý nghĩa, thân mật, và giống-như-trong-Đấng-Christ.

Cùng lúc đó, chúng ta cần làm việc yêu thương dù chúng ta cảm thấy thích hay không thích. Đây là một phần trong tình yêu của Đấng Christ. Chỉ đơn giản làm việc đúng thì chưa đủ. Nó cần thiết rằng chúng ta tạo nên một cuộc sống có cảm xúc lành mạnh để cho chúng ta sẽ hành động và cảm nhận con đường mà Thượng Đế dự định cho chúng ta làm.

1. Gia-cơ 5:16. 2. Ê-phê-sô 4:26-27. 3. Thi-thiên 32:3-5. 4. Thi-thien 51:6.

Quyền sao chép © 2000 bởi Dick Innes.

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di


© 2003 ACTS International. Used by permission.