Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 64

Làm Thế Nào Để Giải Quyết Một Sự Tranh Cãi Với Người Phối Ngẫu Của Bạn Mỗi Lần

[ English | Vietnamese ]

Viết bởi Greg Smalley, Thạc Sĩ Văn Chương.

"Chớ làm sự chi vì lòng tranh-cạnh hoặc vì hư-vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn-trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa." - Phi-líp 2:3-4

Như trong nhà của tôi, một trong vài chuyện, mà tôi có thể bảo đảm là tất cả những cặp vợ chồng sẽ kinh nghiệm, là sự xung đột. Bởi vì sự xung đột là một chuyện bình thường của bất cứ mối quan hệ nào, nên việc học làm thế nào để giải quyết nó mà không bị sự tổn hại xúc cảm là cốt yếu.

Sự giải quyết mỗi sự tranh cãi với người bạn đời của bạn có thể xem như là chuyện không thể làm lúc ban đầu. Bạn có thể suy nghĩ rằng, "Phải mà - bạn chưa bao giờ gặp người phối ngẫu của tôi!" Nhưng, bằng sự làm năm điều quan trọng, bạn không những có thể làm cải tiến khả năng của bạn để giải quyết những sự xung đột, mà còn có thể làm giãm bớt những tổn hại xúc cảm cùng một lúc. Vợ tôi, Erin và tôi đã khám phá điều này trong khi ở giữa một sự tranh cãi sôi nổi.

Trong suốt những chương trình nghiên cứu tiến sĩ của tôi, tôi cần phải học một lớp về phát họa nghiên cứu. Tôi biết rằng tôi đã gặp khó khăn trong suốt buổi học đầu tiên, người giáo sư đã đưa ra một danh sách về những khái niệm thống kê và công thức mà chúng tôi nên biết. Cái bụng của tôi đã trở nên đau khi không có cái gì mà ông ấy nói là có chút quen thuộc cả. Tôi đã vội vàng về nhà và cho Erin biết rằng tôi chuẩn bị rút ra khỏi lớp học đó! Không may mắn thay, Erin đã không nghĩ rằng việc bỏ lớp học là câu trả lời và một tranh luận lớn đã nổ ra.

Sự xung đột có thể kéo dài lâu hơn trừ ra đứa con gái hai-tuổi của tôi, Taylor đã can thiệp. "Bao nhiêu đó thì đủ rồi, cha mẹ!" cô bé đã la lên, và đánh mạnh tôi vào phía sau với một cái thìa bằng gỗ. Cái hững hờ của sự làm người bị khiển trách bởi một đứa bé hai-tuổi đã làm cho hai chúng tôi nhìn nhau với tiếng cười. Một khi cái lúc căng thẳng đã chấm dứt, Erin và tôi đã nhận biết rằng việc bất đồng ý kiến của chúng tôi đang bắt đầu gây ra những cảm giác đau lòng và tổn hại tình cảm. Chúng tôi thật sự đã không thể chịu đựng như trong sách Phi-líp chương 2 và đã không kính trọng lẫn nhau. Kết cuộc, chúng tôi đã áp dụng bốn bước sau đây để giải quyết sự xung đột của chúng tôi.

BỐN CÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG SỰ XUNG ĐỘT MÀ KHÔNG BỊ TỔN HẠI TÌNH CẢM

  1. HÃY NGHỈ MỆT!

    Đối với những cặp vợ chồng, sự tranh cãi là thời điểm mà những cảm xúc bị tăng cao. Bởi vì nó có thể khó khăn để suy nghĩ rõ ràng, tự rời bỏ một cách thể xác có thể giúp những cảm xúc của bạn hòa giải được. Nhưng, đừng bao giờ rời bỏ mà không cho một sự giải thích hay không có sự đồng ý để trở lại tiếp tục sự thảo luận vào một thời điểm sau đó.

  2. HÃY GIAO TIẾP ĐỂ TIẾT LỘ NHỮNG NHU CẦU BỊ CHE DẤU

    Erin và tôi đã không giải quyết sự bất đồng ý kiến mà không có làm một sự chuyển tiếp từ sự xung đột căng thẳng đến một loại của sự giao tiếp hữu ích. Nói cách khác, chúng tôi cần vượt qua sự tranh cãi và ích kỷ để tiến đến cuộc đối thoại phong phú. Cách tốt nhất để làm điều này có thể tìm thấy trong sách Gia-cơ 1:19. "… Nhưng hãy để mọi người nghe nhanh, chậm nói và chậm nóng giận." Hãy bắt đầu sự giao tiếp của bạn với một tâm trí sẵn sàng lắng nghe và thông hiểu lẫn nhau. Khi bạn có ý định cố gắng làm rõ sự xung đột, hãy lập lại vị trí của người phối ngẫu của bạn, dùng chính những từ ngữ của bạn. Lắng nghe một cách tích cực và hiểu được người phối ngẫu của bạn đang nói gì. Lúc đó, việc này sẽ làm dịu bớt quá trình tranh cãi và cho phép mỗi người cảm thấy được nghe và được hiểu.

    Sau khi cuộc nói chuyện đã chuyển sang lời nói chậm và nghe nhanh, hãy cố gắng tiết lộ bất cứ nhu cầu bị che dấu nào. Erin và tôi mỗi người đều có những nhu cầu mà khó diễn tả. Tôi đã không muốn dùng thêm thời gian để học xong một lớp học khó; trong khi đó Erin lại muốn chúng tôi hoàn tất việc học đúng thời hạn.

    Sự chỉ ra những nhu cầu bị dấu kín đó là cần thiết như khi chúng ta tiến đến một cách giải quyết. Khi bạn cố gắng tiết lộ những nhu cầu đó, nó có thể có ích để hỏi những câu hỏi như là, "Chuyện gì thật sự đang xảy ra?" hay là "Điều gì cần phải thay đổi hay cần phải làm để có thể đáp ứng được những nhu cầu của bạn?"

  3. TẠO NÊN MỘT GIẢI PHÁP "THẮNG-THẮNG"

    Một khi những cảm xúc của bạn đã giải quyết rồi và sự giao tiếp có tính cách xây dựng hiện diện, thì bước thứ ba trong việc giải quyết những sự xung đột là tìm một giải pháp "thắng-thắng". Điều này không cần thiết là sự thỏa hiệp. Đôi khi sự thỏa hiệp lại tạo nên một giải pháp ổn-định-nhanh mà ở đó không ai vui lòng với kết quả. Hơn thế nữa, những vấn đề quan trọng có thể không được nhận thấy. Thay vào đó, trong một trạng thái "thắng-thắng", những nhu cầu được thỏa mãn cả hai bên. Trong sự xung đột của chúng tôi, một trạng thái "thắng-thắng" được tìm thấy khi chúng tôi đã quyết định rằng tôi sẽ hỏi hai giáo sư khác nhau rằng họ nghĩ gì về việc tôi rút ra khỏi lớp học. Sau sự tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan, Erin và tôi cả hai đã cảm thấy rằng quyết định đúng là cho tôi tiếp tục học lớp này. Kết quả của lớp học này là, tôi đã được điểm "A" và Erin lại đúng một lần nữa! Những giải pháp thắng-thắng có thể được tạo nên bằng sự đa dạng của nhiều cách khác nhau. Những phương pháp giống như "phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp" hay là những danh sách của "những cái thuận với những cái chống" đều có hiệu quả lớn.

  4. SỰ GIẢI QUYẾT

    Sau khi một giải pháp "thắng-thắng" được tìm thấy, quá trình giải quyết thì chưa hoàn tất cho đến khi bạn làm chắc rằng sự tha thứ đã được thỏa mãn. Bước này rất quan trọng bởi vì tổn hại tình cảm có thể xảy ra khi sự oán giận hay sự giận dữ tiếp tục sau khi sự xung đột đã chấm dứt. Mặc dù những cảm giác có thể bị tổn hại một khi sự tranh cãi đã chấm dứt, nhưng điều quan trọng là không nên để cơn giận của bạn cho đến khi mặt trời lặn (xin đọc sách Ê-phê-sô 4:26). Do đó, cố gắng nhận diện phần gánh vác của chính bạn với vấn đề và tìm kiếm sự tha thứ.

KHI TẤT CẢ ĐỀU THẤT BẠI…

Nếu sau những cố gắng không thành công đã làm để giải quyết một sự xung đột, hay nếu bạn kiệt sức từ thể xác cũng như sự căng thẳng tinh thần, thì có lẽ đó là thời điểm bạn nên tìm một người (như là cố vấn khuyên bảo hay mục sư) người mà có thể can thiệp và giúp mang lại sự hàn gắn. Hãy nhớ rằng: "Đường lối của kẻ ngu muội vốn ngay-thẳng theo mắt nó; Còn người khôn-ngoan nghe lời khuyên dạy" (Châm-ngôn 12:15).

Chuyển ngữ: D. Ngô



© 2002 Smally Online. Used by permission.