Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 42

Một Bản Kiểm Điểm Trước Khi Bước Vào Hôn Nhân

[ English | Vietnamese ]

Viết bởi Tiến sĩ Clyde M. Narramore

Đó là một đám cưới rất đẹp -- hầu như hoàn hảo. Với thời tiết tuyệt đẹp, một nhà thờ trang trí cách hấp dẫn, và âm nhạc thiên đàng, buổi lễ diển ra một cách trôi chảy. Megan, cô dâu, quay qua mẹ mình, và cười nói, "Mẹ, thật là tuyệt diệu phải không mẹ?" Và Mẹ đồng ý.

Nhưng khi những tuần và tháng trôi qua, Megan bắt đầ nhận ra rằng trong khi lễ cưới của cô thì hoàn hảo, cuộc hôn nhân của cô thì không! Thật vậy, cô tự hỏi tại sao cô và Michael đã không thấy được một vài trong những vấn đề của họ đang xảy đến từ trước khi họ quyết định cưới nhau.

Tôi luôn luôn quan tâm muốn biết những người đã lập gia đình giải đáp như thế nào cho câu hỏi, "Bao lâu sau khi bạn lập gia đình bạn mới nhận thức ra rằng bạn sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng? Tôi ngạc nhiên khi nhiều người nói, "Vào ngày cưới của chúng tôi!" Tôi nhớ Keri, một phụ nữ vào tuổi ba mươi, nói rằng, "Khi tôi đang bước xuống lối đi trong nhà thờ, tôi nhận ra rằng chúng tôi không nên cưới nhau. Tôi đã biết tôi chưa sẵn sàng và tôi cứ cầu nguyện với Chúa rằng khi vị mục sư hỏi nếu có ai phản đối, một người nào đó sẽ đứng dậy và nói như vậy. Nhưng không một ai đứng lên. Vì thế tôi tiếp tục tiến tới, hy vọng những việc sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng không. Chúng trở nên tệ hơn! Cuối cùng chúng tôi ly dị."

"Khi tôi đang bước xuống lối đi trong nhà thờ, tôi nhận ra rằng chúng tôi không nên cưới nhau..."

Khi tôi hỏi Keith bao lâu sau khi đám cưới thì anh mới hiểu rằng anh và vợ mình ở chung nhau cho những ngày khó khăn, anh nói với tôi đó là ngày thứ hai của tuần trăng mật của họ.

"Chúng tôi đang ở trong phòng mình trong một khách sạn đẹp đẻ," anh nói, "khi tôi nhìn lên vừa kịp lúc thì thấy cô dâu của tôi đang ném một bình bông về phía tôi. May mắn thay, cô ta ném dở! Bình bông hụt khỏi đầu tôi, nhưng nó trúng phải cửa sổ. Tôi sửng sốt và hỏi, "Chuyện gì vậy?" Cô ta bảo tôi rằng tôi sẽ không bao giờ biết. Đó là 18 năm cách đây và tôi cũng vẫn không biết tại sao cô ta ném bình bông đó, huống chi tại sao cô ta bực mình với tôi về nhiều chuyện khác nữa. Và tin tôi đi, rất là khó khăn."

Tôi không biết liệu Keith có quá vô tình không biết một chút dấu hiệu gì đến nỗi anh ta không nhận ra được những gì anh làm mà đã kích thích sự giận dữ của vợ anh, hay liệu cô ta quá nhạy cảm không thể tin được và quá dễ dàng bị tổn thương. Nhưng trong trường hợp nào, họ có thể đã tránh khỏi những nan đề của họ trước khi họ cưới nhau.

Có một câu nói cổ như vầy, "Hôn nhân là một trường học mà trong đó người học trò học biết quá trễ." Nếu chúng ta không sẵn sàng cho hôn nhân hay nếu chúng ta chọn lầm một người phối ngẫu, điều này có thể rất là có thật. Tuy nhiên đối với hầu hết mọi người, điều này không nhất thiết là thật. Để chắc chắn rằng điều đó không xảy ra, chúng ta cần làm ba điều. Thứ nhất, chúng ta cần chuẩn bị để trở thành một người phối ngẫu trưởng thành trong cách lý luận, khỏe mạnh về tình cảm, và trung tín về tâm linh. Thứ nhì, chúng ta cần chọn một người bạn đời mà sẵn sàng để trở thành một người phối ngẫu trưởng thành trong cách lý luận, khỏe mạnh về tình cảm, và trung tín về tâm linh. Và thứ ba, chúng ta cần phải sẵn lòng đối diện những nhu cầu của chúng ta để phát triển và trở thành những cá nhân tốt hơn và những người bạn đời dễ dàng thích ứng tốt.

Trong cuốn sách nhỏ này, chúng ta sẽ nhìn vào tám lảnh vực mà sẽ tác động có tính cách quyết định đến hôn nhân của bạn. Tám lảnh vực này có thể cung cấp sự hướng dẫn có ích trong việc quyết định rằng bạn và người bạn đời tương lai có sẵn sàng để hứa nguyện một hôn nhân lâu dài suốt đời hay không.

1. Thay Đổi Tính Tình

Một vài người rất dễ dàng thích ứng, trong khi những người khác thì không. Người mà thiếu sự thích ứng tốt về tính tình hay tình cảm thấy khó khăn để mà sống với chính mình và những người khác. Hầu hết những vấn đề trầm trọng trong hôn nhân xảy ra vì một hay cả hai người phối ngẫu có một vài đặc điểm tính tình nan giải đã từ lâu. Một khi chúng ta cưới nhau, những vấn đề này thậm chí có khuynh hướng bị khơi động bởi những tầng mức mới của sự thân mật, trách nhiệm và sự ban cho và nhận lảnh đòi hỏi trong hôn nhân. Một mô tả về một người dễ thích ứng về tình cảm thường giống như vầy:

Ngay cả những khía cạnh tích cực của những cặp tính tình này có thể trở thành một yếu điểm nếu nó đi quá về một cực đỉnh. Lấy sự lạc quan làm thí dụ. Đây là một đặc tính tốt lắm, nhưng nó cần phải được thăng bằng với thực tế nếu không nó trở thành sự phủ nhận. Hoặc hãy xem xét tính khách quan. Trong khi nói chung nó được chuộng hơn là tính chủ quan, nó phải được thăng bằng với sự tế nhị tình cảm, nếu không nó sẽ dẫn đến một giải pháp thờ ơ, điện toán hóa cho đời sống. Và sự kiên nhẫn là một đức tính cao cả nhưng một vài người quá "kiên nhẫn" họ từ chối không chịu đứng lên cho quan điểm của mình về bất cứ một vấn đề gì! Họ giống như một củ cà-rốt mềm rụt, nấu quá chín!

Chúng ta cần phải sẵn lòng đối diện những nhu cầu của chúng ta để trưởng thành và trở nên những cá nhân và những người bạn đời tốt hơn.

Những đặc tính khác rất hấp dẫn trong thời kỳ đeo đuổi tìm hiểu nhưng lại trở thành nan giải sau này. Lấy ví dụ, những người hay khách quan và bốc đồng. Trong thời kỳ tìm hiểu, điều nầy có thể thú vị và đáng yêu. Những người này nhanh nhẹn tự nhiên, sẳn sàng đáp ứng về tình cảm, và thú vị. Họ có thể đem lại đời sống mới cho một người bạn tình thận trọng, chủ quan và nghiêm nghị. Nhưng sau khi cưới, khi tới lúc phải đặt kế hoạch trước, tính toán ngân quỹ, đưa ra những quyết định lâu dài, hoặc nhận lảnh trách nhiệm của công việc hay dạy dỗ con cái, mặt xấu lộ ra. Cùng một đặc tính mà đã từng đem lại niềm vui cho mối quan hệ giờ bắt đầu khơi động sự giận dữ và cay đắng. Những gì người bạn đời đã từng coi là "nhanh nhẹn tự nhiên" đó giờ bị cho là "bốc đồng hấp tấp" hoặc "vô trách nhiệm". Và sự khách quan mà đã từng có vẻ thú vị đó giờ bị coi là vô lý!

Những đặc tính này tỏ lộ trong hầu hết những gì một người làm và suy nghĩ, đặc biệt sau khi lập gia đình!

Khi một người có khuynh hướng nhiều về mặt xấu của nhiều trong những đặc điểm tính tình này, sống với nhau có thể giống như ở chung ổ với lợn.

Nhiều cặp đang tính tới lễ hỏi đến gặp vị cố vấn chuyên nghiệp và lấy những bài trắc nghiệm tính tình trước khi họ quyết định cho những dự định sau cùng bước xuống giảng đường khấn nguyện "Tôi xin hứa". Cố vấn và trắc nghiệm trước hôn nhân là một cách rất hay để bạn có cái nhìn khách quan hơn về những đặc điểm tính tình của chính bạn và của người bạn đời tương lai. Nếu bạn không thể làm được điều đó, bạn có lẽ thấy rằng rất có ích mà dành thì giờ để bàn luận những đặc tính và những kiểu tính tình được nêu ra ở đây. Sắp hạng cho chính bạn và người bạn đời (có thể được) tương lai của bạn trong từng khía cạnh từ một đến mười và yêu cầu anh ta hay cô ta cùng làm như vậy. Sau đó thảo luận với nhau hai hoặc ba khía cạnh từng lúc một qua một thời gian một vài tuần. Hãy bàn thảo về những cách mà những điểm tương tự và những điểm khác nhau (giữa các bạn) có thể tác động đến cuộc hôn nhân của các bạn. Điều này sẽ giúp bạn quyết định là bạn có nên hướng tới bàn thờ, hay trái lại, đi tới một người điều trị!

Khi một người có khuynh hướng về mặt xấu của nhiều trong những đặc tính cá nhân này, sống với nhau có thể giống như ở chung ổ với một con lợn.

Khi bạn phát hiện một vài đặc điểm tính tình mà có thể nan giải, hãy xem xét nhiều giải pháp. Bạn có thể (1) chậm lại mối quan hệ đó, (2) dành nhiều thời gian bàn luận và giải quyết những chổ xung đột có thể xảy ra, (3) tìm cầu sự cố vấn/khuyên bảo chuyên nghiệp, hay là (4) kết thúc mối quan hệ đó. Nhưng hãy nhớ rằng: Hôn nhân sẽ không giải quyết những nan đề tiềm ẩn và "hy vọng" sẽ không làm cho chúng biến mất. Hãy nhìn kỹ trước khi bạn nhảy. Kinh Thánh nói, "Người khôn khéo thấy trước sự tai hại, bèn lo ẩn núp mình; nhưng kẻ ngu muội cứ đi qua và phải mang lấy tai vạ."1

2. Những Mục Tiêu Của Đời Sống

Một buổi tối nọ khi Jason và Alena đang đi chơi với nhau cô ta nhìn anh cách ngọt ngào và hỏi, "Mục tiêu lớn nhất trong đời của anh là gì, Jason?"

Cô ngạc nhiên khi Jason trả lời một cách không chần chừ, "Anh muốn kiếm được một triệu đô càng nhanh càng tốt, rồi về hưu và sống trên số tiền lời."

Alena cười. "Không, nói thiệt nha, những mục tiêu của anh là gì?"

Jason lau nụ cười trên mặt mình và bảo đảm với cô ý anh muốn nói là như vậy. "Anh muốn vui thỏa trong đời. Anh không muốn quá bận tâm với làm việc kiếm sống mà không có thời giờ vui thỏa."

Trong nhiều tuần Alena lăn trở trong trí cô chuyện này và nhiều chuyện khác nữa mà Jason đã nói với cô. Cô rất thích anh ta và thích dành thì giờ ở bên anh. Nhưng cô quan tâm về sự thiếu vắng những mục tiêu và mục đích sống có ý nghĩa của Jason. Kịp lúc, cô đã quyết định Jason không phải là người mà cô muốn làm chồng mình.

Có những mục tiêu tương xứng và hiểu rõ những kế hoạch của nhau cho tương lai giữ vai trò sống còn cho một hôn nhân hạnh phúc. Những mục tiêu ảnh hưởng mọi lảnh vực trong đời sống của chúng ta. Chúng ảnh hưởng đến việc có con hay không và bao nhiêu đứa, việc học vấn của chúng ta, nơi nào chúng ta chọn để sống, quyết định của chúng ta đi ra giúp đỡ người khác, những quan tâm thuộc linh của chúng ta, và hàng loạt những yếu tố khác nữa. Như là hai bánh xe trước của một chiếc xe hơi, một cặp vợ chồng càng có nhiều mục tiêu tương tự nhau và cùng hướng về một hướng, có khuynh hướng tốt hơn họ sẽ chạy một mạch thẳng trong hôn nhân.

3. Những Sở Thích Văn Hóa và Trí Thức

Một câu hỏi khác cần xem xét trước khi bước vào hôn nhân là, "Chúng ta tương xứng như thế nào về vấn đề sở thích văn hóa và trí thức? Trong buổi đỏ hỏn ban đầu của tình yêu đầy tình cảm, một vài cặp tình suy nghĩ rất ít về tầm quan trọng của những sở thích rộng lớn, lâu dài trong việc tạo nên một hôn nhân hạnh phúc.

Hôn nhân sẽ không giải quyết những nan đề tiềm ẩn, và "hy vọng" sẽ không làm chúng biến mất.

Khi Alan bắt đầu quan tâm đến mối quan hệ có thể cả đời với Donna, một điều anh đặc biệt thích thú là sự ham thích nghệ thuật, thơ văn của cô ta. Anh rất kích thích bởi những lần đi thăm viện bảo tàng, đọc những sách hay, tham dự những vở tuồng, và đọc thơ chung với cô. Alan cũng như Donna không quan tâm gì mấy đến thể thao nhưng họ rất ham mến nghệ thuật.

Heather và John ham thích thể thao và đủ loại sinh hoạt ngoài trời. Sau khi cưới nhau, họ dành vô số ngày cuối tuần tham dự những trận bóng đá, những cuộc đua xe, leo núi, và cắm trại. Họ sẽ rất là chán ngắt nếu phải đi thăm viện bảo tàng và đọc sách.

Cả hai cặp này làm dồi giàu hôn nhân của họ qua những sở thích giải trí mà họ cùng chia xẻ. Điều này không có nghĩa là các cặp uyên ương với những sở thích khác nhau không thể thưởng thức và làm dồi giàu cho nhau. Họ có thể. Nhưng những sở thích chung giúp xây dựng sự gắn bó với nhau. Chúng ta cần chia xẻ các đời sống giải trí, nghề nghiệp, và tâm linh của chúng ta.

4. Học Vấn

Một điều lớn khác cần xem xét là sự học vấn. Một trong những cách nhanh nhất cho một người để thay đổi tình trạng kinh tế của mình là có được một nền học vấn tốt. Sự học vấn không chỉ là một đồ mài dủa những khả năng của chúng ta, nó còn là một chìa khóa cho nhiều cánh cửa mà nếu không có sẽ vẫn bị đóng. Những yếu tố khác thỏa mản, người có một học vấn đầy đủ có khả năng hơn để nhận những chức vụ có trách nhiệm trong nơi làm việc. Nhưng sự tác động của việc học vấn đối với hôn nhân đi vượt quá công việc làm và tài chính. Những cặp mà cùng có một ước muốn học hỏi và lớn lên có thể thách thức và dồi giàu cho nhau.

Điều này, dĩ nhiên, không đòi hỏi một bằng cấp đại học. Chỉ đơn giản làm ấm áp cái băng ghế đại học trong bốn năm hay lâu hơn không làm bạn trở nên một người có tư tưởng cởi mở và trưởng thành! Thực vậy, nhiều người với chút ít học vấn chính thức lại rất là khôn ngoan và trưởng thành và dồi giàu kiến thức. Sứ đồ Phao-lô, lấy ví dụ, đã thúc dục những vị trưởng lão (đàn ông và đàn bà) hãy dạy dỗ thế hệ trẻ biết cách trở nên những người vợ hoặc chồng và những bậc cha mẹ có tiết độ và tốt lành.2 Những việc này rất khó mà học được trong đại học. Trong nhiều cách, đường đời là người thầy tốt nhất. Chỉ hãy chắc chắn rằng cả hai bạn và người bạn đời tương lai phải sẵn lòng được dạy dỗ!

Jean là một cô gái trẻ thông minh, có tài, có hoài bảo đã ngã yêu với Greg, một chàng trai trẻ đẹp mà cô đã gặp ở nhà thờ. Khi Greg bỏ học đi làm một công việc không hứa hẹn gì cho tương lai, Jean chắc chắn cô ta có thể "nung đốt" trong anh với cái hoài bảo mà anh thiếu sau khi họ cưới nhau. Vì thế họ se chỉ tơ hồng.

Sau khi có nhiều con cái và sau nhiều kinh nghiệm chán chường, Greg đã cố gắng tiến tới trong việc học vấn của mình, nhưng anh ta không có sự thôi thúc. Không may thay, không phải chỉ vì Greg thiếu một sự học vấn chính thức mà làm cho Jean thất vọng. Cô thấy rằng Greg thiếu sự ham muốn trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Anh đã không quan tâm đến sự tiến bộ trong công việc làm.

Trong nhiều cách, đời sống là người thầy tốt nhất. Chỉ hãy chắc chắn rằng cả hai bạn và người bạn đời tương lai phải sẵn lòng được dạy dỗ!

Anh ta không muốn tham gia trong hội thánh. Anh ta không quan tâm đến chính trị. Và anh không muốn dành thì giời với bạn bè chung của nhau. Khi ở chổ làm, anh chỉ ngồi không, coi TV, hay ngủ. Đó không phải là cách mà Jean đã dự tính sẽ sống đời sống hôn nhân của cô. Có rất nhiều cuộc hôn nhân mà sự khổ sở và ly dị trở nên những bông trái không may của một sự thiếu vắng động cơ để lớn lên và học hỏi.

5. Nghề Nghiệp

Bạn cảm thấy thế nào nếu phải sống suốt đời mình với một người có lý tưởng trẻ trung mà không ham muốn thu thập bất cứ một vật chất nào, ngay cả một ngôi nhà để sống? Jim hài lòng với việc chơi lướt trên mạng lưới toàn cầu, nghe nhạc, và làm việc bán thời gian ở một cơ sở thương mại địa phương. Lối sống thoải mái của anh lúc đầu hấp dẫn Christine, và cũng hấp dẫn Jim nữa. Anh ta không có động cơ thúc đẩy và không quá đặt lòng vào trong công việc của mình như cha của cô lúc cô đang lớn lên. Tuy nhiên, sau khi cưới nhau vài năm, Christine bắt đầu trưởng thành trong khi Jim vẫn còn an phận với chính mình. Họ ngày càng trở nên không tương xứng, và cuối cùng họ ước mong họ đã không bao giờ cưới nhau.

Hãy xem xét nhiều cách khác nhau mà công việc của bạn sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân của bạn:

Những yếu tố này và những yếu tố khác nữa nên được nghĩ đến tận tường khi bạn tính đến việc chọn lựa một người bạn đời. Chúng có ảnh hưởng đến hạnh phúc hay đau khổ. Bất cứ ai mà nói rằng, "Tôi cưới anh ấy, không phải công việc của anh," nên dành nhiều thì giờ suy nghĩ phản ảnh về sự chi phối của nghề nghiệp mình. Theo một nghĩa thực tế, bạn cưới cả công việc hàng ngày của người bạn đời của mình và của chính mình!

Và còn hôn nhân với hai công việc thì sao? Bạn có nói chuyện với nhau cách tận tường về sự ám chỉ của một hôn nhân với hai công việc trên thời gian rảnh của bạn, thời gian với nhau của bạn, con cái bạn, vai trò của bạn ở nơi làm việc và ở nhà, và mức độ căng thẳng và áp lực trong gia đình chưa? Hôn nhân với hai công việc có thể phát triển một cách tươi đẹp, nhưng suy nghĩ tận tường về ý nghĩa sâu xa trước thì rất là quan trọng.

Công việc của bạn, và công việc của vợ hoặc chồng bạn sẽ chiếm lấy khoảng một phần ba đời sống của các bạn. Nếu bạn không hạnh phúc ở đó, bạn có lẽ cũng sẽ không hạnh phúc ở nhà!

Còn tình huống như vầy thì sao? Là một phụ nữ trẻ, bạn có những ham muốn nghề nghiệp. Nhưng người chồng tương lai của bạn muốn cưới một người vợ và người nội trợ. Liệu có khôn ngoan nếu bạn bỏ đi những mục tiêu nghề nghiệp của mình? Liệu anh ta có bảo đảm rằng anh sẽ luôn luôn ở bên để chu cấp cho người vợ "nội trợ" của mình không? May thay, anh ta không thể. Thêm vào đó, bạn có thể muốn có sự thỏa mãn tình cảm của một nghề nghiệp hay là sự an ninh của một tín nhiệm.

Vấn đề của Mary thì khác. Là một trong năm đứa con trong một gia đình mà không bao giờ đủ lợi nhuận, cô đã quyết định cô sẽ là một người vợ đi làm việc và được đủ tiền để tiêu xài cho thuận tiện. Nhưng khi thời gian trôi qua, cô bắt đầu ước muốn phải chi chồng mình tăng lên mức lương bổng của anh ta. Cô muốn dành nhiều thời giờ ở nhà hơn. Nhưng cô đã không bao giờ nghĩ tới tìm kiếm những đức tính cá nhân đó trong người bạn trai của mình trước khi cô trở thành một người vợ. Bây giờ khi cô trình bày ước muốn của mình có nhiều tiền hơn hay có nhiều thời giờ ở nhà, chồng cô trở nên cay đắng và buộc tội cô là hay làm phiền nạt nộ.

Nếu bạn muốn tránh những tình cảnh này, hãy bàn thảo các dự định nghề nghiệp của mình trước khi người đánh đàn chơi bài "Here Comes The Bride" (Đây Kìa Cô Dâu).

6. Mối Quan Hệ Gia Đình

Khoảng sáu tháng trước khi vợ tôi và tôi cưới nhau, một ông bạn lớn tuổi, một người bạn của gia đình, cho tôi một vài lời khuyên. "Clyde," ông ta nói, "khi cậu lập gia đình, cậu sẽ có ba gia đình." Tôi hơi nháy mắt, thắc mắc ý ông ta muốn nói gì. "Sẽ có," ông tiếp tục, "cậu và Ruth. Nhưng cậu sẽ còn có gia đình Ruth, và dĩ nhiên, cha mẹ và anh chị em của cậu. Cả ba đều quan trọng." Rồi ông tiếp tục nói rằng chúng tôi nên cố gắng làm quen với các gia đình hai bên, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhau, và làm việc với nhau như là một đội.

Ông ta khôn ngoan làm sao. Và thật sự là như vậy. Chúng tôi rốt cuộc sống kế bên nhà ba má vợ tôi trong nhiều năm. Họ rất là hay giúp đỡ cách không thể tin được và ủng hộ và đổ rất nhiều điều hay vào trong các đời sống của con cái chúng tôi. Và khi ba má Ruth về già, chúng tôi nhận lảnh trách nhiệm lớn chăm sóc họ.

Chúng ta nên cố gắng làm quen với các gia đình của nhau, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhau, và làm việc với nhau như là một đội.

Cách đây không lâu tôi đang cố vấn cho một cặp người yêu đang toan tính chuyện hôn nhân. Khi tôi hỏi chàng rể tương lai cách anh ta liên hệ với gia đình cô dâu như thế nào, anh ta nói, "Tôi không có cưới họ. Tôi chỉ cưới Stephanie. Cha mẹ cô có làm gì họ thích thì làm. Nếu họ không quấy rầy chúng tôi, chúng tôi sẽ không quấy rầy họ."

Điều nầy nghe có vẻ tốt đối với anh ta, nhưng nó thực sự không đúng, bởi vì gia đình họ hàng chúng ta thực sự có "quấy rầy chúng ta", hoặc giúp đỡ chúng ta, hoặc khuyến khích chúng ta trong nổ lực của chúng ta để gầy dựng gia đình riêng đang lớn lên của mình! Thậm chí những người bà con sống cách xa ngàn dặm, họ sẽ gây ảnh hưỡng đến hôn nhân của bạn. Sự vắng mặt thể xác của họ có thể giữ cho bạn khỏi xung đột bên ngoài, nhưng không gì khác, nó có thể tướt đoạt khỏi con cái của bạn ông bà nội, ngoại của chúng. Và dù cho bạn ít nói, mô hình của sự liên hệ mà người bạn đời tương lai của bạn đã học hỏi trong gia đình của anh ta hay cô ta sẽ tác động đến cách mà cô ta sẽ phản ứng trong gia đình của các bạn. Còn những ngày lễ thì sao? Người phối ngẫu của bạn có muốn nghỉ Giáng Sinh với gia đình họ hàng của cô hay không? Các bạn sẽ luân phiên các ngày lễ giữa các gia đình không? Bạn sẽ theo truyền thống của vợ hoặc chồng mình để kỷ niệm sinh nhật và ngày lễ, hay là theo truyền thống của bạn? Hay là các bạn sẽ lập ra những truyền thống mới?

Trước khi lập gia đình, hãy chắc chắn bạn hiểu được những gì mà bạn hiểu biết về gia đình hai bên. Một vài cô dâu và chàng rễ đã không đối diện với thực tế của sự liên hệ gia đình trước khi lập hôn nhân mà cũng không đối với sự ảnh hưởng của những kinh nghiệm sống trong gia đình từ thuở nhỏ trên đời sống của cuộc hôn nhân của riêng họ. Tốt hơn biết bao nhiêu khi xem xét những vấn đề này trước khi tiếng chuông ngày cưới vang lên, hơn là sau khi những xung đột đã xảy ra.

7. Bạn bè

Một lảnh vực khác để tìm hiểu là sự tương xứng của bạn với các bạn bè.

Bạn đã có nghe câu nói, "Bạn có thể biết được nhiều về một người bởi bạn bè mà anh ta có." Thật lắm! Những gì bạn bè chúng ta thưởng thức, chúng ta có khuynh hướng thưởng thức. Những gì thu hút bạn bè chúng ta có khuynh hướng thu hút chúng ta. Những gì bạn bè chúng ta không quan tâm tới rất có khuynh hướng là những gì chúng ta không quan tâm tới. Và tầm thước quan tâm và dấn thân thuộc linh của bạn bè của chúng ta có lẽ cũng tương tự như của chính chúng ta. Nếu không, tại sao chúng ta lại dành nhiều thời giờ với họ? Đừng trông mong bạn bè của bạn hoặc của người bạn đời tương lai của bạn thay đổi hoàn toàn sau khi các bạn nói lời hứa nguyện.

Còn mức độ sở thích giao tế xã hội của bạn thì sao? Nếu bạn cởi mở và thích có giao tiếp với nhiều bạn bè, và người phối ngẫu tương lai của bạn lại là một người thích chơi một mình, thì sao? Nếu các bạn cưới nhau, liệu cả hai có thể thích ứng và nhường nhịn, hay đây sẽ là một nguồn thất vọng liên tục?

Sự thiếu quan tâm đến việc dành thì giờ với bạn bè của người bạn đời tương lai của bạn có phản ảnh một sự không thích những người chung quanh không? Có phải đó chỉ là bản tánh rụt rè của anh ta hay của cô ta? Có phải nó phản ánh sự thiếu an ninh căn bản? Đó có là một dấu hiệu quá lo lắng với chính bản thân mình không? Và về phần bạn, liệu lối sống giao thiệp của bạn có phản ánh một sự thiếu khả năng ở một mình và thưởng thức sự thanh vắng? Bạn có sẽ tìm cách thay đổi người bạn phối ngẫu của mình hoặc là buộc tội anh ta là không thân thiện nếu anh ta không cởi mở như bạn?

Trước khi lập gia đình, hãy chắc chắn bạn hiểu được những gì mà bạn hiểu biết về gia đình hai bên.

Những câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho bạn những dấu hiệu về đời sống tương lai sẽ như thế nào nếu các bạn cưới nhau 24 giờ một ngày!

8. Những Quan Tâm Thuộc Linh

Câu Kinh Thánh đầu tiên nói rằng, "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất."3 Kế đến Kinh Thánh tiếp tục nói rằng Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người -- Adam and Ê-va -- và gia đình. Hôn nhân là ý chỉ của Thượng Đế. Ngài biết đó là một nơi tuyệt diệu cho sự đồng hành, tình thương yêu, sự dưởng dục, tình đồng đội, và sự trưởng thành! Nhưng gia đình có thể đem lại sự đau buồn lớn và những tiềm ẩn có thể trở thành những nan đề nếu chúng ta không xây dựng các mối quan hệ gia đình dựa trên kiểu mẫu của Đấng Tạo Hóa của chúng ta.

Từ khi Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta, ai biết rõ hơn Ngài cách chúng ta có thể hoạt động tốt nhất? Thật là một kinh nghiệm tuyệt vời khi cùng chung hôn nhân với một người bạn đời mà cũng muốn xây dựng hôn nhân có Chúa ở giữa. Khía cạnh thuộc linh này của đời sống rất là quan trọng đến nỗi Kinh Thánh nói rằng chúng ta không bao giờ nên lập gia đình với người không cùng chung một tâm tình thuộc linh. "Chớ mang ách chung với những kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối tăm có thông đồng nhau được chăng?" Trừ phi cả hai cùng chung đầu về một hướng thuộc linh, sẽ có cơ hội họ sẽ đi ngược đường nhau trong nhiều lảnh vực của đời sống.

Kinh Thánh cũng có nói, "Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài chỉ dẫn các nẻo của con."5 Khi cả hai cùng dấn thân với Đấng Christ, họ sẽ cùng tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài. Và vì cả hai sẽ tìm sự dẫn dắt của Thượng Đế, họ sẽ có tiềm năng cho sự hiệp một và chiều sâu san sẻ lớn hơn nhiều.

Những quan tâm và dấn thân thuộc linh tác động những quan hệ bề ngang cũng như mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Đời sống thuộc linh của chúng ta uốn nắn toàn bộ quan điểm sống của chúng ta. Nó ảnh hưởng cách chúng ta chi phối thời giờ của mình. Nó ảnh hưởng sự bền bỉ dẻo dai của chúng ta trong kỳ khủng hoảng, bạn bè mà chúng ta chọn, công việc của chúng ta, và thời gian nhàn rỗi của chúng ta. Thật là một phước hạnh được lập gia đình với một người Cơ Đốc trung tín, rồi lớn lên với nhau về thuộc linh qua suốt những năm dài. Sự dồi giàu mà Ngài sẽ đem lại cho hôn nhân của bạn có thể không bao giờ được thông hiểu. Và sự hướng dẫn, sự an ủi, và sự ủng hộ mà Chúa cho bạn trong những năm dài, bao gồm những kinh nghiệm khó khăn trong đời thật vượt quá sự hiểu biết.

Đời sống thuộc linh của chúng ta uốn nắn toàn bộ quan điểm sống của chúng ta. . . . Nó ảnh hưởng đến sự bền bỉ dẻo dai của chúng ta trong kỳ khủng hoảng, bạn bè mà chúng ta chọn, công việc của chúng ta, và thời gian nhàn rỗi của chúng ta.

Do vậy, thật là tối quan trọng nếu bạn đang nghĩ đến nghe tiếng chuông reo ngày cưới, chính bạn hãy dâng mình cho Chúa, sau đó hãy chắc chắn rằng người bạn đời mà bạn muốn cũng phải tận tụy với Chúa.

Nhìn về phía trước

Không một ai có thể là một người phối ngẫu toàn hảo được và cũng không ai chọn được một người toàn hảo. Chúa tạo dựng hôn nhân để giúp chúng ta trưởng thành và lớn lên và Ngài biết rằng mỗi cặp vợ chồng sẽ có phần vật lộn của chính họ. Rất là quan trọng khi chúng ta biết được càng nhiều lảnh vực tương xứng và không tương xứng với nhau trước khi bước vào hôn nhân. Và khi những nan đề tiềm ẩn rõ ràng quá lớn cho một cặp nam nữ có thể xây dựng một đời sống thỏa mãn, thích thú, và lâu dài với nhau, chúng ta cần phải đợi cho đến khi Chúa dẫn chúng ta tới một người bạn đời tương xứng.

  1. Châm ngôn 27:12
  2. Tít 2
  3. Sáng Thế Ký 1:1
  4. 2 Cô-rinh-tô 6:14
  5. Châm ngôn 3:5, 6

Tiến sĩ Clyde Narramore là người sáng lập nên Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ Tọa cho đài phát thanh nỗi tiếng, vận hành nửa-thế-kỹ và là một diễn giả, và tác giả.

Chuyển ngữ: TDN


© 2003 Narramore Christian Foundation. Used by permission.