Trang ChủHy VọngGiúp Đỡ Đời SốngChuyện Đời SốngPhúc ÂmChia Sẻ

Có Hy Vọng

[ English | Vietnamese ]

by Russell Pond

Một sáng sớm thứ bảy nọ, tôi cần hoàn tất công việc ở công ty. Từ nhà tôi đến San Antonio chỉ mất một tiếng đồng hồ bằng xe hơi. Trước đây tôi lái xe đến sở làm nhiều lần, nhưng sáng hôm đó thì hoàn toàn khác hẳn. Những gì xảy ra trong ngày hôm đó chỉ diễn ra trong vòng vài phút, nhưng nó chế ngự cuộc đời tôi suốt mười năm sau.

Khi tôi vào thành phố, tôi để ý tim tôi đập rất nhanh, và tôi thấy khó thở. Có điều gì đây? Tay chân tôi bắt đầu tê cóng. Lên cơn tim sao! Tôi bị bệnh đau tim sao! Đầu óc tôi bắt đầu choáng váng. Tôi điên mất. Tôi chỉ biết mình. Lúc này tôi biết mình sắp chết mất. Chúa ơi! Đừng để con chết!

Hóa ra là tôi không bị đau tim. Tôi không bị điên, và tôi vẫn sống để có thể chia xẻ cùng các bạn những gì mà tôi đã trải qua. Các bác sĩ cho rằng tôi bị sốc vì hoảng sợ.

Thường trong con người chúng ta khi suy nghĩ đến cái chết hay bị điên thì hay bị sốc vì hoảng sợ. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng một phần ba số người được đưa vào phòng cấp cứu vì "vấn đề tim" là do sốc vì hoảng sợ.

Chứng rối loạn vì hoảng sợ khác sốc vì hoảng sợ. Cơn sốc "mặc dù chỉ kéo trong vài phút " nhưng rất khủng khiếp. Chứng rối loạn là do những hậu qủa từ cơn sốc. Những biến chứng của nó cũng do sợ hãi khi có cơn bị sốc khác - chứng sợ khoảng rộng và lạm dụng thuốc phiện hay rượu. Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, khoảng 20 " 30 triệu người Mỹ bị chứng rối loạn vì hoảng sợ.

Mặc dù những cơn sốc vì hoảng sợ có từ hàng thập niên trước, nhưng các bác sĩ bây giờ mới hiểu nguyên nhân gây ra những tệ nạn đáng sợ này. Cơ thể con người có thể phản ứng hoá sinh tự nhiên với nỗi sợ như một hệ thống "chiến đấu hay là bỏ chạy". Trong hệ thống này, cơ thể sẵn sàng hoặc là chạy trốn khỏi sợ hoặc là đương chịu và chiến đấu.

Để minh họa điều này, thử tưởng tượng bạn đang đi qua khu rừng rậm hoang vắng. Khi bạn đến bên bờ suối, bạn có thể chú ý một con gấu mập đen đang ăn. Lúc này con gấu không chú ý gì bạn, nhưng cơ thể bạn bắt đầu phản ứng. Tim bạn bắt đầu đập thình thịch, và huyết áp bạn tăng. Tay chân bạn bắt đầu tê cóng, vì máu dồn từ tay đến chân để bạn có thể chạy và chiến đấu. Adrenaline khiến cho cơ thể bạn khỏi lo lắng. Nhưng trong lúc này, tâm trí bạn không tập trung vào cơ thể bạn , mà là tập trung vào con gấu. Nếu con gấu nhìn thấy bạn, thì cơ thể bạn phải sẵn sàng phản ứng.

Một người nào đó đang bị sốc vì hoảng sợ sẽ kinh nghiệm những triệu chứng tương tự này: tim đập nhanh, cảm giác tay chân bị tê cóng , và huyết áp tăng. Nỗi sợ hãi không có lý trí tăng dần vì "nhìn thấy con gấu". Vì không thể nhận thấy được nguy hiểm bên ngoài, nên người bị bệnh sốc vì hoảng sợ bắt đầu nghe cơ thể mình đang nói gì. Tim tôi đập nhanh. Có lẽ đo ùlà bị đau tim. Cơ thể tôi tê cóng. Chắc tôi chết mất. Những suy nghĩ luồn nhanh vào tâm trí vì người bị sốc do hoảng sợ cố "nhìn thấy con gấu".

Chứng rối loạn vì hoảng sợ thường xảy ra với phụ nữ hơn là nam giới. Cứ tám phụ nữ được chẩn đoán bệnh này thì chỉ có một nam. Theo NMHI, chứng rối loạn vì hoảng sợ hay lo lắng thường liên quan đến vấn đe àsức khỏe phụ nữ . Đối với nam, thì lạm dụng thuốc phiện hoặc rượu.

Trong nhiều năm, tôi đến thăm bác sĩ hy vọng sẽ tìm ra nguyên nhân vấn đề của mình. Tôi cũng đã đến nhà chữa trị tâm thần chẩn đoán là tôi bị chứng rối loạn vì hoảng sợ, vì lo lắng. Cũng thật may là không phải một mình tôi bị nhưng những người khác cũng bị tương tự như tôi vậy. Bác sĩ cho tôi điều trị khoảng 3 tháng bằng thuốc chống lo lắng và dùng phép chữa tác nhân. Tuy nhiên phương pháp chữa trị không thành công cho mấy. Sau vài năm, nỗi sợ hãi lại tái phát.

Khi còn theo học ở Cao Đẳng, tôi khám phá ra một dạng thuốc tự điều trị tạm thời như là "Alcohol". Hai mươi phần trăm số người mang chứng rối loạn vì hoảng sợ dùng alcohol hay thuốc phiện để giảm bệnh. Hầu như mỗi đêm, tôi uống rượu để tránh nỗi sợ hãi.

Hai năm sau khi tốt nghiệp, rượu alcohol và nỗi sợ hãi vẫn diễn tiến. Tôi cảm thấy chẳng ai có thể giúp tôi. Và như vậy tôi đâm ra chán nản, thất vọng. Trong tâm trạng thất vọng, tôi đã thốt lên lời cầu nguyện, "Lạy Chúa, nếu Ngài có thật, thì hãy gíup con. Xin Ngài cất đi nỗi sợ hãi này".

Sau khi viếng thăm nhiều hội thánh, tôi thấy một hội thánh mà mình thích tham gia. Tôi trở nên hoàn toàn khác hẳn ngày trước. Ở hội thánh không mang tính giáo phái này chỉ tập trung vào sự thờ phượng. Tôi biết đây là chỗ dành cho tôi.

Khi viếng thăm lần thứ ba, Mục sư chia xẻ về nỗi sợ hãi mà ông cũng từng kinh qua. Tôi đã nghe nhiều người nói về nỗi sợ hãi này, nhưng lần này thì khác hẳn. Tôi biết rõ loại sợ hãi mà Mục Sư đang mô tả. Sau cùng, Mục sự bằng lòng gặp tôi để khuyên bảo.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt nhau, Mục sư bảo tôi giải thích những gì mà tôi đang trải qua. Khi tôi nói vấp váp, Mục sư bảo tôi thôi nói, và Mục sư nói, "Như vậy tốt rồi, hãy để tôi giải thích". Khi Mục sư bắt đầu mô tả nỗi sợ hãi, tôi sửng sốt " hình như có ai đó có thể mô tả nỗi sợ hãi của mình.

Và rồi những lớp vỏ thất vọng dần dần bị trốc ra. Không những tôi tìm thấy người nào đó cũng kinh nghiệm như tôi, mà tôi cảm thấy thoải mái. Có hy vọng. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể thấy tia sáng nơi cuối đường hầm.

Từ ngày đó trở đi, tôi bắt đầu tìm kiếm. Tôi muốn học biết về những cơn sốc và bệnh rối loạn vì hoảng sợ càng nhiều càng tốt. Tôi bắt đầu thu thập những bài báo về đề tài này. Tôi tra cứu kinh thánh đề cập đến nỗi sơ hãi. Tôi đọc sách được biên bởi các bác sĩ, nhà chữa trị tâm thần và nhà tâm lý hiểu sâu về chứng lo lắng này.

Trong tất cả các dữ liệu được nghiên cứu, tôi không bao giờ tìm thấy một phép chữa nào là một sớm một chiều. Tôi hy vọng có "một viên thuốc thần kỳ" nào đó, nhưng không có. Chẳng bao lâu tôi biết rằng chữa bệnh là một qúa trình.

Sau khi gặp những bệnh nhân mang chứng hoảng sợ, tôi biết rằng qúa trình chữa bệnh liên quan đến thời gian của chứng rối loạn. Vì những ai đang kinh qua những cơn sốc vì hoảng sợ trong vài năm, thì thời gian chữa bệnh thường mất vài thanùg. Những ai đã kinh qua nỗi sợ hãi cả một đời người, như tôi và Mục sư của tôi, thì phép chữa bệnh phải là một qúa trình.

Để bắt đầu hiểu biết về chứng rối loạn thì cần phải khắc phục chứng rối loạn vì hoảng sợ. Biết cách làm thế nào cơ thể phản ứng trong tình huống "chiến đấu hay bỏ chạy" có thể giúp bạn nhiều khi cơn sốc vì hoảng sợ phát sinh. Khi tâm trí bắt đauà "tìm kiếm con gấu", thì người mang chứng sợ hãi này hiểu được lý do những suy nghĩ nảy sinh.

Ngày nay các bác sĩ có thể am hiểu chứng lo lắng băn khoăn này. Chứng rối loạn vì hoảng sợ là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần có thể chữa được trong xã hội hiện nay. Tin đanùg buồn là trong bốn người thì chỉ có một người tìm kiếm phương pháp điều trị. Trên chín mươi phần trăm số người điều trị thì có thể giảm bệnh chỉ trong vòng vài tuần lễ. Nếu bạn cảm thấy bạn là nạn nhân của chứng sợ hãi này, hãy tìm đená bác sĩ. Có hy vọng. Đến lúc sẽ được chữa lành.

Đối với tôi, chìa khoá để được lành bệnh đo ùlà Đức Chúa Jesus Christ. Kinh Thánh có chép quyết chẳng có đieuà sợ hãi trong sự yêu thương nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi, vì sự sợ hãi có hình phạt (I Giăng. 4: 18). Chỉ qua Đức Chúa Jesus thì mới đạt ïđená tình yêu thương trọn vẹn đo ù.

Bạn có thể hỏi, "Tôi chịu đựng những cơn sốc hoảng sợ và nỗi sợ hãi. Tôi bắt từ đâu?" Bạn có thể bắt đầu bằng cách cầu nguyện. Hãy nói lời cầu nguyện đơn sơ mà tôi đã cầu nguyện khi tôi lâm vào đường hầm đen tối đó. Hãy cầu xin Đức Chúa tỏ chính mình Ngài cho bạn. Hãy trao phó cuộc đời bạn cho Đức Chúa Jesus Christ. Và rồi chỉ qua Ngài, Đức Chúa Trời sẽ cắt bỏ sự sợ hãi bất toàn đó bằng tình yêu trọn vẹn của Ngài. Thì bạn sẽ tìm được phương thuốc chữa lành.

Lạy Cha trên trời, con đến bên Ngài, Đấng đã đanùh bại nỗi sợ hãi này. Kinh Thánh có chép tình yêu thương trọn vẹn của Cha cắt bỏ mọi sự sợ hãi, và con muốn nếm biết tình yêu của Ngài. Con biết con đã không sống một đời sống trọn vẹn trước mặt Ngài, nhưng chỉ có Ngài là Đức Chúa Jesus sống trọn vẹn. Con xin trao phó cuộc đời con cho Ngài để sống trong mối liên hiệp tình yêu với Ngài. Bây giờ con xin đến bên Ngài qua Đức Chúa Jesus Christ và hưởng được sự bình an của Ngài ban cho con. Con cầu xin trong danh Đức Chúa Giê Xu Christ. Amen.

Tôi hy vọng bài làm chứng này đem ơn phước đến bạn. Nếu bạn muốn hỏi tôi về những cơn sốc vì hoảng sợ hay nếu bạn cần cầu nguyện, xin bạn vui lòng gởi Email đến tôi. Tôi trông tin bạn. Cầu xin Chúa ban phước cho bạn!

Russel đang giúp đỡ cho nhiều người mang chứng sốc vì hoảng sợ trên mạng Internet qua website, "Kỳ Bình An".

Bạn có thể viết thư đến Russel Pond theo địa chỉ ponder@season.org.


Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2000 season.org. Used by permission.